18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 6)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 6)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 3)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 11)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 26)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ BẢY TUẦN XIV THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : St 49,29-32 ; 50,15-26a

09 Tháng Bảy 20219:12 CH(Xem: 964)

10-7LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
THỨ BẢY TUẦN XIV THƯỜNG NIÊN
SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : St 49,29-32 ; 50,15-26a

Thế nào Thiên Chúa cũng sẽ viếng thăm anh em và đưa anh em từ đất này lên.

Bài trích sách Sáng thế.

49 29 Ngày ấy, ông Gia-cóp truyền cho các con trai rằng : “Cha sắp được về sum họp với gia tiên. Hãy chôn cất cha bên cạnh cha ông của cha, trong cái hang ở cánh đồng của ông Ép-rôn, người Khết, 30 trong cái hang ở cánh đồng Mác-pê-la, đối diện với Mam-rê, tại đất Ca-na-an, cánh đồng ông Áp-ra-ham đã tậu của ông Ép-rôn, người Khết, làm miếng đất riêng dành cho phần mộ. 31 Ở đó đã chôn ông Áp-ra-ham và vợ ông là bà Xa-ra ; ở đó đã chôn ông I-xa-ác và vợ ông là bà Rê-bê-ca ; ở đó cha đã chôn bà Lê-a. 32 Cánh đồng và cái hang ở đó đã tậu của con cái ông Khết.”

50 15 Sau khi ông Gia-cóp qua đời, các anh ông Giu-se liền bảo nhau : “Không khéo Giu-se còn hận chúng ta và trả lại cho chúng ta tất cả điều ác chúng ta đã gây ra cho nó !” 16 Họ sai người đến nói với ông : “Cha của chú trước khi chết đã truyền rằng : 17 Các con hãy nói thế này với Giu-se : ‘Thôi ! Xin con tha tội tha lỗi cho các anh con, vì họ đã gây ra điều ác cho con.’ Bây giờ xin chú tha tội cho các kẻ làm tôi Thiên Chúa của cha chú !” Ông Giu-se khóc, khi nghe họ nói với ông như thế.

18 Các anh ông đích thân đến cúi rạp xuống trước mặt ông và nói : “Này chúng tôi là nô lệ của chú.” 19 Ông Giu-se nói với họ : “Đừng sợ ! Tôi đâu có thay quyền Thiên Chúa ! 20 Các anh đã định làm điều ác cho tôi, nhưng Thiên Chúa lại định cho nó thành điều tốt, để thực hiện điều xảy ra hôm nay, là cứu sống một dân đông đảo. 21 Bây giờ các anh đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng cho các anh và con cái các anh.” Ông an ủi và chuyện trò thân mật với họ.

22 Ông Giu-se, ông và gia đình cha ông ở bên Ai-cập. Ông Giu-se sống được một trăm mười tuổi. 23 Ông được thấy con cháu của Ép-ra-im đến ba đời. Cả các con của Ma-khia -ông này là con của Mơ-na-se-, cũng sinh ra trên đầu gối ông Giu-se. 24 Ông Giu-se nói với các anh em : “Tôi sắp chết, nhưng thế nào Thiên Chúa cũng sẽ viếng thăm anh em và đưa anh em từ đất này lên đất mà Người đã thề hứa với ông Áp-ra-ham, ông I-xa-ác và ông Gia-cóp.” 25 Ông Giu-se bắt con cái Ít-ra-en thề, ông nói : “Thế nào Thiên Chúa cũng sẽ viếng thăm anh em, bấy giờ anh em sẽ đưa hài cốt tôi lên khỏi đây.”

26a Ông Giu-se qua đời, thọ một trăm mười tuổi.

Đáp ca : Tv 104,1-2.3-4.6-7 (Đ. x. Tv 68,33)

Đ. Hỡi những ai nghèo hèn, hãy kiếm tìm Thiên Chúa, là tâm hồn phấn khởi vui tươi.

1Hãy tạ ơn Chúa, cầu khẩn danh Người,
vĩ nghiệp của Người, loan báo giữa muôn dân.
2Hát lên đi, đàn ca mừng Chúa,
và suy gẫm mọi kỳ công của Người.

Đ. Hỡi những ai nghèo hèn, hãy kiếm tìm Thiên Chúa, là tâm hồn phấn khởi vui tươi.

3Hãy tự hào vì danh thánh Chúa,
tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ.
4Hãy tìm Chúa và sức mạnh của Người,
chẳng khi ngừng tìm kiếm Thánh Nhan.

Đ. Hỡi những ai nghèo hèn, hãy kiếm tìm Thiên Chúa, là tâm hồn phấn khởi vui tươi.

6Hỡi anh em, dòng dõi Áp-ra-ham tôi tớ Chúa,
con cháu Gia-cóp được Người tuyển chọn !
7Chính Đức Chúa là Thiên Chúa chúng ta,
những điều Người quyết định
là luật chung cho cả địa cầu.

Đ. Hỡi những ai nghèo hèn, hãy kiếm tìm Thiên Chúa, là tâm hồn phấn khởi vui tươi.

Tung hô Tin Mừng : 1 Pr 4,14

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Nếu anh em bị sỉ nhục vì danh Đức Ki-tô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí của Thiên Chúa ngự trên anh em. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mt 10,24-33

Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

24 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các Tông Đồ rằng : “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. 25 Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là đủ rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là Bê-en-dê-bun, huống chi là người nhà.

26 “Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. 27 Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày ; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.

28 “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục. 29 Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không ? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. 30 Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. 31 Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

32 “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. 33 Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”

SUY NIỆM-TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

Khán giả của chương trình “Vietnam’s Got Talent” đã không nén được cảm xúc khi thấy một thí sinh không bàn tay vừa đàn organ vừa hát. Số phận nghiệt ngã đã cướp đi đôi bàn tay nhưng chính đức tin đã giúp anh chiến thắng nghịch cảnh. Anh chia sẻ: “Nhiều lúc tôi rất tủi thân, nhưng dường như Chúa đã thúc giục tôi phải mạnh mẽ và cố gắng hết mình. Tôi vượt qua khó khăn vì Chúa luôn ở bên tôi.” Anh là giáo dân xứ Kẻ Mùi (giáo phận Vinh).

Mỗi người chúng ta, từ khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, đã tuyên xưng đức tin của mình trong cuộc sống thường ngày thế nào? Chúng ta có dám đứng lên, tuyên xưng đức tin của mình như bạn thí sinh đã làm không?

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta can đảm làm chứng cho Chúa, trở nên chứng nhân trung thành của Người với một niềm tin mạnh mẽ, can trường. Để rồi, nhờ đức tin mạnh mẽ ấy, chúng ta được thông phần vào sự sống đời đời của chính Đức Kitô.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con có lòng can đảm để chúng con có thể làm chứng nhân cho Ngài trong cuộc đời chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Hành trình ơn gọi của linh mục khiếm thính Min Seo Park

Cha Min Seo Park bị điếc từ năm lên 2 tuổi sau khi điều trị một căn bệnh hiểm nghèo. Từ mong ước có linh mục khiếm thính chăm lo đời sống thiêng liêng cho những người cùng cảnh ngộ, cha Park đã nghe được lời Chúa mời gọi trở thành linh mục thực thi sứ vụ này. Trải qua một hành trình gian nan, nhưng cuối cùng ước nguyện của cha đã được Chúa đáp lời.

Vào năm học trung học, Park theo học về nghệ thuật tại một trường kỹ thuật dành cho người điếc. Dù sinh ra trong một gia đình Phật giáo, Park thích cùng với các bạn học đi đến nhà thờ. Một giáo sư nghệ thuật đã giới thiệu với Park về đức tin Công giáo. Và khi đọc những cuốn sách của giáo sư tặng, Park đã khám phá ra điều gì đó mới mẻ và tràn đầy sinh lực trong Công giáo.

Mong ước có linh mục khiếm thính

Khi đó Park có thể tham dự Thánh lễ tại một nhà thờ có người thông dịch ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính. Nhưng cha sở không phải là người khiếm thính, và ngài giảng bằng ngôn ngữ nói. ChaPark nhớ lại, một số người khiếm thính đã ngủ gật trong Thánh lễ.

Cha Park kể: “Những người khác đã thất vọng và bắt đầu bỏ đi, và tôi hỏi họ ‘Các bạn đi đâu?’ Họ nói: ‘Chúng tôi sẽ đến nhà thờ Tin lành, ‘bởi vì mục sư ở đó, một người khiếm thính, nói rõ ràng và dễ hiểu’. Họ không muốn nghe một linh mục qua một thông dịch viên vì tất cả thật khó hiểu và họ cảm thấy thật buồn chán.”

Mặc dù Park đã được rửa tội, nhưng đức tin của cậu vẫn chưa thực sự đâm rễ sâu và cậu bị cám dỗ để quay trở lại nhà thờ Tin lành, nơi các bài giảng của mục sư được truyền tải bằng ngôn ngữ ký hiệu “rõ ràng và tuyệt vời”.

Câu hỏi của Chúa

Cha Park kể tiếp: “Vì vậy, tôi đã cầu nguyện và xin Chúa gửi đến cho chúng tôi một linh mục biết cách làm dấu hiệu cho những người khiếm thính. Tôi không nhận được câu trả lời. Tôi tiếp tục cầu nguyện, nhưng tôi có cảm giác rằng Chúa Giê-su đang nói với tôi, ‘Này, tại sao không phải là con?’ Tôi nghĩ, ‘Tôi? Làm thế nào một người điếc có thể trở thành một linh mục? Điều đó là không thể.’ Nhưng suy nghĩ đó thực sự bắt đầu lớn dần trong tôi, rằng tôi được kêu gọi để đáp ứng nhu cầu đó. Đó là cách mà thiên chức linh mục của tôi thực sự bắt đầu.”

Hành trình chông gai

Con đường dẫn đến chức linh mục của cha Park đầy gập ghềnh khó khăn. Mọi chuyện bắt đầu khi cha biết về cha Tom Coughlin, một linh mục người Mỹ bị điếc. Ngay từ lúc đó, cha Park đã nhận ra, “Có thể có khả năng trở thành một linh mục khiếm thính.” Điều đó đã mang lại cho cha hy vọng.

Cha Coughlin và cộng đoàn các thừa sai Đa minh

Cha Coughlin thụ phong linh mục năm 1977 tại Baltimore, là linh mục khiếm thính đầu tiên ở Bắc Mỹ. Ngài thành lập cộng đoàn các thừa sai Đaminh hoạt động tông đồ cho người khiếm thính. Cha Coughlin khuyến khích Park đến Hoa Kỳ và theo học tại Gallaudet, nơi mà cha đã học cả ngôn ngữ ký hiệu Anh và Mỹ và lấy bằng cử nhân triết học. Đây là đại học duy nhất cung cấp cho học sinh khiếm thính trên khắp thế giới cơ hội học Ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ. Từ đó, Park theo học một chương trình dành cho các chủng sinh khiếm thính mà cha Coughlin đã thiết lập tại Tổng giáo phận New York. Tại Đại Chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers, Park đã học cùng với khoảng 20 chủng sinh không có vấn đề về thính giác.

Một năm thất vọng

Cha Park nhớ lại, “Đó là một thử thách rất lớn đối với tôi. Nền tảng và bằng cấp học vấn của họ hơn tôi nhiều. Tôi đã phải rất kiên nhẫn. Các giáo viên nói rất nhanh. Tôi không có thông dịch viên, chỉ có một máy tính xách tay với một người đánh máy cho tôi. Vì các giáo sư nói quá nhanh nên hoàn toàn không thể đánh máy được mọi thứ, và tôi đã thiếu sót rất nhiều. … Tôi không thực sự hiểu mọi thứ, và tôi đã bị tụt lại phía sau rất xa.”

Sau khoảng một năm, Park đạt kết quả trung bình và nhận được một lá thư từ các vị phụ trách của chủng viện nói rằng họ không thấy được khả năng Park sẽ trở thành một linh mục. Họ nghĩ tốt nhất là Park nên rời khỏi chủng viện. Đồng thời chương trình dành cho các chủng sinh khiếm thính đã bị đóng cửa. Đó là một cú sốc đối với Park. Park không chắc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.”

Tìm lại sức mạnh từ tấm gương của thánh Gioan Vianney

Cha Coughlin đã khuyến khích Park đừng bỏ cuộc. Park chờ đợi và cầu nguyện, và một ngày nọ, ngẫu nhiên nhặt được một cuốn sách và bắt đầu đọc. Đó là về Thánh Gioan Vianney, người cũng bị yêu cầu rời khỏi chủng viện vì tiếng Latinh kém. Nhưng cha sở của Vianney đã thỉnh cầu giám mục và cho người chủng sinh trẻ được giúp đỡ thêm. Vianney không chỉ tiếp tục thụ phong nhưng còn là một linh mục gương mẫu đến mức ngày nay ngài được xem là vị thánh bổn mạng của các cha sở. Park cảm thấy mình có cùng hoàn cảnh với cha Vianney và cha thánh đã kiên trì và đã trở thành một linh mục. Điều này giúp Park cảm thấy tích cực trở lại và tin rằng Chúa sẽ đáp lại nguyện ước của mình.

Cha Coughlin đã giúp Park tham gia một chương trình tại Đại học thánh Gioan ở Queens, New York, nơi cậu chủng sinh trẻ có sự hỗ trợ của hai thông dịch viên và một người ghi bài. Park đã lấy bằng thạc sĩ về thần học vào năm 2004 và về lại Seoul để được chịu chức linh mục.

Là cha sở của giáo xứ Ephatha ở Seoul, cha Park cử hành thánh lễ bằng ngôn ngữ ký hiệu Hàn Quốc cho khoảng 200-250 người vào mỗi Chúa Nhật. Một phần công việc của cha là xây dựng nhà thờ, đã hoàn thành vào tháng 8/2019.

Mới đây cha Park được mời đến giúp cộng đoàn người khiếm thính ở Washington, nơi có đông người khiếm thính vì số sinh viên tốt nghiệp ở Gallaudet có xu hướng ở lại địa phương, “vì ý thức cộng đồng” và tìm việc làm và các cơ hội khác.

Gallaudet hiện đang đóng cửa do đại dịch, nhưng cha Park cho biết khuôn viên trường dự kiến sẽ mở lại 50% sức chứa trong mùa hè và mở cửa hoàn toàn vào mùa thu. Cha rất mong được làm việc với các sinh viên ở đó, nơi cha đã từng là một trong số họ. Cha sẽ có thể mang đến cho họ những lời động viên mà cha đã nhận được từ những người khác khi mọi thứ trông thật ảm đạm. (Aleteia 05/05/2021)

Hồng Thủy - Vatican News