28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 18)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 22)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 17)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 36)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 57)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 62)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 54)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

KHÁNG CỰ TÌNH YÊU

07 Tháng Bảy 20219:52 SA(Xem: 605)

4-6ttKHÁNG CỰ TÌNH YÊU

Làm người thật không hề đơn giản. Chúng ta thường là một bí ẩn với ngay chính bản thân mình, thậm chí là kẻ thù tồi tệ nhất của mình. Sự phức tạp nội tâm làm trì trệ, và còn cản trở chúng ta. Và chúng ta thấy điều này thật nhất trong nỗ lực vì tình yêu và sự mật thiết.

Chúng ta khao khát sự mật thiết hơn bất kỳ điều gì, khao khát được chạm đến nơi dịu dàng nhất của mình, nơi chúng ta được là chính mình nhất, nơi chất chứa những gì quý giá nhất, mỏng manh nhất, và khắc khoải nhất của chúng ta. Nhưng khi thực sự đối diện với sự mật thiết, những người nhạy cảm thường trở nên bất an và kháng cự.

Chúng ta thấy hai ví dụ rất rõ trong Phúc âm. Thứ nhất là câu chuyện có cả trong bốn Phúc âm, kể về một người phụ nữ đi vào phòng nơi Chúa Giêsu đang dùng bữa, và đập vỡ một lọ dầu thơm đắt giá, đổ lên chân Chúa, rửa chân Ngài bằng nước mắt, rồi lấy tóc lau khô, và hôn chân Ngài. Trừ Chúa Giêsu, những người trong phòng đã có phản ứng thế nào? Khó chịu và phản đối. Chuyện này không được xảy ra! Mọi người ngoảnh mặt đi trước sự bày tỏ nguyên sơ của tình yêu, và Chúa Giêsu phải thách thức họ nhìn thẳng vào nguyên cớ gốc rễ của sự khó chịu đó.

Trong đó, Chúa chỉ ra rằng họ khó chịu với những gì nằm ở trọng tâm cuộc sống và trọng tâm những khát khao thâm sâu nhất của họ, chính là sự trao đi và đón nhận thuần túy trước tình yêu. Chúa Giêsu xác nhận, đây chính là mục đích chúng ta sống và đây là cảm nghiệm chuẩn bị cho chúng ta đi đến cái chết. Đây là mục đích sống của chúng ta. Đây cũng là điều chúng ta mong mỏi nhất? Vậy tại sao chúng ta lại quá khó chịu và kháng cự khi thật sự đối diện với nó trong đời?

Ví dụ thứ hai là trong Phúc âm theo thánh Gioan, khi Chúa Giêsu cố rửa chân cho các môn đệ. Theo thánh Gioan kể lại, Chúa Giêsu đứng dậy khỏi bàn, thắt tà áo, lấy chậu và khăn, rồi bắt đầu rửa chân cho các môn đệ. Nhưng đáp lại là một sự khó chịu và kháng cự, thánh Phêrô nói rõ ràng rằng: “Không bao giờ! Thầy không bao giờ rửa chân cho con!”

Tại sao lại thế? Tại sao lại kháng cự? Tại sao lại kháng cự khi đối diện với điều mà chắc chắn là Phêrô khao khát vô cùng, đối diện với sự mật thiết với Chúa Giêsu.

Trả lời cho câu hỏi về những đấu tranh với sự mật thiết trong hai bối cảnh này, cho chúng ta thấy ra lý do vì sao thỉnh thoảng chúng ta trở nên khó chịu và kháng cự khi thực sự đối diện với điều chúng ta khắc khoải mong mỏi. Bàn chân của chúng ta là sự mật thiết quá mức, chúng là một phần thân thể dễ dơ bẩn và bốc mùi, không phải là phần chúng ta thấy thoải mái để người khác chạm đến. Khi có ai đó chạm đến và rửa cho, chúng ta có cảm thấy một sự mỏng manh, khó khịu và hổ thẹn mơ hồ. Mật thiết cần sự thả lỏng thanh thản, mà đôi khi tính mỏng manh của chúng ta không thể chấp nhận.

Nhưng sự kháng cự của Phêrô cũng nói lên một điều khác, dễ thấy hơn. Nếu lành mạnh và nhạy cảm, chúng ta sẽ tự nhiên cảm thấy một sự khó chịu và kháng cự trước một món quà quá thẳng thắn, một sự mật thiết quá thẳng thắn, và cả lòng biết ơn quá thẳng thắn nữa. Và trong khi rõ ràng chúng ta phải cố gắng để vượt qua chuyện đó, nhưng đó không phải là một lỗi phạm, một sai sót tinh thần hay thể lý của chúng ta. Ngược lại, nó là một biểu hiện bình thường, là dấu hiệu của sự nhạy cảm tinh thần và thể lý.

Tại sao tôi lại nói thế?

Tại sao khi có điều gì đó dường như ngăn chúng ta tiến tới điều căn bản của cuôc đời, lại không phải là chuyện gì sai trái trong chúng ta? Tôi cho rằng nó không phải là một sai lỗi nhưng là một cơ chế lành mạnh trong chúng ta, bởi những người ái kỷ và vô cảm, thường miễn nhiễm với sự khó chịu và kháng cự này. Sự ái kỷ khiến họ không còn biết xấu hổ, và sự vô tâm khiến họ dễ dàng thoải mái với sự mật thiết, cũng kiểu như một người đã quá chán tình dục nên chẳng thấy khó chịu gì khi xem phim khiêu dâm, hay như một người xem mật thiết như là chuyện mình dĩ nhiên phải có, dù là do ngẫu nhiên hay chiếm đoạt. Trong trường hợp này, họ chẳng thấy hổ thẹn hay khó chịu gì, bởi họ không có sự mật thiết đích thực.

Ngược lại, những người nhạy cảm thì đấu tranh với sự thẳng thừng của mật thiết, bởi họ biết, sự mật thiết đích thực, cũng như thiên đàng, không phải là chuyện chóng qua hay thứ dễ đạt được. Mà mật thiết là cuộc đấu tranh cả đời, một cuộc trao đi và nhận lãnh với nhiều biến cố, một cuộc trốn và tìm, mở ra và kháng cự, ngây ngất và cảm thấy mình không xứng đáng, chấp nhận và lại cố gắng không thực sự từ bỏ, một sự vị tha vẫn còn dư vị ích kỷ, một sự ấm áp đôi khi trở nên lạnh lẽo, một sự dấn thân vẫn có điều kiện, và một hy vọng nỗ lực để đứng vững.

Mật thiết không như thiên đàng. Mà là sự cứu rỗi. Là Nước Trời. Do đó cũng như Nước Trời, con đường đến và cánh cửa vào thì nhỏ hẹp và không dễ tìm thấy. Nên chúng ta hãy ân cần, nhẫn nại và tha thứ cho người khác và cho bản thân mình, khi trên đường đấu tranh tìm sự mật thiết.

Rev. Ron Rolheiser, OMI