18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 27)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 37)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 30)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

CHÚNG TA CÙNG CẦU NGUYỆN, LẦN CHUỖI MÂN CÔI XIN CHÚA BAN QUA LỜI ĐỨC MẸ CHUYỂN CẦU CHO ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS MAU QUA.

28 Tháng Ba 20218:35 SA(Xem: 980)
29-7sCHÚNG TA CÙNG CẦU NGUYỆN, LẦN CHUỖI MÂN CÔI
XIN CHÚA BAN QUA LỜI ĐỨC MẸ CHUYỂN CẦU CHO ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS MAU QUA.
Kính gởi Quý Cha, Quý Ông Bà và Anh Chị Em :
Phát Thanh "Chứng Nhân Tin Mừng" - GW00252 - Mar. 28, 2021

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
SỐNG LỜI CHÚA
Bài đọc :
Tin Mừng - kiệu lá : Mc 11,1-10
Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

1 Mấy ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su và các môn đệ đến gần thành Giê-ru-sa-lem, gần làng Bết-pha-ghê và Bê-ta-ni-a, bên triền núi Ô-liu. Bấy giờ, Người sai hai môn đệ 2 và bảo : “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. 3 Nếu có ai bảo : ‘Tại sao các anh làm như vậy ?’, thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi lại đây ngay.” 4 Các ông ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền cởi dây lừa ra. 5 Mấy người đứng đó nói với các ông : “Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy ?” 6 Hai ông trả lời như Đức Giê-su đã dặn. Và họ để mặc các ông. 7 Hai ông đem con lừa về cho Đức Giê-su, lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó, và Đức Giê-su cỡi lên. 8 Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. 9 Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy : “Hoan hô ! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa ! 10 Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời !”

SUY NIỆM-XIN VÂNG NHƯ Ý CHA

Một nữ tu dòng Clara kể lại rằng: “Trước đây tôi từng là y tá. Nhưng khi vào dòng, người ta cắt cử tôi lo chuyện may mặc. Tôi chẳng ưa thích gì song vẫn vâng theo, và tôi đã làm việc này suốt 25 năm ở nhà may. Thiên Chúa đã giúp tôi cáng đáng nhiều chuyện.”

Đêm hôm đó, tại khu vườn Ghếtsêmani, dường như nơi Đức Giêsu, có một cuộc giao tranh giữa bản tính con người và bản tính Thiên Chúa. Đứng trước cuộc khổ nạn, Đức Giêsu thấy toàn bộ vực thẳm xấu xa và kinh hãi của kiếp người mà Người đang mang vác trên mình và phải trải qua. Quãng đường phía trước là bao chông gai, gian khổ. Đó là giờ phút đối diện với sự chối từ của con người, là giờ phút đối diện với cuộc hành hình và cái chết. Cảm nhận về nỗi sợ hãi trước những đau khổ sắp xảy ra với mình của Đức Giêsu vượt xa những gì chúng ta có thể cảm nhận được.

Trong sự đối kháng của bản tính tự nhiên con người chống lại sự chết và những gì khiếp sợ, Đức Giêsu đã vượt thắng cơn cám dỗ làm trái ý Thiên Chúa: “Xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn.” Lúc này ý muốn của Giêsu con người đã trở thành một với ý muốn của Chúa Con và cũng trở thành một với ý muốn của Chúa Cha. Mọi nỗi sợ hãi về đau khổ, về cái chết đã bị bẻ gãy để đưa đến lời xin vâng. Biết bao lần trong đời, chúng ta bất tuân Thánh ý Thiên Chúa?

Biết bao lần vì yếu hèn, chúng ta đã để cho bản tính tự nhiên ích kỷ của mình điều khiển cuộc đời? Chúng ta cứ mãi đắm chìm trong ý nghĩ vâng phục là một sự vong thân, nô lệ mà quên mất đó chính là chìa khóa dẫn ta vào cuộc sống vĩnh cữu. Bởi vì trong sự vâng phục, trong sự quên đi ý riêng của bản thân mình, Đức Giêsu đã đồng hành và nâng đỡ những việc chúng ta làm.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)
LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết vâng theo ý Chúa trong từng giây phút của cuộc đời, để chúng con luôn vượt qua những cơn cám dỗ mà biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO
NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CHÚA GIÊSU

Tác giả: Gerhard Lohfink
Chuyển ngữ: Lm. Antôn Bùi Kim Phong

Từ sách: JESUS OF NAZARETH, What He Wanted, Who He was, Minesota: Liturgical Press, 2012, tt. 269-287)

WGPQN (21.03.2021) - Không thể viết về cuộc đời của Chúa Giêsu với những sự kiện đầy đủ và kết nối với nhau như cần phải có để viết tiểu sử. Các Tin Mừng không cung cấp cho chúng ta những dữ kiện đầy đủ - trừ một trường hợp ngoại lệ, đó là trình thuật về ngày cuối cùng của Chúa Giêsu. Câu chuyện này nên được dựng lại một cách chính xác trên nền tảng của trình thuật về cuộc thương khó của Tin Mừng Marcô. Đàng sau Tin Mừng Marcô chương 14-15 (Bài Thương Khó, Chúa Nhật Lễ Lá năm phải là những truyền thống xa xưa, được cẩn thận truyền lại, và đàng sau những truyền thống này là ký ức của những chứng nhân tận mắt các biến cố, bởi vì hai chương này cho thấy một loạt những sự kiện liên kết với nhau và tường trình một số chi tiết cụ thể nhiều khác thường.

Chỉ nhìn vào con số đông đảo tên các nhân vật trong trình thuật thương khó của Marcô cũng cho thấy điều đó: ông Simon từng mắc bệnh phong, Giuđa Iscariô, Phêrô, Giacôbê, Gioan, Philatô, Baraba, Simôn thành Xyrênê, Alexandrô, Rufus, Maria Mađalêna, Maria mẹ Giacôbê Thứ, Maria mẹ Gioset, bà Salômê, Giuse Arimathia. Đàng khác, Marcô không nêu tên vị thượng tế đương nhiệm. Matthêô và Luca thấy thiếu sót này và sửa lại. Khác với Marcô, họ nêu tên thượng tế tên là Caipha (Mt 26,3; Lc 3,2; xem Ga 11,49). Điều đó là bằng chứng có thể nói lên trình thuật thương khó của Marcô là rất cổ xưa. Học giả Kinh Thánh Rudolf Pesch cho rằng giống như nếu có ai kể chuyện về hôm nay họ sẽ quy chiếu vào vị tổng thống đương nhiệm, chứ không vào vị tiền nhiệm.[1] Cũng thế, câu chuyện cuộc thương khó tiền-Marcô nói về vị thượng tế. Vậy họ có trở về thời Caipha vẫn còn đương nhiệm không? Ông ta làm thượng tế từ năm 18 đến 37 sau Công Nguyên.

1. Giếtsêmani

Vào thời đó, tiệc Vượt Qua kết thúc bằng việc hát một ít Hallel, là thánh vịnh 114(115) – 118. Marcô kể rằng Chúa Giêsu và các môn đệ lên núi Cây Dầu sau khi hát thánh vịnh (14,26). Dù đây chỉ là một chi tiết nhỏ, thường bị bỏ qua, nhưng chứng tỏ rằng Chúa đã cử hành tiệc Vượt Qua.

Ở một nơi gọi là Giếtsêmani, dưới chân núi Cây Dầu, Chúa Giêsu ngập tràn lo sợ: “và Ngài bắt đầu kinh sợ và buồn sầu” (Mc 14,33). Chúa Giêsu thấy cái chết đến gần, ngài tranh đấu với Chúa Cha trong nguyện cầu: “Lạy Cha, Cha có thể làm được mọi sự, xin cất chén này khỏi con! Nhưng không theo ý con muốn, một theo ý Cha” (14,16). Một mặt, lời kinh này nói lên sự tín thác sâu xa của Chúa Giêsu vào Cha ngài: tiếng thưa Abba (Cha ơi!), trong ngôn ngữ Aram, không thấy được dùng trong kinh nguyện của đạo Do Thái đương thời. Đó là lối diễn tả sự tín thác và yêu thương của trẻ con, nhưng cũng của cả con trai con gái đã trưởng thành, vào cha mình.[2] Theo bản văn thì Chúa Giêsu cầu nguyện với sự tín thác như con trẻ.

Nhưng mặt khác, ngài đấu tranh với Chúa Cha, vì ngài dùng ngôn ngữ kinh thánh khi nói đến “chén” Cha trao. Đó là chén phẫn nộ và u sầu[3], trong trường hợp này là chén của cái chết. Rõ ràng là Chúa xin cho mình khỏi chết. Chúng ta không dám xem nhẹ cũng như không thể tát cạn ý nghĩa của việc này. Theo trình thuật, Chúa Giêsu rất sợ hãi. Đàng khác, ngài đặt trọn vẹn cuộc sống vào tay Cha ngài. Có lẽ việc sợ hãi và đau đớn là do những phần tử đáng tin cậy nhất của nhóm Mười Hai – Phêrô, Gioan, Giacôbê - để ngài một mình trong cơn khủng hoảng. Họ không hiểu. Họ mê ngủ.

Rõ ràng là câu chuyện cuộc thương khó đã khéo léo nối kết hai yếu tố: một mặt là hồi ức chính xác về những gì đã xảy ra ở Giếtsêmani, mặt khác là giải thích thần học về biến cố với sự trợ giúp của ngôn ngữ kinh thánh. Sự liên kết này luôn hiện diện trong câu chuyện về cuộc thương khó. Sự giải thích tinh tế về chừng mực nào là ngôn ngữ thánh vịnh và chừng mực nào là thần học về “người công chính chịu đau khổ” trong trình thuật thương khó, chứng tỏ đây không phải là những biến cố được giáo hội tiên khởi tự sáng chế ra dựa trên nền tảng Cựu Ước. Hiện tượng phải được giải thích khác: câu chuyện thương khó kể về những sự kiện có thật, dùng ngôn ngữ kinh thánh, để minh chứng rằng những gì đang xảy ra ở đây là lịch sử giữa Chúa và dân của ngài, như vẫn luôn được lập đi lập lại, trong lịch sử Israel.

Cũng cần xác nhận một điều khác nữa: Cảnh ở Giếtsêmani khác về căn bản so với những mô tả về sau này về các cuộc tử đạo của các Kitô hữu tiên khởi. Các mô tả này không có kiểu thức (motif) cám dỗ hay tranh đấu dằn vặt trong cầu nguyện. Chúng ta đừng quên Celsius, triết gia và là người phê bình Kitô giáo, đã chế giễu nỗi sợ chết của Chúa Giêsu; hoàng đế Giulianô “bội giáo” đã thấy hành vi của Chúa Giêsu “đáng thương hại”.[4] Đối với cái nhìn thời cổ đại, người anh hùng phải hành xử khác. Nhưng đối với các tác giả Cựu Ước và Tân Ước thì ngược lại: lối mô tả những khủng hoảng hiện sinh như thế không những có thể[5] mà còn thích hợp: Người công chính trong Israel đã chịu đau khổ thế nào, Chúa Giêsu đã chịu đau khổ làm sao.

2. Bị bắt
Ngay sau khi Chúa cầu nguyện với những đấu tranh dằn vặt, một toán quân võ trang đến bắt ngài. Không có lý do để cho rằng cảnh Chúa Giêsu bị bắt, như Marcô thuật lại, không phải là câu chuyện lịch sử. Cách đặc biệt về nụ hôn của Giuđa, thường được các học giả phê bình coi là kiểu của trình thuật huyền thoại. Để phản bác điều này chúng ta phải nói rằng việc bắt bớ này xảy ra trong đêm. Sau khi đã thất bại nhiều lần, như trong trình thuật của Gioan (Ga 7,30.32.44; 10,39) các người chống đối Chúa muốn lần này phải bắt được ngài. Việc không bắt Chúa vào ban ngày nhưng vào giữa đêm là vì họ lo lắng có nhiều người Galilê hành hương ở Giêrusalem trong thời gian đó. Đêm lễ Vượt qua là cơ hội thích hợp nhất để bắt Chúa mà không ai thấy. Marcô viết: “Ngay lúc đó, khi Người còn đang nói, thì Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai, xuất hiện. Cùng đi với hắn, có một đám đông mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế, kinh sư và kỳ mục sai đến” (Mc 14,43). Có vẻ như đây là một đội võ trang không chuẩn bị trước, nếu không nói là một nhóm được thuê để chống lại Chúa Giêsu. Các dịch giả kinh thánh tốt hơn nên dịch là “gậy tuần đêm (nightsticks)” thay vì “dùi cui (clubs)”. Đó là điều Marcô muốn, và dịch như thế để làm rõ đây là một đội cảnh vệ.

Ngoài đội canh giữ đền thờ thường xuyên, Thượng Hội Đồng Do Thái (Sanhedrin) còn có một đội cảnh vệ đông hơn để giữ trật tự cần thiết, để bắt bớ, và để canh gác tù nhân. Điều này cũng làm cho rõ đây là lệnh bắt chính thức do Hội Đồng đưa ra theo như trật tự bình thường của sự việc. Họ sai một số đông những người có võ trang đến vì họ biết có một số các môn đệ đang ở với Chúa lúc đó. Cũng có thể toán lính này còn được bổ sung thêm các đầy tớ của các gia đình thượng tế Anna và Caipha (x. Mc 14,47).

Các môn đệ kinh ngạc vì Chúa bị bắt bất ngờ như thế. Họ bỏ ngài và trốn hết. Phêrô cố gắng ở lại gần với các biến cố tiếp theo. Ông nán lại một lúc trong sân nhà ông Anna[6], nơi ông chối Chúa, và rồi biến mất khỏi quang cảnh đó – theo như tường thuật của Marcô.

3. Tại nhà Anna

Chúa Giêsu bị điệu vào thành qua thung lũng Xêrong. Theo trình thuật của Tin Mừng Marcô, Chúa bị đưa ngay đến nhà vị thượng tế đương nhiệm (Caipha), nơi Thượng Hội Đồng Do Thái đang nhóm họp trong đêm để xét xử (Mc 14, 53). Tin Mừng Gioan thì tường thuật khác. Theo tin mừng thứ tư, trước tiên Chúa bị điệu đến nhà nguyện thượng tế, Anna (nhạc phụ của Caipha), để ông thẩm vấn, sau đó mới đưa đến nhà vị thượng tế đương nhiệm là Caipha (Ga 18,12-24). Tin Mừng thứ tư không tường trình gì hơn về một phiên họp của hội đồng, điều đó cũng gián tiếp cho thấy việc Chúa bị điệu đến nhà Caipha (Ga 18,24).

Rất có thể Chúa bị điệu đến Thương Hội Đồng Do Thái mà không phải qua cuộc tra vấn, hay ít ra là cố gắng để biết ngài khai gì, trước phiên họp của hội đồng. Anna là vị thượng tế tiền nhiệm đầy kinh nghiệm, có thể đã đóng vai trò quan trọng trong việc này. Có lẽ cuộc thẩm vấn sơ khởi xảy ra trong khi chờ các thành viên của Thượng Hội Đồng có mặt đông đủ.[7] Nhưng đó không là vấn đề. Có lẽ họ đã được thông tin trước rồi. Dù sao Thượng Hội Đồng cũng được nhóm họp trong đêm thứ Năm.

4. Trước Thượng Hội Đồng Do thái (Sanhedrin)

Phiên họp vào ban đêm là bất thường. Điều này thường gây bàn cãi vì, theo hướng dẫn của Mishnah (xem m. Sanh.IV), đối với những vụ án liên quan đến án tử, Thượng Hội Đồng không được họp vào ban đêm. Những người chống lại lý luận này cho rằng Mishnah chỉ được biên tập lại khoảng năm 200 sau Công Nguyên do Rabbi Yehuda Hanasi và trong nhiều khía cạnh nó là lý thuyết trừu tượng về luật. Những chỉ dẫn về luật hình sự của nó có lẽ không đóng vai trò nào trong cuộc xử án Chúa Giêsu. Ngài bị xử án theo Cựu Ước và hình luật của nhóm Sađốc, và chúng ta không biết về luật này, ngoại trừ quy định của Cựu Ước về tố tụng hình sự. Nhưng Cựu Ước không cấm xử án vào ban đêm.[8]

Hơn nữa, Thượng Hội Đồng Do Thái còn bị thời gian lễ Vượt Qua thúc bách. Nếu theo thời biểu của các Tin mừng Nhất lãm thì Chúa Giêsu chết vào ngày 15 tháng Nisan, tức là vào chính ngày lễ Vượt Qua. Bằng mọi giá họ tránh một phiên toà sau ngày lễ Vượt Qua. Thượng Hội Đồng ở thế bị thúc ép về thời gian vì Chúa bị bắt trễ quá. Có lẽ không có vấn đề phải bàn cãi về quan điểm của các quan chức Do thái trước việc phải đợi đến sau lễ và ngày Sabát kế đó. Việc Chúa Giêsu bị bắt không thể giữ kín mãi, và họ sợ rằng những người có cảm tình với Chúa trong dân có thể tụ họp lại. Vì thế, Thượng Hội Đồng phải hành động nhanh chóng và quyết đoán, triệu tập phiên xử trong đêm. Marcô 14,53 viết: “Họ điệu Đức Giêsu đến vị thượng tế. Các thượng tế, kỳ mục và kinh sư tề tựu đông đủ”.

Marcô nêu tên ba nhóm người họp thành Thượng Hội Đồng. Nhóm thứ nhất gồm vị thượng tế đương nhiệm và những người giữ các vị trí quan trọng trong đền thờ cũng như những thượng tế không còn tại vị. Nhóm thứ hai gồm các kỳ lão, những người thuộc các gia đình thường dân có thế lực nhất trong dân. Cả hai nhóm này chủ yếu theo khuynh hướng của phái Sađốc. Nhóm thứ ba của Thượng Hội Đồng gồm các kinh sư, nhóm này là những người đại diện chủ yếu của phái Pharisiêu. Tuy nhiên, Hội mà Marcô gọi là Thượng Hội Đồng (Sanhedrin), không phải là tòa án tối cao cho toàn Israel mà sách Mishnah mô tả sau này, mang tính cách lý thuyết về luật pháp hơn là thực hành; đúng hơn, đó là một nhóm mà thượng tế quy tụ quanh ông để đưa ra những quyết định quan trọng. Nói cho cùng, đó là công cụ của phe nhóm Anna dùng để vận dụng quyền lực.

Chỉ có một cái tên trong những người tham gia được biết một cách chắc chắn đó là Caipha. Ông phải là một nhà ngoại giao khôn khéo và một nhà chính trị rất thực dụng, vì ông thành công trong việc xoay xở thế nào để tại vị trong gần hai mươi năm, từ năm 18-37 sau Công nguyên. Không có vị thượng tế nào trong thế kỷ thứ nhất được tại vị lâu như thế. Caipha không thể tồn tại lâu như thế nếu không có một phe nhóm quyền lực đứng đàng sau và chấp nhận một vị thế uyển chuyển đối với các viên toàn quyền Rôma. Caipha là người chủ trì phiên họp đêm đó của Thượng Hội Đồng.

Marcô tường thuật rằng các nhân chứng xuất hiện chống lại Chúa Giêsu tại phiên toà này tương ứng chính xác với luật xét xử của Cựu ước và của người Do thái.[9] Tương phản với luật Rôma, chỉ tập trung vào việc xét bị cáo, tiến trình tố tụng của người Do thái dựa trên những nhân chứng chống đối hay ủng hộ; chứng nhân chống đối đóng vai trò như biện lý. Những tuyên bố của của nhân chứng phải phù hợp trong từng chi tiết; bằng không, chúng không thích hợp cho tiến trình xét xử.

Điều quan trọng cần hỏi là những lời tố cáo nào được đưa ra để chống lại Chúa Giêsu. Một vài điều cho rằng ngài đã “dẫn dân đi lầm đường lạc lối”. Như lời tố cáo từng được đưa ra chống lại ngài trong quá khứ (xem Ga 7,12), cũng như xuất hiện trong một số tài liệu của người Do thái sau khi ngài chết. Sách Talmud Babylon viết: “(Chúa Giêsu) thực hành ma thuật và dẫn dân Ítrael đi lầm đường lạc lối” (Sotah 47a). Tội dẫn dân đi lạc lối cũng gồm cả những việc như không tôn trọng lề luật và hành động chống lại đền thờ. Đặc biệt hành vi tại đền thờ của Chúa đóng vai trò quan trọng cho lời tố cáo này.

Dân ở Giêrusalem rất dị ứng với bất cứ hành vi thù nghịch nào với đền thờ. Điều đó bảo đảm đền thờ mang ý nghĩa chính của thành phố như là trung tâm hành hương và là nguồn thu nhập cho dân chúng, đặc biệt cho giới quý tộc địa phương, là nhóm tùy thuộc vào những cuộc hành hương. Theo trình thuật của Marcô, những phát biểu của Chúa Giêsu về đền thờ đóng vai trò quan trọng khởi đầu trong việc xử án. Nhưng rõ ràng là không dễ cho Thượng Hội Đồng kết án Chúa Giêsu với một hành vi xét xử nhanh gọn dựa trên những gì ngài đã nói về đền thờ. Những lời tố cáo của các chứng nhân không ăn khớp với nhau, và cuộc xử án đi đến chỗ bế tắc.

Xin xem tiếp ngày mai