28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 21)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 25)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 21)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 41)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 60)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 63)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 54)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 68)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mc 8,27-35

12 Tháng Chín 20217:03 SA(Xem: 556)

chuabayLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mc 8,27-35

Thầy là Đấng Ki-tô. Con Người phải chịu đau khổ nhiều.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

27 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ rời Bết-xai-đa để đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ : “Người ta nói Thầy là ai ?” 28 Các ông đáp : “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” 29 Người lại hỏi các ông : “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” Ông Phê-rô trả lời : “Thầy là Đấng Ki-tô.” 30 Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.

31 Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết : Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại. 32 Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. 33 Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô : “Xa-tan ! lui lại đàng sau Thầy ! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.”

34 Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. 35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”

SUY NIỆM-ĐỨC GIÊSU LÀ AI?

Có một người ngoài Kitô giáo đã chỉ vào Thánh Giá và hỏi rằng : “Tại sao người Công giáo thờ một hình tượng ghê rợn và thê thảm như vậy?” Quả thật, đối với người đời thì hình khổ thập giá là một điều đáng kinh hãi. Tuy nhiên, Đức Giêsu lại coi đó là phương thế duy nhất dẫn đến sự sống.

“Đám đông nói Thầy là ai?”

Ngày xưa, người Do Thái đã không nhận ra chân tính đích thực của Đức Giêsu nên đã đưa ra những câu trả lời sai về Người. Còn Đức Giêsu thì muốn để các môn đệ nhận ra chân dung đích thực của Đấng Cứu Thế. Từ đó, các ông sẽ tuyên xưng, tín thác vào Đấng sẽ bị bắt, bị treo trên thập giá và bị giết chết. Nhưng cũng chính nhờ đó mà Đấng ấy sẽ cứu chuộc và giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết. Người phải từ bỏ chính mình, vác thập giá hàng ngày mà theo. Bổn phận ấy đòi người ta phải sẵn sàng trung tín với Thiên Chúa cho đến chết.

Cuộc sống đạo của chúng ta cũng tương tự như thế. Để theo chân Đức Giêsu tiến lên đỉnh Canvê, chúng ta cũng phải trải qua bao gian lao vất vả. Thế nhưng, những gian khổ mà chúng ta phải trải qua chính là những phương thế thích hợp giúp chúng ta nên thánh.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin Chúa ban cho chúng con ơn can đảm và quảng đại, để con hăng hái vác thập giá hằng ngày mà tiến bước theo Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Sự bình đẳng trong Chúa Kitô vượt qua những khác biệt giữa chúng ta

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 8/9/2021 Đức Thánh Cha tiếp tục suy tư về thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát, với giáo huấn về ơn trở nên con cái Chúa nhờ bí tích rửa tội. Căn tính mới này vượt qua mọi khác biệt, làm cho mọi người trở nên bình đẳng với nhau.

Thánh Phaolô viết: “Nhờ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa. Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy trong Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô. Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Ápraham, những người thừa kế theo lời hứa” (Gl 3, 26-29).

Đức Thánh Cha giải thích rằng “Bằng sự nhập thể, cái chết và sự phục sinh của mình, Con Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với Chúa Cha, ban cho chúng ta sự sống mới và ban cho chúng ta được dự phần vào quyền làm con Thiên Chúa của Người. Nhờ đức tin và phép rửa tội, chúng ta đã được biến đổi nội tâm; bây giờ, khi “mặc lấy Đức Kitô”, chúng ta đã trở thành một thụ tạo mới. Căn tính mới này vượt qua mọi khác biệt về sắc tộc, xã hội và tôn giáo: trong Đức Kitô, “không còn phân biệt người Do Thái hay người Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ” (Gl 3,28).

Đức Thánh Cha nhận định rằng các Kitô hữu chúng ta có thể coi thường sự mới mẻ của sự sống được ban khi lãnh nhận bí tích rửa tội. Ngài mong ước rằng, khi nhận thức về phẩm giá là con cái của Chúa Cha, chớ gì chúng ta quyết tâm hòa giải mọi chia rẽ để đón nhận trọn vẹn sự hiệp nhất của chúng ta trong Chúa Kitô, và ơn gọi của chúng ta là trở thành những chứng nhân thuyết phục về sự hiệp nhất mà toàn thể gia đình nhân loại được mời gọi tham dự, theo kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa (xem Gaudium et Spes, 1).

Bí tích rửa tội - giây phút chúng ta trở nên con Thiên Chúa

Mở đầu bài giáo lý Đức Thánh Cha nhận định rằng Thánh Tông đồ (Phaolô) nhấn mạnh với các Kitô hữu để họ không quên sự mới mẻ trong mặc khải của Thiên Chúa đã được loan báo cho họ. “Hoàn toàn đồng ý với thánh sử Gioan (x. 1 Ga 3: 1-2), thánh Phaolô nhấn mạnh rằng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô đã cho phép chúng ta thực sự trở thành con cái Thiên Chúa và cũng là người thừa kế của Người. Các Kitô hữu chúng ta thường coi thường thực tế là con Thiên Chúa này. Thật là điều tốt khi luôn nhớ lại giây phút chúng ta trở thành con Thiên Chúa, khi chúng ta được nhận bí tích rửa tội, để sống món quà tuyệt vời đã nhận được cách ý thức hơn”.

Đức Thánh Cha nghĩ rằng chắc ít người nhớ ngày rửa tội của mình. Đó là ngày chúng ta được cứu độ, là ngày chúng ta trở thành con Thiên Chúa. Ngài mời gọi mọi người tìm hiểu ngày này và mỗi năm nhớ đến ngày này, ngày chúng ta được trở nên con Thiên Chúa.

Trở nên con Thiên Chúa "trong Đức Kitô"

Trở lại bài giáo lý, Đức Thánh Cha lưu ý rằng, trên thực tế, một khi “đức tin đến” (câu 25), thì chúng ta được ở trong tình trạng hoàn toàn mới và điều này mang lại quyền làm con Thiên Chúa. Đức Thánh Cha giải thích: “Mối quan hệ họ hàng mà thánh Phaolô nói đến không còn là mối quan hệ chung chung bao gồm tất cả mọi người nam nữ, như là con của Đấng Tạo Hóa duy nhất. Trong đoạn sách Thánh chúng ta vừa nghe, ngài khẳng định rằng đức tin cho chúng ta được trở thành con Thiên Chúa ‘trong Đức Kitô’ (câu 26): đây là điểm mới. ‘

Trong Đức Kitô’, đây là điều tạo nên sự khác biệt. Không chỉ là con cái Thiên Chúa, giống như tất cả mọi người: tất cả mọi người nam nữ đều là con Thiên Chúa, tất cả mọi người, dù chúng ta theo tôn giáo nào. Nhưng ‘trong Đức Kitô’ là điều tạo nên sự khác biệt giữa các Kitô hữu, và điều này chỉ xảy ra khi tham dự vào ơn cứu chuộc của Đức Kitô và xảy ra nơi chúng ta trong bí tích rửa tội. Khi nhập thể, Chúa Giêsu đã trở thành anh em của chúng ta, và với cái chết và sự phục sinh của Người, Chúa đã hòa giải chúng ta với Chúa Cha. Ai tiếp đón Đức Kitô trong đức tin, nhờ bí tích rửa tội, được ‘mặc lấy’ Nguời, và mang phẩm giá của con cái (xem câu 27)”.

Lãnh nhận bí tích rửa tội: Tham dự vào mầu nhiệm của Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha giải thích thêm: “Nhiều lần, trong các Thư của mình, thánh Phaolô đề cập đến bí tích rửa tội. Đối với ngài, được rửa tội tương đương với việc tham dự một cách hiệu quả và thực sự vào mầu nhiệm của Chúa Giêsu. Ví dụ, trong thư gửi tín hữu Roma, ngài nói rằng trong bí tích rửa tội, chúng ta cùng chết với Đức Kitô và được mai táng với Người để được sống với Người (xem 6, 3-14). Đây là ân sủng của bí tích rửa tội: tham dự vào sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Do đó, bí tích rửa tội không phải là một nghi thức thuần tuý bên ngoài. Những người nhận bí tích được biến đổi từ trong nội tâm, trong bản thể sâu kín nhất, và có một cuộc sống mới, chính là điều cho phép họ hướng về Thiên Chúa và gọi Người với tên ‘Abbà’, nghĩa là ‘ba’. Đức Thánh Cha nhấn mạnh, không phải chỉ là “người cha”, nhưng là “ba”, là “bố” (xem Gl 4, 6).

Căn tính mới vượt trên những khác biệt sắc tộc và tôn giáo

Tiếp tục bài giáo lý Đức Thánh Cha cũng lưu ý rằng Thánh Tông đồ khẳng định một cách táo bạo rằng căn tính mà chúng ta nhận được nhờ bí tích rửa tội là một căn tính hoàn toàn mới, vượt trên những khác biệt tồn tại trên bình diện sắc tộc-tôn giáo: “Không còn phân biệt người Do Thái hay người Hy Lạp”; và cả về mặt xã hội: “Không còn nô lệ hay tự do; không còn nam hay nữ” (Gl 3,28). Đức Thánh Cha lưu ý rằng chúng ta thường đọc những câu này quá nhanh, mà không nắm bắt được giá trị cách mạng của chúng.

Lạc giáo?

Đức Thánh Cha giải thích thêm, “Đối với thánh Phaolô, viết cho tín hữu Galát rằng trong Đức Kitô ‘không còn người Do Thái hay người Hy Lạp’ nghĩa là thực hiện một sự đảo lộn thực sự trong lãnh vực tôn giáo-sắc tộc. Người Do Thái, vì thuộc về dân tộc được chọn, được đặc ân hơn người ngoại giáo (xem Rm 2, 17-20). Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi giáo huấn mới này của thánh Tông đồ nghe có vẻ giống như lạc giáo”.

Nô lệ mới

Theo Đức Thánh Cha, sự bình đẳng thứ hai, giữa “tự do” và “nô lệ”, cũng mở ra những quan điểm gây sốc. Ngài giải thích rằng “Đối với xã hội cổ đại, sự phân biệt giữa nô lệ và công dân tự do là rất quan trọng. Theo luật, những công dân tự do được hưởng mọi quyền, trong khi nhân phẩm của những nô lệ thậm chí còn không được công nhận”.

Đức Thánh Cha nhận định: Điều này cũng xảy ra ngày nay: rất nhiều người trên thế giới, rất nhiều, hàng triệu người, không có quyền ăn, không có quyền học hành, không có quyền làm việc: họ là những nô lệ mới, những người ở ngoại vi cuộc sống, những người bị bóc lột khai thác bởi tất cả mọi người. Ngay cả ngày nay vẫn có chế độ nô lệ: chúng ta hãy nghĩ về điều này một chút. Chúng ta phủ nhận nhân phẩm của những người này. Họ là nô lệ.

Tình trạng nô lệ của người nữ

Cuối cùng, sự bình đẳng trong Đức Kitô đã vượt qua sự khác biệt xã hội giữa hai giới tính, thiết lập một sự bình đẳng giữa nam và nữ. Đức Thánh Cha nhận định: “Vào thời đó, điều này là một sự cách mạng; và điều này cần được tái khẳng định ngay cả ngày nay. Bao lần chúng ta nghe những câu khinh thường phụ nữ! Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe: ‘Không, đừng làm gì cả, đó là việc của phụ nữ’. Nhưng hãy nhìn xem, người nam và người nữ có phẩm giá như nhau, và trong lịch sử, thậm chí ngày nay, có chế độ nô lệ phụ nữ: phụ nữ không có cơ hội như nam giới. Chúng ta phải đọc những gì thánh Phaolô nói: chúng ta bình đẳng với nhau trong Chúa Giêsu Kitô”.

Phẩm giá con Thiên Chúa mang lại sự bình đẳng

Đức Thánh Cha nhận định: “Bằng cách này, thánh Phao-lô khẳng định sự hiệp nhất sâu xa giữa tất cả những người đã được lãnh nhận bí tích rửa tội, dù họ thuộc hoàn cảnh sống nào, dù là nam hay nữ: đều bình đẳng, vì mỗi người, trong Đức Kitô, là một tạo vật mới. Mọi sự phân biệt đều là thứ yếu so với phẩm giá làm con Thiên Chúa, Đấng bằng tình yêu thương của Người đã thực hiện sự bình đẳng thực sự và căn bản. Tất cả mọi người, nhờ ơn cứu chuộc của Chúa Kitô và nhờ bí tích rửa tội mà chúng ta đã lãnh nhận, đều bình đẳng: là những người con của Thiên Chúa”.

Ơn gọi thực hiện sự hiệp nhất

Tiếp đến Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “chúng ta được mời gọi, theo cách tích cực hơn, sống một đời sống mới, thể hiện trong quyền làm con Thiên Chúa. Nó cũng là điều quyết định đối với tất cả chúng ta ngày nay khi tái khám phá vẻ đẹp của việc làm con Thiên Chúa, trở thành anh chị em của nhau vì chúng ta được hiệp nhất trong Đức Kitô”. Theo Đức Thánh Cha, “những khác biệt và tương phản tạo ra sự ngăn cách không được tồn tại nơi những người tin vào Đức Kitô”. Ngài nhắc lại lời thánh Giacôbê, cảnh báo về sự bất công trong cộng đoàn mà nhiều khi chúng ta hành xử cách vô thức: khi một người ăn mặc sang trọng, vàng bạc đầy mình, được mời ngồi hàng đầu; còn người nghèo thì cho ngồi chỗ cuối. Đức Thánh Cha nhắc lại: Chúng ta bình đẳng với nhau.

Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng ơn gọi của chúng ta là làm cho lời kêu gọi hiệp nhất toàn thể nhân loại trở nên cụ thể và rõ ràng (xem Lumen gentium, 1). Do đó, mọi thứ làm gia tăng sự khác biệt giữa mọi người, thường gây ra sự kỳ thị - tất cả những điều này, trước mặt Thiên Chúa, không còn ý nghĩa gì nữa, nhờ ơn cứu độ được thực hiện trong Đức Kitô. Đức Thánh Cha kết luận: “Điều quan trọng là đức tin hành động theo con đường hiệp nhất do Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Trách nhiệm của chúng ta là bước đi cách dứt khoát trên con đường này”.

Hồng Thủy - Vatican News