18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 23)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 21)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Sống kết hiệp với Thiên Chúa

08 Tháng Sáu 202112:16 CH(Xem: 880)

banhruouSống kết hiệp với Thiên Chúa

Để giúp người môn đệ hiểu mối liên hệ giữa Thiên Chúa với loài người, Đức Giêsu dùng ví dụ cây nho và ngành nho để diễn tả sự kết hiệp. Đức Giêsu ví Người như cây nho, Chúa Cha là người trồng nho, còn người tín hữu là ngành nho (Ga 15: 1-5). Vậy làm sao để được kết hiệp với Chúa? Người tín hữu kết hiệp với Chúa Kitô không phải là kết hiệp bên ngoài như gia nhập tổ chức nọ hay hội đoàn kia. Người tín hữu kết hiệp với Chúa bằng ơn thánh. Còn tội lỗi thì làm cản trở ơn thánh, làm giảm sự kết hiệp với Thiên Chúa. Để được kết hiệp với Chúa, người tín hữu cần ở lại trong tình yêu của Chúa như Đức Giêsu mời gọi: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15:9).

Để cắt nghĩa sự kết hiệp này, thánh Phaolô nại đến ví dụ cụ thể của thân thể loài người. Mặc dù được làm thành bởi nhiều phần chi thể, thân thể tạo thành một đơn vị duy nhất. Thánh Phaolô nhìn thấy sự kết hiệp trong một thân thể tương tự như sự kết hiệp trong nhiệm thể mầu nhiệm của Đức Kitô là Giáo hội. Trong Nhiệm Thể Mầu Nhiệm là Giáo Hội thì Chúa Kitô là đầu, còn người tín hữu là những phần chi thể. Thánh Phaolô là người - hơn ai hết - hiểu được ý niệm thần học về Nhiệm Thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô vì đã có kinh nghiệm bản thân. Trên đường đi Đa-mát-cô để bách hại người Kitô giáo, Phaolô bị một luồng sáng chiếu toả xuống, làm ông choáng váng, ngã xuống đất, khỏi lưng ngựa, rồi nghe tiếng phán bảo: “Saolô, Saolô, tại sao nhà ngươi bách hại Ta” (Cv 9:4).

Thực ra Phaolô chỉ bách hại người Kitô giáo, chứ không bách hại Người phán ra tiếng đó. Sau này nhờ cầu nguyện, suy niệm và được ơn thánh linh soi sáng, thánh Phaolô hiểu được tại sao bách hại người Kitô giáo, là bách hại chính Đức Kitô vì người Kitô hữu là những chi thể trong Nhiệm Thể Màu Nhiệm của Đức Kitô. Và sau này Giáo Hội mới triển khai ra ý nghĩa hiệp thông với Giáo Hội.

Người tín hữu sống và làm việc, không phải tách biệt một mình, nhưng sống và làm việc vì lòng yêu mến Chúa và kết hợp với Chúa. Thánh Phaolô am hiểu về ý niệm sống kết hợp với Thiên Chúa khi viết: “Tôi sống, nhưng không phải tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20).

Khi để Chúa Thánh thần hoạt động trong tâm hồn và đời sống, người tín hữu sẽ không phân chia trí óc, trái tim thành những ngăn ô khác nhau như là một ngăn dành cho công việc làm ăn, một ngăn cho việc giải trí, nghỉ ngơi, ngăn kia cho việc ăn uống… Và những ngăn đó thì người ta không cho Chúa vào. Còn ngăn cuối cùng nhỏ bé thì người ta mới dành cho Chúa, cho việc thờ phượng và cầu nguyện. Vậy để cho ơn Chúa Thánh Thần có thể tác động trong tâm hồn và đời sống, người tín hữu phải đem Chúa vào tất cả mọi ngăn ô và lãnh vực của cuộc sống.

Để áp dụng thực hành, ban sáng ngay sau khi thức dạy, người tín hữu đạo hạnh có thể đọc mấy kinh vắn tắt, rồi cám đội ơn Chúa đã ban cho qua đêm bằng yên, cảm tạ Chúa cho thêm một ngày sống, rồi dâng lên Chúa tất cả những công việc làm trong ngày: việc học, việc làm, việc thờ phượng, việc đạo đức, việc ăn uống, việc giao tiếp, việc giải trí…

Ban tối trước khi đi ngủ, người tín hữu có tâm hồn đạo hạnh cũng không quên cầu nguyện, hoặc với gia đình, hay riêng tư. Đọc kinh dài hoặc vắn tuỳ theo hoàn cảnh và trường hợp, rồi dâng giấc ngủ cho Chúa, xin Chúa sai sứ thần đến gìn giữ mình và mọi người trong nhà được bằng yên, khỏi trộm cướp, hoả hoạn.

Khi đi xa khỏi nhà hoặc đi du lịch, người tín hữu có lòng đạo đức, dâng lên Chúa thân xác, ngũ quan, trí khôn, linh hồn, xin Chúa sai sứ thần đến soi sáng, hướng dẫn, bảo vệ và gìn giữ mình cho qua cơn gian nguy hoạn nạn. Người tín hữu mời Chúa đi với mình bất cứ ở đâu, cùng làm việc, cùng ăn, cùng ngủ, cùng giải trí, cùng đi nghỉ hè với mình. Để Chúa cùng đi nghỉ hè với mình, thì có những người tín hữu đạo hạnh, tránh đi vào chiều Thứ Bảy hoặc sáng Chúa Nhật, để khỏi mất cơ hội đi dự lễ thờ phượng, cảm tạ và xin ơn. Mời Chúa đi nghỉ hè với mình gồm việc xếp chương trình trước xem ngày Chúa Nhật tới đó, có thể đi lễ thờ phượng ở đâu vào giờ nào. Nếu đi du lịch sang Hoa kì thì có thể gọi số miễn phí là: 800-627-7846. Để cho dễ nhớ thì cần nhớ 3 số đầu là 800, rồi 7 số sau là “masstim”. Masstim là giờ lễ, nhưng phải bỏ chữ e ở cuối, kẻo thừa một số. Người đầu giây sẽ cho biết các giờ lễ và địa chỉ ở nhà thờ gần kề.

Cách sống kết hiệp với Thiên Chúa của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giê-su

Khi Têrêxa có ý định xin vào dòng kín tại Lisieux mặc dù còn ở tuổi vị thành niên, thì gia đình cũng như Giám mục Hugonin đều phản đối. Trong cuộc hành hương đến Rôma cùng với người cha và chị ruột vào tiếp kiến Giáo Hoàng Leo XIII ngày 20 tháng 11 năm 1887, Têrêsa xin phép vào tu dòng kín mặc dù lúc đó mới được 14 tuổi. Trở về Lisieux, Têrêxa được phép vào dòng kín Camêlô lúc 15 tuổi

Lúc đó, Têrêsa chỉ học tới quãng lớp sáu - chưa hết cấp tiểu học, nếu hiểu bậc tiểu học là từ mẫu giáo cho đến hết lớp tám. Vậy mà vào năm 1998, Têrêsa được Giáo Hội phong cấp bậc tiến sĩ Hội Thánh. Tại sao lại có chuyện ngược đời như vậy?

Thưa rằng Têrêsa đã dạy cho mọi người tín hữu: người tu hành, người không tu, người ít học, người học cao rộng, đàn ông, đàn bà, người cao niên, thanh niên, thiếu nữ, trẻ em, cách làm việc vì lòng yêu mến Chúa và sống kết hiệp với Chúa. Thánh Têrêsa không làm gì phi thường, nhưng chỉ làm những công việc thường ngày một cách phi thường, nghĩa là sống kết hiệp với Chúa và được tình yêu mến Chúa vào công việc làm.

Chuyện kể rằng trong khi ngồi giặt quần áo, một chị dòng khác không biết vì lí do gì cứ làm bắn bọt xà bông vào quần áo chị Têrêsa. Têrêsa không phản đối, nhưng coi đó như những cánh hoa hồng thiêng, dâng lên Chúa đề cầu cho người có tội ăn năn trở lại. Thánh Têrêsa hiểu được ý niệm hiệp nhất với Thiên Chúa và thông hiệp với Giáo Hội trong cả ý tưởng truyền giáo. Thánh nữ Têrêsa có ý định xin sang tu tiếp tại Dòng Kín Hà Nội để cầu nguyện cho việc truyền giáo. Tuy nhiên, ý định không được thực hiện vì cái chết ở tuổi 24 do bệnh lao phổi.

Từ khi sinh ra, Thiên Chúa đã chọn những gì là bé nhỏ, yếu hèn để mạc khải tình yêu và quyền năng của Người và Chúa chọn những người hèn mọn, khiêm tốn để cộng tác vào chương trình cứu chuộc của Chúa. Thiên Chúa yêu mến những tâm hồn đơn sơ như trẻ nhỏ khi Người phán: “ Nếu ai không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ không được vào Nước Trời.” (Mt 18:3).

Thánh nữ Têrêsa đã sống theo thần học về sự khiêm tốn và đơn sơ, theo tinh thần Phúc Âm, hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa theo “con đường thơ ấu”. Con đường nên Thánh của Têrêsa là sống đơn sơ, phó thác vào tình yêu và chương trình quan phòng của Thiên Chúa. Thánh Terêsa được Giáo Hội yêu mến và Giáo Hội cũng yêu mến con đường đơn sơ và phó thác của Thánh Têrêsa.

Bằng việc phong tiến sĩ Hội Thánh cho Thánh Nữ Têrêsa, Giáo Hội chấp nhận đường lối sống đạo của Thánh nữ và muốn cho giáo dân noi gương, sống theo đường lối đơn sơ, phó thác.

Cách sống đạo theo đường lối thiêng liêng của Thánh Teresa rất đơn giản và phổ thông, có thể áp dụng ngay cả trong thời đại văn minh khoa học và kĩ thuật. Như vậy ai cũng có thể sống đạo theo đường lối của Thánh Têrêsa. Người tín hữu sống kết hợp với Chúa, làm việc vì lòng yêu mến Chúa bằng cách dâng tất cả mọi công việc thường ngày: ăn uống, ngũ nghỉ, làm việc, giải trí, ngay cả những cảm tình vui buồn, những khó nhọc, đau yếu, bệnh tật. Sống kết hợp với Chúa và làm việc vì lòng yêu mến Chúa, sẽ khiến công việc làm trở nên nhẹ nhàng, có ý nghĩa và có công phúc trước mặt Chúa. Trái lại, sống và làm việc cách máy móc cho qua lần chiếu lệ, người ta có thể cảm thấy công việc làm trở nên nặng nề và chán nản.

Hiệp thông hay thông hiệp với Giáo Hội (Sentire cum Ecclesia)

Sống hiệp nhất với Thiên Chuá nảy sinh ra tâm tình hiệp thông với Giáo Hội. Hiệp thông là ý niệm chỉ có trong Giáo Hội Công Giáo và tìm thấy trong Giáo Hội. Hiệp thông là đặc điểm của Giáo Hội Công Giáo. Những giáo phái khác hoặc những tổ chức chính trị, văn hoá, xã hội có thể có sự hiệp nhất mà không có được sự hiệp thông. Hiệp thông bao hàm sự hiệp nhất bằng ơn thánh. Hiệp thông hay thông hiệp còn bao hàm việc đồng cảm nghĩa là thông phần bằng tình cảm và ước muốn nữa. Chẳng hạn mối ưu tư và quan tâm của những vị lãnh đạo trong Giáo hội cũng phải là mối quan tâm và ưu tư của mỗi người tín hữu và của toàn thể Giáo Hội. Khi có chuyện vui, nỗi buồn, điều lo âu hoặc niềm hi vọng trong Giáo Hội thì giáo sĩ cũng như giáo dân đều thông hiệp và cảm thông trong niềm vui, nỗi bồn, lo âu và hi vọng với Giáo Hội, mà thành ngữ La Ngữ được gọi là “Sentire cum Ecclesia”. Đó là điều mà thánh Phaolô dạy: “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12:15).

Một tâm hồn vô cảm thì khó có thể có được tâm tình hiệp thông. Khi mà người ta trở thành vô cảm, người ta không thể cảm nghiệm được những gì gây ra đau khổ hay hạnh phúc, chứ chưa nói đến thông hiệp. Cảm nghiệm được những gì mang lại hạnh phúc, hoặc đau khổ sẽ được bày tỏ qua cử chỉ, qua ánh mắt và qua sự hiện diện của người biết cảm thông. Ngay cả trẻ con cũng nhận ra được những nét cảm thông nơi người có tâm tình thông cảm. Trong lúc lo buồn mà có sự hiện diện của người có tâm tình cảm thông, trẻ con chạy đến ôm lấy ngưòi biết cảm thông để được an ủi nâng đỡ.

Đi vào cụ thể, thì nỗi đau buồn của Giáo Hội về việc truyền thông / báo chí Mĩ-Âu phơi bầy và thổi phồng việc lạm dụng tình dục của một số nhỏ trong hàng giáo sĩ trên thế giới như một hình thức bách hại Giáo Hội vào thập niên đầu của Thế Kỉ 21 chẳng hạn, cũng phải là nỗi đau buồn và hổ thẹn của mỗi người tín hữu trong Giáo Hội.

Sống hiệp thông với Giáo Hội không có nghĩa là không được phê bình viên chức trong Giáo Hội

Hiệp thông với Giáo Hội không tách biệt khỏi hiệp nhất với Thiên Chúa. Giáo Hội là thánh thiện nên người tín hữu không phê phán Giáo Hội, vì Giáo Hội do Đức Kitô thiết lập là thánh thiện như người Công Giáo tuyên xưng khi đọc Kinh Tin Kính: “Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.

Tuy nhiên người tín hữu vẫn có thể phê phán những lời nói và việc làm sai trái của những cá nhân trong Giáo Hội, ngay cả những viên chức cao cấp trong Giáo Hội. Có trường hợp kia khi một vị tổng giám mục của một quốc gia có dân số đông, xếp thứ 15 trên thế giới vào năm 2019, được hỏi ý kiến về những phê phán trong Giáo hội, thì ngài trả lời “Không nên đứng ngoài Giáo Hội mà phê phán vì như vậy là phê phán chính mình”. Có lẽ Ngài tổng giám mục vẫn còn quen thuộc với nếp văn hoá của một thời mà văn hoá của thời đó, tại quốc gia đó, đề cao hàng giáo sĩ và giáo phẩm nên mới nhận xét như vậy chăng và muốn giữ tiếng tốt cho hàng giáo sĩ và giáo phẩm bằng cách miễn phê bình để các vị dễ làm việc chăng?

Để giữ tiếng tốt cho người bị phê phán, thì người phê phán có thể dùng những cách phê phán ám chỉ về người bị phế phán, mà độc giả không biết là ai. Chỉ có đương sự biết và một số độc giả theo dõi sự việc mới biết là lời phê bình nhắm vào ai. Và như vậy thì cũng đủ cho người “có tật thì giật mình” để mà sửa mình.

Để trả lời vị tổng giám mục, thì những người phê phán Giáo Hội, không nhất thiết là họ ở ngoài Giáo hội, nhưng là những giáo sĩ cũng như giáo dân, ở trong lòng Giáo Hội, hiệp thông với Giáo Hội (Sentire cum Ecclesia) và quan tâm đến sự phát triển của Giáo hội. Họ không phê phán Giáo Hội, nhưng là phê phán những lời nói hay việc làm sai trái, làm chướng tai gai mắt của những cá nhân trong Giáo Hội, gây thiệt hại cho Giáo Hội. Những lời phê phán đó khiến cho những ai ‘có tật thì giật mình’ mà tự sửa đổi, để giúp người khác xa tránh lỗi lầm. Đó là việc phê phán những lạm dụng do cá nhân trong Giáo Hội, bất kể cá nhân đó thuộc thành phần hay cấp bậc nào trong Giáo Hội, chứ không phải là phê phán Giáo Hội.

Theo vị Tổng Giám Mục liên hệ, thì những người đứng ngoài Giáo Hội mà phê phán là ‘phê phán chính mình’. Như vậy không được phê phán chính mình sao? Nếu cần người ta cũng phải tự kiểm thảo và phê phán chính mình nữa. Tự kiểm để phê phán chính mình thì mới cải thiện được.

Giáo Hoàng Gioan Phalô II đã nhiều lần (hơn 9 lần) lên tiếng xin lỗi một số nhóm người trên thế giới về những việc làm bất chính / bất công trong quá khứ của những thành phần trong Giáo Hội. Xin lỗi là công nhận mình có lỗi hoặc người tiền nhiệm hay người thừa hành làm lỗi để được bỏ qua. Nếu không người ta sẽ uẫn ức trong lòng khiến cho mối liên hệ của những bên liên hệ bị cản trở, không phát triển được.

Còn Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã phê phán và áp dụng cả hình phạt cho những viên chức trong Giáo Hội về những lạm dụng như lạm dụng quyền hành, lạm dụng tiền bạc và lạm dụng tình dục. Ngài còn phê phán 15 căn bệnh của giáo triều Rôma nữa đấy. Bổ túc vào 15 căn bệnh mà Đức Phanxicô nói đến trong Giáo Triều La Mã, tác giả Gia Nhân trong bài “Mổ xẻ vấn đề khoe-phô-diễn đạo” có viết “Giả sử họ biết được ‘15 căn bệnh của Giáo Triều Rôma’, mà Đức Phanxicô đề cập đến, cũng áp dụng cho cả cấp địa phương là giáo phận, dòng tu nam nữ, giáo xứ, hội đoàn Công Giáo Tiến hành.. chắc lòng kính mến của họ cũng phải giảm xuống nhiều đấy”. Khi quen với việc phê bình để xây dựng, giáo sĩ cũng như giáo dân sẽ tự kiểm để khỏi tự mãn.

Chính Đức Kitô cũng dạy các tông đồ sửa lỗi khi người anh em phạm tội theo ba giai đoạn là: (1) Sửa lỗi riêng tư. (2) Gọi hai người làm chứng để thuyết phục phạm nhân. (3) Đưa vấn đề ra trình bày trước cộng đoàn tín hữu để bảo toàn sức khoẻ tâm thần của cá nhân cũng như cộng đoàn (Mt 18:15-16).

Thay lời kết

Đức Kitô dùng hình ảnh cây nho và ngành nho để diễn tả sự kết hiệp giữi Thiên Chúa và người tín hữu. Để được kết hiệp với Chúa, Đức Kitô mời gọi người tín hữu qua việc mời gọi các tông đồ: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15:9). Mục đích của việc thiết lập Giáo Hội với việc chọn Thánh Phêrô là người Lãnh đạo là để qui tụ người tín hữu trong việc hiệp nhất đức tin và tinh thần hiệp thông huynh đệ (Giáo Hội # 18). Ngoài việc sống và làm việc kết hiệp với Thiên Chúa và hiệp thông với giáo hội, người tìn hữu còn cần cầu nguyện để hai ý niệm đó được thể hiện.

Lm Trần Bình Trọng