Saturday, June 10, 20237:12 AM(View: 17)
https://charismamag.com/blogs/fire-in-my-bones/dont-let-satans-mind-games-discourage-you/ Có những người bạn của tôi đang trải qua nhiều trường hợp bi đát. Một người làm ăn thua lỗ. Người khác đang bị cơn bịnh nan y mà bác sĩ chưa tìm ra bịnh. Người nữa thì đang bị cơn nghiện hành hạ. Một cặp vợ chồng hiếm muộn không thể có con.
Saturday, June 10, 20236:34 AM(View: 11)
Nguồn: Spiritdaily.com Ông Serge Abad-Gallardo vốn là một người hoạt động mạnh mẽ ở trong phong trào Tam Điểm của người Pháp suốt hơn 20 năm trường. Ông là một kiến trúc sư, một nhân viên cấp cao. Ông làm trong phong trào Tam Điểm từ khi được 33 tuổi.
Friday, June 9, 20234:25 PM(View: 39)
Nguồn: Spiritdaily.com Sự dữ ngày càng nhiều: Nào là các tai hoạ thiên nhiên, tai hoạ chiến tranh và nhiều sự dữ xẩy ra trên thế giới. Thật sự thì chúng ta cần phải đến Chầu Thánh Thể và tham dự Thánh Lễ nhiều hơn để cầu nguyện cho thế giới, gia đình, bản thân và cho các linh hồn ở luyện ngục. Toà Thánh Vatican đã từng khuyên chúng ta hãy đến cầu nguyện...
Thursday, June 8, 20238:58 PM(View: 36)
Hôm nay là ngày sinh nhật của cháu ngoại tôi là cháu Daniel. Tôi nhớ cách đây 3 năm, lúc đó là lúc mà cao trào bịnh COVID-19 đang lên rất cao. Vào ngày 8/6/2020, ngày sinh nhật thứ 21 của cháu tôi, cả gia đình tôi vẫn rủ nhau đến mừng sinh nhật cháu nhưng phải triệt để tuân thủ theo luật giãn cách của tiểu bang California.
Thursday, June 8, 20238:19 PM(View: 42)
Sáng hôm nay vợ chồng tôi và em gái tôi cùng nhau đi chợ Costco. Đây là một siêu thị lớn mà mọi người phải mua thẻ hội viên hàng năm mới được vào mua đồ theo giá sỉ.
Thursday, June 8, 20238:05 AM(View: 51)
Nguồn: Spiritdaily.com Chúng tôi có nói chuyện với cha Daniel Reehill. Trước đây cha là một người làm ở ngân hàng tại phố Wall Street nhưng rồi cha trở thành linh mục sau một chuyến hành hương tới Medjugorje vào năm 1998.
Wednesday, June 7, 20234:28 PM(View: 37)
https://www.catholicworldreport.com/2019/01/23/meet-the-hitchhiking-friar-with-an-extraordinary-near-death-experience/ Vào lúc 14 tuổi, thầy Juan phải chịu một cuộc giải phẫu ở vùng lưng để có thể làm cho thầy cử động được cái cổ. Sau cuộc giải phẫu, thầy gặp nhiều sự khó khăn và trái tim của thầy đã ngừng đập. Trong lúc đó, thầy có một cảm nghiệm cận tử...
Wednesday, June 7, 20231:08 PM(View: 46)
https://www.catholicworldreport.com/2019/01/23/meet-the-hitchhiking-friar-with-an-extraordinary-near-death-experience/ Đã có nhiều phép lạ làm biến đổi cuộc đời của một vị tu sĩ tên là Juan Maria Crisostomo. Ngài đã chú trọng đến việc nghèo khó và sống rất đơn sơ trong mục vụ làm tu sĩ nhỏ bé của Chúa Kito và Mẹ Maria. Ngài kể rằng ngài đã luôn đi quá giang...
Monday, June 5, 20236:31 PM(View: 52)
From: Msgr. Stephen Rossetti Exorcist Diary #243: Demons Divide Families Cô N. là người sử dụng ma tuý. Mẹ ruột của cô là một mụ phù thuỷ. Khi bà ấy cho cô ấy bú sữa thì bà ấy cho ma tuý vào sữa của con gái nhỏ. Cô N. còn bị ma quỷ quấy phá bởi vì mẹ của cô đã luôn ...
Monday, June 5, 20235:46 PM(View: 60)
Nguồn: Opus Sanctorum Angelorum: Một phụ nữ tên Michelle kể lại cảm nghiệm của bà ấy: Gần đây tôi tham dự một cuộc tĩnh tâm thinh lặng tại Dòng Opus Angelorum. Vào ngày thứ Bẩy tức là ngày thứ ba của cuộc tĩnh tâm, nhóm chúng tôi có một buổi tối Chầu Thánh Thể suốt nguyên một đêm để đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu...

YÊU THƯƠNG KHI TRẺ BƯỚNG BỈNH

Tuesday, March 8, 20221:34 PM(View: 332)

buongbinhYÊU THƯƠNG KHI TRẺ BƯỚNG BỈNH

Hằng ngày người cha vẫn đứng tựa cửa, đăm chiêu nhìn xa xăm như tìm kiếm con trai mình. Thất vọng. Đau khổ. Có vẻ như không phải hôm nay. Không phải hôm nay. Nhưng một ngày nào đó, có thể nó sẽ trở về. Cứ thế, người cha cô độc vẫn chờ đợi. Mong mỏi, cầu nguyện và hy vọng.

Dụ ngôn “đứa con hoang đàng” trong trình thuật Lc 15:11–32 bây giờ mang ý nghĩa mới đối với tôi. Dụ ngôn không gọi là “đứa con hoang đàng” nữa, mà là “người cha nhân hậu.” Tôi không tập trung nhiều vào đứa con nữa. Tôi tập trung vào người cha. Theo dõi ông. Học tập ông. Noi gương ông.

Tại sao vậy? Bởi vì hiện nay tôi đặt mình vào vị trí của người cha – mòn mỏi vì lo lắng, thắc mắc, và kiệt sức. Đáng lo là đứa con mất đức tin, và không biết khi nào nó trở về. Người cha mòn mỏi vì phải chờ đợi đứa con quá lâu!

Đọc lại câu chuyện này với cái nhìn mới đã giúp tôi phát hiện các nguyên tắc mà trước đây tôi không biết. Thiết tưởng các nguyên tắc này cũng khả dĩ giúp ích cho những người cha đang mòn mỏi vì con.

1. Giải thoát (Lc 15:11–13)

Khi đứa con đòi chia tài sản, tôi đã cảm thấy khó chịu vì người cha không hề từ chối. Ông cũng không phân tích điều hơn lẽ thiệt, mặc dù ông có thể làm vậy. Ông dễ dàng chấp nhận điều kiện của đứa con.

Sau khi chấp nhận chia gia tài, ông cho đứa con ra đi cho thỏa chí tang bồng. Ông giải thoát nó, để nó chịu trách nhiệm về tương lai và hệ quả mà nó đã tự chọn lựa – dù tốt hay xấu. Một lúc nào đó, cha mẹ nào cũng cần cách giải thoát này.

Theo cách của người cha trong dụ ngôn, tôi chấp nhận cho con tôi đi theo lối riêng của nó (với sự khôn ngoan và mối quan tâm trong phạm vi cho phép). Tôi đã phải để nó đi theo quyết định của nó – dù tốt hay xấu – và trải nghiệm cuộc sống, cả đau khổ và vui mừng. Nó có thể khám phá cả cái đẹp và cái xấu, đồng thời cũng phải tự chịu trách nhiệm.

2. Chấp nhận (Lc 15:14–16)

Đứa con đã quyết định tồi tệ – rất tồi tệ. Người cha cho phép nó, hoàn toàn tự do, làm gì tùy ý. Nó đã sống buông thả, sa đọa, tội lỗi, trụy lạc, hư hỏng, gặp chăng hay chớ. Cuối cùng, nó trắng tay và thất vọng.

Giống như đứa con hoang đàng, con cái của chúng ta cũng được tạo dựng có ý muốn. Chúng có cách chọn lựa riêng, có cách phân biệt điều tốt và điều xấu, điều phúc và điều tội, Thiên Chúa và ma quỷ. Thiên Chúa có quyền trên ý muốn của chúng, nhưng cha mẹ không có quyền đó.

Rất khó, nhưng tôi đã chấp nhận. Tôi chấp nhận nó có tự do chọn lựa. Tôi không thể làm khác, bởi vì tôi biết nó có thể, và hy vọng vào ơn Chúa, một ngày nào đó nó sẽ trở về, sống ngoan ngoãn và đạo đức.

3. Xác nhận (Lc 15:17–19)

Đứa con hoang đàng đã rơi xuống đáy cuộc đời, không biết thời gian lâu hay mau. Nhưng tội lỗi của nó đã làm cho nó thất vọng và đau khổ. Chỉ khi đó mới mới “biết mình là ai.” Cuối cùng, nó đã thức tỉnh, bắt đầu nhớ nhà và khao khát cảnh gia đình êm ấm ngày xưa.

Khi biết nó sống xả láng, lãng phí tài sản và cuộc đời, có lẽ người cha đã quỳ gối cầu nguyện rất nhiều cho nó, và phó thác nó cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Tôi cũng cầu nguyện cho con tôi, xin cho nó hồi tâm và tỉnh ngộ. Tôi cầu xin Chúa Thánh Thần đánh động nó và dẫn nó trở về đường ngay nẻo chính, để được tha thứ và được phục hồi.

4. Chờ đợi và đón nhận (Lc 15:20)

Hằng ngày người cha vẫn chờ đợi, trông mong, cầu nguyện và hy vọng. Ước gì các bậc cha mẹ cũng kiên trì cầu xin Thiên Chúa và được tràn đầy Thần Khí.

Tôi lại cảm thấy “khó chịu” với cách phản ứng của người cha khi “thằng con trời đánh” kia trở về. Lòng trắc ẩn đã đẩy người cha đi tới phía đứa con khi nó ở bước đường cùng. Vòng tay ông rộng mở, đầy tình yêu thương. Trái tim ông đập nhịp yêu thương dồn dập. Không trách mắng nó, không chì chiết, không nguyền rủa, không giận dữ. Còn chúng ta thì sao? Chắc hẳn chúng ta trợn mắt và quát: “Tao tưởng mày đi luôn, không về đây nữa . Mày ngon mà! Sao không đi luôn đi? Ra khỏi nhà là thất nghiệp, vắng cha mẹ thì chết đói. Cá không ăn muối cá ươn mà!”

Tôi cầu xin cho tôi biết phản ứng với lòng yêu thương, tha thứ và đón nhận. Tôi phải bỏ đau khổ qua một bên trong lúc đó. Nhờ ơn Chúa, tôi sẽ ôm con tôi trong vòng tay nhân hậu, tha thứ và yêu thương vô điều kiện.

5. Vui mừng (Lc 15:22–23, 32)

Đứa con hoang đàng trở về, ăn năn tội lỗi. Nó được phục hồi ơn cứu độ mà nó đã đánh mất. Nó đã chết mà được sống lại và trở về nhà. Thực sự đó là điều đáng vui mừng lắm. Làm sao có thể cư xử khác được chứ?

Thiết tưởng đây là thông điệp của dụ ngôn này: Vui mừng đón nhận chứ không kết án đối với một người lầm lạc trở về vì ăn năn sám hối, đó là tặng phẩm ân sủng nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô: “Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện” (Ep 2:8–9). Như vậy, họ đã tìm ra con đường về nhà qua vòng tay yêu thương và tha thứ của người cha, con chiên lạc đã trở về đúng ràn chiên.

Tôi có thể làm gì khi đứa con hối hận và trở về? Tôi cũng sẽ vui mừng đón nhận với lòng tha thứ và yêu thương. Không thể làm gì khác hơn nữa!

Denise Kohlmeyer

Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ DisiringGod.com)