04 Tháng Năm 20245:02 CH(Xem: 54)
Nguồn: The Glories of Mary Thánh Alphonsus Liguori kể lại cảm nghiệm lạ lùng này: Năm 1228 có một vị linh mục đang cử hành Thánh Lễ vào ngày Thứ Bẩy để vinh dang Đức Mẹ Maria. Bỗng có một lực lượng lạc giáo Albigensian xuất hiện rồi chúng cắt đi cái lưỡi của vị linh mục.
04 Tháng Năm 20244:41 CH(Xem: 49)
(Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về) Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần...
04 Tháng Năm 20244:38 CH(Xem: 32)
Có 36 Truyện từ Sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr. Tác giả: Thánh Anphongsô Liguori Dịch giả: Phạm Duy Lễ Nếu chưa bị chết sa hỏa ngục thì không ai không thể trở về cùng Chúa, không thể được Chúa thương, nếu họ kêu xin Mẹ cứu giúp (Lời Đức Mẹ phán với thánh nữ Brigitta) Những truyện sau đây chứng minh cho sự thật trên.
04 Tháng Năm 20242:55 CH(Xem: 42)
Nguồn: Fr. Livio’s Blog Sẽ có hai điều bí mật đầu tiên xẩy ra và đem lại nỗi thống khổ cho nhân loại nhưng lại cần thiết cho linh địa Medjugorje 1. Thư của đọc giả gửi cho cha Livio:
03 Tháng Năm 20241:29 CH(Xem: 52)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Cuộc thị kiến mà ĐGH Leo XIII đã có trong lúc ngài dâng Thánh Lễ vào năm 1884 Khi ấy ngài nhìn thấy ma quỷ đang cố gắng đánh phá thành phố vĩnh cửu là thành phố Roma. Ngài cũng được nghe thấy Satan xin Chúa cho hắn thử thách Giáo Hội trong vòng 100 năm.
03 Tháng Năm 202412:40 CH(Xem: 54)
Nguồn: Forums of the Virgin Mary và www.spiritdaily.com 1. Dấu hiệu thời đại đó là cuộc thanh tẩy được Đức Mẹ báo tin Có một số người trên thế giới chưa nhận thức rằng thế giới và cuộc đời của chúng ta đang ở trong tình trạng chưa từng xẩy ra. Cũng có nhiều người không thể hiểu được lý do tại sao lại có vấn đề này xẩy ra.
03 Tháng Năm 202411:41 SA(Xem: 51)
Nguồn: Internet Câu chuyện này xẩy ra tại nước Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey): Có một anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ rượt đuổi một anh chàng người Hy Lạp.
03 Tháng Năm 202411:13 SA(Xem: 52)
Một nữ tu kể chuyện: Anh là một vị bác sĩ người Phật Giáo còn chị là một kế toán viên người Công Giáo. So ra thì họ cũng là môn đăng hộ đối. Tuy nhiên gia đình anh không muốn cho anh lấy vợ người Công Giáo và họ tìm mọi cách để ngăn cản đám cưới ấy.
03 Tháng Năm 20245:33 SA(Xem: 51)
Hôm nay tôi nghe một tin buồn: Người chồng hơn 70 tuổi của người bạn tôi đã qua đời tại Saigon vì không thể thở nổi. Nếu anh còn sống ở California thì với điều kiện có Medicare, anh sẽ được bịnh viện chăm sóc y tế thì anh không chết mau lẹ như thế...
30 Tháng Tư 20248:44 CH(Xem: 73)
Nguồn: Spiritdaily.com Tại làng San Giovanni còn có một nhà thần bí thứ hai, ngoài cha Padre Pio ra. Ngôi làng nhỏ này đã trở nên nổi tiếng vì có cha Padre Pio, kể từ sau Thánh Phanxico thành Assisi.

DẪN NHẬP: THÁNH NỮ MARIA FAUSTINA KOWALSKA (1) LỜI GIỚI THIỆU CỦA Nữ tu M. Elizabeth Siepak, ZMBM Cracow, tháng 12 năm 1991.

21 Tháng Tư 202212:41 CH(Xem: 838)
ltx2DẪN NHẬP: THÁNH NỮ MARIA FAUSTINA KOWALSKA (1)
LỜI GIỚI THIỆU CỦA Nữ tu M. Elizabeth Siepak, ZMBM
Cracow, tháng 12 năm 1991.
 
THÁNH NỮ MARIA FAUSTINA KOWALSKA ngày nay được khắp thế giới biết đến với tước hiệu “Tông Đồ Lòng Thương Xót Chúa” là một vị thánh được các nhà thần học kể vào số những nhà thần bí trỗi vượt trong Giáo Hội.
 
Chị là người thứ ba trong số mười người con của một gia đình nông dân nghèo khó nhưng đạo đức tại Glogowiec, một làng quê nằm giữa đất nước Ba Lan.
 
Khi được rửa tội tại nhà thờ giáo xứ Swinice Warckie lân cận, chị đã được nhận tên “Helena.” Ngay từ thời thơ ấu, Helena đã nổi bật với đời sống đạo hạnh, yêu thích cầu nguyện, chăm chỉ, vâng lời, và hết lòng thương cảm trước nỗi khổ đau của tha nhân.
 
Helena được đi học trong thời gian chưa đầy ba năm, và đến
năm 14 tuổi, chị đã phải rời bỏ mái ấm gia đình để mưu kế sinh nhai, giúp đỡ cha mẹ bằng công việc phụ giúp việc nhà tại thành phố Aleksandrow và Lodz kế cận.
 
Khi mới lên bảy tuổi (hai năm trước khi rước lễ lần đầu), Helena đã cảm nhận trong tâm hồn lời mời gọi theo đuổi đời sống tu trì. Sau đó, chị đã ngỏ ý muốn với cha mẹ, nhưng hai vị đều dứt khoát không đồng ý cho chị vào sống trong tu viện.
 
Trước hoàn cảnh như thế, Helena đã cố bóp nghẹt lời mời gọi
trong tâm hồn. Tuy nhiên, quá xao xuyến vì một thị kiến về Chúa Kitô tử nạn và những lời trách cứ của Người:
 
“Cha còn phải chịu đựng con cho đến bao giờ, con còn phụ rẫy Cha cho đến bao giờ nữa đây?” (NK 9)
 
Helena bắt đầu tìm cách để xin vào một tu viện. Chị đã gõ cửa không ít tu viện, nhưng không được nơi nào đón nhận. Cuối cùng, vào ngày 1 tháng 8 năm 1925, Helena đã được bước qua ngưỡng cửa của dòng Đức Mẹ Nhân Lành ở phố Zytnia tại Warsaw. Trong Nhật Ký, chị có viết:
 
“Dường như tôi đã bước vào cuộc sống thiên đàng. Một lời kinh
đã trào dâng từ tâm hồn tôi, một lời kinh tạ ơn” (NK 17).
 
Tuy nhiên, vài tuần lễ sau đó, chị bị cám dỗ mãnh liệt, muốn chuyển sang một dòng khác để có nhiều thời giờ hơn cho việc cầu nguyện. Chính lúc ấy, Chúa Giêsu đã tỏ cho chị thấy các thương tích và thánh nhan tử nạn của Người và phán:
 
“Chính con gây cho Cha nỗi đau đớn này nếu như con rời bỏ tu viện. Đây là nơi Cha đã gọi con, chứ không phải một nơi nào khác; và Cha đã dọn sẵn nhiều ơn thánh cho con” (NK 19).
 
Khi vào dòng, Helena được nhận tên Maria Faustina. Chị đã sống thời kỳ năm tập tại Cracow, và cũng tại đây, trước sự chứng kiến của đức giám mục Stanislaus Rospond, chị đã tuyên lời khấn tạm lần đầu, và năm năm sau, tuyên giữ trọn đời ba lời khấn thanh tịnh, khó nghèo và vâng phục. Chị được cắt cử làm một số công tác tại các tu viện của dòng; hầu hết thời gian là ở Cracow, Plock, và Vilnius, với các công tác làm bếp, làm vườn, và coi cổng.
 
Tất cả những cái vẻ bên ngoài ấy không làm hiện lộ một cuộc sống thần hiệp phong phú ngoại thường nơi chị dòng Faustina. Chị sốt sắng chu toàn các phận sự, trung thành giữ trọn luật dòng, sống đời sống nội tâm và giữ thinh lặng, trong khi đó vẫn sống trong sự tự nhiên, vui tươi, đầy nhân ái và yêu thương người chung quanh một cách vô vị lợi.
 
Tất cả đời sống của chị được tập trung vào việc liên lỉ cố gắng đạt đến một cuộc kết hiệp ngày càng mật thiết hơn với Thiên Chúa và quên mình cộng tác với Chúa Giêsu trong công cuộc cứu rỗi các linh hồn. Chị đã viết trong Nhật Ký, “Chúa biết ngay từ những năm đầu tiên, con đã muốn trở nên một vị đại thánh; tức là yêu mến Chúa bằng một tình yêu vĩ đại như chưa từng có linh hồn nào đã
yêu mến Chúa như thế” (NK 1372).
 
Chính quyển Nhật Ký của chị đã cho chúng ta thấy được những chiều sâu trong đời sống thiêng liêng của chị. Những tư liệu này – nếu được đọc chăm chú – sẽ làm hiện lên một bức tranh diễn tả mối thân tình hợp nhất cao độ giữa linh hồn chị với Thiên Chúa: sự khắng khít lạ lùng giữa Thiên Chúa với linh hồn chị, cũng như những nỗ lực và chiến đấu của chị trên con đường hoàn thiện Kitô
Giáo.
 
Chúa đã ban cho chị nhiều hồng ân phi thường: ơn chiêm niệm, ơn hiểu biết sâu xa về mầu nhiệm lòng thương xót Chúa, các thị kiến, mặc khải, những dấu thánh tiềm ẩn, ơn nói tiên tri, ơn đọc được tâm hồn người khác, và ơn quí trọng bậc nhiệm hôn. Tuy được hoan hưởng những hồng ân ấy rất dồi dào, nhưng chị đã viết:
 
“Không phải các ân sủng, các mặc khải, các lần ngất trí, hoặc các ân huệ làm cho linh hồn nên hoàn hảo, nhưng chính là sự kết hợp mật thiết giữa linh hồn với Thiên Chúa… Sự thánh thiện và hoàn hảo của tôi hệ ở việc kết hợp mật thiết giữa ý chí tôi với ý chí Thiên Chúa” (NK 1107).
 
Nếp sống khổ hạnh và những lần chay tịnh đến kiệt sức ngay cả trước khi vào dòng của chị đã làm suy sụp yếu nhược thể trạng của chị, đến nỗi ngay trong thời gian thỉnh tu, chị đã được đưa đi Skolimow gần Warsaw để phục hồi sức khỏe. Gần cuối năm đầu tiên trong thời kỳ nhà tập, chị còn phải trải qua những kinh nghiệm thần bí đớn đau lạ thường của giai đoạn vẫn được gọi là đêm tối
giác quan, và sau đó là các đau khổ tinh thần và luân lý liên quan đến việc hoàn thành sứ mạng mà chị được nhận lãnh từ Chúa Kitô.
 
Thánh nữ Faustina đã hy hiến cuộc đời cho các tội nhân, vì thế, chị đã chịu đựng những khổ đau tư bề để trợ giúp các linh hồn. Trong những năm tháng cuối đời của chị thánh, các đau khổ nội tâm của cái gọi là đêm thụ động của linh hồn và những bệnh nạn phần
xác càng trở nên dữ dội hơn nữa. Căn bệnh lao của chị lan dần, tấn công những lá phổi và phần ruột non. Vì vậy, hai lần chị đã phải trải qua nhiều tháng điều trị ở bệnh viện phố Pradnik tại Cracow.
 
Tuy kiệt quệ về thể lý, nhưng chị Faustina đã đạt đến mức trưởng thành sung mãn trong đời sống thiêng liêng. Chị đã từ giã cõi trần khi chưa trọn 33 tuổi đời, giữa tiếng thơm thánh thiện, và được kết hiệp muôn đời với Thiên Chúa vào ngày 5 tháng 10 năm 1938, sau 13 năm trong cuộc sống tu trì. Thi hài của chị được an nghỉ tại ngôi mộ chung trong nghĩa trang tu viện tại CracowLagiewniki.
 
Năm 1966, trong khi thủ tục điều tra tôn phong chân phúc đang được xúc tiến, thi hài nữ tu Faustina đã được cải táng vào nhà nguyện của tu viện.
 
Chúa Giêsu đã ủy thác cho chị nữ tu đơn sơ, kém học, nhưng can trường và tín thác vô hạn này một sứ mạng cao cả là rao truyền sứ điệp lòng thương xót của Chúa cho thế giới, Người đã phán với chị,
 
“Cha sai con đem tình thương của Cha đến cho toàn thế giới. Cha không muốn đoán phạt, nhưng muốn chữa lành và ghì chặt nhân loại đau thương vào Trái Tim lân tuất của Cha” (NK 1588).
 
“Con là thư ký của lòng thương xót Cha. Cha đã tuyển dụng con làm nhiệm vụ ấy trên đời này và ở đời sau” (NK 1605) …
 
“Nhiệm vụ và công tác suốt đời con là tiếp tục làm cho các linh hồn được biết về lòng thương xót lớn lao của Cha dành
cho họ, và kêu gọi họ hãy tín thác vào lòng thương xót vô tận của Cha” (NK 1567).
 
Nữ tu M. Elizabeth Siepak, ZMBM
Cracow, tháng 12 năm 1991.