26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 24)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 58)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 51)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 64)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 72)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 65)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY MỒNG HAI TẾT NHÂM DẦN (02/02/2022) KÍNH NHỚ TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ-BIẾT ƠN (Hc 44,1.10-15; Ep 6, 1-3.18.23: Lc 1, 67-75)

31 Tháng Giêng 20222:08 CH(Xem: 451)

crosstySỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

MỒNG HAI TẾT NHÂM DẦN (02/02/2022)

KÍNH NHỚ TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ-BIẾT ƠN

(Hc 44,1.10-15; Ep 6, 1-3.18.23: Lc 1, 67-75)

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Tuy cách đón mừng và ăn Tết của người Công giáo Việt Nam có đôi chút khác biệt với cách đón mừng và ăn Tết của truyền thống văn hóa dân tộc Việt, nhưng Giáo Lý Kitô giáo và Văn Hóa Việt có điểm rất giống nhau là cả hai đều coi trọng Đạo Hiếu tức đạo làm con và lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, tổ tiên ông bà cha mẹ. Vì thế mà trong ngày Mồng Hai Tết, trước hết chúng ta kính nhớ và cầu cho tổ tiên ông bà cha mẹ là các bậc đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta nên người và nên người Kitô hữu. Chúng ta còn kính nhớ và cầu cho tổ tiên ông bà cha mẹ là những người đã đón nhận, đã sống và truyền đạt Tin Mừng Cứu độ của Thiên Chúa cho chúng ta trong lòng Giáo Hội Việt Nam.

Trong ngày Mồng Hai Tết chúng ta còn kính nhớ và cầu cho những bậc lập quốc và những anh hùng chiến sĩ đã lầy máu đào để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cũng có thể hiểu rộng ra và coi là ân nhân/thân nhân của chúng ta tất những người đang xây dựng và bảo vệ quê hương bằng việc canh giữ biển đảo, biên giới hay bằng việc lao động sản xuất làm ra của cải vật chất, tạo ra sản phẫm và đem ngoại tệ về cho dất nước.

Chúng ta hãy thể hiện lòng biết ơn đối với tất cả các đấng bậc ấy và dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện cho họ. Việc tốt đẹp và ý nghĩa nhất mà chúng ta phải làm trong Năm Mới Nhâm Đàn là thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên ông bà cha mẹ và trên hết là thể hiện lòng biết ơn đối với Thiên Chúa là cội nguồn của moi điều tốt lành trên thế gian này.

II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 1 (Hc 44,1.10-15) "Miêu duệ họ tồn tại đến muôn đời" Chúng ta hãy ca tụng những vĩ nhân và các tổ phụ chúng ta qua các thời đại. Có những người nhân hậu mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên. Dòng dõi họ được hưởng hạnh phúc, và họ sẽ có con cháu nối dòng, miêu duệ họ trung thành với lời giao ước và con cái họ nhờ họ cũng được trung thành. Miêu duệ họ sẽ tồn tại đến muôn đời, và vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ. Thân xác họ được chôn cất bình an, tên tuổi họ sẽ sống đời này qua đời nọ. Sự khôn ngoan của họ cộng đoàn truyền tụng, và công hội thuật lại lời ngợi khen họ.

2.2 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 2 (Ep 6, 1-3.18.23): “Hãy nguyện cầu mọi lúc trong Thánh Thần" Hỡi những kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ trong Chúa: đó là lẽ phải. Hãy thảo kính cha mẹ ngươi, đó là giới răn thứ nhất kèm theo lời hứa rằng "để ngươi được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu". Còn phần anh em là những kẻ làm cha mẹ, anh em chớ khá làm cho con cái anh em tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng theo lời dạy bảo và khuyên răn của Chúa. Bằng mọi lời cầu xin và khẩn nguyện, anh em hãy nguyện cầu mọi lúc trong Thánh Thần. Hãy tỉnh thức ân cần lo việc đó và cũng hãy cầu nguyện cho tất cả các thánh. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha, và nguyện xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ơn bình an và lòng mến cùng với lòng tin.

2.3 Lắng nghe Lời Chúa trong bài Tin Mừng (Lc 1, 67-75) "Để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người mà phụng thờ Người suốt cả đời ta" Khi ấy, ông Dacaria, cha của Gioan, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng: "Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel, Người đã viếng thăm và cứu chuộc dân Người. Từ dòng dõi trung thần Đavít, Người đã cho xuất hiện Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta, như Người đã dùng miệng các vị thánh ngôn sứ mà phán hứa tự ngàn xưa: Sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét; sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên, và nhớ lại lời xưa giao ước Chúa đã thề với tổ phụ Abraham: rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù, và cho ta chẳng còn sợ hãi, để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người mà phụng thờ Người suốt cả đời ta".

III. ĐỌC VÀ SUY GẪM BÀI «BIẾT ƠN” của Lm Giuse Trần Việt Hùng ĐỂ SỐNG NĂM NHÂM DẦN:

Truyện kể: Ngày kia Chúa mở đại hội “Trăm Hoa Đua Nở”. Qui tụ đại biểu của mọi loài hoa trên trái đất. Rừng hoa tươi thắm muôn mầu khoe sắc trước nhan Thiên Chúa. Các đại biểu hoa gặp nhau tay bắt mặt mừng, dâng lời chúc tụng ngợi khen danh Chúa và chào thăm nhau. Duy chỉ có hai loài hoa không thèm giáp mặt, đó là Hoa Thi Ơn và Hoa Nhớ Ơn. Quả thực ở đời nhiều người thi ơn, nhưng lại ít kẻ nhớ ơn.

Tạ ơn Thiên Chúa. Cha ông dậy rằng: Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn là một nhân đức. Đời của chúng ta là cả một chuỗi những ngày chịu ơn. Từ những ơn căn bản của sự sống tới những ơn được bao dung nâng đỡ. Càng biết ơn, chúng ta càng sống làm người hơn. Nhiều người làm ơn cho tha nhân nhưng không mong phải đền đáp ân tình. Tuy nhiên những người nhận ơn và mang ơn cần có thái độ biết ơn. Chúa Giêsu dùng thí dụ để dạy chúng ta về lòng biết ơn. Chúa đã chữa lành cho 10 người phong cùi, nhưng chỉ có một người ngoại giáo trở lại tạ ơn Chúa.

Thánh Luca viết: Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samaria (Lc.17:15-16). Lòng biết ơn của người ngoại giáo là bài học cho mỗi người chúng ta. Chúng ta có thường xuyên dâng lời cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Ngài ban? Chúa không đòi chúng ta phải trở lại tạ ơn nhưng Chúa vẫn mong chờ. Đức Giêsu mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu?(Lc 17:17).Chúa đang hỏi chúng ta đó.

Tri ân Giáo Hội. Giáo hội đã lãnh nhận kho tàng mặc khải để tuyền đạt lại cho mọi thế hệ. Sự mặc khải giúp chúng ta học biết về Thiên Chúa. Chúng ta có tín ngưỡng là tâm hồn của chúng ta đã đang được mở ra với một vũ trụ hữu thần. Chúng ta có niềm tin vào Thiên Chúa hiện hữu, Đấng là đầu và là cùng đích của mọi loài thọ tạo. Niềm tin này thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của cuộc sống con người. Trong Giáo Hội, chúng ta được tháp nhập vào nhiệm thể của Chúa Kitô và thông phần ân sủng siêu nhiên.

Qua Giáo Hội, chúng ta được sinh ra lại làm con Chúa. Được lãnh nhận các Bí Tích như những ân lộc nuôi dưỡng tâm hồn. Là những người Kitô hữu, chúng ta rất hạnh phúc, vì được nâng lên địa vị làm con Chúa và được hứa ban thưởng phần phúc thiên đàng. Chúng ta được học biết về Chúa, về Giáo Hội, về con người và về mọi loài thụ tạo. Giáo hội khai mở cho chúng ta bước vào một thế giới sống động và trật tự được quan phòng. Mọi vật đã có quả phải có nhân, gọi là nguyên lý nhân quả. Nhìn vũ trụ bao la nhưng vẫn bị giới hạn trong không gian và thời gian, chúng ta biết có Đấng Hằng Hữu. Biết Ngài để yêu mến và cảm tạ ân huệ mà Ngài đã đặt để trong tâm hồn mỗi người.

Biết ơn xã hội. Chúng ta sinh ra có quê cha đất tổ, có nơi chôn nhau cắt rốn và có truyền thống văn hóa. Chúng ta được nhào nắn nên người trong hoàn cảnh xã hội với biết bao điều tốt lành. Chúng ta được hưởng phúc lợi của xã hội về mọi mặt trong đó có tín ngưỡng, văn hóa, an ninh, công ăn việc làm, có đất dụng võ, có trường để học và có nơi để tiến thân. Tiền nhân đã phải phấn đấu để dựng nước, xây nhà dành độc lập cho quê hương xứ sở. Bao anh hùng đã ngã ngục dưới làn bom, súng đạn để dành giữ mảnh đất thân yêu. Bao hy sinh của những bàn tay lao động phát quang từ những đồi núi hay cánh đồng hoang sơ xình lầy trở thành những mảnh đất mầu mỡ và phì nhiêu.

Các vị đã khai sông, mở đường và xây dựng những thành phố xinh đẹp và tiện nghi. Khi ra đời là chúng ta đã có sẵn tất cả, nhưng chẳng mấy khi chúng ta nghĩ đến những công khó của các bậc tiền nhân để biết ơn.

Đền ơn cha mẹ. Ơn sinh thành dưỡng dục. Công cha nghĩa mẹ như trời biển. Con cái phải biết thảo hiếu và tôn kính ông bà cha mẹ. Qua cha mẹ, chúng ta được hiện hữu vào đời. Con vật sinh ra chỉ cần ngọ ngoạy một chút là có thể đứng lên đi theo mẹ kiếm mồi. Còn con người bé nhỏ cần sự chăm dẵm của mẹ cha và những người khác. Từng ly từng tí, từng giây từng phút mới phát triển và lớn lên. Học nằm, học ngồi, học lẫy, học bò, học đi học đứng, học ăn học nói và cái gì cũng phải học. Đây là những tháng ngày đẹp nhất của cuộc đời bên lòng mẹ. Rồi cho dù con có biết đi biết chạy, cha mẹ vẫn phải để mắt dõi trông. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày, từng đêm. Đếm từng năm tháng khi con bước đến trường, mong ngày con ra trường. Có công ăn việc làm ổn định. Cha mẹ chờ mong ngày con thành lập gia thất, sinh con đẻ cái. Chưa hết, cha mẹ vẫn còn muốn ấp ủ con như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh. Tình cha mẹ là thế đó! Cha mẹ không đòi con phải trả nghĩa ân tình nhưng cha mẹ mong con giữ giây liên kết gia đình tình mẹ tình cha.

Biết ơn các ân sư. Thầy cô khai mở tri thức. Thầy cô dạy chúng ta biết đọc biết viết. Câu ca dao thường nói: Không thầy đố mày làm nên. Trường học dạy chúng ta hỉểu biết khoa học, văn học, toán học, đạo đức học và càng học tâm trí chúng ta càng mở mang hiểu biết thế giới bên ngoài. Công trình nghiên cứu và hiểu biết của biết bao nhiêu các bậc cha ông hay đàn anh đi trước ghi nhận và lưu truyền lại. Họ đã truyền thụ lại cho chúng ta kho tàng cả mấy ngàn năm khám phá, phát minh và suy tư.

Tất cả những kiến thức đã được gom nhặt từ các nền văn hóa trên thế giới. Đã có những vị tiền bối dành cả đời nghiên cứu, viết lách, tìm tòi để làm thành những cuốn tự điển dịch nghĩa giúp chúng ta học hiểu được những ngôn ngữ văn minh. Và qua sự giao lưu, chúng ta đã có một kho tàng văn hóa riêng cho chính xứ sở mình. Chúng ta đừng bao giờ quên ân tình cha ông để lại qua nền văn hóa.

Báo ân bạn đồng hành. Trên thế giới có trên dưới tám tỷ người. Chúng ta đã gặp gỡ và quen biết được bao nhiêu người. Con số rất giới hạn vì mỗi người chúng ta chỉ sống trong khoảng một thời gian và một không gian nào đó. Xã hội thay đổi, người sinh, kẻ tử cứ tiếp nối nhau mà sống. Ai trong chúng ta cũng đã cùng đồng hành với nhiều người khác trên các chuyến tàu, chuyến xe, chuyến máy bay hay cùng tham dự những buổi đại hội, hành hương hay các cuộc họp mặt chung. Chúng ta đã tìm thấy niềm vui, sự ủi an và nâng đỡ nhau khi an bình cũng như khi gặp khó khăn. Chúng ta không biết nhiều về người khác nhưng chung ta cùng chung một kiếp người, chung một hướng đi, chung một niềm tin hay cùng chung một mục đích. Chúng ta luôn có lý do để biết ơn và cầu nguyện cho nhau.

Cám ơn anh chị em. Anh chị em như thể tay chân nên đùm bọc thương yêu và giúp đỡ nhau. Chị ngã em nâng. Những gia đình càng đông con càng hạnh phúc. Anh chị em trong gia đình cùng chia sẻ vui buồn sướng khổ. Vì khi gặp gian nan, đau khổ, có người bên cạnh chia xẻ và nâng đỡi ủi an. Khi có dịp vui mừng, anh chị em đoàn tụ liên hoan. Tục ngữ dạy rằng: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Đây là một sự nâng đỡ vô hình nhiều khi chúng ta không nhận ra hồng ân đó. Anh chị em một nhà đã được cưu mang cùng chung một cung dạ, cùng chung nôi, hưởng một nguồn sữa mẹ, cùng được ẵm bế và dưỡng nuôi trong một mái ấm gia đình. Anh chị em cùng học chữ yêu thương ba ba, má má. Cùng được ấp ủ trong vòng tay hiền mẫu. Anh chị em được lớn lên và trưởng thành bên nhau. Anh chị em đã học được những kinh nghiệm đầu tiên của cuộc sống qua những nhu cầu chén nước, bát cơm, ganh tị nhau từng cái kẹo và miếng bánh. Thân thương lắm! Chúng ta phải biết ơn lẫn nhau.

Tri ân bạn bè. Sống trên đời, ai cũng có những người bạn. Bạn học chung trường, chung lớp, bạn chúng lý tưởng và chung hướng. Có những người bạn cùng làm việc, cùng cộng tác, cùng tranh đấu và cùng sống chết với nhau. Bạn bè bổ túc cho nhau: Học thầy không tày học bạn. Chúng ta học hỏi rất nhiều nơi các người bạn. Có những người bạn chỉ quen trong một thời gian ngắn nhưng nên tình nên nghĩa. Bạn chân thành giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Cha mẹ thầy cô thường dạy hãy chọn bạn mà chơi. Đúng vậy: Gần mực thì đen, gần đèn thị rạng. Ra trường đời, chúng ta gặp không biết bao nhiêu người nhưng không phải ai cũng có thể trở thành bạn. Những người bạn chân tình là những người bạn không lạm dụng nhau để mưu lợi cho mình. Thành công ở đời do bạn hữu thật nhiều. Ngày nay sự liên kết bạn bè còn rộng rãi hơn qua các hệ thống kỹ thuật tân tiến.

Cám ơn mọi người chung quanh. Chúng ta được hiện hữu giữa thế giới là một ơn trọng đại. Chúng ta còn được mọi người chung quanh bao bọc chở che. Được mọi người nâng đỡ dìu dắt và dạy bảo chúng ta nên người. Chúng ta phải học cách làm người sao cho xứng danh nghĩa là dũng nhân. Một con người biết rung cảm với sự bén nhạy của trái tim. Biết nhường, biết kính, biết cảm và biết ơn. Sự biết ơn là một chiếc cầu nối thông thương giữa người với người. Làm người nên biết ân nghĩa chí tình với mọi người, đặc biệt các ân nhân và thân nhân. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Sống ở đời cũng cần có: Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại. Chúng ta nên ân nghĩa báo đền cho xứng hợp danh phận con người.

Khi nào không còn nhận ơn, khi đó chúng ta không phải trả ơn và biết ơn. Cuộc đời chúng ta được ôm ấp trong tình yêu thương của Thiên Chúa và của mọi người. Hai chữ “cám ơn” sẽ được ghi lòng tạc dạ. Biết dâng lời tạ ơn Chúa và cám ơn con người, chúng ta sẽ sống xứng đáng với danh hiệu là con Thiên Chúa và dòng dõi của cha ông tổ tiên. Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa, bây giờ và mãi mãi. Thánh vịnh 118 đã diễn tả: Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương (Tv 118:1). Chúng con xin tạ ơn Chúa muôn ngàn đời.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York

IV. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

4.1 "Chúng ta hãy ca tụng những vĩ nhân và các tổ phụ chúng ta qua các thời đại” Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mọi người sống trên thế gian này biết kính trọng các vĩ nhân và nhớ ơn Tổ Tiên của mình.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

4.2 “Có những người nhân hậu mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên. Dòng dõi họ được hưởng hạnh phúc, và họ sẽ có con cháu nối dòng. Miêu duệ họ sẽ tồn tại đến muôn đời, và vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ.Sự khôn ngoan của họ cộng đoàn truyền tụng, và công hội thuật lại lời ngợi khen họ” Chúng ta hãy cầu xin Chúa cách đặc biệt cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy sống xứng danh với chức thánh và lời khấn của mình.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

4.3 “Hỡi những kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ trong Chúa: đó là lẽ phải. Hãy thảo kính cha mẹ ngươi, đó là giới răn thứ nhất kèm theo lời hứa rằng "để ngươi được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu” Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mọi người trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta biết trân quý và thực hành Đạo Hiếu của dân tộc và Giới Răn Thứ Bốn của Kitô giáo.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

4.4 “Từ dòng dõi trung thần Đavít, Người đã cho xuất hiện Vị Cứu Tinh quyền thế để cứu ta thoát khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét, giải phóng ta khỏi tay địch thù, và cho ta chẳng còn sợ hãi, để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người mà phụng thờ Người suốt cả đời ta” Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người đang bị đàn áp, bóc lột, loại trừ và khinh khi trong xã hội để họ được Chúa thương giải thoát.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

Ngày 29 tháng 01 năm 2022

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.


SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

MỒNG BA TẾT NHÂM DẦN (03/02/2022)

THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM

[St 2, 4b-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30]

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Thật là đang buồn khi rất nhiều người, kể cả người có đạo, xem việc làm chỉ có một mục đích duy nhất là kiềm tiền, kiếm càng nhiều tiến càng tốt. Thật ra mục đich chính của việc làm không phải là để kiếm tiền, mà là để phát huy tài năng của bản thân (mà Thiên Chúa đã ban) và làm cho danh Chúa được cả sáng và cộng đồng xã hội [quốc gia và nhân loại] được tiến bộ. Ngay từ những ngày đâu của lịch sử loài người Thiên Chúa đã xác định mục đích cao cả của việc làm khi Thiiên Chúa giao cho con người trách nhiệm quản lý công trình tạo dựng. Dĩ nhiên là khi con người bỏ công sức, mồ hôi trong khi làm việc thì con người được thưởng công, được đền bù (không chỉ bằng tiền). Chính vì thế mà Giáo Hội mới dành Ngày Mồng Ba Tết cho việc thánh hóa công ăn việc làm. Công ăn việc làm của chúng ta cần được thánh hóa để lao động ấy đạt đươc mục đích chính và tốt lành của nó.

Chúng ta cần lắng nghe Lời Chúa và suy niệm về ý nghĩa của lao động và áp dụng trong cuộc sống ngay từ ngày Mồng Ba Tết Nhâm Dần này.


II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 1 (St 2,4b-9.15): “Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng tỉa” Trong ngày Thiên Chúa tạo dựng trời đất, thì chưa có bụi cây nào mọc ngoài đồng, không có một cây rau cỏ nào nảy mầm ngoài đồng ruộng, vì Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa rơi xuống đất, và chưa có người để trồng trọt, nhưng lúc đó mạch nước từ đất vọt lên, tưới khắp mặt đất. Vậy Thiên Chúa lấy bùn đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống. Thiên Chúa lập một vườn tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng nên. Thiên Chúa cho từ đất mọc lên mọi thứ cây trông đẹp, ăn ngon, với cây sự sống ở giữa vườn, và cây biết lành dữ. Vậy Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng tỉa và coi sóc vườn.

2.2 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 2 (Cv 20, 32-35): “Tôi xin ký thác các ông cho Thiên Chúa, Đấng có quyền năng kiến tạo và ban cho các ông được dự phần gia nghiệp" Trong những ngày ấy, Phaolô nói với các trưởng giáo đoàn Êphêxô rằng: "Bây giờ, tôi xin ký thác các ông cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, Người là Đấng có quyền năng kiến tạo và ban cho các ông được dự phần gia nghiệp làm một với tất cả mọi người đã được thánh hoá. Tôi đã không ham muốn bạc, vàng, hay y phục của ai hết, như chính các ông đã biết. Những đồ gì tôi và những kẻ ở với tôi cần dùng, thì chính hai bàn tay này đã làm ra. Bằng mọi cách, tôi đã chỉ bảo cho các ông rằng phải làm việc như vậy, để nâng đỡ những người yếu đuối, và ghi nhớ lời Chúa Giêsu đã phán: "Cho thì có phúc hơn là nhận".

2.3 Lắng nghe Lời Chúa trong bài Tin Mừng (Ga 5,16-20): “Tức khắc người ấy được lành bệnh” Người Do-thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã làm như thế trong ngày Sabbat. Nhưng Chúa Giêsu trả lời dân Do-thái rằng: "Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như vậy". Bởi thế, người Do-thái càng tìm cách giết Người, vì không những Người đã phạm luật nghỉ ngày Sabbat, lại còn gọi Thiên Chúa là Cha mình, coi mình ngang hàng với Thiên Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu trả lời họ rằng: Quả thật, quả thật, Ta nói cho các ngươi biết: Chúa Con không thể tự mình làm gì nếu không thấy Chúa Cha làm. Điều gì Chúa Cha làm, thì Chúa Con cũng làm y như vậy. Vì chưng, Chúa Cha yêu Chúa Con và bày tỏ cho Chúa Con biết mọi việc mình làm, và sẽ còn bày tỏ những việc lớn lao hơn thế nữa, đến nỗi các ngươi sẽ phải thán phục".

III. THAM KHẢO GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI VỀ LAO ĐỘNG

[Trích: CHƯƠNG SÁU / LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI / I. NHỮNG KHÍA CẠNH THÁNH KINH]

a. Bổn phận canh tác và chăm sóc trái đất

255. Cựu Ước giới thiệu Thiên Chúa như Đấng Tạo Hoá toàn năng (x. St 2,2; G 38-41; Tv 104; Tv 147), đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài và kêu mời con người lao động trên đất đai (x. St 2,5-6), canh tác và chăm sóc vườn Êđen, mà Thiên Chúa đặt con người vào trong đó (x. St 2,15). Thiên Chúa giao cho cặp vợ chồng đầu tiên nhiệm vụ khuất phục trái đất và thống trị mọi sinh vật (x. St 1,28). Tuy nhiên, sự thống trị của con người trên các sinh vật khác không phải là sự thống trị độc đoán hay bừa bãi; ngược lại, con người phải “canh tác và chăm sóc” (St 2,15) của cải do Thiên Chúa tạo dựng. Những của cải này không do con người làm ra, nhưng con người đã lãnh nhận chúng như những tặng phẩm quý giá mà Tạo Hoá đã trao cho con người đảm trách. Canh tác đất đai là không bỏ mặc đất đai; thống trị mặt đất có nghĩa là chăm sóc nó, như một vị vua khôn ngoan chăm sóc thần dân của mình hay như một mục tử chăn dắt đàn chiên của mình.

Theo kế hoạch của Đấng Tạo Hoá, các thực tại được tạo dựng, tự chúng vốn tốt, là để cho con người sử dụng. Ngạc nhiên trước mầu nhiệm về sự cao cả của con người, tác giả Thánh Vịnh đã thốt lên: “Con người là gì mà Chúa cần nhớ đến? Phàm nhân là gì mà Chúa phải quan tâm? So với thần linh, Chúa chẳng để con người kém thua là mấy. Đem vinh dự, huy hoàng làm mũ triều thiên. Cho thống trị mọi công trình Chúa đã dựng nên; đặt muôn loài muôn sự dưới chân con người” (Tv 8,5-7).

256. Lao động là một phần trong tình trạng nguyên thuỷ của con người và đã có trước khi con người phạm tội; bởi đó, lao động không phải là một hình phạt hay là một sự chúc dữ. Lao động chỉ trở thành vất vả và cực nhọc vì tội của Ađam và Eva, khi họ phá vỡ mối quan hệ tin tưởng và hoà thuận với Thiên Chúa (x. St 3,6-8). Lệnh cấm “ăn trái cây biết lành biết dữ” (St 2,17) nhắc con người nhớ rằng mọi sự con người có đều là ân huệ Chúa tự nguyện ban cho, thế nên con người vẫn chỉ là thụ tạo chứ không phải là Tạo Hoá. Ađam và Eva phạm tội chính là do cám dỗ này: “Ngươi sẽ trở thành Chúa” (St 3,5). Họ muốn thống trị tuyệt đối trên mọi sự mà không phải phục tùng ý muốn của Tạo Hoá. Kể từ lúc đó, đất đai trở nên nghèo nàn, cằn cỗi, thù nghịch một cách tệ hại (x. St 4,12); chỉ khi nào đổ mồ hôi trán, con người mới gặt hái được kết quả (x. St 3,17.19). Tuy nhiên, dù tổ tiên chúng ta có phạm tội đi nữa, kế hoạch của Tạo Hoá, ý nghĩa của các thụ tạo – trong đó có con người, được kêu gọi canh tác và chăm sóc tạo vật – vẫn không thay đổi.

257. Lao động có một vị trí danh dự, vì đó là nguồn đem lại của cải hay ít ra là nguồn đem lại những điều kiện để con người có được một cuộc sống tươm tất, và trên nguyên tắc, đó là một công cụ hữu hiệu để chống lại sự nghèo đói (x. Cn 10,4). Tuy nhiên, con người không được sa vào cám dỗ biến lao động thành một ngẫu tượng, vì ý nghĩa tối cao và cuối cùng (và dứt khoát) của cuộc sống không nằm trong lao động. Lao động là cần thiết, nhưng chính Thiên Chúa – chứ không phải lao động – mới là nguồn gốc của sự sống và là mục tiêu cuối cùng của con người. Thật ra, nguyên tắc khôn ngoan ẩn đằng sau chân lý này là lòng kính sợ Chúa. Đòi hỏi của công lý – xuất phát từ lòng kính sợ Chúa – chính là yêu cầu phải được đặt trước việc quan tâm tới lợi nhuận: “Thà có ít mà kính sợ Chúa hơn là có gia tài kếch sù mà phải lo âu sợ hãi” (Cn 15,16). “Thà lời ít mà ngay thẳng hơn là lời nhiều mà bất công” (Cn 16,8).

258. Đỉnh cao của giáo huấn Thánh Kinh về lao động là mệnh lệnh phải nghỉ ngơi ngày Sabat (Sabbath). Con người bị buộc phải lao động, nhưng sự nghỉ ngơi này mở ra cho con người niềm hy vọng được tự do đầy đủ hơn, tự do trong ngày Sabat vĩnh viễn (x. Dt 4,9-10). Nghỉ ngơi giúp con người nhớ lại và cảm nghiệm lại kỳ công của Thiên Chúa, từ Tạo dựng đến Cứu chuộc, đồng thời nhận ra chính mình cũng là công trình của Thiên Chúa (x. Ep 2,10) để cảm tạ Ngài – tác giả đã sinh ra mình – về cuộc sống và về sự tồn tại của mình.

Việc nhớ tới và (cảm) trải nghiệm (lại) ngày Sabat tạo nên một hàng rào giúp con người không trở thành nô lệ cho lao động, dù là nô lệ tự nguyện hay bị cưỡng bức, cũng như giúp con người chống lại (không bị) mọi hình thức bóc lột, dù là bóc lột kín đáo hay công khai. Thật vậy, việc nghỉ ngơi ngày Sabat không những giúp con người có thể tham gia thờ phượng Chúa, mà còn để bênh vực người nghèo. Nó cũng có công dụng giải thoát con người để khỏi làm cho lao động xuống cấp, phản lại xã hội. Nghỉ ngơi ngày Sabat có thể kéo dài tới cả năm; làm như thế là để chúng ta bỏ lại hoa màu trái đất cho người nghèo hưởng dùng và đình lại quyền sở hữu của các chủ đất: “Trong sáu năm ngươi sẽ gieo trồng và thu hoạch; nhưng năm thứ bảy ngươi sẽ cho đất nghỉ ngơi để người nghèo có thể kiếm ăn, cũng như để thú rừng có cái mà ăn. Ngươi cũng sẽ làm như thế đối với vườn nho và vườn ôliu của ngươi” (Xh 23,10-11). Tập quán này đáp ứng một trực giác sâu xa là: của cải tập trung về tay một số người đôi khi có thể làm người khác bị tước đoạt của cải.

[Nguồn: COMPENDIUM OF THE SOCIAL DOCTRINEOF THE CHURCH

IV. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

4.1 “Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để họ trồng tỉa và coi sóc vườn” Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mọi người sống trên thế gian này ý thức được trách nhiệm cai quản công trình tạo dựng của Thiên Chúa.

Xướng: Chúng con cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

4.2 “Bằng mọi cách, tôi đã chỉ bảo cho các ông rằng phải làm việc như vậy, để nâng đỡ những người yếu đuối, và ghi nhớ lời Chúa Giêsu đã phán: "Cho thì có phúc hơn là nhận” Chúng ta hãy cầu xin Chúa cách đặc biệt cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy biết sống “hiến dâng” theo gương Chúa Giêsu Kitô.

Xướng: Chúng con cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

4.3 “Chúa Giêsu trả lời dân Do-thái rằng: "Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như vậy” Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mọi người trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta biết trân trọng và phát huy những ơn huệ và tài năng mà Thiên Chúa đã trao ban cho mỗi cá nhân và mỗi cộng đoàn giáo xứ.

Xướng: Chúng con cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

4.4 “Chúa Giêsu trả lời họ rằng: Quả thật, quả thật, Ta nói cho các ngươi biết: Chúa Con không thể tự mình làm gì nếu không thấy Chúa Cha làm. Điều gì Chúa Cha làm, thì Chúa Con cũng làm y như vậy” Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người được giao trách nhiệm quản lý xã hội và đất nước để họ biết quản lý theo ý muốn tốt lành của Thiên Chúa

Xướng: Chúng con cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!

Ngày 29 tháng 01 năm 2022

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.