Thức khuya gây tổn hại cho sức khỏe như thế nào?
Ngày nay thức khuya đã trở thành một thói quen của những người trẻ tuổi. Thức khuya để chơi điện thoại, chơi game, lướt mạng xã hội hay làm những việc khác. Điều đáng nói là nếu thức khuya thường xuyên và liên tục, cơ thể bạn có thể gặp không ít tổn hại, thậm chí ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Thức khuya có thể dẫn đến những vấn đề gì?
1. Suy giảm trí nhớ
Não của chúng ta làm việc hưng phấn vào ban ngày, nghỉ ngơi vào ban đêm. Nếu bạn thức đêm, não vẫn phải làm việc không được nghỉ ngơi nên dù ban đêm cũng ở trong trạng thái hưng phấn, và đến ngày hôm sau có thể rơi vào tình trạng chóng mặt, thiếu tập trung… Một giấc ngủ sâu có thể giúp não bộ sắp xếp lại ký ức và tăng cường trí nhớ mỗi ngày. Nếu thức khuya lâu ngày, trí nhớ của chúng ta sẽ dần suy giảm và chịu ảnh hưởng rất lớn.
2. Da ngày càng xấu
Sau khi thức khuya, mắt thường có quầng thâm, da khô, nhợt nhạt và dần hình thành nếp nhăn. Nếu liên tục thức khuya, da mặt sẽ có thể bị chảy xệ khiến chúng ta trông già hơn. Bên cạnh đó, ánh mắt bạn trở nên lờ đờ cũng là vì thức khuya khiến tuần hoàn máu của cơ thể gặp trở ngại.
3. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ngày càng cao
Những người thường hay thức khuya cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý trong một khoảng thời gian dài, điều này khiến các cơ quan gặp trở ngại, cơ thể không tự hồi phục được. Khi cơ thể không có đủ sức đề kháng và khả năng tự lành sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Làm sao để giảm sự tổn thương do thức khuya?
1. Điều chỉnh ánh sáng, tăng khả năng tiết hormone melatonin
Melatonin (một hormone tiết ra từ tuyến tùng, đóng vai trò chính điều hành chiếc đồng hồ sinh học của cơ thể) và ánh sáng có liên quan đến nhau. Ánh sáng càng mạnh, tác dụng ức chế của melatonin càng mạnh. Khi không thể tránh được làm việc thâu đêm, hãy điều chỉnh độ mạnh của ánh sáng nhằm làm giảm tác dụng ức chế của melatonin.
Thông thường cơ thể sẽ bắt đầu tiết melatonin vào khoảng 8 giờ tối, tăng nhanh vào lúc 11 giờ đêm và giảm dần vào lúc 2 – 3 giờ sáng. Sau 2 – 3 tiếng tiết ra, melatonin sẽ rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ để có giấc ngủ sâu hơn. Vì vậy, thời gian đi ngủ muộn nhất tốt nhất là không quá 2 giờ sáng. Sau 10 giờ đêm phải chú ý giảm ánh sáng xung quanh, giảm các hoạt động thể chất.
2. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Vitamin A được gọi là “dưỡng chất cần thiết để bảo vệ mắt”, có thể ngăn ngừa khô mắt, suy giảm thị lực và chứng quáng gà. Các loại thực phẩm như gan động vật, cà rốt, cà chua, cải bó xôi, rau mầm, ớt xanh/đỏ, xoài, táo tàu, khoai lang có chứa nhiều vitamin A.
Các vitamin nhóm B cũng là một trong những nguồn dinh dưỡng cho thần kinh thị giác. Thiếu vitamin B1, mắt dễ mệt mỏi, thiếu vitamin B2, dễ gây ra viêm giác mạc. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B bao gồm mè, đậu nành, sữa tươi…
Trong trạng thái cân bằng ăn uống, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ cung cấp những loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Nhưng khi thức khuya, lượng tiêu hao sẽ tăng lên khá nhiều, do đó bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại vitamin.
Cam quýt: Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng
Trái cây có múi giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể rất tốt.
Cam, quýt, bưởi và những loại hoa quả thuộc họ cam quýt là các loại trái cây tăng sức đề kháng tốt nhất mà chúng ta nên dùng. Bởi lẽ, hàm lượng vitamin C có trong những loại quả này là vô cùng lớn, sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên, không gây hại đến cơ thể.
Điều này đặc biệt quan trọng khi vitamin C là nhóm chất bão hòa, tan trong nước và cơ thể con người không có khả năng dự trữ. Do đó, vào thời điểm dịch bệnh đang phát triển hay để phòng tránh mắc bệnh thông thường bạn nên duy trì việc bổ sung vitamin C qua các loại trái cây này đều đặn.
ST