22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 27)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 33)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 41)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 48)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 51)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 43)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG! Lm JB. NGUYỄN MINH HÙNG Giáo phận Phú Cường Kính mời theo dõi video tại đây:

20 Tháng Chín 202112:04 CH(Xem: 615)

11-5ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG! Lm JB. NGUYỄN MINH HÙNG
Giáo phận Phú Cường

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3Cry0w0

Bài Tin Mừng hôm nay ghi dấu một giai đoạn quan trọng: Chúa Giêsu đang từ phía Bắc tiến về Giêrusalem. Tại thủ đô Giêrusalem, khổ hình thập giá với tất cả nỗi nhục nhằn, tang thương, đau xót đang chờ đợi phía trước.

Suốt hành trình tiến về phía thập giá cứu chuộc, có đến ba lần Chúa mặc khải cho tông đồ đoàn về những thương đau đang chờ đợi Thầy trò phía trước. Nhưng thật lạ lùng, các tông đồ không một chút đón nhận hay cảm biết lời dạy của Chúa. Các ông như người xa lạ, đứng ngoài tất cả mọi tâm tư mà Chúa muốn mặc khải.

Nội dung Tin Mừng Chúa nhật hôm nay là một trong những lần mặc khải ấy của Chúa Giêsu. Nội dung này có thể chia làm ba phần:

1- Chúa Giêsu loan báo cuộc tử nạn của Chúa.
2 - Nhưng ngay sau những lời loan báo tử nạn, thái độ mà Chúa nhận được nơi các môn đệ là sự tranh giành ngôi thứ: ai là người lớn, ai là người bé. Nghĩa là ai ngồi trên ai, ai có quyền nắm đầu ai;
3 - Chúa Giêsu dạy người đứng đầu phải là người phục vụ.

I. SỰ TƯƠNG PHẢN GIỮA TÂM TƯ CỦA CHÚA VÀ THÁI ĐỘ CỦA CÁC TÔNG ĐỒ.

Đọc cả ba nội dung trong đoạn Tin Mừng này, ta thấy nổi lên sự tương phản hết sức lớn giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Chúa:

- Chúa Giêsu là Chúa, là Đấng lãnh đạo tối cao thì lại chấp nhận chịu thiệt thòi, chấp nhận hy sinh, chấp nhận bị giết chết. Các môn đệ chỉ là những kẻ hèn mọn, dốt nát, kém cỏi thì lại muốn ăn trên ngồi trước, muốn nên bậc nhất nhì trong thiên hạ.

- Đây là hành trình cuối đời của Chúa Giêsu. Thời gian thụ nạn chẳng còn bao lâu. Chắc chắn Chúa đang cảm nghiệm sâu xa hình ảnh thập giá, những khổ đau mà người đời dành cho Chúa. Các môn đệ lại hết sức vô tâm. Các ông vô tâm đến nỗi không một chút mảy may nhận ra tâm tư của Thầy để mà đồng cảm, để mà sớt chia. Dù chỉ một chút ưu tư của Thầy, các ông cũng không thể chia sẻ. Sự vô tâm của các ông thật đáng buồn.

- Đường đi của Chúa Giêsu là đường đi một mình. Có cả một đoàn tông đồ bên cạnh, có cả một đám đông được Chúa chữa lành, được Chúa nhiều lần làm phép lạ giúp đỡ, hay dạy dỗ…, nhưng chẳng một ai hiểu được nỗi lòng của Chúa. Chỉ có Chúa vò võ một mình vâng phục thánh ý Chúa Cha, một mình đón nhận thập giá, một mình đi đến cùng trong sự hiến dâng chính mình.

- Đối với Chúa, người làm lớn phải là người cúi xuống phục vụ, còn các tông đồ, một khi thích “ăn trên ngồi trước” thì chắc chắn chẳng bao giờ nghĩ mình phải phục vụ ai. Ngược lại, hình như các ông đang nuôi mộng thống trị thì đúng hơn.

Tất cả các ông đều như thế, chứ không riêng hai anh em Giacôbê và Gioan (kẻ đã xin cho được ngồi bên hữu, bên tả khi “Thầy vinh quang”). Bởi mười người còn lại đã “tức tối với Giacôbê và Gioan”. Sao lại tức tối, nếu không phải là kẻ cũng đồng một ý nghĩ hám danh, hám lợi như Giacôbê và Gioan.

- Chúa không bao giờ nhắm đến việc chính trị. Không bao giờ Chúa dạy các môn đệ về quyền hành trần thế. Không bao giờ Chúa nghĩ đến việc phải tiêu diệt chính quyền, để Chúa xưng vương xưng bá. Bao nhiêu năm rồi mà các môn đệ vẫn chưa thuộc bài. Các ông vẫn mang não trạng về một Đấng Thiên Sai trần thế uy quyền thống lãnh sơn hà.

Vì thế, hình như các ông theo Chúa là để tìm lợi lộc trần thế cho các ông hơn là tìm sáng danh Thiên Chúa. Các ông chưa thể hiểu được rằng, Thầy Giêsu của các ông sẽ là Đấng Cứu Chuộc con người về mặt tâm linh chứ không phải trần thế.

II. BÀI HỌC NÀO CHO CHÚNG TA?

Chúng ta cũng giống các tông đồ, chỉ biết tìm kiếm những cái phụ hệ, nào là hào nhoáng bên ngoài, là vinh quang cho bản thân, là quyền hành trên mọi người, là tìm cách tự tạo cho mình vỏ bọc của kẻ có uy, có danh…

Thói tìm kiếm những trang bị ích kỷ để cốt sao vinh thân, phì da ở trần thế không bao giờ có trong giáo huấn của Chúa Giêsu, vì thế, chẳng những không bao giờ phù hợp mà còn đi ngược với giáo huấn ấy.

Giáo huấn của Chúa không chỉ qua đời sống, qua lời dạy, mà còn cụ thể qua việc Chúa chấp nhận hiến dâng chính mình làm giá cứu chuộc. Nói cách khác, giáo huấn đó, đòi phải có đức mến lớn lao, trào tràn, đồng thời trong một nỗ lực quyết sống, quyết chết cho tình yêu một cách liên lỉ mới thực hiện được.

Nhiều người tài được ca tụng nhất thời, sau đó tên tuổi bị phai nhạt với thời gian! Trái lại, những “Tôi tớ Nước Trời” được ghi danh lưu truyền chẳng những ở trần gian mà trên thiên quốc. Vì việc họ làm là để sáng danh Chúa và mưu cầu lợi ích thiêng thiêng cho các linh hồn, chứ không nhắm vinh danh mình.

Chúng ta hãy mang lấy tâm tư của Chúa Giêsu, để sống giống như Chúa, và nếu cần, chết như Chúa. Tâm tư đó thể hiện qua lời dạy: “Ai muốn làm lớn, phải làm người phục vụ. Ai muốn đứng đầu thì phải làm đầy tớ”.

Một trong những trang sử của các thánh là cuộc đời của Charles Eugène de Foucauld, biệt danh là người hùng sa mạc Sahara. Trước đây, Foucauld là một viên thượng tá trong quân đội Pháp. Đã từng chỉ huy các đoàn kỵ binh anh dũng rong ruổi ngược xuôi trên lưng ngựa để phục vụ hoàng triều nước Pháp. Foucauld tưởng như vậy là thành công và oai hùng.

Tuy nắm trong tay những tấm huy chương chói lọi, và tai nghe tiếng vó ngựa vang trời, dần dần Foucauld cảm nhận sự rỗng tuếch trong tất cả những điều tưởng chừng rất vinh quang ấy. Thăm thẳm trong cõi lòng, người đàn ông vẫn cảm thấy sự trống vắng, vô nghĩa của cuộc đời!

Đến một ngày, bức phá nhằm tìm kiếm cho mình một ý nghĩa tròn đầy, người sĩ quan lừng danh rời quân ngũ, xin vào phục vụ trong tu viện ở làng Nagiaret. Tại đây, Foucauld gánh nước cho từng nhà, nhất là những người già yếu bệnh tật.

Rồi Chúa lại dẫn lối Foucauld. Một lần, ông đi tĩnh huấn trong sa mạc. Ông khám phá ra ý Chúa muốn ông ra đi đem Tin Mừng cho Phi Châu. Từ đó, Charles Eugène de Foucauld gắn mình hết sức nhiệt thành, trung tín với lục địa đen nghèo khổ. Ông tìm thấy lẽ sống trong chính môi trường nghèo mà ông đang chọn dấn thân.

Xưa trong đời quân ngũ, Foucauld không chinh phục được ai. Nhưng giờ đây, trong đời tu sĩ, ông đã đem nhiều linh hồn về với Chúa...

Đó là bài học cho bạn và tôi. Chỉ có con đường hy sinh phục vụ như Chúa Kitô mới là con đường phù hợp nhất với ơn gọi Kitô hữu.

Chỉ có một thái độ duy nhất, đó là noi gương Chúa Kitô để nếu sống thì sống cho anh chị em; nếu cần phải chết, thì chết cho con người, mới là con đường đẹp, hoàn hảo và vinh quang.

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG