22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 35)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 43)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 44)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 54)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 52)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 54)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 44)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 67)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ BA TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Ds 12,1-13

02 Tháng Tám 20219:34 CH(Xem: 617)

7-6cttLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ BA TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Ds 12,1-13

Không có một ngôn sứ nào như Mô-sê cả ; tại sao các ngươi không sợ nói động đến ông ấy.

Bài trích sách Dân số.

1 Hồi ấy, bà Mi-ri-am và ông A-ha-ron phản đối ông Mô-sê về người đàn bà xứ Cút mà ông đã lấy, vì ông đã lấy một người đàn bà xứ Cút làm vợ. 2 Họ nói : “Đức Chúa chỉ phán với một mình Mô-sê sao ? Người đã chẳng phán với cả chúng ta nữa ư ?” Và Đức Chúa nghe được. 3 Ông Mô-sê là người hiền lành nhất đời.

4 Đột nhiên Đức Chúa phán với ông Mô-sê, ông A-ha-ron và bà Mi-ri-am : “Cả ba hãy đi ra Lều Hội Ngộ !” Và ba người đã ra. 5 Đức Chúa ngự xuống giữa đám mây và dừng lại ở cửa Lều. Người gọi ông A-ha-ron và bà Mi-ri-am, và hai người đi ra. 6 Người phán : “Hãy nghe Ta nói đây !

Nếu trong các ngươi có ai là ngôn sứ,
thì Ta, Đức Chúa, Ta sẽ tỏ mình ra cho nó trong thị kiến,
hoặc sẽ phán với nó trong giấc mộng.
7Nhưng với Mô-sê tôi tớ Ta thì khác :
tất cả nhà Ta, Ta đã trao cho nó.

8Ta nói với nó trực diện, nhãn tiền, chứ không nói bí ẩn,
và hình dáng Đức Chúa, nó được ngắm nhìn.
Vậy tại sao các ngươi không sợ nói động đến Mô-sê, tôi tớ Ta ?”

9 Đức Chúa nổi cơn thịnh nộ với họ mà bỏ đi. 10 Khi mây bốc lên khỏi Lều, thì bà Mi-ri-am bị cùi, mốc thếch như tuyết ; ông A-ha-ron quay nhìn bà Mi-ri-am, thì kìa bà đã bị cùi.

11 Ông A-ha-ron nói với ông Mô-sê : “Lỗi tại tôi, thưa ngài, nhưng xin ngài đừng kết tội chúng tôi ; chúng tôi đã dại dột mà phạm lỗi và đáng tội. 12 Xin đừng để cho cô ấy nên như đứa chết yểu, vừa lọt lòng mẹ đã bị ăn mòn mất một nửa phần thịt mình rồi.”

13 Ông Mô-sê kêu cầu lên Đức Chúa rằng : “Ôi, lạy Chúa, xin chữa lành cô ấy !”

Đáp ca : Tv 50,3-4.5-6a.6bc-7.12-13 (Đ. x. c.3a)

Đ. Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài.

3Lạy Thiên Chúa,
xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,
mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.
4Xin rửa con sạch hết lỗi lầm
tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.

Đ. Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài.

5Vâng, con biết tội mình đã phạm,
lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.
6aCon đắc tội với Chúa, với một mình Chúa,
dám làm điều dữ trái mắt Ngài.

Đ. Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài.

6bcNhư vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án,
liêm chính khi xét xử.
7Ngài thấy cho : lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
đã mang tội khi mẹ mới hoài thai.

Đ. Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài.

12Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng,
đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ.
13Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh,
đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài.

Đ. Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài.

Tung hô Tin Mừng : Ga 1,49b

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mt 14,22-36

Xin Ngài truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

22 Sau khi dân chúng được ăn no nê, Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. 23 Giải tán họ xong, Người lên núi riêng một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. 24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. 25 Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. 26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau : “Ma đấy !”, và sợ hãi la lên. 27 Đức Giê-su liền bảo các ông : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” 28 Ông Phê-rô liền thưa với Người : “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” 29 Đức Giê-su bảo ông : “Cứ đến !” Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. 30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên : “Thưa Ngài, xin cứu con với !” 31 Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói : “Hỡi kẻ kém lòng tin ! Sao lại hoài nghi ?” 32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng. 33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói : “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !”

34 Khi qua biển rồi, thầy trò lên đất liền, vào Ghen-nê-xa-rét. 35 Dân địa phương nhận ra Đức Giê-su, liền tung tin ra khắp vùng, và người ta đem tất cả những kẻ đau ốm đến với Người. 36 Họ nài xin Người cho họ chỉ sờ vào tua áo choàng của Người thôi, và ai đã sờ vào thì đều được cứu chữa.

SUY NIỆM-CẦU NGUYỆN

Bắt gặp nhà bác học Ampère đang quỳ cầu nguyện sốt sắng trong một nhà nguyện cổ ở Paris, anh thanh niên đặt câu hỏi: “Thưa giáo sư, có thể vừa là một nhà bác học vĩ đại vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không?” Nhà bác học trả lời: “Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!”

Tin Mừng hôm nay nhắc đến việc Đức Giêsu đi lên núi cầu nguyện một mình. Núi thường biểu tượng cho không gian tĩnh lặng để con người gặp gỡ Thiên Chúa. Đức Giêsu lên núi cầu nguyện là gương mẫu cho chúng ta trong việc dành ra thời gian và không gian riêng tư để gặp Chúa mỗi ngày.

Cầu nguyện là “linh hồn” cho đời sống Kitô hữu. Khác với những người không có niềm tin vào Chúa, chúng ta tin và có thể nói chuyện với Chúa. Theo mẫu gương Đức Giêsu, chúng ta được mời gọi lên núi, tức dành ra những khoảng lặng trong ngày để gặp gỡ và thưa chuyện với Chúa ngang qua việc cầu nguyện.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, cuộc sống của chúng con đang bị vây bủa bởi nhiều thứ làm chúng con quên mất Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con lòng mến Chúa để biết dành thời gian gặp gỡ Chúa mỗi ngày. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Kinh Truyền Tin 01/08: Cần tự hỏi tại sao tôi tìm kiếm Chúa?

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Phần mở đầu của Tin Mừng trong Phụng vụ hôm nay (x. Ga 6, 24-35) cho chúng ta thấy một số con thuyền tiến về Ca-phác-na-um: đám đông đang đi tìm Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nghĩ rằng đó là một điều rất tốt. Tuy nhiên, Tin Mừng dạy chúng ta rằng tìm kiếm Chúa thôi chưa đủ, chúng ta còn phải tự hỏi: tại sao chúng ta tìm kiếm Người. Thật vậy, Chúa Giê-su khẳng định: “Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng bởi vì các ông đã được ăn bánh no nê” (c. 26). Thật vậy, người ta đã chứng kiến sự kỳ diệu của việc hoá bánh ra nhiều, nhưng không hiểu được ý nghĩa của cử chỉ đó: họ đã dừng lại ở phép lạ bên ngoài và dừng lại ở chiếc bánh vật chất: họ chỉ ở đó, không đi xa hơn đến ý nghĩa của điều này.

Vì vậy, đây là một câu hỏi đầu tiên mà tất cả chúng ta có thể tự hỏi: tại sao chúng ta tìm kiếm Chúa? Tại sao tôi tìm kiếm Chúa? Đâu là lý do cho đức tin của tôi, cho đức tin của chúng ta? Chúng ta cần phải phân biệt điều này, bởi vì trong số rất nhiều cám dỗ mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, trong số rất nhiều cám dỗ, có một cám dỗ mà chúng ta có thể gọi là cám dỗ thần tượng. Đó là điều thúc đẩy chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa để sử dụng và tiêu dùng, để giải quyết các vấn đề, để nhờ vả Người về những gì chúng ta không thể tự mình có được, vì mối lợi.

Nhưng với cách này, đức tin vẫn còn hời hợt và đức tin vẫn là chạy theo dấu lạ: chúng ta tìm kiếm Chúa để nuôi sống mình và sau đó chúng ta quên Người khi chúng ta no đủ. Ở trung tâm của đức tin non nớt này, không có Chúa, chỉ có những nhu cầu của chúng ta. Tôi nghĩ đến sở thích của chúng ta, nhiều thứ ... Chúng ta trình bày những nhu cầu của mình với Chúa là đúng, nhưng trên hết Chúa, Đấng hành động vượt xa sự mong đợi của chúng ta, mong muốn sống với chúng ta bằng một mối quan hệ yêu thương. Và tình yêu đích thực là vị tha, là hoàn toàn nhưng không, miễn phí: người ta không yêu để nhận lại một mối lợi!

Một câu hỏi thứ hai có thể giúp ích cho chúng ta, câu hỏi mà đám đông hỏi Chúa Giê-su: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn” (c. 28). Điều này giống như, được Chúa Giêsu gợi mở, họ hỏi: “Làm sao chúng tôi có thể thanh lọc việc tìm kiếm Thiên Chúa của chúng tôi? Làm thế nào để chuyển từ một đức tin tìm dấu lạ, vốn chỉ nghĩ đến nhu cầu của bản thân, sang một đức tin đẹp lòng Chúa?”. Và Chúa Giêsu đã chỉ đường: Người trả lời rằng việc Chúa muốn các ông làm là đón nhận Đấng mà Chúa Cha đã sai đến, tức là đón tiếp chính Người, Giêsu, chứ không phải là làm thêm các thực hành tôn giáo hay tuân giữ các giới luật đặc biệt; là chào đón Chúa Giêsu, đón nhận Người vào cuộc sống chúng ta, là sống một câu chuyện tình yêu với Chúa Giêsu. Chính Người sẽ thanh luyện đức tin của chúng ta. Một mình chúng ta không thể. Nhưng Chúa mong muốn có một mối tương quan yêu thương với chúng ta: yêu mến Người trước những điều chúng ta lãnh nhận và làm. Có một mối tương quan với Người, vượt lên trên luận lý lợi ích và toan tính.

Điều này đúng trong tương quan với Thiên Chúa, nhưng nó cũng đúng trong các mối quan hệ giữa con người và xã hội chúng ta: khi chúng ta chỉ lo tìm kiếm sự thỏa mãn nhu cầu của mình, chúng ta có nguy cơ sử dụng con người và khai thác các hoàn cảnh cho mục đích của mình. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe người nào đó nói: “Họ sử dụng người ta rồi họ quên”. Sử dụng người khác vì lợi ích cá nhân: Thật là tồi tệ. Và một xã hội tập trung vào lợi ích thay vì con người là một xã hội không tạo ra sự sống. Lời mời gọi của Tin Mừng là thế này: thay vì chỉ quan tâm đến bánh vật chất nuôi sống chúng ta, chúng ta chào đón Chúa Giêsu như bánh hằng sống và bắt đầu từ tình bạn với Người, chúng ta học cách yêu thương nhau. Miễn phí và không tính toán. Yêu một cách tự do, không tính toán, không lợi dụng người khác, với tính nhưng không, với lòng quảng đại và cao cả.

Chúng ta cầu xin Đức Thánh Trinh Nữ, đấng đã sống một câu chuyện tình yêu đẹp nhất với Thiên Chúa, ban cho chúng ta ân sủng để chúng ta mở lòng gặp gỡ Con của Mẹ.

Văn Yên, SJ - Vatican News