25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 10)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 13)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 53)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 60)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN XVI THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Xh 20,1-17

22 Tháng Bảy 20218:54 CH(Xem: 801)

24-7sLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ SÁU TUẦN XVI THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Xh 20,1-17

Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê.

Bài trích sách Xuất hành.

1 Thiên Chúa phán tất cả những lời sau đây :

2 “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ.

3 Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.

4 Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ.

5 Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ : vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen tương. Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông. 6 Còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời. 7 Ngươi không được dùng danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì Đức Chúa không dung tha kẻ dùng danh Người một cách bất xứng.

8 Ngươi hãy nhớ ngày sa-bát, mà coi đó là ngày thánh. 9 Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. 10 Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi. 11 Vì trong sáu ngày, Đức Chúa đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, Đức Chúa đã chúc phúc cho ngày sa-bát và coi đó là ngày thánh.

12 Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.

13 Ngươi không được giết người.

14 Ngươi không được ngoại tình.

15 Ngươi không được trộm cắp.

16 Ngươi không được làm chứng gian hại người.

17 Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta.”

Đáp ca : Tv 18B,8.9.10.11 (Đ. Ga 6,68c)

Đ. Lạy Chúa, Chúa mới có những lời đem lại sự sống đời đời.

8Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện,
bổ sức cho tâm hồn.
Thánh ý Chúa thật là vững chắc,
cho người dại nên khôn.

Đ. Lạy Chúa, Chúa mới có những lời đem lại sự sống đời đời.

9Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng,
làm hoan hỷ cõi lòng.
Mệnh lệnh Chúa xiết bao minh bạch,
cho đôi mắt rạng ngời.

Đ. Lạy Chúa, Chúa mới có những lời đem lại sự sống đời đời.

10Lòng kính sợ Chúa luôn trong trắng,
tồn tại đến muôn đời.
Quyết định Chúa phù hợp chân lý,
hết thảy đều công minh.

Đ. Lạy Chúa, Chúa mới có những lời đem lại sự sống đời đời.

11Thật quý báu hơn vàng,
hơn vàng y muôn lượng,
ngọt ngào hơn mật ong,
hơn mật ong nguyên chất.

Đ. Lạy Chúa, Chúa mới có những lời đem lại sự sống đời đời.

Tung hô Tin Mừng : x. Lc 8,15

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui. Hạnh phúc thay người thành tâm thiện chí, hằng ấp ủ lời Chúa trong lòng, nhờ kiên nhẫn mà sinh hoa kết quả. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mt 13,18-23

Kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

18 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em hãy nghe dụ ngôn người gieo giống. 19 Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy : đó là kẻ đã được gieo bên vệ đường. 20 Còn kẻ được gieo trên nơi sỏi đá, đó là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận ; 21 nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nông nổi nhất thời : khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay. 22 Còn kẻ được gieo vào bụi gai, đó là kẻ nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự đời và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt Lời, khiến Lời không sinh hoa kết quả. 23 Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục.”

SUY NIỆM-YÊU MẾN LỜI CHÚA

Có một bà kia rất sốt sắng đọc Sách Thánh. Khi được hỏi tại sao thì bà đã trả lời ví von rằng: Hôm qua tôi nhận được một bức thư của một người tôi rất yêu dấu. Tôi đọc rất chăm chú và đọc đi đọc lại tới 5 lần. Không phải vì tôi không hiểu lời lẽ trong thư, nhưng vì tôi biết đó là những lời của một người rất thương tôi và tôi cũng rất thương người đó…

Bà cụ trong câu chuyện trên đã thực sự cảm nghiệm được tầm quan trọng của Lời Chúa – Lời mang lại ơn cứu độ. Cũng vậy, bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy có tâm tình yêu mến Lời Chúa, mang Lời Chúa vào trong cuộc sống của chúng ta. Vì chỉ có thật lòng yêu mến Lời Chúa, đọc Lời Chúa hàng ngày, chúng ta mới cảm nghiệm được Chúa yêu thương chúng ta dường nào, và từ đó quyết tâm để sống và thực hiện Lời Chúa.

Là những Kitô hữu, chúng ta được mời gọi để trở nên con người của Tin Mừng, trở nên người gieo hạt giống Lời Chúa, không chỉ cho chính mình mà còn cho người khác nữa.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết cảm nghiệm và yêu mến Lời Chúa mãi mãi. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Hiện tượng Kitô giáo giảm sút tại Đức

Trong hai năm vừa qua, có gần nửa triệu người làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội Công Giáo tại Đức. Nếu tính từ năm 2011, thì trong 10 năm qua, số tín hữu Công Giáo tại nước này giảm mất 2 triệu 375 ngàn người. Nếu tính tỷ lệ so với dân số toàn quốc, số tín hữu Công Giáo Đức hiện chiếm 26,7% trong 83 triệu dân. Cùng khoảng thời gian đó, tỷ lệ Tin Lành tại nước này giảm từ 24,3% xuống còn 20% như hiện nay. Những dữ kiện này là đối tượng của những giải thích khác nhau.

Thống kê mới nhất

Hôm 14/7/2021, Văn phòng Hội Đồng Giám Mục Đức và cả các Giáo Hội Tin Lành tại nước này đã công bố một số thống kê, đặc biệt là con số những người làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội liên hệ:

Trong năm 2020, có 221.390 người làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội Công Giáo. Trong năm trước đó (2019), số người Công Giáo ra khỏi Giáo Hội đạt tới mức kỷ lục là gần 273 ngàn tín hữu (272.771) tức là tăng 26% so với năm 2018 trước đó. Một số người cho rằng sở dĩ số người Công Giáo xin ra khỏi Giáo Hội giảm sút là vì tình trạng đại dịch, đi lại khó khăn, nên việc lui tới nhà chức trách để nộp đơn xin ra khỏi Giáo Hội liên hệ bị hạn chế.

Trái với những lời dự đoán

Cũng có người như ông Thomas Sternberg, Chủ tịch Ủy ban Trung Ương Giáo dân Công Giáo Đức, tỏ ra ngạc nhiên vì số người Công Giáo xin ra khỏi Giáo Hội ít hơn so với con số ông tưởng nghĩ. Ông vốn xác tín rằng sau khi phúc trình về những vụ lạm dụng tính dục tại tổng giáo phận Koeln, số người Công Giáo xin ra khỏi Giáo Hội sẽ cao hơn nhiều. Ông tin rằng nhiều người Công Giáo thất vọng về Giáo Hội nên sẽ rời bỏ. Trong thực tế tại giáo phận Koeln, số người ra khỏi Giáo Hội trong năm 2020 là 7 ngàn người so với 10 ngàn người trong năm 2019, dù rằng chỉ cần 10 phút liên lạc với cơ quan nhận đơn ra khỏi Giáo Hội là xong việc.

Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức

Về phần Đức Cha Georg Baetzing, Giám Mục giáo phận Limburg, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, tuyên bố hôm 14/7/2021 sau khi công bố con số tín hữu Công Giáo rời khỏi Giáo Hội, Đức Cha tỏ ra bị “sốc” mạnh vì tình trạng đó và nói:

“Tôi cảm thấy thật đau lòng cho các cộng đoàn của chúng ta. Nhiều người đã đánh mất sự tín nhiệm và muốn biểu lộ điều đó bằng cách rời bỏ Giáo Hội. Chúng tôi rất nghiêm túc đón nhận điều đó và chúng tôi phải đối diện với tình trạng này một cách cởi mở và thành thực [...]. Trong số những điều cần làm, trước tiên và trên hết cần phải hoàn toàn làm sáng tỏ những vụ lạm dụng tính dục. Và điều này cũng bao gồm cả vấn đề quyền bính và phân quyền trong Giáo Hội. Tôi rất hy vọng Con đường công nghị có thể góp phần kiến tạo sự tín nhiệm mới mẻ”.

Cách đây hơn một năm, ngày 26/6/2020, sau khi công bố con số kỷ lục gần 273 ngàn tín hữu Công Giáo rời bỏ Giáo Hội, Đức Cha Baetzing cũng đã tỏ ra lo âu và nói rằng: “Đứng trước những con số thông kê về tình trạng năm 2019 trên đây, không có gì đẹp để nói. Con số tín hữu xin ra khỏi Giáo Hội Công Giáo chứng tỏ có sự xa lạ gia tăng giữa các phần tử của Giáo Hội và đời sống đức tin. Cả sự suy giảm các giá trị khi lãnh nhận các bí tích chứng tỏ có sự giảm bớt liên hệ với Giáo Hội. Hiển nhiên là có nhiều người không còn cảm thấy được thúc đẩy để sống với Giáo Hội”.

Đức Cha nói thêm rằng: “Giáo Hội phải tự hỏi xem mình còn nói một ngôn ngữ đúng hay không, để tìm đến với con người ngày nay. Và sau khi bị mất uy tín, Giáo Hội phải phục hồi uy tín nhiệm bằng sự minh bạch và ngay chính”.

Xác tín nơi Con đường công nghị

Đức Cha Georg Baetzing cũng như ông Thomas Sternberg là hai người khởi xướng và là Đồng Chủ tịch Con đường Công nghị, một tiến trình bắt đầu từ năm 2020 và qui tụ 230 đại biểu gồm các Giám Mục, Linh Mục tu sĩ và giáo dân, họp nhau thảo luận, nhắm cải tổ Giáo Hội trong 4 lãnh vực: 1. cách thức thực thi quyền bính trong Giáo Hội, mục đích nhắm tới là dân chủ hóa Giáo Hội; 2. cải tiến luân lý tính dục của Hội Thánh, chấp nhận cả ly dị, tái hôn, quan hệ đồng phái; 3. Đời sống linh mục, nhắm tới việc bãi bỏ luật độc thân, bị coi là một trong những nguyên nhân khiến giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. 4. Lãnh vực cuối cùng là thăng tiến vai trò phụ nữ trong Giáo Hội, kể cả việc truyền chức thánh.

Những người chủ trương Con đường công nghị xác tín nhờ Con đường này Giáo Hội Công Giáo tại Đức sẽ phục hồi được uy tín và chấm dứt được hiện tượng tín hữu làm đơn xin rời bỏ Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết lá thư dài ký ngày 29/6/2019 gửi Cộng đoàn dân Chúa ở Đức để nhắc nhở rằng việc cải tổ Giáo Hội phải đi từ sự hoán cải bản thân hơn là cải tổ cơ cấu. Cần phục hồi lòng hăng say truyền giáo và đời sống tâm linh hơn là thay đổi các cơ chế bên ngoài. Ngài cũng nhắc nhở Giáo Hội tại Đức về tầm quan trọng của sự đồng hành với cộng đoàn Giáo Hội hoàn vũ. Nhưng dường như những lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha ít được các thành viên Con đường Công nghị quan tâm tới.

Nhìn sang Giáo Hội Tin Lành Đức

Xét cho cùng, 4 diễn đàn của Con đường Công nghị Công Giáo Đức phản ánh mong ước của nhiều người Công Giáo tại nước này, cả nhiều vị lãnh đạo, muốn đạt được những gì các Giáo Hội Tin Lành ở Đức vốn có từ lâu: Giáo Hội được tổ chức theo thể thức dân chủ, không có luật độc thân Linh Mục, luân lý tính dục “hợp thời đại”, và phụ nữ có thể làm Giám Mục và làm thủ lãnh Giáo Hội.

Nhưng thực tế là số tín hữu Tin Lành Đức suy giảm mạnh hơn so với Công Giáo. Năm 2011 tại Đức số tín hữu Tin Lành tương đương với Công Giáo, khoảng 24 triệu rưỡi, nhưng nay chỉ còn 20 triệu 200 ngàn so với 22 triệu 300 ngàn tín hữu Công Giáo.

Từ lâu các vị lãnh đạo Tin Lành Đức cũng đặt câu hỏi và cho nghiên cứu về lý tại sao con số tín hữu giảm sút như vậy. Nghiên cứu công bố hôm 14/7/2021 vừa qua tại thành phố Stuttgart (katholisch.de) về Giáo Hội Tin Lành tại hai bang Wuerttemberg và Westfalen, cho thấy sở dĩ nhiều người Tin Lành quay lưng lại với Giáo Hội là vì họ xa lìa đức tin, họ không còn cảm thấy nhu cầu đức tin nữa, và nguyên do thứ hai là: họ ra khỏi Giáo Hội để khỏi phải đóng thuế cho Giáo Hội: số tiền thế này từ 8 đến 9% số thuế đóng cho Nhà Nước. Nói khác đi, các tín hữu Tin Lành xin ra khỏi Giáo Hội vì niềm tin sa sút và vì thế họ không muốn đóng thuế để duy trì cộng đoàn tín ngưỡng mà họ không cảm thấy hữu ích và cần thiết cho họ.

Vài nhận xét

- Trong số hai giải thích: một của một số vị lãnh đạo Công Giáo Đức hai là nghiên cứu về Giáo Hội Tin Lành tại bang vừa nói trên, có lẽ lý do được đưa ra trong nghiên cứu này gần với thực tế hơn. Thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng nếu noi theo đường lối của các Giáo Hội Tin Lành Đức, thì Công Giáo sẽ tránh được tình trạng nhiều tín hữu rời bỏ Giáo Hội. Đó là cố tình không nhận thấy các Giáo Hội Tin Lành Đức ngày càng suy giảm dù các Giáo Hội này có tất cả những gì mà Con đường Công nghị của Công Giáo Đức đang cố gắng đạt tới.

- Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Đức KNA hôm 14/7 vừa qua, Đức Cha Clemens Pickel, gốc Đức, hiện là Giám Mục giáo phận Saratov ở miền nam Nga, phê bình Con đường Công nghị đang được Công Giáo Đức theo đuổi. Ngài nói: “Tôi không tin 4 đề tài lớn của Con đường Công nghị có thể đưa Giáo Hội chúng ta ra khỏi cuộc khủng hoảng... Giống như đối với mỗi cuộc khủng hoảng trong 2.000 năm lịch sử của Giáo Hội, chúng ta cần có những vị thánh mới, yêu thương, có thể cầu nguyện và vui mừng làm điều đó. Nếu tôi thực sự muốn thành công trong việc tái rao giảng Tin Mừng, thì tôi phải sống làm sao để người ta tin là tôi tin tưởng. Chứng tá bản thân là điều rất quan trọng, quan trọng hơn những chiến lược bị mất hút trong những lý thuyết”. (KNA 14/7/2021)

Giuse Trần Đức Anh, O.P