28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 17)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 19)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 16)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 35)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 61)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ BẢY SAU LỄ TRO SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Is 58,9b-14

20 Tháng Hai 20218:00 SA(Xem: 609)

20-2ssLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
THỨ BẢY SAU LỄ TRO
SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Is 58,9b-14

Nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói, thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

9b Đức Chúa phán như sau :

“Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở
gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người,
10nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói,
làm thoả lòng người bị hạ nhục,
thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối,
và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ.

11Đức Chúa sẽ không ngừng dẫn dắt ngươi,
giữa đồng khô cỏ cháy, Người sẽ cho ngươi được no lòng ;
xương cốt ngươi, Người sẽ làm cho cứng cáp.
Ngươi sẽ như thửa vườn được tưới đẫm
như mạch suối không cạn nước bao giờ.

12Nhờ ngươi, người ta sẽ tái thiết những tàn tích cổ xưa,
ngươi sẽ dựng lại những nền móng của các thế hệ trước,
người ta sẽ gọi ngươi là người sửa lại những lỗ hổng,
là kẻ tu bổ phố phường cho người ta cư ngụ.

13Nếu ngươi giữ chân không vi phạm ngày sa-bát,
và không tìm lợi lộc trong ngày thánh của Ta,
nếu ngươi gọi ngày sa-bát là ‘niềm vui’
và ngày thánh của Đức Chúa là ‘vinh hiển’,
nếu ngươi tôn trọng ngày đó
mà tránh đi đường, tránh kiếm lợi, tránh nói huyên thuyên,
14thì bấy giờ, ngươi sẽ được Đức Chúa làm niềm vui,
Ta sẽ cho ngươi phóng ngựa trên các vùng đất cao trong xứ,
sẽ cho ngươi hưởng gia nghiệp của Gia-cóp, tổ tiên ngươi.

Chính miệng Đức Chúa đã phán như vậy.”

Đáp ca : Tv 85,1-2.3-4.5-6 (Đ. c.11a)

Đ. Xin dạy con đường lối Ngài, lạy Chúa, để con vững bước theo chân lý của Ngài.

1Lạy Chúa, xin lắng tai và đáp lời con,
vì thân con nghèo hèn túng quẫn.
2Xin Chúa bảo toàn sinh mạng con, bởi vì con trung hiếu.
Xin cứu độ tôi tớ Ngài đây hằng tin tưởng nơi Ngài.

Đ. Xin dạy con đường lối Ngài, lạy Chúa, để con vững bước theo chân lý của Ngài.

3Chính Ngài là Thiên Chúa của con,
xin rủ lòng thương con, lạy Chúa :
con kêu con gọi Chúa suốt ngày.
4Lạy Chúa, xin làm cho con được vui thoả,
vì con nâng tâm hồn lên tới Chúa.

Đ. Xin dạy con đường lối Ngài, lạy Chúa, để con vững bước theo chân lý của Ngài.

5Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng,
giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin ;
6lạy Chúa, xin lắng nghe lời con cầu khẩn,
tiếng con van nài, xin để ý lưu tâm
.

Đ. Xin dạy con đường lối Ngài, lạy Chúa, để con vững bước theo chân lý của Ngài.

Tung hô Tin Mừng : Ed 33,11

Đức Chúa phán : Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối để được sống.


TIN MỪNG : Lc 5,27-32

Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

27 Khi ấy, Đức Giê-su trông thấy một người thu thuế, tên là Lê-vi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Người bảo ông : “Anh hãy theo tôi !” 28 Ông bỏ tất cả, đứng dậy đi theo Người.

29 Ông Lê-vi làm tiệc lớn đãi Người tại nhà ông. Có đông đảo người thu thuế và những người khác cùng ăn với các ngài. 30 Những người Pha-ri-sêu và những kinh sư thuộc nhóm của họ mới lẩm bẩm trách các môn đệ Đức Giê-su rằng : “Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi ?” 31 Đức Giê-su đáp lại họ rằng : “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. 32 Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.”

SUY NIỆM-ĐƯỢC CHÚA GỌI


Vào thời Đức Giêsu, khi nói đến các môn đệ theo thầy, người ta nghĩ ngay đến các môn đệ dưới chân các Rabbi Do Thái để học hỏi lề luật, những môn sinh này thường đi tầm sư để học đạo.


Trang Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy một điều ngược lại: không phải môn đệ đi tìm Thầy, nhưng chính Thầy đi tìm môn đệ. Chính Đức Giêsu đã chủ động đến và gọi ông Lêvi làm môn đệ của mình. Khi nghe tiếng Chúa, ông lập tức đáp trả lời mời gọi của Người mà không đắn đo do dự. Ông bỏ lại tất cả để đi theo một người sẽ làm thay đổi đời ông mãi mãi.


Mỗi người chúng ta đều có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng Chúa cũng ngỏ lời mời gọi chúng ta qua nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta có muốn bước theo Người hay không. Bước theo Người, thì phải đặt Người trên hết mọi sự, kể cả mạng sống mình.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin giúp chúng con ý thức rằng không phải chúng con đã chọn Chúa, nhưng chính Chúa đã chọn chúng con. Nhờ đó, chúng con biết sống xứng đáng ơn gọi Kitô hữu và sẵn sàng dâng hiến. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Kinh Truyền Tin 14/2: Xin cho con thoát ra khỏi sự cô lập chính mình


Lúc 12 giờ trưa CN 14/2, từ cửa sổ Dinh Tông Toà, ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trước khi đọc

Kinh Truyền Tin, ĐTC có bài huấn dụ ngắn dành cho các tín hữu.

Bài huấn dụ trước khi đọc Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!


Bài Tin Mừng hôm nay (x. Mc 1,40-45) trình bày cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một người bị bệnh phong cùi. Những người phong cùi bị coi là không thanh sạch và theo luật định, họ phải ở bên ngoài trung tâm sinh hoạt cuộc sống. Họ bị loại ra khỏi bất kỳ mối quan hệ con người, xã hội và tôn giáo nào. Trái lại, Chúa Giêsu để cho mình được người đàn ông đó đến gần, Người chạnh lòng thương, thậm chí giơ tay ra và chạm vào anh. Như thế, Người hiện thực hoá Tin Mừng mà Người loan báo: Thiên Chúa trở nên gần với cuộc sống chúng ta, Người thương xót thân phận con người thương tổn của chúng ta và Người đến để phá bỏ mọi ngăn cách cản trở chúng ta sống mối tương quan với Người, với người khác và với chính chúng ta. Trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta có thể thấy hai “sự vi phạm” gặp nhau: người phong cùi đến gần Chúa Giê-su và Chúa Giê-su, chạnh lòng thương, đã chạm vào anh để chữa lành anh.

Sự vi phạm đầu tiên là của người phong cùi: bất chấp quy định của Luật lệ, anh thoát ra khỏi sự cô lập và đến với Chúa Giê-su. Bệnh tật của anh bị xem là sự trừng phạt của Thiên Chúa, nhưng trong Chúa Giêsu, Người có thể nhìn thấy một khuôn mặt khác của Thiên Chúa: Không phải Thiên Chúa trừng phạt, nhưng là Người Cha đầy lòng thương xót và yêu thương, Đấng giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi và không bao giờ loại trừ chúng ta ra khỏi lòng thương xót của Người. Nhờ đó, người này có thể thoát ra khỏi sự cô lập, bởi vì nơi Chúa Giêsu, anh tìm thấy Thiên Chúa, Đấng chia sẻ nỗi đau của anh. Thái độ của Chúa Giêsu thu hút anh, đẩy anh ra khỏi chính mình và trao phó lịch sử đau thương của mình cho Người.

Đến đây, Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “cho phép tôi có một suy nghĩ về nhiều cha giải tội tốt lành khi có được thái độ này: thu hút người ta, và nhiều người cảm thấy họ chẳng là gì, cảm thấy mình thấp hèn, do tội lỗi của họ ... nhưng với sự dịu dàng, với lòng trắc ẩn... Những linh mục giải tội tốt lành này không cầm roi trong tay, nhưng chỉ đón nhận, lắng nghe và nói rằng Chúa nhân lành và Chúa luôn tha thứ, Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ.” Đức Thánh Cha mời các tín hữu hiện diện ở quảng trường thánh Phêrô vỗ một tràn pháo tay cho các linh mục giải tội tốt lành này.

Kế đến, Đức Thánh Cha tiếp: Sự vi phạm thứ hai là của Chúa Giêsu: trong khi Luật cấm đụng đến người phong cùi, thì Người chạnh lòng thương, đưa tay ra chạm vào anh để chữa lành. Nhiều người có thể nói: Ông ấy phạm tội. Ông đã làm điều luật cấm. Đúng, Người là kẻ vi phạm luật. Không giới hạn trong lời nói, nhưng Người còn chạm tay vào anh. Chạm với tình yêu có nghĩa là thiết lập một mối liên hệ, đi vào sự hiệp thông, tham gia vào cuộc sống của người kia đến nỗi chia sẻ những vết thương của họ. Với cử chỉ này, Chúa Giêsu cho thấy Thiên Chúa không thờ ơ, không giữ mình ở một “khoảng cách an toàn”; thực sự, Người gần gũi với lòng trắc ẩn và chạm vào cuộc sống của chúng ta để chữa lành nó bằng sự dịu dàng. Đây là cung cách của Thiên Chúa: gần gũi, chạnh lòng thương và dịu dàng. Đây là sự vi phạm của Thiên Chúa. Người đã vi phạm theo nghĩa này.

Thưa anh chị em, ngay cả ngày nay trên thế giới cũng còn rất nhiều anh chị em của chúng ta đang mắc phải căn bệnh quái ác này…. hoặc do các căn bệnh và tình trạng khác mà rất tiếc lại bị định kiến xã hội. “Người này là một tội nhân”, Hãy nghĩ đến khoảnh khắc khi người phụ nữ bước vào bữa tiệc và đập bình nước hoa để đổ lên chân Chúa Giê-su... Những người khác nói: “Nếu ông là một ngôn sứ thì hẳn ông biết người phụ nữ này là ai: một tội nhân.” Một sự khinh thường. Nhưng ngược lại, Chúa Giê-su đón nhận: “Tội của chị đã được tha”. Đây là sự dịu dàng của Chúa Giêsu. Trong khi định kiến xã hội xua đuổi người ta bằng những lời: “Đây là kẻ ô uế, đây là kẻ tội lỗi, đây là kẻ lừa đảo, đây là...” Vâng, đôi khi điều đó đúng, nhưng đừng có thành kiến. Mỗi người trong chúng ta đều có thể trải qua những vết thương, thất bại, đau khổ, ích kỷ khiến chúng ta đóng lại với Chúa và với tha nhân, bởi vì tội lỗi đóng chúng ta lại trong chính chúng ta, vì xấu hổ, vì sỉ nhục, nhưng Chúa muốn mở trái tim của chúng ta. Trước tất cả những điều này, Chúa Giêsu loan báo cho chúng ta rằng Thiên Chúa không phải là một ý tưởng hay học thuyết trừu tượng, nhưng Thiên Chúa là Đấng “để mình bị nhiễm” với nhân loại thương tích của chúng ta và không ngại tiếp xúc với vết thương của chúng ta.

“Nhưng thưa cha, cha nói gì vậy? Chúa để mình bị nhiễm gì?” Không phải tôi nói, nhưng Thánh Phao-lô đã nói điều đó: Đấng chẳng biết tội là gì, đã tự biến mình thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta. Hãy nhìn xem cách Thiên Chúa bị nhiễm uế để gần với chúng ta, để cảm thương và để thể hiện sự dịu dàng của Người. Sự gần gũi, sự cảm thương và dịu dàng.

Để giữ tiếng tốt và các phong tục xã hội, chúng ta thường im lặng trước nỗi đau hoặc đeo mặt nạ để ngụy trang nó. Để cân đối những tính toán ích kỷ của chúng ta hoặc theo nỗi sợ hãi bên trong, chúng ta không dám tham dự vào nỗi đau của người khác. Thay vào đó, chúng ta hãy xin Chúa ban ơn cho chúng ta sống hai “vi phạm” này, hai sự “vi phạm” này của Tin Mừng hôm nay. Sự vi phạm của người phong cùi, để chúng ta có can đảm thoát ra khỏi sự cô lập chính mình, thay vì ở lại trong nỗi dày vò bản thân, than khóc những thất bại của chúng ta; thay vì phàn nàn, chúng ta đến với Chúa Giêsu để nói với Người: “Lạy Chúa, con như thế này.” Chúng ta sẽ cảm thấy được ôm lấy, cái ôm tuyệt vời của Chúa Giêsu. Và kế đến là sự vi phạm của Chúa Giê-su: một tình yêu khiến chúng ta vượt ra ngoài những quy ước, vượt qua những định kiếnvà nỗi sợ phải tham dự vào cuộc sống của người khác. Chúng ta học cách trở thành những người vi phạm như hai người này: giống như người phong cùi và giống như Chúa Giê-su.

Xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành với chúng ta trong cuộc hành trình này, người mà chúng ta đang cầu khẩn trong lời cầu nguyện của Kinh Truyền Tin.

Văn Yên, SJ - Vatican News