29 Tháng Tư, Thánh Catarina ở Siena (1347-1380)
Chị Ca-ta-ri-na là con áp út trong một gia đình đạo đức có 25 người con. Chị chào đời tại phố Phôn-tê-bơ-ran-đa, miền Xi-ê-na nước Ý năm 1347. Thân phụ là ông Gơ-ra-cô-mô Bê-nin-ca-sa làm nghề thợ nhuộm ; thân mẫu là bà La-pa.
Hồi còn là ấu niên (1354), được ơn Chúa dự liệu, chị đã khấn giữ đức trinh khiết và lướt thắng nhiều khó khăn do những người thân gây ra. Chị đã khởi sự sống cầu nguyện, hãm mình nhiệm nhặt cùng với các Chị Em Hãm Mình Đa Minh (1363), say mê chiêm niệm chân lý đệ nhất là Thiên Chúa mà chị cho là ngọt ngào nhất. Chị cố gắng “nhận biết Thiên Chúa ở trong con người của mình và mình ở trong Thiên Chúa.” Sống tại gia đình rất nhiệm nhặt cho đến năm 1370 là năm chị nhận được mệnh lệnh của Chúa Giê-su để bước vào hành trình dấn thân làm việc tông đồ.
Từ đó, chị được Chúa Thánh Thần ban nhiều ân huệ lạ lùng và chị ngoan ngoãn tuân theo sự hướng dẫn của Thánh Linh. Lạ lùng thay ! chị có khả năng kết hiệp việc chiêm niệm những mầu nhiệm cao siêu trong thâm tâm với những hoạt động tông đồ bên ngoài. Chị đã dùng những lời nói sắc bén và những bức thư hối thúc đức giáo hoàng trở về Rô-ma (1376). Thêm vào đó, chị còn tạo điều kiện cho nhiều người nam nữ thuộc mọi tầng lớp xã hội đi theo con đường thánh đức và bình an. Lòng bừng cháy lửa mến Chúa, chị nỗ lực để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá, nên đã xứng đáng được Chúa dùng những tia sáng in các thương tích của Người nơi thân xác chị vào ngày 1-4-1375.
Trong sắc phong thánh của chị có viết : “Giáo thuyết của người không phải là do học hỏi, người được coi là mẫu sư hơn là môn sinh”. Chị đã để lại cho hậu thế nhiều tài liệu thiêng liêng và thần học quý giá, nhất là cuốn “Đối thoại” (1378), nên ngay từ thời đó, chị đã được đoàn môn sinh gọi là “Mẹ”. Danh hiệu ấy vẫn còn được lưu truyền trong đại Gia đình Đa Minh cho đến ngày nay.
Chị qua đời tại Rô-ma ngày 29-4- 1380 và được an táng tại vương cung thánh đường Đức Ma-ri-a thành Mi-nê-va. Đức giáo hoàng Pi-ô II đã ghi tên chị vào sổ các hiển thánh ngày 29-6-1461 ; và ngày 4-10-1970, đức giáo hoàng Phao-lô VI tôn phong chị lên bậc tiến sĩ Hội Thánh.
Bài đọc : Kh 1,5-8 ; Cl 1,24-29 ; 1 Ga 1,5-2,2 ; Tin Mừng : Ga 7,14b.18,37b-39 ; Ga 14,21-26
Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đã cho thánh Ca-ta-ri-na được nhiệt tình yêu mến Chúa khi chiêm ngưỡng cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô và hăng say phục vụ Hội Thánh. Nhờ lời thánh nữ chuyển cầu, xin cho dân Chúa khi đã thông phần mầu nhiệm Thương khó và Phục sinh của Đức Ki-tô, thì cũng được phấn khởi reo mừng khi vinh quang Người tỏ hiện. Chúng con cầu xin.
Trong cuộc đời ngắn ngủi, Thánh Catarina đặt trọng tâm vào việc hoàn toàn phó thác cho Đức Kitô. Điều đáng khâm phục về thánh nữ là ngài coi việc phó thác cho Chúa như một mục đích phải đạt được qua thời gian.
Thánh Catarina, tên thật là Catarina Benincasa, sinh ở Siena và là người con út trong một gia đình có đến 23 người con. Ngay từ khi bảy tuổi, cô đã dâng hiến tâm hồn cho Đức Kitô. Nơi cô sinh trưởng rất gần San Domenico, trung tâm truyền giáo của Dòng Đa Minh, và khi lớn lên cô bày tỏ ý muốn đi tu, nhưng gia đình lại muốn cô kết hôn. Để nói lên ý chí quyết liệt của mình, cô đã cắt tóc và sau cùng, với sự đồng ý của cha mẹ, Catarina gia nhập tổ chức Mantellate, là hội phụ nữ có liên hệ đến Dòng Đa Minh, họ mặc áo dòng nhưng sống ở nhà, phục vụ người nghèo và người đau yếu. Trong vòng hai năm liên tiếp cô không bao giờ rời phòng, trừ khi đi xem lễ và xưng tội, và cũng không nói chuyện với một ai ngoại trừ cha giải tội. Trong thời gian này, Catarina luyện tập tâm linh qua lối sống khắc khổ.
Sau đó, cô tự phá vỡ đời sống cô độc và bắt đầu hăng say chia sẻ công việc trong nhà, săn sóc người bệnh và giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên cô vẫn dành thời giờ trong thinh lặng và chiêm niệm.
Dần dà, người ta nhận thấy dường như Catarina đọc được tâm hồn của họ và dân chúng thuộc đủ mọi thành phần – giầu và nghèo, tu sĩ và giáo dân, thợ thuyền và lính tráng – bắt đầu tuôn đến với cô để được khuyên bảo. Từ đó một tổ chức tông đồ giáo dân được thành hình. Các lá thư của cô, hầu hết là các lời khuyên bảo tinh thần và khuyến khích các người mến mộ, ngày càng được công chúng đón nhận.
Vì sự hòa đồng với người đời một cách không sợ sệt cũng như lời nói bộc trực và uy quyền của một người hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa, Catarina đã bị dị nghị và dèm pha. Nhưng mọi điều cáo buộc cô đã bị bác bỏ trong Tổng Công Hội Dòng Đa Minh năm 1374.
Cô có ảnh hưởng rất lớn vì sự thánh thiện hiển nhiên, cũng như vì ảnh hưởng sâu đậm đối với Đức giáo hoàng. Cô làm việc không biết mệt trong cuộc thập tự chinh chống người Thổ Nhĩ Kỳ và trong việc hòa giải thành phố Florence với Đức giáo hoàng.
Cô thành công trong việc thuyết phục Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XI trở về Rôma, nhưng không bao lâu Đức giáo hoàng từ trần và Đức Urbanô VI lên ngôi. Khi cuộc Đại Ly Giáo bùng nổ, Đức Urbanô VI mời Catarina đến Rôma, vì Đức giáo hoàng cần sự hỗ trợ của cô. Năm 1378, cô đến Rôma và thường xuyên viết thư gửi các nhà lãnh đạo quốc gia và Giáo Hội để bảo vệ cho quyền Giáo hoàng của Đức Urbanô. Hàng ngày, cô đi bộ đến Đền Thánh Phêrô và cầu nguyện cho sự hiệp nhất.
Một vài tuần trước khi chết, cô đang cầu nguyện trước một bức khảm ở Đền Thánh Phêrô, cô trông thấy con thuyền của Thánh Phêrô dường như rời khỏi bức khảm và đậu trên vai của cô. Con thuyền xô cô ngã quỵ và người ta phải khiêng cô về nhà. Catarina hầu như bất toại cho đến khi từ trần, ngày 24 tháng Tư 1380, lúc ấy mới ba mươi ba tuổi.
Cô được Đức Giáo Hoàng Piô II phong thánh năm 1461, và được coi là một trong những vị thần nghiệm và văn sĩ linh đạo của Giáo Hội. Vào năm 1970, Đức Phaolô VI tuyên xưng thánh nữ là Tiến Sĩ Hội Thánh. Thánh Catarina là người phụ nữ thứ hai (sau Thánh Têrêsa ở Avila) được vinh dự này.
Trong khi các thư của Thánh Catarina thường được coi là cửa ngõ để biết đến con người của ngài, nhưng người ta thường nhắc đến tác phẩm “Đối Thoại” mà ngài chỉ coi đó là “cuốn sách của tôi,” gồm các lời giảng dạy của thánh nữ để lại cho các người mến mộ. Cha Raymond, vị linh hướng của thánh nữ cho biết tác phẩm này ghi lại những lời đối thoại với Thiên Chúa khi ngài ngất trí.
Trích từ NguoiTinHuu.com
Chị Ca-ta-ri-na là con áp út trong một gia đình đạo đức có 25 người con. Chị chào đời tại phố Phôn-tê-bơ-ran-đa, miền Xi-ê-na nước Ý năm 1347. Thân phụ là ông Gơ-ra-cô-mô Bê-nin-ca-sa làm nghề thợ nhuộm ; thân mẫu là bà La-pa.
Hồi còn là ấu niên (1354), được ơn Chúa dự liệu, chị đã khấn giữ đức trinh khiết và lướt thắng nhiều khó khăn do những người thân gây ra. Chị đã khởi sự sống cầu nguyện, hãm mình nhiệm nhặt cùng với các Chị Em Hãm Mình Đa Minh (1363), say mê chiêm niệm chân lý đệ nhất là Thiên Chúa mà chị cho là ngọt ngào nhất. Chị cố gắng “nhận biết Thiên Chúa ở trong con người của mình và mình ở trong Thiên Chúa.” Sống tại gia đình rất nhiệm nhặt cho đến năm 1370 là năm chị nhận được mệnh lệnh của Chúa Giê-su để bước vào hành trình dấn thân làm việc tông đồ.
Từ đó, chị được Chúa Thánh Thần ban nhiều ân huệ lạ lùng và chị ngoan ngoãn tuân theo sự hướng dẫn của Thánh Linh. Lạ lùng thay ! chị có khả năng kết hiệp việc chiêm niệm những mầu nhiệm cao siêu trong thâm tâm với những hoạt động tông đồ bên ngoài. Chị đã dùng những lời nói sắc bén và những bức thư hối thúc đức giáo hoàng trở về Rô-ma (1376). Thêm vào đó, chị còn tạo điều kiện cho nhiều người nam nữ thuộc mọi tầng lớp xã hội đi theo con đường thánh đức và bình an. Lòng bừng cháy lửa mến Chúa, chị nỗ lực để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá, nên đã xứng đáng được Chúa dùng những tia sáng in các thương tích của Người nơi thân xác chị vào ngày 1-4-1375.
Trong sắc phong thánh của chị có viết : “Giáo thuyết của người không phải là do học hỏi, người được coi là mẫu sư hơn là môn sinh”. Chị đã để lại cho hậu thế nhiều tài liệu thiêng liêng và thần học quý giá, nhất là cuốn “Đối thoại” (1378), nên ngay từ thời đó, chị đã được đoàn môn sinh gọi là “Mẹ”. Danh hiệu ấy vẫn còn được lưu truyền trong đại Gia đình Đa Minh cho đến ngày nay.
Chị qua đời tại Rô-ma ngày 29-4- 1380 và được an táng tại vương cung thánh đường Đức Ma-ri-a thành Mi-nê-va. Đức giáo hoàng Pi-ô II đã ghi tên chị vào sổ các hiển thánh ngày 29-6-1461 ; và ngày 4-10-1970, đức giáo hoàng Phao-lô VI tôn phong chị lên bậc tiến sĩ Hội Thánh.
Bài đọc : Kh 1,5-8 ; Cl 1,24-29 ; 1 Ga 1,5-2,2 ; Tin Mừng : Ga 7,14b.18,37b-39 ; Ga 14,21-26
Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa đã cho thánh Ca-ta-ri-na được nhiệt tình yêu mến Chúa khi chiêm ngưỡng cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô và hăng say phục vụ Hội Thánh. Nhờ lời thánh nữ chuyển cầu, xin cho dân Chúa khi đã thông phần mầu nhiệm Thương khó và Phục sinh của Đức Ki-tô, thì cũng được phấn khởi reo mừng khi vinh quang Người tỏ hiện. Chúng con cầu xin.
Trong cuộc đời ngắn ngủi, Thánh Catarina đặt trọng tâm vào việc hoàn toàn phó thác cho Đức Kitô. Điều đáng khâm phục về thánh nữ là ngài coi việc phó thác cho Chúa như một mục đích phải đạt được qua thời gian.
Thánh Catarina, tên thật là Catarina Benincasa, sinh ở Siena và là người con út trong một gia đình có đến 23 người con. Ngay từ khi bảy tuổi, cô đã dâng hiến tâm hồn cho Đức Kitô. Nơi cô sinh trưởng rất gần San Domenico, trung tâm truyền giáo của Dòng Đa Minh, và khi lớn lên cô bày tỏ ý muốn đi tu, nhưng gia đình lại muốn cô kết hôn. Để nói lên ý chí quyết liệt của mình, cô đã cắt tóc và sau cùng, với sự đồng ý của cha mẹ, Catarina gia nhập tổ chức Mantellate, là hội phụ nữ có liên hệ đến Dòng Đa Minh, họ mặc áo dòng nhưng sống ở nhà, phục vụ người nghèo và người đau yếu. Trong vòng hai năm liên tiếp cô không bao giờ rời phòng, trừ khi đi xem lễ và xưng tội, và cũng không nói chuyện với một ai ngoại trừ cha giải tội. Trong thời gian này, Catarina luyện tập tâm linh qua lối sống khắc khổ.
Sau đó, cô tự phá vỡ đời sống cô độc và bắt đầu hăng say chia sẻ công việc trong nhà, săn sóc người bệnh và giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên cô vẫn dành thời giờ trong thinh lặng và chiêm niệm.
Dần dà, người ta nhận thấy dường như Catarina đọc được tâm hồn của họ và dân chúng thuộc đủ mọi thành phần – giầu và nghèo, tu sĩ và giáo dân, thợ thuyền và lính tráng – bắt đầu tuôn đến với cô để được khuyên bảo. Từ đó một tổ chức tông đồ giáo dân được thành hình. Các lá thư của cô, hầu hết là các lời khuyên bảo tinh thần và khuyến khích các người mến mộ, ngày càng được công chúng đón nhận.
Vì sự hòa đồng với người đời một cách không sợ sệt cũng như lời nói bộc trực và uy quyền của một người hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa, Catarina đã bị dị nghị và dèm pha. Nhưng mọi điều cáo buộc cô đã bị bác bỏ trong Tổng Công Hội Dòng Đa Minh năm 1374.
Cô có ảnh hưởng rất lớn vì sự thánh thiện hiển nhiên, cũng như vì ảnh hưởng sâu đậm đối với Đức giáo hoàng. Cô làm việc không biết mệt trong cuộc thập tự chinh chống người Thổ Nhĩ Kỳ và trong việc hòa giải thành phố Florence với Đức giáo hoàng.
Cô thành công trong việc thuyết phục Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XI trở về Rôma, nhưng không bao lâu Đức giáo hoàng từ trần và Đức Urbanô VI lên ngôi. Khi cuộc Đại Ly Giáo bùng nổ, Đức Urbanô VI mời Catarina đến Rôma, vì Đức giáo hoàng cần sự hỗ trợ của cô. Năm 1378, cô đến Rôma và thường xuyên viết thư gửi các nhà lãnh đạo quốc gia và Giáo Hội để bảo vệ cho quyền Giáo hoàng của Đức Urbanô. Hàng ngày, cô đi bộ đến Đền Thánh Phêrô và cầu nguyện cho sự hiệp nhất.
Một vài tuần trước khi chết, cô đang cầu nguyện trước một bức khảm ở Đền Thánh Phêrô, cô trông thấy con thuyền của Thánh Phêrô dường như rời khỏi bức khảm và đậu trên vai của cô. Con thuyền xô cô ngã quỵ và người ta phải khiêng cô về nhà. Catarina hầu như bất toại cho đến khi từ trần, ngày 24 tháng Tư 1380, lúc ấy mới ba mươi ba tuổi.
Cô được Đức Giáo Hoàng Piô II phong thánh năm 1461, và được coi là một trong những vị thần nghiệm và văn sĩ linh đạo của Giáo Hội. Vào năm 1970, Đức Phaolô VI tuyên xưng thánh nữ là Tiến Sĩ Hội Thánh. Thánh Catarina là người phụ nữ thứ hai (sau Thánh Têrêsa ở Avila) được vinh dự này.
Trong khi các thư của Thánh Catarina thường được coi là cửa ngõ để biết đến con người của ngài, nhưng người ta thường nhắc đến tác phẩm “Đối Thoại” mà ngài chỉ coi đó là “cuốn sách của tôi,” gồm các lời giảng dạy của thánh nữ để lại cho các người mến mộ. Cha Raymond, vị linh hướng của thánh nữ cho biết tác phẩm này ghi lại những lời đối thoại với Thiên Chúa khi ngài ngất trí.
Trích từ NguoiTinHuu.com