18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 31)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 31)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 57)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

SUY TƯ VỀ GIUĐA ÍTCARIỐT

02 Tháng Tư 202210:22 SA(Xem: 530)

giudaSUY TƯ VỀ GIUĐA ÍTCARIỐT

Theo truyền thống, Thứ Tư Tuần Thánh được gọi là “Spy Wednesday,” (Thứ Tư Do Thám) vì đó là ngày tông đồ Giuđa phản bội Thầy Giêsu. Đó là lời nhắc nhở chúng ta đã ít nghĩ về Giuđa… có lẽ vì chúng ta không thích những gì chúng ta biết. Đây là 8 điều đáng để chúng ta suy tư:

1. Giuđa Thuộc Nhóm Mười Hai

Nói chung, đó là điểm rõ ràng và không thú vị. Nhưng đó là điều thực sự đáng cân nhắc. Điều đó cho thấy rằng Giuđa là một trong số mười hai môn đệ đầu tiên được Đức Kitô truyền chức thánh trong Giáo Hội – được chính Chúa Giêsu tuyển chọn, Ga 6:70-71. Điều đó gợi nhiều ẩn ý.

Vào lúc nào đó, Giuđa đã bỏ mọi sự để theo Đức Kitô (Mc 10:28). Các câu chuyện như vậy thật rắc rối. Tôi nhớ rằng Charles Templeton là người đi loan báo Tin Mừng cùng với Billy Graham, nhưng rồi từ bỏ Kitô giáo và theo thuyết bất khả ngộ hoặc vô thần. Có lẽ nhiều người cho rằng không thể có chuyện như vậy, thế nhưng sự thật vẫn mãi là sự thật. Thánh Phaolô biết lịch sử Israel, cho biết rằng nhiều người được Thiên Chúa cứu khỏi Ai Cập nhưng rồi lại từ bỏ Ngài và chết. Thánh Phaolô nói: “Ai tưởng mình đang đứng vững thì hãy coi chừng kẻo ngã.” (1 Cr 10:12). Giuđa nhắc chúng ta nhớ tới điều tương tự. Nếu Giuđa có thể bỏ mọi sự và dành nhiều thời gian cho Đức Kitô, thậm chí là thân thiết với Ngài, mà vẫn sa ngã, bạn và tôi không nên tự phụ. Nhưng nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta tiến bước.

2. Giuđa Không Kỳ Cục

Không có lý do gì để tin rằng Giuđa là trường hợp duy nhất. Nghĩa là dễ rơi vào cái bẫy suy nghĩ của Giuđa là trường hợp duy nhất trong lịch sử sa đọa đến nỗi ông có thể phản bội Chúa Giêsu như thế. Dĩ nhiên điều đó không thật. Ông không là Kitô hữu duy nhất, cũng chẳng là giáo sĩ duy nhất. Chúng ta có gợi ý về điều này trong những lần thất bại của các môn đệ khác – chẳng hạn, Phêrô chối Thầy, hoặc các môn đệ khác bỏ của chạy lấy người khi Chúa Giêsu bị bắt. Nhưng chúng ta có gợi ý về điều này trong Giáo Hội về các vụ bê bối ngày nay.

3. Giuđa Che Giấu Cuộc Chiến Nội Tâm

Vấn đề của Giuđa không bắt đầu trong Tuần Thánh. Đã có vẻ như Giuđa không là môn đệ trung thành, và rồi ông đã phản bội Chúa Giêsu không biết vì lý do gì. Không phải vậy, có một đường dài dần dần ông chuyển từ ánh sáng sang bóng tối. Trong Ga 6:70-71, Chúa Giêsu cho biết rằng Giuđa thoái hóa, khi đó Ngài nói về Thánh Thể. Sau khi Ngài nói rằng thịt và máu Ngài là của ăn và của uống thật, nhiều môn đệ đã xầm xì với nhau: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6:60). Phêrô nói thay cho cả Nhóm Mười Hai, xác tín vào Chúa Giêsu, nhưng lúc đó Ngài ám chỉ việc phản bội của Giuđa. Có điều gì đó có vẻ buồn cho Giuđa. Thánh sử Gioan cho chúng ta biết rằng Giuđa ăn cắp tiền (Ga 12:6). Nếu bạn phạm tội trọng, đó là tội lăng nhăng ngoài hôn nhân hoặc tội gì đó, có cơ hội tốt để tội đó không là điểm khởi đầu. Một loạt các hành vi xấu xa dẫn tới hậu quả rất tồi tệ. Thánh Phanxicô Salê mô tả quá trình đó là “sự cám dỗ, sự ham muốn, và sự ưng thuận.”

Một người vợ yêu dấu của người chồng, có người gởi tin nhắn cám dỗ người vợ này không chung thủy. Thứ nhất, tin nhắn đó là đề nghị của người đàn ông kia. Thứ hai, người vợ có thể chấp nhận hoặc từ chối. Thứ ba, cô ta có thể bằng lòng hoặc khước từ. Mặc dù vậy, khi Satan, thế gian, và xác thịt nhìn vào linh hồn gắn liền với Con Thiên Chúa, chúng đặt ra những chước cám dỗ và lời đề nghị với linh hồn đó, do đó – [1] Tội lỗi được đề nghị với linh hồn đó; [2] Lời đề nghị có thể làm vui hoặc không vui đối với linh hồn đó; [3] Linh hồn đó có thể bằng lòng hoặc từ chối. Nói cách khác, có bộ ba là “sự cám dỗ, sự ham muốn, và sự ưng thuận.” Mặc dù bộ ba này có thể không phải lúc nào cũng rõ ràng và dễ nhận ra, mà chúng theo dấu trong các tội trọng.

Thánh Giacôbê nói rằng có hệ lụy tất yếu: “Một khi dục vọng đã cưu mang thì đẻ ra tội; còn tội khi đã phạm rồi thì sinh ra cái chết.” (Gc 1:15).

Vấn đề ở đây không phải là Giuđa chiến đấu với cơn cám dỗ – tất cả chúng ta cũng vậy. Mà vấn đề là Giuđa có vẻ chiến đấu một mình, cứ để chúng cắn rứt cho tới lúc dám phản bội Thầy. Thánh Gioan nói: “Đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.” (Ga 3:19). Ma quỷ phát triển trong bóng tối, thế nên nếu bạn chiến đấu về điều gì đó về tâm linh, hãy chia sẻ điều đó với một người mà bạn tin tưởng – một linh mục, một người uy tín, một người thân, một người bạn,... Và bạn sẽ ngạc nhiên thấy chước cám dỗ phải teo dần trong ánh sáng.

4. Giuđa Không Quan Tâm Thần Học

Là Kitô hữu, chúng ta thuộc về “Israel Mới.” Nhưng điều đó có ý nghĩa gì? Đáng nhớ tên gọi này có từ đâu. Tổ phụ Giacóp được đổi tên thành Israel sau khi vật lộn suốt đêm với thiên thần. Cuối cùng, thiên thần nói: “Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Giacóp nữa, nhưng là Israel, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và với người ta, và ngươi đã thắng” (St 32:29). Nói cách khác, chúng ta có một Thiên Chúa là Đấng trở thành sự cố gắng. Và Giuđa có vẻ phiền vì sứ điệp của Chúa Giêsu, nhưng ông không quan tâm hoặc không muốn cố gắng.

Một điều nổi bật về Giuđa là, qua các Phúc Âm, chúng ta không thấy ông nói về chính mình và tiền bạc. Có lẽ những gì ông nói là tự thêu dệt hoặc kêu gọi về tài chính. Trong Tuần Thánh, tại nhà ông Simon Cùi, cô Maria ở Bêtania xức dầu thơm hảo hạng lên chân Chúa Giêsu, Giuđa đã phản đối: “Phí dầu thơm như thế để làm gì? Dầu đó có thể đem bán lấy trên ba trăm quan tiền mà bố thí cho người nghèo” (Mc 14:4-5). Chúa Giêsu nói: “Cứ để cho cô làm. Sao lại muốn gây chuyện? Cô ấy vừa làm cho tôi một việc nghĩa. Người nghèo thì lúc nào các ông chẳng có bên cạnh mình, các ông muốn làm phúc cho họ bao giờ mà chẳng được! Còn tôi, các ông chẳng có mãi đâu! Điều gì làm được thì cô đã làm: cô đã lấy dầu thơm ướp xác tôi, để chuẩn bị ngày mai táng. Tôi bảo thật các ông: Hễ Tin Mừng được loan báo đến đâu trong khắp thiên hạ thì nơi đó việc cô vừa làm cũng sẽ được kể lại để nhớ tới cô” (Mc 14:6-9).

Câu trả lời của Chúa Giêsu là thần học. Khó có thể tưởng tượng rằng điều đó lại vô nghĩa đối với Giuđa, bởi vì ông không có ánh mắt cần thiết (ít là ngay lúc đó) để biết tại sao điều đó tốt đẹp đối với Thiên Chúa. Lý luận của Giuđa là sự lạnh nhạt của thời hiện đại – những thứ tốt đẹp và mắc tiền như nước hoa phải bán đi để lấy tiền mua lương thực cho người nghèo, hoặc ít ra là để dằn túi của những người như Giuđa và những người có thói quan liêu.

Nói cách khác, đó là lần duy nhất chúng ta nghe Giuđa yêu cầu điều gần gũi với vấn đề tôn giáo, điều thuần túy là “Phúc Âm công bình xã hội” không có chỗ cho sự siêu việt, vẻ đẹp, Thập Giá, hoặc Thiên Chúa. Bức tranh về Giuđa nổi bật trong Tân Ước là con người không thể nắm bắt chiều kích “thẳng đứng” của Kitô giáo, nhưng là con người chỉ nghĩ theo chiều ngang. Sự tập trung của ông có vẻ ít tập trung vào Thiên Chúa, mà tập trung vào con người – và cuối cùng là tập trung vào chính mình.

5. Giuđa Không Tôn Kính Thánh Thể

Trước tiên, Giuđa có vẻ bắt đầu tách khỏi Đức Kitô sau khi nghe giáo huấn về Thánh Thể trong Ga 6, có vấn đề là không biết Giuđa có được thúc đẩy bởi các lý lẽ thần học hay không (không thích điều Chúa Giêsu nói), hoặc những điều cá nhân (không thích khi thấy Chúa Giêsu bị người ta bỏ rơi). Nhưng điều này lên cao điểm trong việc phản bội vào đêm Thứ Năm Tuần Thánh. Đáng chú ý cách phản bội của Giuđa được mô tả là có liên quan Thánh Thể.

Thánh Luca kể: Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em. Nhưng này bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi như đã ấn định, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người” (Lc 22:19-22).

Chúa Giêsu tố cáo sự trơ tráo của Giuđa khi tham dự Thánh Lễ đầu tiên mà lại mưu tính phản bội. Các môn đệ cũng lầm lẫn về ý nghĩa của lời nói gở của Chúa Giêsu, và họ bắt đầu hỏi nhau xem Chúa Giêsu ám chỉ ai. Thánh Gioan kể lại những gì tiếp tục xảy ra:

Chúa Giêsu nói: “Thầy chấm bánh đưa cho ai thì chính là kẻ ấy.” Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giuđa, con ông Simôn Ítcariốt. Y vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y. Đức Giêsu bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Ngài nói với y như thế. Vì Giuđa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Đức Giêsu nói với y: “Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ,” hoặc bảo y bố thí cho người nghèo. Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối. (Ga 13:26-30)

Giuđa nhận miếng bánh một cách bất xứng – rước lễ bất xứng, Gioan mô tả việc lãnh nhận bất xứng đó là lúc Satan nhập vào Giuđa. Sau đó, Giuđa đứng dậy và bỏ đi – dĩ nhiên mang theo cả túi tiền. Như vậy, Giuđa coi thường việc tham dự nghi lễ tôn giáo – dạ tiệc mừng Lễ Vượt Qua, Thánh Lễ đầu tiên, chỉ vội đi lo chuyện xấu xa. Điều đó cũng giống như khi chúng ta rước lễ xong rồi ra ngoài ngay, không ở lại cho đến hết lễ – và không tâm sự với Chúa Giêsu Thánh Thể đang ở trong lòng mình.

6. Giuđa Hợp Tác Với Satan

Điều kinh khủng về Giuđa không chỉ là một Kitô hữu phản bội Đức Kitô, mà còn là một trong Nhóm Mười Hai lại liên minh với ma quỷ – nghĩa là Giuđa biết mình đang tuân lệnh của Satan, còn hơn là sự yếu đuối bình thường của nhân loại. Điều ranh mãnh siêu nhiên là chỗ đó. Nếu chúng ta rời ánh mắt khỏi những điều thuộc về Trời, chúng ta sẽ chỉ chú ý vào những gì thuộc thế gian. Lúc đó, chúng ta nửa hướng mắt nhìn lên, nửa hướng mắt nhìn xuống những gì ở bên dưới chúng ta.

Đừng bao giờ tự mãn, hãy luôn bám chặt vào Đức Kitô, đặc biệt là kết hiệp với Ngài qua bí tích Thánh Thể. Một người cai rượu nói: “Nếu tôi uống lại, vấn đề sẽ tồi tệ hơn trước.” Đó là vấn đề quan trọng đối với bạn và tôi. Sự cám dỗ trở thành sự thích thú, sự thích thú trở thành tội lỗi. Đào vi thượng sách, tránh voi chẳng xấu mặt. Tội nhỏ trở thành tội lớn, nếu chúng ta không đưa nó ra ánh sáng. Đó là bài học đắt giá chúng ta học được từ Giuđa.

Joe Heschmeyer
Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ ShamelessPopery.com)