10 GIỚI RĂN CHO NGƯỜI CHỒNG TỐT
Qua bài viết “Những điều bạn làm chứng tỏ bạn đang khinh thường chồng bạn”đã có một số nhận xét từ phía nữ giới.
Phần lớn cho là tác giả “bất công” hoặc “thành kiến” khi chỉ nhìn về phía các bà vợ mà không “sờ gáy” giới đàn ông.
Công bằng mà nói đàn ông, con trai, nhất là đàn ông Việt Nam rất cần phải suy nghĩ và sửa đổi lại cung cách trong vai trò làm chồng và làm cha. Cái thời “Tam tòng, tứ đức”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử theo nghĩa đen nay đã qua.
Phụ nữ ngày nay không còn là chiếc máy đẻ, người làm công, và vú em nữa. Vai trò làm vợ và làm mẹ cũng như những vai trò xã hội của nữ giới ngày càng trở nên sáng chói với những đức tính khiến đàn ông phải nể phục.
Trong thực tế để trở thành một bác sỹ, đòi hỏi ít nhất 7 năm huấn luyện, một giáo sư 4 năm, nhưng để có một người chồng tử tế, đạo hạnh biết rõ bổn phận và trách nhiệm trong gia đình thì nhiều đàn ông không cần gì hết ngoại trừ mảnh bằng “bachelor”, tức có nghĩa là “độc thân”.
Hậu quả là rất nhiều người chồng đã không biết mình làm chồng như thế nào, và làm chồng kiểu gì. Tệ hơn nữa, còn mang cái cá tính vũ phu, ươn lười, hoặc những thói xấu nghiện ngập, cờ bạc, trai gái để làm khổ cho người mà họ gọi là vợ.
Sau đây là 10 Giới Răn dành riêng cho giới đàn ông. Đúng vậy, vì những gì được dẫn chứng sau đây không chỉ có ý nghĩa tâm lý, xã hội, nhưng còn mang dấu tích Thánh Kinh, những lời từ “miệng Thiên Chúa phán ra”. Nghiêm chỉnh suy nghĩ và ứng dụng vào đời sống hôn nhân sẽ mang lại sức sống sung mãn cho hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc gia đình.
1. Thương yêu vợ như chính mình. (1Pet 3:7)
Không được lợi dụng, nhưng phải tôn trọng và nâng nưu vợ như chính mình.
Adong khi nhìn thấy Evà đã thốt lên: “Đây là xương của xương tôi, và thịt của thịt tôi” (Gen 2:23).
Vì thế mà theo Thánh Phêrô, nếu người chồng không đối xử tử tế, quí trọng vợ thì khi cầu nguyện họ không được Thiên Chúa nhận lời.
Ích kỷ là một tên sát nhân trong hôn nhân. Nhiều người tự cho mình trở nên quan trọng hơn vợ chỉ duy vì họ là đàn ông, nhưng đã quên rằng dù đàn ông hay đàn bà cũng đều do Thiên Chúa tạo dựng, và Ngài tạo dựng theo hình ảnh của Ngài.
Vì cho mình hơn vợ, có quyền trên vợ nên những người này thường có những suy nghĩ và quyết định hết sức sai lầm.
Với cái nhìn công bằng, người chồng phải coi trọng, nâng niu vợ để nói lên rằng nàng thật sự quan trọng như thế nào trong đời sống của mình. Thánh Kinh nhắc nhở bạn: “Tìm đâu được người vợ tốt? Nàng đáng giá hơn ngọc quí. Người chồng tin tưởng nơi nàng, và anh ta không bao giờ thiếu thốn.” (Prov 31:10-11)
2. Tôn trọng tình yêu của vợ. (Diễm Tình Ca 5:10-16)
Không được coi tình yêu mà vợ dành cho mình như thành tích mình đạt được. Trong thời gian theo đuổi, nhiều người chồng tương lai hăm hở mong chiếm được trái tim người yêu, nhưng khi hôn nhân đã thành tựu, họ coi tình yêu như một thắng lợi. Trong khi người vợ lại coi hôn nhân như một hành trình vừa mới bắt đầu.
Không mấy người chồng để ý rằng áo quần họ mặc khi ra khỏi nhà, cơm nước ở nhà, mọi việc là do người vợ, và họ làm những việc ấy do động lực tình yêu họ dành cho chồng. Nhưng ngược lại, cũng không thiếu những người chồng sau một thời gian trong hôn nhân, họ bắt đầu tâm lý nhàm chán, coi tình yêu như một cái gì cũ kỹ và rồi muốn đi chinh phục một cái gì mới mẻ hơn. Những người chồng này phải nhớ lại lời thề hôn nhân của mình khi xưa với hai chữ “chung thủy” để tìm ra ý nghĩa của tình yêu. Chính họ phải lập lại những cử chỉ thân mật, lãng mạn, và trữ tình đối với vợ để duy trì và phát triển tình yêu mà họ đã có khi bước vào hôn nhân.
3. Tôn trọng giá trị của vợ. (Phil 2:3; Prov 31:10-11)
Ích kỷ là tên sát nhân trong hôn nhân. Nhiều người đàn ông thường nghĩ rằng họ có quyền trên vợ và tốt hơn vợ đơn giản chỉ vì họ là phái nam, là chồng. Phán đoán và suy nghĩ như vậy rất sai lầm.
Một người chồng hiểu biết và tự trọng phải nói cho vợ mình biết nàng quan trọng và giá trị như thế nào trong đời sống của mình.
Sách Cách Ngôn (Proverbs) đã viết: “Tìm đâu được người vợ tốt. Nàng quí giá hơn mọi thứ kim cương. Là nơi người chồng đặt niềm tin tưởng, và chàng sẽ không bao giờ bị thiếu thốn.”
Ngoài ra, “thật là điều khôn ngoan khi người chồng tin tưởng vào sự phán đoán của vợ và nhận ra mình may mắn vì có nàng. (31:10-11)
Chúa ban cho người phụ nữ quyền để quán xuyến mọi việc trong gia đình, vì trong gia đình người vợ có óc nhận định, phán đoán tốt hơn người chồng (Nabal & Abigail: 1 Sam 25:3,17,25,32).
4. Ý thức bổn phận đối với vợ. (Gen 2:24)
Bổn phận cao cả nhất của người có vợ là đối với Thiên Chúa, ngoài ra là đối với vợ chứ không phải họ hàng hoặc bạn hữu. Tại sao? Thánh Kinh đã trả lời: “Vì thế người nam sẽ bỏ cha mẹ mình và luyến ái với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một.” (Gen 2:24) Yêu thương và nên một với vợ. Những ai bước vào đời sống hôn nhân gia đình cần phải biết rõ bổn phận này. Và điều này hoàn toàn không phản lại luật hiếu thảo.
Một quan niệm sai lầm thường thấy khi cho rằng mất cha, mất mẹ, mất anh em thì không còn nữa, nhưng mất vợ sẽ có vợ khác. Diễn giải đức hiếu thảo và tình nghĩa anh em như vậy sẽ phản lại lời hứa quan trọng là yêu thương, tôn trọng suốt đời người bạn đường của mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đói no, nghèo khổ, khỏe mạnh hay bệnh tật, mà trong thực tế, đấy mới là người theo ta và ở bên ta suốt hành trình cuộc sống.
5. Trung thành trong những lời hứa. (Mt 5:37)
Thực hành mọi việc dù rất nhỏ mọn mà mình đã hứa với vợ. Điều này phản ảnh lời Chúa Giêsu khi nói về những lời nói: “Trong lời ăn tiếng nói, có nói có, không nói không. Thêm điều đặt chuyện là bởi lòng tà mà ra” (Mt 5:37). Người chồng tốt không chỉ chung thủy mà còn trung tín với vợ trong mọi sự. Lời hứa đối với bạn bè, với xã hội quan trọng và coi nặng thế nào, thì trong tương quan vợ chồng, những lời hứa hẹn còn phải coi trọng hơn thế nữa. Bởi đó là vì mình hứa với chính mình (vợ nên một với chồng), và không thể là người thất hứa với chính mình.
Hứa không tiếp tục tình cảm với người phụ nữ này, người phụ nữ khác mà trong lòng không hề muốn chừa bỏ là tự mình nói dối, là nói dối vợ, là nói dối Chúa.
Hứa chừa rượu, chừa xì ke ma túy, chừa cờ bạc, chừa nói năng tục tằn thô lỗ mà không chừa cũng là tự mình dối mình, dối vợ, và dối Chúa.
Thiên Chúa không trừng phạt trước mắt, người vợ không biết và không có khả năng ngăn cấm, nhưng những lời hứa mà không giữ ấy tự nó đã trở thành một hình phạt ghê gớm đối với người hứa. Bởi vì nó sẽ làm cho người ấy trở nên quen lờn không còn biết phải trái, biết lý lẽ, và biết trắng đen khi làm một điều gì xấu xa sau này cho vợ, cho con mình.
6. Tìm hiểu, tôn trọng ý kiến của vợ. (Gen 21:12)
Abraham là một người mà được vợ gọi là “lord” - chúa. Nhưng Thiên Chúa lại phán bảo ông: “những gì Sarah bảo ngươi, hãy lắng nghe nàng.” (Gen 21:12)
Người vợ và người chồng thường sống và suy nghĩ khác nhau. Đây là tâm lý khác biệt nam nữ. Nhưng người chồng khôn ngoan là người biết lắng nghe vợ. Chỉ có người chồng thiếu hiểu biết, thiếu tự tin mới lúc nào cũng luôn muốn dùng quyền gia trưởng để áp đặt và khống chế vợ mình. Lúc nào cũng tỏ ra có quyền và biết tất cả, từ chối lắng nghe vợ nhưng thực tế lại vấp ngã trong nhiều vấn đề:
“Sau lưng người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người đàn bà”.
Đây cũng là định luật tâm lý và xã hội.
Nó cũng là định luật xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Thánh Phêrô có lẽ là người am hiểu hơn về đời sống gia đình nên đã khuyên những người chồng:
“Sống với vợ bằng sự hiểu biết vì nàng là phụ nữ.” (1 Pet 3:7)
7. Cùng vợ quan tâm đến những kỷ luật trong gia đình. (2 Timothy 3:15; Ephesians 6:4; Deuteronomy 6:6-9)
Mặc dù Thiên Chúa đặt người chồng làm đầu trong gia đình, nhưng điều đó cũng có nghĩa là người chồng phải hợp tác và làm việc song song với vợ để mọi việc trong gia đình được ngăn nắp, quán xuyến, và kỷ luật.
Người chồng, người cha sẽ sai lầm và tỏ ra vô trách nhiệm khi khoán trắng việc giáo dục, việc nuôi dậy con cái cho vợ, hoặc ngược lại, coi những việc đó thuộc thẩm quyền của mình. Giáo dục là nhiệm vụ của cả cha lẫn mẹ, của cả chồng lẫn vợ.
Hãy nghe lời của Thiên Chúa: “Và hỡi những người cha, đừng la mắng con cái vì nóng giận, nhưng hãy giáo dục và hướng dẫn chúng theo huấn thị của Thiên Chúa.” (Ephesians 6:4)
Trong gia đình người vợ tuy không phải là đầu, nhưng lại là người thầy rất ảnh hưởng và quí mến của con cái. Bổn phận người chồng, do đó, là dùng quyền gia trưởng của mình để duy trì kỷ luật trong học đường này cùng với cô giáo là người vợ.
8. Không nhìn vợ hàng xóm. (Prov 5:15-20; Job 31:1; Jer 5:8)
Giới răn này, lời khuyên này có lẽ nhiều người đàn ông không thích nghe và cũng không muốn giữ. Nhưng đó là điều giúp cho đời sống hôn nhân, đời sống vợ chồng của chính họ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc và giá trị.
Ngoài giới răn “không làm chuyện dâm dục” thì giới răn “chớ ham muốn vợ người” là những giới răn Thượng Đế muốn dùng để kìm hãm sự ham muốn quá độ, và khả năng phá vỡ hạnh phúc gia đình mình cũng như gia đình những người khác.
Những đàn ông ngoại tình, những người dòm ngó vợ người khác được ví như:
“Chúng là những con ngựa động cỡn bất kham, lúc nào cũng hú hí với vợ người hàng xóm.” (Jer 5:8)
Người chồng tử tế chỉ cần chung thủy với một mình vợ cũng đã đủ. Lời Thiên Chúa phán về điều này như sau:
“Con hãy giữ làm của riêng mình,
đừng để cho người khác dùng chung.
Ước gì nguồn nước của con được Chúa chúc lành.
Hãy hưởng thú vui bên người vợ thời son trẻ.
Nàng là nai vàng đáng yêu, là sơn dương kiều diễm.
Ước chi tấm thân nàng luôn làm con vui sướng thỏa thuê,
và tình yêu của nàng mãi mãi làm con say sưa ngây ngất.
Hỡi con, sao con lại mê say người đàn bà xa lạ,
ôm ấp người phụ nữ không quen.”
(5:17-20)
9. Không được quên những nụ hôn. (Diễm Tình Ca 8:1)
Bạn có biết tại sao những nụ hôn “tiễn chân” chàng hoặc nàng mỗi khi đi xa làm bồi hồi và xúc động nhau không? Cứ hỏi những bà vợ mỗi khi tiễn chồng đi xa và trước khi quay lưng trở về nhà các nàng làm gì? Họ sẽ âu yếm hôn nhẹ lên môi hay lên má chồng. Nhiều người vừa hôn, vừa khóc. Và đây là dấu hiệu nàng yêu chàng và ngầm nói với chàng, đừng quên mau mau trở về bên em. Người vợ cũng mong mỏi và lấy làm hạnh phúc như vậy mỗi khi chồng nàng tặng nàng một nụ hôn trước khi đi làm và sau khi về đến nhà.
Nụ hôn tự nó chả có nghĩa gì cả, nhưng trong tương quan vợ chồng, và trong tâm lý hôn nhân, nó mang một ý nghĩa rất đặc biệt, và chuyên chở tín hiệu “em yêu anh” hay “anh yêu em”.
Từ rất xa xưa lâu lắm rồi, Salomon trong Diễm Tình Ca cũng đã ghi lại: “Nếu gặp nàng ngoài đường, anh sẽ hôn nàng, và không sợ ai cười.” (Diễm Tình Ca 8:1)
10. Không hà tiện, hẹp hòi với vợ. (Esther 5:3)
Trong Thánh Kinh, hoàng đế Ahasuerus nói với hoàng hậu Esther: “Nàng muốn gì? Dù nửa nước trẫm cũng cho.” (Esther 5:3)
Trong thực tế chẳng mấy người chồng có nửa nước để cho vợ, nhưng việc chia sẻ cơm áo, gạo tiền với vợ là điều ai cũng có thể làm được. Theo quan niệm “góp gạo thổi cơm chung” trong hôn nhân, thì những người chồng “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” với vợ được coi là những người bủn xỉn, hẹp hòi. Những người chồng keo kiệt, hà tiện và không tin tưởng vợ này chắc chưa bao giờ nghe và hiểu được triết lý sống của tiền nhân, đó là: “Chồng như giỏ, vợ như hom”.
Hoặc “của chồng công vợ”.
Đời sống hôn nhân hiện nay, một biến thái về tài chánh gia đình thường thấy trong các gia đình trẻ, đó là ai làm người nấy giữ tiền, và mọi chi phí trong gia đình mỗi người chịu một nửa. Gọi đây là một biến thái về đời sống gia đình, vì tự nó ngầm chứa một cái gì không tin tưởng, và cũng không sẵn sàng tất cả vì tình yêu và vì hạnh phúc gia đình.
Mầm mống chia rẽ và ly dị có sẵn ngay trong cung cách cư xử tiền bạc kiểu này. Chỉ cần một bất bình nhỏ mọn, một cái gì đó xẩy ra là đủ để “đường ai nấy đi”, và tôi chẳng nợ anh, cũng chẳng nợ em điều gì vì tất cả đã sòng phẳng.
Trần Mỹ Duyệt
Qua bài viết “Những điều bạn làm chứng tỏ bạn đang khinh thường chồng bạn”đã có một số nhận xét từ phía nữ giới.
Phần lớn cho là tác giả “bất công” hoặc “thành kiến” khi chỉ nhìn về phía các bà vợ mà không “sờ gáy” giới đàn ông.
Công bằng mà nói đàn ông, con trai, nhất là đàn ông Việt Nam rất cần phải suy nghĩ và sửa đổi lại cung cách trong vai trò làm chồng và làm cha. Cái thời “Tam tòng, tứ đức”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử theo nghĩa đen nay đã qua.
Phụ nữ ngày nay không còn là chiếc máy đẻ, người làm công, và vú em nữa. Vai trò làm vợ và làm mẹ cũng như những vai trò xã hội của nữ giới ngày càng trở nên sáng chói với những đức tính khiến đàn ông phải nể phục.
Trong thực tế để trở thành một bác sỹ, đòi hỏi ít nhất 7 năm huấn luyện, một giáo sư 4 năm, nhưng để có một người chồng tử tế, đạo hạnh biết rõ bổn phận và trách nhiệm trong gia đình thì nhiều đàn ông không cần gì hết ngoại trừ mảnh bằng “bachelor”, tức có nghĩa là “độc thân”.
Hậu quả là rất nhiều người chồng đã không biết mình làm chồng như thế nào, và làm chồng kiểu gì. Tệ hơn nữa, còn mang cái cá tính vũ phu, ươn lười, hoặc những thói xấu nghiện ngập, cờ bạc, trai gái để làm khổ cho người mà họ gọi là vợ.
Sau đây là 10 Giới Răn dành riêng cho giới đàn ông. Đúng vậy, vì những gì được dẫn chứng sau đây không chỉ có ý nghĩa tâm lý, xã hội, nhưng còn mang dấu tích Thánh Kinh, những lời từ “miệng Thiên Chúa phán ra”. Nghiêm chỉnh suy nghĩ và ứng dụng vào đời sống hôn nhân sẽ mang lại sức sống sung mãn cho hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc gia đình.
1. Thương yêu vợ như chính mình. (1Pet 3:7)
Không được lợi dụng, nhưng phải tôn trọng và nâng nưu vợ như chính mình.
Adong khi nhìn thấy Evà đã thốt lên: “Đây là xương của xương tôi, và thịt của thịt tôi” (Gen 2:23).
Vì thế mà theo Thánh Phêrô, nếu người chồng không đối xử tử tế, quí trọng vợ thì khi cầu nguyện họ không được Thiên Chúa nhận lời.
Ích kỷ là một tên sát nhân trong hôn nhân. Nhiều người tự cho mình trở nên quan trọng hơn vợ chỉ duy vì họ là đàn ông, nhưng đã quên rằng dù đàn ông hay đàn bà cũng đều do Thiên Chúa tạo dựng, và Ngài tạo dựng theo hình ảnh của Ngài.
Vì cho mình hơn vợ, có quyền trên vợ nên những người này thường có những suy nghĩ và quyết định hết sức sai lầm.
Với cái nhìn công bằng, người chồng phải coi trọng, nâng niu vợ để nói lên rằng nàng thật sự quan trọng như thế nào trong đời sống của mình. Thánh Kinh nhắc nhở bạn: “Tìm đâu được người vợ tốt? Nàng đáng giá hơn ngọc quí. Người chồng tin tưởng nơi nàng, và anh ta không bao giờ thiếu thốn.” (Prov 31:10-11)
2. Tôn trọng tình yêu của vợ. (Diễm Tình Ca 5:10-16)
Không được coi tình yêu mà vợ dành cho mình như thành tích mình đạt được. Trong thời gian theo đuổi, nhiều người chồng tương lai hăm hở mong chiếm được trái tim người yêu, nhưng khi hôn nhân đã thành tựu, họ coi tình yêu như một thắng lợi. Trong khi người vợ lại coi hôn nhân như một hành trình vừa mới bắt đầu.
Không mấy người chồng để ý rằng áo quần họ mặc khi ra khỏi nhà, cơm nước ở nhà, mọi việc là do người vợ, và họ làm những việc ấy do động lực tình yêu họ dành cho chồng. Nhưng ngược lại, cũng không thiếu những người chồng sau một thời gian trong hôn nhân, họ bắt đầu tâm lý nhàm chán, coi tình yêu như một cái gì cũ kỹ và rồi muốn đi chinh phục một cái gì mới mẻ hơn. Những người chồng này phải nhớ lại lời thề hôn nhân của mình khi xưa với hai chữ “chung thủy” để tìm ra ý nghĩa của tình yêu. Chính họ phải lập lại những cử chỉ thân mật, lãng mạn, và trữ tình đối với vợ để duy trì và phát triển tình yêu mà họ đã có khi bước vào hôn nhân.
3. Tôn trọng giá trị của vợ. (Phil 2:3; Prov 31:10-11)
Ích kỷ là tên sát nhân trong hôn nhân. Nhiều người đàn ông thường nghĩ rằng họ có quyền trên vợ và tốt hơn vợ đơn giản chỉ vì họ là phái nam, là chồng. Phán đoán và suy nghĩ như vậy rất sai lầm.
Một người chồng hiểu biết và tự trọng phải nói cho vợ mình biết nàng quan trọng và giá trị như thế nào trong đời sống của mình.
Sách Cách Ngôn (Proverbs) đã viết: “Tìm đâu được người vợ tốt. Nàng quí giá hơn mọi thứ kim cương. Là nơi người chồng đặt niềm tin tưởng, và chàng sẽ không bao giờ bị thiếu thốn.”
Ngoài ra, “thật là điều khôn ngoan khi người chồng tin tưởng vào sự phán đoán của vợ và nhận ra mình may mắn vì có nàng. (31:10-11)
Chúa ban cho người phụ nữ quyền để quán xuyến mọi việc trong gia đình, vì trong gia đình người vợ có óc nhận định, phán đoán tốt hơn người chồng (Nabal & Abigail: 1 Sam 25:3,17,25,32).
4. Ý thức bổn phận đối với vợ. (Gen 2:24)
Bổn phận cao cả nhất của người có vợ là đối với Thiên Chúa, ngoài ra là đối với vợ chứ không phải họ hàng hoặc bạn hữu. Tại sao? Thánh Kinh đã trả lời: “Vì thế người nam sẽ bỏ cha mẹ mình và luyến ái với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một.” (Gen 2:24) Yêu thương và nên một với vợ. Những ai bước vào đời sống hôn nhân gia đình cần phải biết rõ bổn phận này. Và điều này hoàn toàn không phản lại luật hiếu thảo.
Một quan niệm sai lầm thường thấy khi cho rằng mất cha, mất mẹ, mất anh em thì không còn nữa, nhưng mất vợ sẽ có vợ khác. Diễn giải đức hiếu thảo và tình nghĩa anh em như vậy sẽ phản lại lời hứa quan trọng là yêu thương, tôn trọng suốt đời người bạn đường của mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đói no, nghèo khổ, khỏe mạnh hay bệnh tật, mà trong thực tế, đấy mới là người theo ta và ở bên ta suốt hành trình cuộc sống.
5. Trung thành trong những lời hứa. (Mt 5:37)
Thực hành mọi việc dù rất nhỏ mọn mà mình đã hứa với vợ. Điều này phản ảnh lời Chúa Giêsu khi nói về những lời nói: “Trong lời ăn tiếng nói, có nói có, không nói không. Thêm điều đặt chuyện là bởi lòng tà mà ra” (Mt 5:37). Người chồng tốt không chỉ chung thủy mà còn trung tín với vợ trong mọi sự. Lời hứa đối với bạn bè, với xã hội quan trọng và coi nặng thế nào, thì trong tương quan vợ chồng, những lời hứa hẹn còn phải coi trọng hơn thế nữa. Bởi đó là vì mình hứa với chính mình (vợ nên một với chồng), và không thể là người thất hứa với chính mình.
Hứa không tiếp tục tình cảm với người phụ nữ này, người phụ nữ khác mà trong lòng không hề muốn chừa bỏ là tự mình nói dối, là nói dối vợ, là nói dối Chúa.
Hứa chừa rượu, chừa xì ke ma túy, chừa cờ bạc, chừa nói năng tục tằn thô lỗ mà không chừa cũng là tự mình dối mình, dối vợ, và dối Chúa.
Thiên Chúa không trừng phạt trước mắt, người vợ không biết và không có khả năng ngăn cấm, nhưng những lời hứa mà không giữ ấy tự nó đã trở thành một hình phạt ghê gớm đối với người hứa. Bởi vì nó sẽ làm cho người ấy trở nên quen lờn không còn biết phải trái, biết lý lẽ, và biết trắng đen khi làm một điều gì xấu xa sau này cho vợ, cho con mình.
6. Tìm hiểu, tôn trọng ý kiến của vợ. (Gen 21:12)
Abraham là một người mà được vợ gọi là “lord” - chúa. Nhưng Thiên Chúa lại phán bảo ông: “những gì Sarah bảo ngươi, hãy lắng nghe nàng.” (Gen 21:12)
Người vợ và người chồng thường sống và suy nghĩ khác nhau. Đây là tâm lý khác biệt nam nữ. Nhưng người chồng khôn ngoan là người biết lắng nghe vợ. Chỉ có người chồng thiếu hiểu biết, thiếu tự tin mới lúc nào cũng luôn muốn dùng quyền gia trưởng để áp đặt và khống chế vợ mình. Lúc nào cũng tỏ ra có quyền và biết tất cả, từ chối lắng nghe vợ nhưng thực tế lại vấp ngã trong nhiều vấn đề:
“Sau lưng người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người đàn bà”.
Đây cũng là định luật tâm lý và xã hội.
Nó cũng là định luật xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Thánh Phêrô có lẽ là người am hiểu hơn về đời sống gia đình nên đã khuyên những người chồng:
“Sống với vợ bằng sự hiểu biết vì nàng là phụ nữ.” (1 Pet 3:7)
7. Cùng vợ quan tâm đến những kỷ luật trong gia đình. (2 Timothy 3:15; Ephesians 6:4; Deuteronomy 6:6-9)
Mặc dù Thiên Chúa đặt người chồng làm đầu trong gia đình, nhưng điều đó cũng có nghĩa là người chồng phải hợp tác và làm việc song song với vợ để mọi việc trong gia đình được ngăn nắp, quán xuyến, và kỷ luật.
Người chồng, người cha sẽ sai lầm và tỏ ra vô trách nhiệm khi khoán trắng việc giáo dục, việc nuôi dậy con cái cho vợ, hoặc ngược lại, coi những việc đó thuộc thẩm quyền của mình. Giáo dục là nhiệm vụ của cả cha lẫn mẹ, của cả chồng lẫn vợ.
Hãy nghe lời của Thiên Chúa: “Và hỡi những người cha, đừng la mắng con cái vì nóng giận, nhưng hãy giáo dục và hướng dẫn chúng theo huấn thị của Thiên Chúa.” (Ephesians 6:4)
Trong gia đình người vợ tuy không phải là đầu, nhưng lại là người thầy rất ảnh hưởng và quí mến của con cái. Bổn phận người chồng, do đó, là dùng quyền gia trưởng của mình để duy trì kỷ luật trong học đường này cùng với cô giáo là người vợ.
8. Không nhìn vợ hàng xóm. (Prov 5:15-20; Job 31:1; Jer 5:8)
Giới răn này, lời khuyên này có lẽ nhiều người đàn ông không thích nghe và cũng không muốn giữ. Nhưng đó là điều giúp cho đời sống hôn nhân, đời sống vợ chồng của chính họ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc và giá trị.
Ngoài giới răn “không làm chuyện dâm dục” thì giới răn “chớ ham muốn vợ người” là những giới răn Thượng Đế muốn dùng để kìm hãm sự ham muốn quá độ, và khả năng phá vỡ hạnh phúc gia đình mình cũng như gia đình những người khác.
Những đàn ông ngoại tình, những người dòm ngó vợ người khác được ví như:
“Chúng là những con ngựa động cỡn bất kham, lúc nào cũng hú hí với vợ người hàng xóm.” (Jer 5:8)
Người chồng tử tế chỉ cần chung thủy với một mình vợ cũng đã đủ. Lời Thiên Chúa phán về điều này như sau:
“Con hãy giữ làm của riêng mình,
đừng để cho người khác dùng chung.
Ước gì nguồn nước của con được Chúa chúc lành.
Hãy hưởng thú vui bên người vợ thời son trẻ.
Nàng là nai vàng đáng yêu, là sơn dương kiều diễm.
Ước chi tấm thân nàng luôn làm con vui sướng thỏa thuê,
và tình yêu của nàng mãi mãi làm con say sưa ngây ngất.
Hỡi con, sao con lại mê say người đàn bà xa lạ,
ôm ấp người phụ nữ không quen.”
(5:17-20)
9. Không được quên những nụ hôn. (Diễm Tình Ca 8:1)
Bạn có biết tại sao những nụ hôn “tiễn chân” chàng hoặc nàng mỗi khi đi xa làm bồi hồi và xúc động nhau không? Cứ hỏi những bà vợ mỗi khi tiễn chồng đi xa và trước khi quay lưng trở về nhà các nàng làm gì? Họ sẽ âu yếm hôn nhẹ lên môi hay lên má chồng. Nhiều người vừa hôn, vừa khóc. Và đây là dấu hiệu nàng yêu chàng và ngầm nói với chàng, đừng quên mau mau trở về bên em. Người vợ cũng mong mỏi và lấy làm hạnh phúc như vậy mỗi khi chồng nàng tặng nàng một nụ hôn trước khi đi làm và sau khi về đến nhà.
Nụ hôn tự nó chả có nghĩa gì cả, nhưng trong tương quan vợ chồng, và trong tâm lý hôn nhân, nó mang một ý nghĩa rất đặc biệt, và chuyên chở tín hiệu “em yêu anh” hay “anh yêu em”.
Từ rất xa xưa lâu lắm rồi, Salomon trong Diễm Tình Ca cũng đã ghi lại: “Nếu gặp nàng ngoài đường, anh sẽ hôn nàng, và không sợ ai cười.” (Diễm Tình Ca 8:1)
10. Không hà tiện, hẹp hòi với vợ. (Esther 5:3)
Trong Thánh Kinh, hoàng đế Ahasuerus nói với hoàng hậu Esther: “Nàng muốn gì? Dù nửa nước trẫm cũng cho.” (Esther 5:3)
Trong thực tế chẳng mấy người chồng có nửa nước để cho vợ, nhưng việc chia sẻ cơm áo, gạo tiền với vợ là điều ai cũng có thể làm được. Theo quan niệm “góp gạo thổi cơm chung” trong hôn nhân, thì những người chồng “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” với vợ được coi là những người bủn xỉn, hẹp hòi. Những người chồng keo kiệt, hà tiện và không tin tưởng vợ này chắc chưa bao giờ nghe và hiểu được triết lý sống của tiền nhân, đó là: “Chồng như giỏ, vợ như hom”.
Hoặc “của chồng công vợ”.
Đời sống hôn nhân hiện nay, một biến thái về tài chánh gia đình thường thấy trong các gia đình trẻ, đó là ai làm người nấy giữ tiền, và mọi chi phí trong gia đình mỗi người chịu một nửa. Gọi đây là một biến thái về đời sống gia đình, vì tự nó ngầm chứa một cái gì không tin tưởng, và cũng không sẵn sàng tất cả vì tình yêu và vì hạnh phúc gia đình.
Mầm mống chia rẽ và ly dị có sẵn ngay trong cung cách cư xử tiền bạc kiểu này. Chỉ cần một bất bình nhỏ mọn, một cái gì đó xẩy ra là đủ để “đường ai nấy đi”, và tôi chẳng nợ anh, cũng chẳng nợ em điều gì vì tất cả đã sòng phẳng.
Trần Mỹ Duyệt