22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 13)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 19)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 58)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 37)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 46)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 45)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 48)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 40)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

TỬ ĐẠO CÓ PHẢI LÀ CHẾT VÌ ĐẠO?

24 Tháng Mười Một 20215:54 SA(Xem: 770)
1-1-21TỬ ĐẠO CÓ PHẢI LÀ CHẾT VÌ ĐẠO?

Kính thưa quý cộng đoàn, Hôm nay ngày 24-11, Phụng vụ Giáo hội mừng kính lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Cách riêng Giáo hội việt Nam mừng kính trọng thể lễ Các Ngài vì là Bổn Mạng của Giáo hội Việt Nam. Các Ngài đã hy sinh đến giọt máu cuối để làm trổ sinh hoa trái trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Trong tâm tình đó, con xin gửi đến quý cộng đoàn bài chia sẻ với chủ đề: Tử Đạo Có Phải Là Chết Vì Đạo? Và đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói gì về sự tử đạo?

Điều đầu tiên, thiết nghĩ là đúng vậy, nhưng đó là dựa theo từ ngữ Hán Việt “tử đạo”. Dĩ nhiên, người ta có quyền đặt vấn đề: “thế nào là chết vì đạo?” Đạo nào mà chẳng có người chết! Thế nhưng, thay vì tranh luận về từ “đạo”, thì đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II lại muốn dựa trên từ ngữ được dùng trong nguyên gốc Hy-lạp “martys”, có nghĩa là “làm chứng”. Vậy thì, các thánh tử đạo làm chứng cho cái gì? Các Ngài làm chứng cho tinh thần bất khuất, can đảm không sợ chết. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng một phần thôi. Bởi vì chúng ta đã quen ghép từ “tử đạo” với “anh hùng”, và liên tưởng tới ý chí mạnh mẽ của các ngài. Thánh Tôma Aquinô cũng coi việc tử đạo như một hành vi đặc trưng của nhân đức mạnh bạo.

Tuy nhiên, đức thánh Giáo 2 hoàng Gioan Phaolô II muốn đặt thần học về chứng tá trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Khi tuyên dương các vị tử đạo, phụng vụ tiên vàn chúc tụng Thiên Chúa đã ban sức mạnh cho các ngài, trước khi ca ngợi lòng dũng cảm của các vị. Nói khác đi, sự chứng tá anh hùng của các thánh là một hồng ân do tình thương mà Chúa ban. Đáp lại, các vị tử đạo muốn bày tỏ lòng yêu mến với Chúa qua việc dâng hiến mạng sống của mình cho Chúa. Thực ra đây cũng là tư tưởng đã gặp thấy nơi các thư của thánh Phaolô, khi ngài tuyên bố rằng mình muốn hoà đồng với Đức Kitô, Đấng đã hiến mạng sống mình để bày tỏ tình thương của Chúa Cha cho nhân loại, và đồng thời cũng muốn bày tỏ lòng yêu mến thi hành ý muốn của Chúa Cha.

Đó là lý do vì sao các Giáo phụ đã ca ngợi các vị tử đạo như là những Kitô hữu gương mẫu, bởi vì các ngài đã sống trọn vẹn ơn gọi của người tín hữu. Thế thì, Đức Gioan Phaolô II dựa trên đạo lý nào đề cao sự tử đạo? Dĩ nhiên, đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II phải dựa trên đạo lý của Kinh thánh và truyền thống, khi đề cao sự tử đạo như là một hồng ân của Chúa và là sự tuyên xưng lòng yêu mến đối với Chúa. Ta có thể gọi là chiều kích hướng Chúa của sự tử đạo. Điều mới mẻ của đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ở chỗ ngài còn thêm chiều kích nhân bản của việc tử đạo. Thường thì chúng ta chỉ nhìn các vị tử đạo như những con người dũng cảm bất khuất, và dĩ nhiên điều này cũng đúng thôi. Nhưng Ngài còn muốn thêm nhiều suy tư khác, nhằm cho thấy các vị tử đạo làm chứng cho “giá trị làm người”: họ đã thể hiện trọn vẹn ơn gọi làm người hơn ai hết. Như thế, vì sao nói các vị tử đạo đã thể hiện trọn vẹn ơn gọi làm người hơn ai hết?

Thiết nghĩ, bởi vì các ngài đã làm nổi bật các giá trị cao quý nhất của con người. xin nêu lên hai giá trị cao quý nhất đó là:

3 Giá trị thứ nhất là chính sự sống. Vừa mới nghe điều này, có lẽ chúng ta thấy khó hiểu, bởi vì các vị tử đạo sẵn sàng hy sinh mạng sống, nghĩa là họ coi nhẹ mạng sống. Nhưng sự thực thì khác. Qua cái chết do lòng yêu mến Chúa, các vị tử đạo tuyên xưng rằng họ rất quý trọng sự sống vĩnh cửu (được đồng hoá với Đức Kitô). Họ hết sức tha thiết gắn bó với sự sống vĩnh cửu, cho nên họ cố gắng bảo vệ bằng bất cứ giá nào. Giá trị nhân bản thứ hai mà các vị tử đạo làm chứng tá là phẩm giá con người. Phẩm giá của con người nằm ở chỗ nó có thể vượt lên trên chính mình để đạt đến Đấng Siêu Việt. Những đối thủ có quyền lực của các ngài ra như thách thức rằng chỉ có cuộc sống ở đời này mà thôi. Nhưng chủ trương như thế là hạ giá con người xuống ngang hàng với thú vật và cỏ cây. Không phải thế, giá trị của con người vượt quá tầm mức của thế giới hữu hình; và đó là điều khác biệt với loài súc vật và thảo mộc.

Bởi thế, các Ngài không chịu khuất phục trước quyền lực. Giá trị cao quý của con người nằm ở chỗ: sống trung thành với lương tâm của mình. Cũng chính ở điểm này mà các vị tử đạo tỏ ra là những con người tự do đích thực: tự do có nghĩa là chọn lựa đi theo chân lý, và không bị nao núng bởi sức ép của bạo lực. Để kết thúc, nhân dịp Giáo hội Việt Nam mừng bổn mạng Các thánh Tử đạo Việt Nam, nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của các thánh Tử đạo Việt Nam ban muôn ơn lành xuống trên mỗi người tín hữu Việt Nam, luôn biết noi gương Các Ngài để lại có lòng hăng say, nhiệt tâm, nhiệt huyết, hy sinh, dấn thân truyền giảng Tin Mừng để làm chứng cho Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.

Biên soạn: Thầy Phêrô Nguyễn Thái Ánh, O.P.