Friday, June 20, 20258:04 PM(View: 5)
Có ai lại đi kể lể về các bịnh tật của mình không nhỉ? Thật ra đó là lời chia sẻ và tâm tình trước khi mình đi về với Chúa. Tôi cảm tạ Chúa từng ngày vì những hồng ân nước mắt và vui mừng. Dường như nước mắt thì nhiều hơn nụ cười
Friday, June 20, 20257:08 PM(View: 10)
From: Exorcist Diary #348: The City of Saints Tác giả: Msgr. Stephen Rossetti
Friday, June 20, 20255:52 PM(View: 9)
Có nhiều người vì đau khổ nên đi tìm những cách chữa lành mà không có Chúa. Chúng ta phải cẩn thận vì nếu không tỉnh tảo thì chúng ta có thể trở nên lầm lạc mà bị ma quỷ thao túng và dẫn đi sai đường.
Friday, June 20, 20251:00 PM(View: 20)
Cảm nghiệm của một người trẻ: Chào chị, em vừa nhớ ra câu chuyện của chị bạn em cũng tương tự nên em tiện chia sẻ luôn. Em nghe chị ấy kể là lúc đó, trước mùa dịch Covid mấy năm, lúc nhà thờ giáo xứ Việt Nam chưa bị cháy, ba mẹ của...
Friday, June 20, 202512:45 PM(View: 21)
Em chia sẻ thêm với chị về câu chuyện lo tang Lễ khác của chị họ em và chuyện rước Lễ của má em: 1. Như chị biết, cách đây mấy năm em xuống Nam Cali đi...
Friday, June 20, 202512:32 PM(View: 24)
Cảm nghiệm của một người trẻ ẩn danh: Chào chị,
Friday, June 20, 20256:52 AM(View: 20)
Tôi vừa đọc được một lá thư của những người con viết cho mọi người. Cha mẹ họ là những người phục vụ cho cộng đồng mà cả hai người đều bị ám sát cách đột ngột. Các con của họ đề nghị những cách làm sau đây để mọi người có thể làm mà tưởng nhớ đến cha mẹ họ
Thursday, June 19, 20255:21 PM(View: 21)
Cảm nghiệm của một thương gia: Song song với việc điều hành các chi nhánh của nhà hàng thì chị vẫn dành thời giờ cho riêng mình để chăm sóc cho bản thân và hưởng thụ những gì mà cuộc đời tặng ban cho chị.
Thursday, June 19, 20255:02 PM(View: 22)
Sau đây là cảm nghiệm chân thành của một chủ nhân nhà hàng ở Orange County. Tôi nghĩ rằng chị không khoe mà chị chỉ muốn chia sẻ nỗi niềm thành bại của mình với một ai đó biết lắng nghe:
Thursday, June 19, 20251:56 PM(View: 30)
Việc phục vụ Chúa không phải là một nghề mà là sự vác thánh giá. Khi linh mục đeo dây stola là ngài đang hôn những vết thương của Chúa Kito trong những người hấp hối, bị khổ đau và bị quên lãng.

Ai có bổn phận phải lau chân ?

Sunday, April 10, 202211:49 AM(View: 602)

11-5Ai có bổn phận phải lau chân ?

Ngày nay, nhiều lễ hội rửa chân mang danh nghĩa gọi là báo hiếu, nhưng lại bắt các bé chưa hiểu gì chuyện đời phải cúi xuống rửa chân cho cha mẹ. Dạy về báo hiếu là tốt, nhưng với tuổi thơ thì các em cần được chăm sóc của cha mẹ hơn là phải chăm sóc cha mẹ. Các em cần đuợc nhìn thấy sự ân cần phục vụ nơi cha mẹ, từ đó mới hình thành nơi các em lòng tri ân báo hiếu về công ơn sinh thành dưỡng nuôi của hai đấng sinh thành. Vì vậy, với tuổi thơ nên chăng chỉ đòi các em thảo hiếu qua việc vâng lời là đủ? Người trưởng thành thì mới cần báo hiếu cha mẹ qua việc phụ giúp kinh tế, chăm sóc cha mẹ khi đau yếu và già nua.

Do đó, cha mẹ còn khỏe mạnh, trẻ trung lại bắt trẻ con phục vụ thì vô tình lại phản giáo dục! Với cảnh các em tuổi còn rất bé đã phải phục vụ người lớn, sẽ dẫn đến lớn lên, ra đời cứ thằng lớn bắt thằng bé rửa chân. Kẻ mạnh luôn được phục vụ và kẻ yếu luôn phải cúi mình phục vụ.

Thực ra, rửa chân tự bản chất là việc chăm sóc phục vụ của người lớn dành cho trẻ nhỏ, của lương y dành cho bệnh nhân, của con cái chăm sóc cha mẹ khi già yếu bệnh tật. Từ xưa dân gian đã có cách nói: “rửa chân trước khi ngủ, tốt hơn uống thuốc bổ”. Người xưa cho rằng, rửa chân có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nâng niu chà rửa bảo vệ bàn chân giúp cơ thể phòng tránh nhiều loại bệnh. Chân có sạch- người mới khỏe-tâm mới sáng.

Chúa Giê-su cúi xuống rửa chân như hình ảnh người cha ,người mẹ rửa chân cho con cái mỗi ngày. Việc rửa chân ấy muốn nói lên trách nhiệm của người lớn phải gìn giữ bảo vệ bề dưới khỏi mọi vết nhơ của bụi trần, phải dám lau đi những cái xấu đang bám vào thân thể và có khi làm hoen ố tâm hồn những người mình coi sóc. Việc làm cao cả đầy trách nhiệm ấy khiến Phê-rô không hiểu nên mới nói: “không đời nào Thầy lại rửa chân cho con”, nhưng Chúa Giê-su đã nói với Phê-rô : “việc của Thầy làm giờ này các con không hiểu nhưng sau này sẽ hiểu”.

Bởi theo lẽ thường thì người có quyền, có tiền luôn đòi người khác phục vụ, và có khi chính lối sống tội lỗi của họ lại gây gương mù, gương xấu và làm hoen ô tâm hồn người dưới. Vì thế, khi Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ, Ngài cũng muốn nói với các người có chức quyền còn phải có bổn phận trông nom, bảo vệ, thậm chí cúi mình khiêm hạ để rửa chân cho người thuộc hạ nhằm bảo vệ họ khỏi mọi vết nhơ của sự dữ, phải cúi xuống lau đi những bợn nhơ đang làm hoen ố hình ảnh Chúa nơi những người mình có bổn phận trông nom.

Bài học của ngày Thứ Năm Tuần Thánh là bài học của tinh thần trách nhiệm và lòng hy sinh quên mình. Trách nhiệm của bề trên phải bảo vệ bề dưới khỏi sự dữ. Trách nhiệm của từng người là phải góp công, góp sức mình để kiến tạo thế giới ngày một tốt đẹp hơn.

Chúa Giê-su khi rửa chân cho các môn đệ cũng nhắc đến người làm lớn phải có bổn phận phụcvụ. Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. (Mt 20,28)

Hôm nay thứ năm Tuần Thánh, Chúa đang hỏi tôi đã thực sự quan tâm chăm sóc những người dưới bằng việc phục vụ và nhất là luôn bảo vệ họ khỏi nhiễm thói xấu ở đời, bằng việc lau đi những cái bợn nhơ của thói hư tật xấu, và bằng tính thương quan tâm giúp nhau luôn thanh cao, trong sáng để giữ mãi hình ảnh đẹp nơi con người là họa ảnh của Thiên Chúa. Amen.

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

https://www.youtube.com/watch?v=0YdZdowvl9w