18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 27)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 37)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 30)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Gs 24,1-13

13 Tháng Tám 202112:31 CH(Xem: 650)

13-8ssLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ SÁU TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Gs 24,1-13

Ta đã đưa cha các ngươi là Áp-ra-ham rời khỏi Mê-xô-pô-ta-mi-a ; Ta đã đưa các ngươi ra khỏi Ai-cập ; Ta đã đem các ngươi vào đất hứa.

Bài trích sách Giô-suê.

1 Hồi ấy, ông Giô-suê quy tụ ở Si-khem mọi chi tộc Ít-ra-en và triệu tập các kỳ mục Ít-ra-en, các thủ lãnh, thẩm phán và ký lục. Họ đứng trước nhan Thiên Chúa. 2 Ông Giô-suê nói với toàn dân : “Đức Chúa, Thiên Chúa của Ít-ra-en, phán thế này : ‘Thuở xưa, khi còn ở bên kia Sông Cả, cha ông các ngươi, cho đến Te-rác là cha của Áp-ra-ham và của Na-kho, đã phụng thờ các thần khác. 3 Ta đã đem cha các ngươi là Áp-ra-ham từ bên kia Sông Cả mà dẫn đi khắp đất Ca-na-an. Ta đã cho dòng dõi nó nên đông đúc và ban I-xa-ác cho nó. 4 Ta đã ban Gia-cóp và Ê-xau cho I-xa-ác. Ta cho Ê-xau chiếm hữu núi Xê-ia. Còn Gia-cóp và các con thì xuống Ai-cập. 5 Ta đã sai Mô-sê và A-ha-ron đi ; Ta đã dùng những việc Ta làm ở Ai-cập mà đánh phạt nước ấy, rồi Ta đã đưa các ngươi ra khỏi đó. 6 Ta đã đưa cha ông các ngươi ra khỏi Ai-cập và các ngươi đã tới biển. Người Ai-cập, với chiến xa và kỵ binh, đuổi theo cha ông các ngươi cho đến Biển Sậy.

7 Họ kêu lên Đức Chúa ; Người cho sương mù sa xuống giữa các ngươi và người Ai-cập, Người cho biển ập xuống vùi lấp chúng đi. Mắt các ngươi đã chứng kiến những việc Ta đã làm ở Ai-cập. Các ngươi đã ở lại lâu ngày trong sa mạc. 8 Ta đã đem các ngươi vào đất người E-mô-ri. Chúng ở bên kia sông Gio-đan. Chúng đã giao chiến với các ngươi, nhưng Ta đã nộp chúng vào tay các ngươi. Các ngươi đã chiếm đất của chúng, và Ta đã tiêu diệt chúng trước mắt các ngươi. 9 Rồi Ba-lác, con của Xíp-po, vua Mô-áp, đã đứng lên giao chiến với Ít-ra-en. Ba-lác đã cho mời Bi-lơ-am, con của Bơ-o, đến nguyền rủa các ngươi. 10 Nhưng Ta đã không muốn nghe Bi-lơ-am. Nó đã phải chúc phúc cho các ngươi, và Ta đã giải thoát các ngươi khỏi tay Ba-lác.

11 ‘Các ngươi đã qua sông Gio-đan và tới Giê-ri-khô. Những người làm chủ Giê-ri-khô giao chiến với các ngươi : đó là người E-mô-ri, Pơ-rít-di, Ca-na-an, Khết, Ghia-ga-si, Khi-vi và Giơ-vút. Nhưng Ta đã nộp chúng vào tay các ngươi. 12 Ta đã thả ong bầu bay đi trước các ngươi ; chúng đuổi hai vua E-mô-ri đi cho khuất mắt các ngươi ; chính ong bầu chứ không phải cung kiếm của các ngươi đã đuổi chúng. 13 Ta ban cho các ngươi đất các ngươi đã không vất vả khai phá, những thành các ngươi đã không xây mà được ở, những vườn nho và vườn ô-liu các ngươi đã không trồng mà được ăn.’”

Đáp ca : Tv 135,1-3.16-18.21-22 và 24 (Đ. c.1b)

Đ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

1Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
2Hãy tạ ơn Thần các thần,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
3Hãy tạ ơn Chúa các chúa,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

Đ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

16Chúa dẫn đưa dân Người qua sa mạc,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
17sát hại bao lãnh chúa hùng cường,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
18tiêu diệt những quân vương hiển hách,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

Đ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

21Người chiếm đất họ, ban làm gia sản,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
22gia sản cho tôi tớ Người là Ít-ra-en,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
24gỡ ta thoát khỏi tay thù địch,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

Đ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.

Tung hô Tin Mừng : x. 1 Tx 2,13

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Anh em hãy đón nhận lời Thiên Chúa, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mt 19-3-12

Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

3 Khi ấy, có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su để thử Người, họ nói : “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không ?” 4 Người đáp : “Các ông không đọc thấy điều này sao : thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ, 5 và Người đã phán : ‘Vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.’ 6 Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” 7 Họ thưa với Người : “Thế sao ông Mô-sê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ ?” 8 Người bảo họ : “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu. 9 Tôi nói cho các ông biết : Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình.”

10 Các môn đệ thưa Người : “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn.” 11 Nhưng Người nói với các ông : “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. 12 Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng ; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn ; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.”

SUY NIỆM-BẤT KHẢ PHÂN LY

“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phép phân ly.” Đó là lời chúc phúc và ràng buộc mà Thiên Chúa muốn cho đời sống hôn nhân của con người luôn bền vững.

Hôn nhân không phải là một bản hợp đồng ngắn hạn mà là một cam kết vĩnh viễn không thể phá vỡ. Thánh Phaolô đã nhấn mạnh tới mầu nhiệm hôn nhân: “Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh.” Đó là sự ràng buộc thánh bởi đời sống hôn nhân tham dự vào tình yêu Đức Kitô dành cho Hội Thánh.

Ngày nay, tình trạng ly thân và ly dị ngày càng gia tăng. Vì thế, tình nghĩa vợ chồng cần luôn được vun trồng nơi những hy sinh và yêu thương lẫn nhau trong mọi cảnh huống để xây dựng gia đình hạnh phúc theo gương mẫu Thánh gia.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho các gia đình luôn sống trung thành và chung thủy. Xin giúp họ vượt qua được những khó khăn trong đời sống gia đình. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Tuân giữ các Điều răn nhưng hướng đến cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô

Cuối bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 11/8, Đức Thánh Cha hy vọng là, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, các tín hữu có thể bước đi “trên con đường của các Điều Răn”, là “những nhà mô phạm" dẫn đến cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, nhưng luôn hướng tới "tình yêu dành cho Chúa Kitô” và biết rằng cuộc gặp gỡ với Người “quan trọng hơn tất cả các Điều Răn”.

Trong bài giáo lý trình bày với khoảng 4.000 tín hữu hiện diện tại đại thính đường Phaolô VI trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 11/8, Đức Thánh Cha nói về vai trò và giá trị của Lề Luật, nghĩa là luật Môsê, là Mười Điều răn.

Đức Thánh Cha giải thích rằng vào thời ông Môsê, Thiên Chúa đã ban Lề Luật cho dân Israel, món quà tuyệt vời mà Thiên Chúa đã ban cho dân Người để chống lại tà giáo và thờ ngẫu tượng. Bởi vì thời bấy giờ ngoại giáo và thờ ngẫu tượng ở khắp mọi nơi và hành vi của con người bắt nguồn từ việc thờ ngẫu tượng. Vì lý do này, món quà tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho dân Người là Lề Luật.

Nhưng đối với những người cho rằng tín hữu Galát phải tuân giữ Lề Luật để được cứu độ và không khiến Thiên Chúa thịnh nộ, thánh Phaolô trả lời rằng việc tuân giữ Luật Môsê và Giao ước với Thiên Chúa không ràng buộc theo cách “không thể phân tách được”. Thánh Phaolô nhấn mạnh đến tính mới mẻ triệt để của đời sống Kitô hữu nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn họ. Giao ước không dựa trên việc tuân giữ Lề Luật nhưng dựa trên đức tin vào việc thực hiện các lời hứa của Thiên Chúa.

Giờ đây, Thiên Chúa đã thực hiện một cách hoàn toàn những lời hứa đó trong mầu nhiệm vượt qua: cuộc khổ nạn, sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Những ai tin vào Tin Mừng được giải thoát khỏi những đòi hỏi của Lề Luật. Do đó, sự mới mẻ của đời sống Kitô hữu phát sinh từ sự đáp trả của chúng ta trước ơn thánh tuôn đổ của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho Lề Luật được thực hiện trong điều răn mới của tình yêu.

“Lề Luật để làm gì?”

Mở đầu bài giáo lý Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Lề Luật để làm gì?” (Gl 3,19). Nếu đã có Chúa Thánh Thần, có Chúa Giêsu cứu độ chúng ta thì Lề Luật để làm gì? Đức Thánh Cha cho biết mục đích của bài giáo lý, khi muốn cùng với thánh Phaolô đào sâu câu hỏi hơn, đó là để nhận ra sự mới mẻ của đời sống Kitô hữu được Chúa Thánh Thần làm cho sinh động. Thánh Tông đồ viết: “Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề Luật nữa” (Gl 5,18).

Đức Thánh Cha nhận xét rằng thánh Phaolô viết cho tín hữu Galát để tìm cách bác bỏ lập luận của những người gièm pha ngài, những người cho rằng tín hữu Galát phải tuân giữ Lề Luật để được cứu độ. Họ là những người hoài cổ, hoài niệm về thời đại trước Chúa Giêsu Kitô. Thánh Tông Đồ không đồng ý chút nào. Đây không phải là những điều mà ngài đã đồng ý với các Tông đồ khác ở Giêrusalem. Ngài nhớ rất rõ những lời của thánh Phêrô: “Vậy bây giờ, sao anh em lại thử thách Thiên Chúa, mà quàng vào cổ các môn đệ một cái ách mà cả cha ông chúng ta lẫn chúng ta đã không có sức mang nổi?” (Cv 15, 10).

Những lập trường trong ‘công đồng đầu tiên’ đó ở Giêrusalem là rất rõ ràng. Họ nói: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm” (Cv 15, 28-29). Đây là một số điều liên quan đến việc phụng thờ Thiên Chúa, việc thờ ngẫu tượng và cả cách hiểu về đời sống thời đó.

Giao ước của Thiên Chúa và Lề Luật

Khi nói về Lề Luật, thánh Phaolô thường đề cập đến Luật Môsê. Đức Thánh Cha giải thích rằng Luật Môsê liên quan với Giao ước mà Thiên Chúa đã thiết lập với dân Người. Đức Thánh Cha nói: Theo nhiều văn bản Cựu Ước khác nhau, Torah - thuật ngữ tiếng Do Thái dùng để chỉ Lề Luật - là tập hợp của tất cả những quy định và chuẩn mực mà dân Israel phải tuân giữ theo Giao ước với Thiên Chúa. Một bản tổng hợp đầy đủ về Bộ Luật Torah có thể được tìm thấy trong bản văn của sách Đệ Nhị Luật: “ĐỨC CHÚA sẽ lấy làm vui vì hạnh phúc của anh (em), cũng như Người đã lấy làm vui vì hạnh phúc của cha ông anh (em), miễn là anh (em) nghe tiếng ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), mà giữ những mệnh lệnh và thánh chỉ Người, ghi trong sách Luật này, miễn là anh (em) trở về với ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ” (30, 9-10).

Lề Luật là cách thế nhờ đó dân Do Thái giữ mối liên hệ với Thiên Chúa và tôn trọng giao ước. Đức Thánh Cha giải thích: Việc tuân giữ Lề Luật bảo đảm cho dân chúng những lợi ích của Giao ước và mối quan hệ đặc biệt với Thiên Chúa. Dân tộc này, người này, liên kết với Thiên Chúa và thể hiện sự kết hợp này bằng việc thực hiện và tuân giữ lề luật. Khi lập Giao ước với Israel, Thiên Chúa đã ban cho họ Luật Torah để họ có thể hiểu được ý muốn của Người và sống công chính. Nhiều lần, đặc biệt là trong các sách Ngôn sứ, có lưu ý rằng việc không tuân theo các quy định của Lề Luật thì đã là sự phản bội thực sự đối với Giao ước, và khiến Thiên Chúa nổi giận. Mối liên hệ giữa Giao ước và Lề Luật chặt chẽ đến nỗi hai thực tại được hiểu là không thể tách rời. Lề Luật là cách diễn tả cho thấy một người, một dân tộc có giao ước với Thiên Chúa.

Giao ước dựa trên niềm tin vào lời hứa của Thiên Chúa

Tuy nhiên, thánh Tông đồ giải thích cho tín hữu Galát rằng, trên thực tế, Giao ước và Lề Luật không phải là liên kết không thể tách biệt. Đức Thánh Cha giải thích: Yếu tố đầu tiên mà thánh Phaolô dựa vào là Giao ước do Thiên Chúa thiết lập với ông Ápraham dựa trên niềm tin vào việc thực hiện lời hứa chứ không phải dựa trên việc tuân giữ Lề Luật, thứ mà khi đó chưa có. Thánh Tông đồ viết: “Tôi muốn nói là: Lề Luật, mãi bốn trăm ba mươi năm sau mới được thiết lập (với ông Môsê), không phế bỏ giao ước đã được Thiên Chúa ký kết (với tổ phụ Ápraham), và như vậy làm cho lời hứa ra vô hiệu”. Đức Thánh Cha lưu ý rằng “lời hứa” rất quan trọng: Dân Chúa, các Kitô hữu chúng ta bước đi trong cuộc đời và hướng nhìn đến một lời hứa, lời hứa chính là điều thu hút chúng ta để tiến bước đi gặp Chúa. “Thật thế, nếu nhờ Lề Luật mà người ta được hưởng gia tài, thì không còn phải là nhờ lời hứa nữa. Thế nhưng Thiên Chúa đã dùng một lời hứa mà ban ân huệ cho ông Ápraham” (Gl 3, 17-18). Với lý luận này, thánh Phaolô đã đạt được mục tiêu đầu tiên của mình: Lề Luật không phải là nền tảng của Giao Ước vì nó có sau. Nó cần thiết và đúng đắn nhưng trước đó đã có lời hứa, có giao ước.

Lề Luật được hoàn thành trong Chúa Kitô

Lập luận của thánh Phaolô đã loại bỏ tất cả những người cho rằng Luật Môsê là một phần cấu thành Giao ước. Trên thực tế, Lề Luật không có trong lời hứa với tổ phụ Ápraham. Đức Thánh Cha lưu ý: Tuy nhiên, khi nói điều này, chúng ta không nên nghĩ rằng thánh Phaolô chống lại Luật Môsê. Một vài lần trong các Thư của mình, ngài bảo vệ nguồn gốc thần linh của Luật Môsê và nói rằng nó có một vai trò được xác định rõ ràng trong lịch sử cứu độ. Tuy nhiên, Lề Luật không làm cho sống, không làm cho lời hứa được hoàn thành bởi vì nó không có khả năng thực hiện được. Lề Luật là con đường đưa bạn tiến đến cuộc gặp gỡ. Thánh Phaolô sử dụng một từ rất quan trọng: lề luật là “nhà giáo dục” hướng đến Chúa Kitô, đến đức tin vào Chúa Kitô, nghĩa là người thầy cầm tay dẫn bạn đến cuộc gặp gỡ. Những ai tìm kiếm sự sống cần phải nhìn vào lời hứa và sự hoàn thành lời hứa nơi Chúa Kitô.

Tính mới mẻ triệt để của đời sống Kitô hữu: hoàn thành Lề Luật theo giới răn yêu thương

Kết thúc bài giáo lý Đức Thánh Cha nhận định rằng bài trình bày đầu tiên này của thánh Phaolô với tín hữu Galát trình bày sự mới mẻ triệt để của đời sống Kitô hữu. Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi: tất cả những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô đều được kêu gọi sống trong Chúa Thánh Thần, Đấng giải thoát khỏi Lề Luật và đồng thời, hoàn thành Lề Luật theo giới răn yêu thương.

Gặp gỡ Chúa Giêsu quan trọng hơn tất cả các điều răn

Đức Thánh Cha nhắn nhủ thêm: Điều này rất quan trọng, Lề luật dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Nhưng một số bạn có thể nói với tôi: “Nhưng thưa cha, điều này có nghĩa là nếu con cầu nguyện đọc Kinh Tin Kính thì con không phải tuân giữ các điều răn sao?”. Không, các điều răn có liên quan theo nghĩa chúng là “nhà mô phạm” dẫn bạn đến cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Nhưng nếu bạn bỏ qua một bên cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và muốn quay trở lại, xem các điều răn quan trọng hơn, thì đây là vấn đề của những nhà truyền giáo theo chủ nghĩa bảo thủ này, những người đã trà trộn với tín hữu Galát để làm họ bối rối. Xin Chúa giúp chúng ta đi trên con đường của các giới răn nhưng nhìn vào tình yêu dành cho Chúa Kitô, với cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, biết rằng cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu quan trọng hơn tất cả các điều răn.

Hồng Thủy - Vatican News