18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 27)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 37)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 30)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

SUY NIỆM PHÚC ÂM, CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B (14/11/2021)

12 Tháng Mười Một 20219:34 CH(Xem: 445)

1-1-21SUY NIỆM PHÚC ÂM, CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B (14/11/2021)

KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

" Bấy giờ Người sẽ sai các thiên thần của Người đi quy tụ những kẻ đã được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ chân trời cho đến cùng kiệt trái đất".

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Phụng vụ Lời Chúa kết thúc với Chúa Nhật XXXIV Thường Niên mừng Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ. Trước Lể mừng Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ Giáo Hội Việt Nam có Lể mừng các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào Chúa Nhật XXXIV Thường Niên hôm nay. Dù đang sống trong hoàn cảnh không mấy thuận lợi cho việc mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam một cách trọng thể, chúng ta hãy cố gằng dành chút thời gian để suy nghĩ về gương hy sinh của các Ngài là tổ tiên, là cha ông đáng kính đáng mến của chúng ta và về trách nhiệm của chúng ta là làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.

II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 13,24-32: “Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người ngự đến trên đám mây với đầy quyền năng và vinh quang. Và bấy giờ Người sẽ sai các thiên thần của Người đi quy tụ những kẻ đã được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ chân trời cho đến cùng kiệt trái đất. Nhìn vào cây vả, các con hãy tìm hiểu dụ ngôn này. Khi nó đâm chồi nảy lộc, các con biết rằng mùa hè gần đến. Cũng vậy, khi các con nhìn thấy tất cả những điều đó xảy ra, thì các con hãy biết là Người đã tới gần ngoài cửa rồi. Thầy bảo thật các con: Thế hệ này sẽ chẳng qua đi trước khi mọi sự đó xảy đến. Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi.

"Còn về ngày đó hay giờ đó, thì không một ai biết được, dù các thiên thần trên trời, dù Con Người cũng chẳng biết, chỉ có mình Cha biết thôi".

III. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ KIÊN CƯỜNG SỐNG VÀ LÀM CHỨNG ĐỨC TIN.

Lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam được gọi là Lễ Thánh An-rê Dũng Lạc và các Bạn Tử Đạo. Việc kính Thánh An-rê Dũng Lạc và các Bạn Tử Đạo bao gồm việc kính tất cả 117 Vị Tử Đạo đã được Giáo Hội phong lên bậc Hiển Thánh. 117 vị Thánh này có 96 Thánh Việt Nam (37 linh mục, 14 thầy giảng, một chủng sinh và 44 giáo dân), 11 Thánh người Tây Ban Nha (6 giám mục và 5 linh mục), 10 Thánh người Pháp (2 giám mục và 8 linh mục). Chúng ta có thể kể thêm Chân Phước An-rê Phú Yên (Vị tử đạo đầu tiên) vào hàng ngũ các Thánh Tử Đạo Việt Nam nên con số sẽ là 118 Vị.

Thánh An-rê Dũng Lạc tử đạo ngày 21 tháng 12 năm 1839. Hai vị Thánh Tử Đạo đầu tiên là Linh mục Tế và Linh mục Đậu tử đạo ngày 22 tháng 1 năm 1745, và vị Thánh Tử Đạo sau cùng là giáo dân Phê-rô Đa tử đạo ngày 17 tháng 6 năm 1862. Như vậy khi nói các Bạn Tử Đạo với Thánh An-rê Dũng Lạc ta phải hiểu là các Thánh Tử Đạo kể từ năm 1745 tới năm 1862 (trong khoảng thời gian 117 năm).

Tất cả các Vị Thánh này, chỉ vì kiên trung giữ vững đức Tin, quyết tâm không bỏ Chúa, không bỏ Giáo Hội, nên đã trải qua nhiều đau khổ, cơ cực, như bị tra tấn, bị đòn vọt đánh nát thịt da, bị kìm nung đỏ cặp vào chân tay, bị đói khát, bị mình trần phơi nắng nhiều ngày, bị gông cùm xiềng xích trong tù ngục nhiều tháng trời v.v.. và sau cùng hoặc bị chém đầu (án trảm), hoặc bị thiêu đốt (án thiêu sinh), hoặc bị xiết cổ đến chết (án giảo), hoặc bị cắt các chi thể rồi mới chém đầu (án lăng trì), hoặc bị cắt xẻ da thịt ra hằng trăm miếng (án bá đao). Cũng có vị, vì bị tra tấn quá dã man, bị đói khát, ngày đêm nhốt trong cũi chật hẹp, lại phải đeo xiềng xích, cùm chân tay, nên đã trút hơi thở cuối cùng, trước khi bị đem ra pháp trường.

Một vài tấm gương anh dũng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam:

- Thánh Linh mục Du bị trói vào một cây cọc. Có 3 lý hình, một cầm kìm, một cầm dao, còn một người lo đếm cho đủ 100 lát cắt. Trước đó, lính đã nhét đá vào miệng ngài và cột chặt, để không có thể kêu la hay bỏ chạy được. Sau một hồi trống, lý hình cắt lớp da trên trán Cha Du lệt xuống che mắt, rồi cắt từng mảng hai bên ngực, sau lưng, tay chân. Quá đau đớn Cha Du giãy giụa quàn quại, ngướv mắt lên trời cao, rồi gục đầu xuống nhắm mắt lìa trần. Tiếp theo quân lính cắt đầu của vị tử đạo, bổ thân mình làm 4 và ném xuống biển. Còn thủ cấp Cha được đem đi bêu tại nhiều nơi, rồi đưa trả về kinh đô, bị bỏ vào cối giã nát và cho rắc xuống biển.

- Thánh Giám mục Xuyên, chân tay bị trói vào bốn cọc. Năm lý hình cầm 5 cái rìu, sẵn sàng nghe lện quan án sát. Vừa nghe lện, hai lý hình chặt hai chân, hai lý hình chặt hai tay, đến lượt lý hình thứ năm chặt đầu. Rồi họ mổ bụng ngài cắt lấy ruột gan.

- Hai Cha Điểm và Khoa bị trói chân tay vào cột, lý hình tròng dây vào cổ. Nghe hiệu lệnh, lý hình cầm hai đầu dây xiết mạnh cho đến khi hai vị nghẹt thở và lịm dần.

Sáng ngày 5-6-1862, trước sự chứng kiến của rất đông người, hai giáo dân: Thánh Toại và Thánh Huyên bước vào cũi tre để bị thiêu sống. Những người hiện diện đều xúc động khi nghe rõ các ông cất tiếng nguyện cầu thật lớn, trong khi ngọn lửa hồng phừng phực bốc cao, thiêu đốt hai ông.

- Sau ba tháng tù tại Bình Định ông An-rê Nguyễn Kim Thông nhận được án phát lưu vào Vĩnh Long. Đường từ Bình Định vào Nam xa xôi, ông Thông cùng với bốn chứng nhân khác. Vì tuổi già sức yếu, lại phải mang gông siềng, ông bước đi một cách rất khó khăn, mệt nhọc. Mỗi ngày chỉ đi được bảy tám dặm, dưới ánh nắng gay gắt. Tối đến, đoàn tù nhân được tạm giam trong các đòn quan, hay nhà tù địa phương. Được vài ba ngày, lính thấy ông Thông đuối sức quá, sợ không thể đi tới nơi, thì thương tình tháo gông xiềng cho ông. Đến Chợ Quán, thấy tình trạng sức khỏe của ông quá tàn tạ, Cha Được đã đến ban phép xức dầu cho ông. Sau đó ông lại phải mang gông xiềng tiếp. Khi ông đặt chân lên đất lưu đày, ông chỉ kịp đọc kinh an năn tội, vài kinh kính mừng, rồi tắt thở. Hôm đó là ngày 15 tháng 5 năm 1855.

- Bà Thánh I-nê Đê (Lê Thị Thành), sau khi đã bị tra tấn và chịu đòn, coi trong người không có chỗ nào không bị thương tích, áo quần đầy máu me, bà đã trút hơi thở cuối cùng trong ngục. Lời sau cùng của bà là: "Giê-su Ma-ri-a Giu-se, con phó thác hồn con và thân xác con trong tay Chúa, xin ban cho con trọn niềm tin ở Chúa." Hôm đó là ngày 12-7-1841, sau 3 tháng bị giam cầm về đức Tin.

- Riêng những vị xử trảm, cũng có những gương sáng lạng về việc các ngài coi thường sự đau đớn lúc bị chém đầu. Coi như các ngài ước ao được chém nhiều lần để biểu lộ lòng yêu mến Chúa. Trước khi bị chém Thánh Giám mục An nói với viên quan chỉ huy: "Tôi gửi quan 30 quan tiền để xin một ân huệ: Đừng chém tôi một nhát nhưng 3 nhát. Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Thiên Chúa đã tạo dựng nên tôi, và dẫn tôi đến Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ ơn cha mẹ sinh thành ra tôi. Nhát thứ ba như lời di chúc cho các bổn đạo của tôi, để họ bền chí chết vì đức Tin, theo gương vị chủ chăn. Và như thế họ đáng hưởng hạnh phúc cùng các Thánh trên trời.”

- Năm ông Đaminh Nhi, ông Đa-minh Mạo, ông Đa-minh Nguyên, ông An-rê Tường, ông Vinh sơn Tưởng, bị xử chém đầu, thì trừ ông Đa-minh Nhi, bốn vị ông Đa-minh Mạo cùng các ông Đa-minh Nguyên, An-rê Tường, Vinh-sơn Tưởng, đều yêu cầu lý hình, thay vì chém một nhát, thì xin được chém 3 nhát để tỏ lòng tôn kính Chúa Ba Ngôi.

- Riêng Thánh Hồ Đình Hy bị chém đầu, nhưng trước khi đem đi xử, giữa kinh thành Huế, trong ba ngày 15,18 và 21 tháng 5 năm 1857, thân mình ngài đầy thương tích, quần áo tả tơi, dính đầy máu, đi đứng lảo đảo như muốn té nhào, bị điệu qua các đường phố, những khu chợ và quanh thành nội. Lính mở đường đi trước rao tên tử tội, mỗi khi tới ngã ba đường, phố, chợ và công trường, người tử tội bị đánh 30 trượng, lính vác loa rêu rao: "Thằng theo tà đạo, đức ngỗ nghịch, bất hiếu với cha mẹ, cưỡng lại luật pháp triều đình. Vì thế bị kết án tử hình. Bọn Gia Tô tin rằng chết vì đạo sẽ lên Thiên đàng. Điều đó có đúng hay sai, không cần biết. Gia Tô của nó ở đâu? tại sao thấy nó khổ mà không đến cứu?"

- Sau một năm tù giam, An-rê Trọng vẫn cương quyết tuyên xưng đức Tin, các quan quyết định ngày xử là thứ bảy ngày 28-11-1835. Sáng hôm đó, anh gặp lại người anh họ. Người anh họ hỏi Thánh nhân có muốn ăn gì không? An-rê Trọng trả lời: "Em muốn giữ chay để dọn mình tử đạo", rồi nói tiếp: "Xin anh giúp đỡ mẹ em, chúng ta là anh em, mẹ em cũng sẽ yêu thương anh. Xin nhắn lời với mẹ em: Đừng lo gì cho em, cầu chúc bà mãi mãi thánh thiện và sẽ hài lòng vì con trai mình luôn trung thành với Chúa, cho đến chết."

Nhưng người anh họ chưa kịp về nhắn tin, bà mẹ An-rê Trọng đã đến đón con và theo con đến tận đầu chợ An Hòa, nơi An-rê sẽ phải xử. Gặp con, bà chỉ nói một câu: "Bấy lâu nay xa nhà, thời gian ở tù con có nợ nần gì ai không? Nếu có thì cho mẹ biết, mẹ sẽ trả thay con."

Khi được con cho biết không vướng mắc gì với ai, bà tiếp tục đi sát bên con, bình tĩnh nói với con những lời đầy khích lệ. Đến nơi xử, khi quân lính tháo gông xiềng, Thánh Trọng đón lấy, đưa cho anh lính cạnh bên và căn dặn: "Xin nhờ anh đưa giùm cái này cho mẹ tôi, để bà làm kỷ niệm."

Mẹ anh đứng gần bên nghe rõ, nhưng bà cho rằng chỉ nhận lấy kỷ vật đó mà thôi là chưa đủ, bà còn muốn đón nhận chính thủ cấp của con mình nữa. Bà can đảm, bước ra xin viên quan chỉ huy trao cho bà thủ cấp của con bà. Bọc trong vạt áo rồi ghìm chặt vào lòng, bà vừa hôn vừa lập đi lập lại: "Ôi con yêu quí của mẹ, con nhớ cầu nguyện cho mẹ.” Rồi bà đem về an táng trong nhà.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CON CHÁU CÁC THÁNH

4.1 Trách nhiệm sống sứ mạng chứng nhân của mọi Ki-tô hữu đã được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhắc nhở trong Thư Mục Vụ 2006 về chủ đề “Sống Đạo Hôm Nay”:

“Trước khi về Trời, Chúa Giê-su đã củng cố niềm tin của các Tông Đồ, mở trí cho các Ngài hiểu Thánh Kinh và trao cho các Ngài sứ mạng ra đi rao giảng cho muôn dân, kêu gọi thống hối để được ơn tha tội. Người khẳng định: “Chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24,48).

“Từ đó, sống chứng nhân là cách thế biểu thị sống động nhất về sức mạnh yêu thương cứu độ của Thiên Chúa, cũng như Chúa Giê-su đã đến trần gian không để tìm vinh quang cho chính mình, nhưng là để làm vinh danh Thiên Chúa và cứu độ con người, Ki-tô hữu bước theo Chúa Giê-su để được Tin Mừng của Người biến đổi, và qua đó họ trở nên những người đem Tin Mừng cho thế giới này
.

“Nếu trong đời sống Ki-tô hữu, Chúa Giê-su thực sự là điểm quy chiếu và là chuẩn mực giúp nhận định giá trị các hành vi, thì sự hiện diện tích cực qua việc sống đạo của Ki-tô hữu trong xã hội sẽ trở thành lời chứng về những giá trị căn bản của Tin Mừng và trở nên dấu chỉ của niềm hạnh phúc Nước Trời.” (Thư Mục vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, 4).

4.2 Trong cụ thể nếu muốn sống sứ mạng chứng nhân ngày hôm nay thì người giáo dân Việt Nam không thể thờ ơ trước những thực tại bất bình thường và đáng xấu hổ của xã hội hiện nay:

(a) Trước hết là tình trạng nghèo đói của đại đa số đồng bào: Xã hội Việt Nam còn đầy rẫy những người nghèo: nghèo về vật chất khiến phải sống dưới mức tối thiểu không thể xem là đủ sống; nghèo về xã hội, như bị kỳ thị (tôn giáo, sắc tộc, phe đảng) hay bị cô lập (già yếu); nghèo về thể chất và tâm linh, như bệnh tật và tàn tật; nghèo về chính trị, như bị ức hiếp, bóc lột, cưỡng bức; nghèo về văn hóa, như ít học, ít hiểu biết và không được coi trọng; nghèo về đạo đức, như tội phạm. Những người nghèo kể trên đều bị ngăn cản không được dự phần vào đời sống chung của xã hội một cách xứng hợp, và vì thế nhu cầu cấp thiết là phải giúp đỡ họ thể hiện vai trò “chủ thể” của họ phù hợp với phẩm giá con người.

(b) Kế đến là tình trạng bất công tràn lan trong xã hội: Có nhiều kẻ không làm mà hưởng rất nhiều trong khi có nhiều người khác cực khổ suốt ngày, suốt tuần, suốt tháng, suốt năm, thậm chí suốt đời mà vẫn không đủ sống. Có những người giầu có bạc triệu (tính bằng đô-la Mỹ) nhờ có chức có quyền nên có cơ hội kinh doanh đầu tư hoặc tham nhũng, vơ vét dù bất tài và thất đức. Trong Thư Mục Vụ 2006, các Giám Mục Việt Nam đã thúc đẩy mọi tín hữu góp phần xây dựng một xã hội công bằng: “Lòng mến Chúa yêu người thôi thúc chúng ta góp phần xây dựng một xã hội trong đó con người có điều kiện để sống xứng với phẩm giá của mình.

Bởi vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa, nên mọi người có quyền được tôn trọng và phát huy những khả năng Chúa ban để phục vụ xã hội một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bởi vì con người là anh em của nhau, được tác tạo do quyền năng của Thiên Chúa và là đối tượng của ơn cứu chuộc trong Chúa Giê-su Ki-tô, nên mỗi người cần được đối xử với lòng kính trọng và yêu thương chân thành như là mục đích của sự phát triển toàn diện, để họ không bao giờ bị biến thành phương tiện cho sự phát triển kinh tế, cho sự thăng tiến xã hội của bất kỳ tổ chức hay thế lực nào.

“Để xây dựng một xã hội công bằng, ngoài việc giáo dục để biết tôn trọng những quyền căn bản của con người, cũng cần có một đường lối thích hợp bảo đảm thực hiện được quyền này. Công việc này đòi hỏi sự đóng góp từ nhiều phía. Là Ki-tô hữu, được mời gọi để trở thành ánh sáng cho thế gian, muối cho đời, men trong bột, chúng ta hãy tập trung xây dựng một cộng đoàn trong đó mọi thành phần đều được yêu thương và được đối xử công bằng.”

“Sự công bằng cần phải đi đôi với lòng tôn trọng sự thật, vì tôn trọng sự thật là điều kiện để xây dựng một cộng đoàn yêu thương. Chúng tôi tin chắc rằng gương sáng phát xuất từ cộng đoàn của những người con cái Chúa sẽ có ảnh hưởng tích cực trong xã hội chúng ta” (Thư Mục vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, 7).

(c) Sau cùng là tình trạng thiếu tự do, dân chủ vẫn còn được duy trì mặc dù trào lưu tiến bộ của loài người là tôn trọng phẩm giá và các quyền con người. Do đó, không ai hay nhóm người nào, vì bất cứ lý do gì, được quyền chối bỏ hoặc hạn chế các giá trị thiêng liêng cao cả ấy. Trong lãnh vực này, người Công Giáo có trách nhiệm đề cao, truyền bá và bảo vệ các giá trị của tự do, dân chủ và phân quyền trong đời sống xã hội vì phẩm giá và các quyền con người là bất khả xâm phạm và không thể chuyển nhượng như Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đã nhấn mạnh trong Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á:

“Con người, chứ không phải của cải hay kỹ thuật là tác nhân chủ yếu & mục tiêu của sự phát triển. Thế nên, sự phát triển mà Giáo Hội cổ võ vượt xa những vấn đề kinh tế và kỹ thuật. Sự phát triển ấy bắt đầu và kết thúc với sự toàn vẹn của con người, đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và được Thiên Chúa ban cho một phẩm giá cũng như các quyền con người bất khả nhượng. Các bản Tuyên Ngôn Quốc Tế khác nhau về các quyền con người cũng như nhiều sáng kiến được khởi hứng từ các Tuyên Ngôn ấy là một dấu hiệu cho thấy, trên cấp độ toàn cầu, càng ngày người ta càng quan tâm tới phẩm giá con người. Không may, trong thực tế, các bản Tuyên Ngôn này thường xuyên bị vi phạm. Đã năm mươi năm sau ngày long trọng công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, mà nhiều dân tộc vẫn còn là nạn nhân của những hình thức bóc lột và thao túng làm hạ phẩm giá, biến họ thành nô lệ thực sự cho những người quyền thế hơn, cho một ý thức hệ, cho quyền lực kinh tế, cho những hệ thống chính trị đàn áp, cho chủ nghĩa khoa học kỹ thuật thống trị hay sự xâm nhập của các phương tiện thông tin đại chúng.”
(Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á, 33).

V. CẦU NGUYỆN CÙNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,

các Ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi Kitô hữu

trong một hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm.

Sự hy sinh của các ngài

cho thấy tình yêu mạnh hơn sự chết

và chết là cửa mở vào cõi sống bất diệt.

Dù mang phận người yếu đuối,

nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng,

các Ngài đã chiến thắng khải hoàn.

Xin cầu cho chung con là con cháu các Ngài

biết can trường sống đức tin của bậc cha anh

trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa,

biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu

bằng một đời hiến thân phục vụ.

Ước gì ngọn lửa đức tin

mà các Ngài đã thắp lên

bằng cuộc sống và cái chết,

được bừng tỏa trên Tổ quốc Việt Nam.

Ước gì máu thắm của các Ngài

thấm vào mảnh đất quê hương

để công cuộc truyền giáo sinh nhiều hoa trái.


Sàigòn ngày 12/11/2021
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.