22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 32)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 40)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 66)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 54)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 43)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 50)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 53)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 43)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 65)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

Vị giám mục của bệnh nhân cùi

11 Tháng Giêng 20224:53 CH(Xem: 742)

cassainVị giám mục của bệnh nhân cùi

Trong chuyến du lịch vùng cao Lâm Đồng tiễn đưa năm cũ & đón chào năm mới 2022 vừa rồi, Anh Tri & Luu Anh được đưa đi thăm viếng nhiều thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những đồi chè xanh mướt , quán cafe xinh xắn lộng gió nơi triền đồi, nhưng có một nơi để lại nhiều cảm xúc là chuyến viếng mộ cố Giám mục Jean Cassaigne tại Trại phong Di Linh, Lâm Đồng.

Ngài là ai mà khi nhắc đến tên Ngài dân sở tại đều tỏ lòng vô cùng tôn kính đến vậy?

Xin giới thiệu đôi nét về Ngài:

Đức Cha Jean Cassaigne tên đầy đủ là Jean Pierre Marie Cassaigne,tên tiếng Việt là “Sanh”, sinh ngày 30.1.1895 tại Grenade-sur-Adour (Pháp) trong một gia đình tiểu thương buôn rượu. Thời thiếu niên do bản tính quá hiếu động nên cậu bé Cassaigne được bố gởi vào nhà dòng Lasan nổi tiếng là kỷ luật nghiêm khắc như trường Providence ở Huế, trường Thánh Tâm ở Quảng Trị để rèn luyện. Chú bé quá nghịch đến nổi nhà trường nhiều lần gởi thư than phiền đến gia đình, nặng nề hơn nữa là nhà trường tỏ ý vui lòng nếu cậu học trò này được gia đình nhận về! Thời gian ở tại trường Lasan cơ duyên đến với cậu khi tìm thấy cuốn sách “Những cuộc hành trình truyền giáo” của Giám mục Đắc Lộ và “Hạnh Các Vị Tử Đạo Tiên Khởi Việt Nam” và cậu đã ngấu nghiến đọc, tưởng tượng một ngày mình sẽ phiêu lưu tiếp nối bước chân của nhà truyền giáo đến xứ sở xa xôi có tên là An Nam. Cậu tự nhủ sẽ trở thành linh mục thay vì nối nghiệp thương nhân của cha.

Năm 1914, chiến tranh thế giới lần 1 xảy ra, Cassaigne nhập ngũ chiến đấu chống Phát xít Đức xâm lược.

Năm 1918 cuộc chiến kết thúc, Cassaigne giải ngũ về với gia đình với tấm huy chương Anh Dũng bội tinh.

Năm 1920 chàng thanh niên con độc nhất của gia đình xin phép cha mẹ vào tu tại chủng viện Thừa sai Hải ngoại Paris (M.E.P).

Năm 1925 thụ phong Linh Mục.

Ngày 05.05.1926 LM Cassaigne cặp cảng Việt Nam, được đưa về giáo xứ Cái Mơn tỉnh Tiền Giang học tiếng Việt và chuẩn bị cho sứ mệnh truyền giáo tiếp nối sứ mệnh của cố Giám mục Đắc Lộ.

Ngày 24.01.1927 ngài nhận chức Cha sở Di Linh, Lâm Đồng. Từ vùng đất đồi núi hiểm trở này Ngài đã khai hoang một vùng đạo Kala, đưa đức tin Kito đến với người kinh và dân tộc thiểu số. Việc làm nhân đạo nhất là Ngài đã lập nên trại phong để đón nhận những bệnh nhân mắc bệnh cùi khốn khổ, bị ruồng bỏ về chăm sóc, chữa trị.

Vào năm 1941 Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Đại diện Tông Toà Giáo phận Sài Gòn.

Tháng 6,1941 được tấn phong Giám mục tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, với khẩu hiệu “Caritas et Amor” (Bác ái và Tình yêu). Lẽ thường khi được thăng chức ai cũng mừng vui nhưng với Ngài là điều không mong chờ vì phải rời xa giáo dân người Thượng nghèo khổ và người bệnh cùi hủi cần sự quan tâm của ngài!

Như là định mệnh, vào Tháng 9, 1955 khi phát hiện mình đã bị nhiễm bịnh phong, Ngài xin từ nhiệm chức vụ Giám mục Sài Gòn và quay trở lại trại phong Di Linh để dành trọn thời gian phục vụ bệnh nhân.

Trong thư từ chức gởi cha bề trên Hội Thừa sai Paris, Ngài viết: “Tôi xin cha cho phép tôi nộp đơn từ chức sang Tòa Thánh và rút lui về Trại Phong Di Linh, bên cạnh những con cái mà tôi yêu thương nhất và Chúa quyền uy, với lòng nhân ái vô biên, đã cho tôi được nên giống như họ”.

Và cứ thế hàng ngày Ngài chăm sóc cho người bệnh cho đến gần 20 năm sau già yếu và mắc nhiều bệnh: bị té gãy xương , lao phổi, sốt rét, bịnh phong. Ngài qua đời tại Di Linh vào 31/10/1973 kết thúc 78 năm tại thế phụng sự cho đức tin, giúp đỡ tha nhân không quản ngại đến thân mình.

Lúc bệnh nặng, Giáo hội muốn đưa Ngài về Pháp chữa trị nhưng Ngài đã từ chối: "Tôi là người Pháp nhưng trái tim tôi là của người Việt Nam. Tôi đã sống nơi đây và cũng muốn được chết nơi đây. Việt nam là quê hương của tôi". Ngài được an táng cạnh nhà nguyện, gần tháp chuông. Ngôi mộ đơn sơ bên trên phủ cỏ có tấm bia ghi tên tuổi và tiểu sử người quá cố. Lễ tang của Ngài thời đó có rất đông người đến viếng. Ngoài các cha cố , giáo dân, còn có sự tham dự của viên chức chính quyền SG, các vị chức sắc của tôn giáo khác và người ngoại đạo ngưỡng mộ cha nữa.

Đức Cha Jean Cassaigne là một trong số 25 gương chứng nhân truyền giáo từ các quốc gia vùng miền trên thế giới dược Vatican đề nghị như là mẫu gương về đức tin.

Những công trình tiêu biểu đầy ý nghĩa mà Đức cha Cassaigne đã làm cho người dân tộc ở Di Linh là truyền giảng giáo lý, mở trường học, trạm xá, sân banh, đường sá…đem ánh sáng văn minh đến với vùng sơn cước này.

Ngài đã mở bệnh xá và dựng những căn nhà gỗ để nhận người bị bệnh phong đang vất vưởng đói khát trong rừng về sống. Không phải là bác sĩ, nhưng Ngài đã tự học để hành nghề y, chữa bệnh, đỡ đẻ và phát thuốc vì thời đó tìm đâu ra y bác sĩ đến xứ khỉ ho gà gáy này.

Sau 14 năm quản giáo xứ Di Linh (từ 1927 đến 1941), Đức Cha Jean Cassaigne đã dựng một nhà thờ với 795 giáo dân gồm: 15 người Pháp, 134 người Kinh, 218 người Thượng, 350 giáo dân tại Công Hinh, 78 người Thượng tại làng cùi, và chưa kể 133 tân tòng. Ngày nay nhiều nhà thờ trên vùng đất Di Linh được xây dựng kiên cố , họ đạo đông vui, nhà cửa người dân khang trang, đường sá liên thông,phố xá tấp nập, đời sống toàn vùng sung túc.

1929 cha Cassaigne đã xuất bản Từ điển Pháp – Kơho – Việt, đây là cuốn từ điển đầu tiên hình thành chữ viết cho ngôn ngữ Kơho, một công trình rất đáng trân trọng vì góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển cho người dân tộc Kơho.

Năm 1937 cha Cassaigne xuất bản cuốn: Phong tục tập quán người dân tộc Kơho, đây cũng là một công trình đầu tiên nghiên cứu về bộ tộc Kơho của VIệt Nam.

Năm 1938 cha cho xuất bản tập Giáo lý cho người Kơho.

Phải kể cùng mọi người vài mẫu chuyện về vị Cố đạo để hiểu được tấm lòng cao cả hy sinh của Ngài:

1- Một lần có vị quan Thanh tra ngành Giáo dục thuộc địa Pháp đi săn tại KaLa, Di Linh tình cờ trông thấy Ngài đang băng bó vết thương rụng lóng tay của người bịnh phong. Ông ta truy vấn Ngài về tư cách điều trị ( không phải là bác sĩ, không có giấy phép mở trại y tế…). Ngài bình tĩnh trả lời mình đang nhận sứ mệnh nhân đạo từ Chúa và với sứ mệnh này thì bất kể lúc nào hể có sự cầu xin thì Chúa sẵn lòng đáp ứng qua môn đồ của ngài. Đức Giám

Mục vừa là Chánh xứ, trưởng trạm, vừa là y tá, y công, kể cả hộ sinh nữa! Khi đó trạm đã có 129 bệnh nhân, Ngài phải ngửa tay xin các nhà từ tâm trợ lực mới kéo dài được cuộc sống của họ. Một tháng sau đó, LM Cassaigne nhận được một thùng thuốc của ông Tổng Thanh tra này. Và sau này Trạm phong được chính quyền thừa nhận và tài trợ kinh phí hoạt động.

2- Lúc đang hành lễ tại nhà thờ Đức bà Sài Gòn, ông thấy cổ tay có những nốt đỏ, chọc kim vào không thấy cảm giác đau, biết mình bị nhiễm vi trùng Hansen (Phong). Ngài cười nói: "Đây là quà lễ quan thầy của tôi". Đồng thời trả lời với những người sửng sốt lo lắng xung quanh: "Không phải bị mà là được vì được về Di Linh với đoàn con! Có đau mới hiểu người đau và biết thương họ nhiều hơn".

Cha Cassaigne qua đời ngày 31-10-1973. Ngài được an táng cạnh nhà thờ, gần tháp chuông, đúng như ý nguyện.

Câu nói của Ngài được nhiều môn đồ truyền tụng là: “ Dù người ta sẽ thay y phục và chỗ ở của tôi, song chẳng ai thay được con người chất phác nơi tôi”. Khẩu hiệu “Bác Ái và Yêu Thương” do ngài chọn đã nói lên điều đó.

Suốt 47 năm dài (1926–1973), Ngài đã thủy chung với lời nguyện ban đầu, cùng sống giữa các con chiên và đã dâng hiến tất cả cho người cùng khổ . Việt Nam là quê hương thứ hai. Di Linh là mái nhà lúc sống và nấm mồ khi lìa đời của Ngài. Đơn giản nhưng cao quý làm sao!

Giáo xứ của Cố Giám mục Cassaigne ban đầu chỉ có 5 giáo dân gồm 3 người Việt , một “anh nuôi” và một người giúp việc.

Câu chuyện về tấm lòng của Đức cha Jean Cassaigne lan truyền đến tận Paris, nước Pháp, quê hương của cha. Năm 1939, Ngài được nhận Huy chương bạc của Hàn lâm viện y khoa Paris gửi tặng, dù chưa bao giờ đặt chân vào một trường y nào.

Kể từ năm 1955, Đức cha Jean Cassaigne lại tiếp tục phục vụ bệnh nhân mặc dù bản thân còn mang thêm bệnh sốt rét rừng, ngã gãy xương đau dạ dày , lao xương, lao phổi...

Ba ước nguyện của Đức Cha Jean Cassaigne là:

1. Tôi ao ước được đau khổ vì Chúa và vì người anh em;

2. Tôi ao ước được đau khổ như vậy lâu dài, suốt đời và được vững lòng chịu đựng;

3. Tôi ao ước được an nghỉ giữa các con cái phong của tôi.

Trước nấm mồ của Người chăn chiên vĩ đại, tôi thấy mình trở nên nhỏ bé vô cùng và nếu gom tất cả những việc thiện đã làm cũng chỉ là hạt cát trong sa mạc thiện lương của vị giám mục này. Tôi đã từng ngưỡng mộ lòng nhân ái bao dung của ông Cha Quảng Trị Etcharren, nay sự ngưỡng mộ đó nhân lên bội phần trước ông Cha Di Linh Cassaigne. Các vị Thánh này mãi mãi là tấm gương sáng dẫn đường cho những ai có tấm lòng nhân ái nghĩ đến tha nhân.

Cám ơn 2 em Hạnh và Hùng đã đưa anh chị cùng anh Nguyễn Văn Nguyên đến thăm Người vĩ đại trong một buổi trưa trời Di Linh se lạnh cuối đông.

Nguyễn Văn Trị
Di Linh 3/1/2022