18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 18)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 18)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 32)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 32)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 25)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 57)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Chúa Giêsu Là Mục Tử, Giàu Lòng Thương Xót Đức Cha Bùi Tuần CN 4 P.S. B/Jo 10,11-18

25 Tháng Tư 20215:06 SA(Xem: 651)

cgchanchienChúa Giêsu Là Mục Tử, Giàu Lòng Thương Xót Đức Cha Bùi Tuần

CN 4 P.S. B/Jo 10,11-18

Bài Phúc Âm hôm nay là một Tin Mừng rất lớn và là một Tin Mừng rất thực tế. Khi nghe bài Phúc Âm hôm nay, tôi có cảm tưởng là tôi nhận được một bức ảnh của Thiên Chúa do chính tay Thiên Chúa phát họa và gởi tặng tôi. Vì là những bức chân dung của Chúa, do Chúa phát họa, nên bức chân dung đó đúng nhất, duy nhất đúng, đúng hơn tất cả mọi thứ chân dung do bất cứ ai phát họa ra. Vậy bức chân dung Chúa mà Chúa phát họa ra hôm nay, trong bài Phúc Âm, có những vẻ đẹp nào? Thưa có ba vẻ đẹp sau đây:

Vẻ đẹp thứ nhất: Là sự nhân lành của Đấng chăn chiên

Chúa phán: “Ta là mục tử tốt lành”. Lời Chúa trên đây đã được người ta diễn tả ra bằng hình ảnh một người thanh niên đang chăn chiên trên một cánh đồng lớn, có những cỏ non xanh, có những dòng suối mát, và người thanh niên ấy vác trên vai mình một con chiên đau bệnh. Sự nhân lành của Chúa Giêsu mục tử đó là một vẻ đẹp có sức hấp dẫn.

Vẻ đẹp thứ hai của bức chân dung mà Chúa đã phát họa ra trong bài Phúc Âm hôm nay là sự Ngài hy sinh, liều mạng cho đoàn chiên mình

Chúa phán: “Ta thí mạng sống mình vì đoàn chiên”. Lời Chúa phán trên đây thường được diễn tả bằng hình ảnh con bồ nông mẹ, nhỏ từng hạt máu của mình vào miệng những đứa con non nớt của mình để nuôi dưỡng chúng. Con chim bồ nông mẹ ấy, nuôi các con của mình bằng chính máu, cho đến hạt máu cuối cùng, rồi mẹ lăn ra chết. Mẹ chết để cứu đoàn con. Sự hy sinh của Chúa Giêsu mục tử là một vẻ đẹp có sức đánh động những trái tim khô cứng.

Vẻ đẹp thứ ba của bức chân dung Chúa, được Chúa phát họa trong bài Phúc Âm hôm nay, là sự Người hiểu biết từng con chiên mình

Chúa phán: “Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta”. Ý lời Chúa trên đây đã được diễn tả bằng hình ảnh một người cha, ôm hôn đưa con ngỗ nghịch trở về. Bởi vì, mắt cha nhân từ, hiểu biết sự yếu đuối, dại khờ, nông nổi của đứa con, và hiểu thiện chí tối thiểu của đứa con mình. Đây là một vẻ đẹp, phản ảnh tình yêu cứu độ của Chúa.

Ba vẻ đẹp trên đây, đều nói lên vẻ đẹp duy nhất của Thiên Chúa, đó là tình thương xót. Tình thương xót, đó là chân dung của Chúa. Tình thương xót, đó là dung mạo của Chúa. Tình thương xót, đó là khuôn mặt của Chúa.

Khi tôi gặp Chúa, trong giờ cầu nguyện, tôi vẫn nhìn Chúa với bộ mặt ấy, và chỉ với bộ mặt ấy mà thôi. Chẳng hạn lúc này, trong thánh lễ tôi đang gặp Chúa trước mặt tôi, tôi thấy gương mặt Chúa giải tỏa ánh sáng, chứa chan tình xót thương tha thiết. Tôi nhìn thấy Chúa đang nhìn tôi, và trong ánh mắt của Chúa, tôi nhìn thấy tình thương xót của Chúa như một dòng suối tình yêu dạt dào. Tôi vẫn nhìn Chúa như vậy, khi ăn năn tội, khi cám ơn, nhất là trong những hoàn cảnh đau buồn khó khăn, Chúa là như thế đó. Tôi nghĩ rằng, chúng ta không nên, cũng không thể và không được quyền nhìn Chúa với bộ mặt khác.

Cũng do vậy, mà mỗi khi tôi gặp được ai, có lòng nhân từ thương xót, tự nhiên tôi nhận ra người đó phản ảnh lòng thương xót của Chúa, dù họ có đạo hay không có đạo. Và cũng từ kinh nghiệm ấy, tôi thấy rằng: Ai muốn nên giống Chúa thì phải tập sống nhân lành, thương xót đối với những người chung quanh. Ai muốn nên trọn lành, thì phải tập sống nhân lành thương xót, như chính Chúa là Đấng thương xót. Và ai muốn lôi kéo người ta về với Chúa thì càng phải cố gắng có những cử chỉ và những việc làm thương xót nhân lành.

Tuần trước tôi ở Hà Nội và đi thăm nhiều nơi ngoài Bắc, tôi thấy khắp nơi, từ Nam chí Bắc, trong đạo ngoài đời, đâu đâu bây giờ cũng có rất nhiều người thiếu thốn, đau khổ, neo đơn, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tình thương. Đâu đâu cũng có những người đang chờ đợi lòng nhân lành thương xót của Chúa và của đồng bào mình. Trước cảnh đó, tôi nghĩ rằng, Chúa muốn chúng ta hãy cùng với Chúa tỏ mình ra là con cái của Đấng giàu lòng thương xót. Thiên Chúa đã thương xót ta biết bao, thì ta hãy biết thương xót kẻ khác, để đáp lại những ơn Chúa ban cho chúng ta.

Tôi biết là anh chị em làm ăn vất vả lắm, đối với tất cả mọi người chúng ta, bộ mặt cuộc đời hôm nay, là một bộ mặt đầy những vết nhăn nghiệt ngã.

Trong một hoàn cảnh như vậy, chúng ta rất cần chạy đến với Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Hãy đến với Chúa, dù ta thế nào, đạo đức hay tội lỗi, sốt sắng hay nguội lạnh, hãy cứ đến với Chúa. Hãy kêu xin Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Hãy cảm tạ lòng thương xót của Chúa. Hãy cầu xin cho nhiều người nhận ra khuôn mặt đầy tình thương xót của Chúa, và nhất là mỗi ngày, hãy cầu xin Chúa cho chúng ta, để trong giờ hấp hối và trong khi Chúa phán xét, chúng ta sẽ được nhìn thấy Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Tôi nhắc lại, điều này rất cần: Mỗi ngày, hãy cầu xin, để trong giờ ta hấp hối, và trong giờ ta bị Chúa phán xét, ta được nhìn thấy Thiên Chúa là người Cha cứu độ, giàu lòng thương xót.

Xin Chúa Thánh Thần là tình yêu của Chúa trong lễ hôm nay, ban ơn thêm sức cho chúng ta, nhất là cho con em chúng ta được thêm tin tưởng vào tình xót thương của Chúa. Amen.