18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 22)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 21)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...

LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY LỜI CHÚA THỨ BA TUẦN II PHỤC SINH SỐNG LỜI CHÚA BÀI ĐỌC : Bài đọc 1 : Cv 4,32-37

25 Tháng Tư 20226:29 CH(Xem: 562)

26-4sLƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

LỜI CHÚA THỨ BA TUẦN II PHỤC SINH

SỐNG LỜI CHÚA

BÀI ĐỌC :

Bài đọc 1 : Cv 4,32-37

Các tín hữu chỉ có một lòng một ý.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

32 Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung.


33 Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giê-su đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng.

34 Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, 35 đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu.


36 Ông Giô-xếp, người được các Tông Đồ đặt tên là Ba-na-ba, nghĩa là người có tài yên ủi, có một thửa đất. Ông là một thầy Lê-vi quê quán ở đảo Sýp. 37 Ông bán đất đi, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ.


Đáp ca : Tv 92,1ab.1c-2.5 (Đ. c.1a)


Đ. Chúa là Vua hiển trị, Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào.

1abChúa là Vua hiển trị,
Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào,
Người lấy dũng lực làm cân đai.


Đ. Chúa là Vua hiển trị, Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào.

1cChúa thiết lập địa cầu, địa cầu không lay chuyển.
2Ngai vàng Chúa kiên cố tự ngàn xưa :
Ngài hiện hữu tự muôn ngàn đời.


Đ. Chúa là Vua hiển trị, Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào.

5Lạy Chúa, thánh chỉ Ngài thật là bền vững,
nơi đền vàng rực lên toàn thánh thiện
triền miên qua mọi thời.


Đ. Chúa là Vua hiển trị, Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào.

Tung hô Tin Mừng : x. Ga 3,15

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Con Người sẽ phải được giương cao, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Ha-lê-lui-a.


TIN MỪNG : Ga 3,7b-15

Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.


7b Khi ấy, Đức Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng : “Các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. 8 Gió muốn thổi đâu thì thổi ; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.”


9 Ông Ni-cô-đê-mô hỏi Người : “Làm sao những chuyện ấy có thể xảy ra được ?” 10 Đức Giê-su đáp : “Ông là bậc thầy trong dân Ít-ra-en, mà lại không biết những chuyện ấy ! 11 Thật, tôi bảo thật ông : chúng tôi nói những điều chúng tôi biết, chúng tôi làm chứng về những điều chúng tôi đã thấy, nhưng các ông không nhận lời chứng của chúng tôi. 12 Nếu tôi nói với các ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin, thì giả như tôi nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được ? 13 Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống. 14 Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, 15 để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.”

SUY NIỆM-SỰ SỐNG TỪ CÁI CHẾT

Cuối năm 2019, thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Úc khiến quang cảnh nhiều nơi trông không khác gì “ngày tận thế”. Những cánh rừng xanh thành đống tro tàn và rồi từ đống tro tàn lại mọc lên những cánh rừng non đầy sức sống.

Những lời của Đức Giêsu hôm nay tiên báo cái chết và giá trị của hy tế mà Người đem lại trên thập giá. Trước những đau đớn, tủi nhục của thập giá và cái chết, một đôi mắt thương cảm sẽ chẳng mang lại ơn cứu độ cho chúng ta.

Duy chỉ có đôi mắt đức tin, tin rằng Đức Giêsu Kitô, Đấng từ trời xuống và đón nhận cái chết như một kẻ thảm bại vì tình yêu khôn tả dành cho nhân loại, mới có thể đem lại cho chúng ta sự sống đời đời. Cái chết của Đức Giêsu khơi nguồn sự sống mới, sự sống vĩnh cửu cho chúng ta là những người tin.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu xin kiện cường lòng tin nơi mỗi chúng con, để nhờ lòng tin ấy, chúng con được nhận lãnh sự sống muôn đời mà Chúa đã dùng giá máu mang lại cho nhân loại. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (24/04) :
Từ sự ngờ vực trong đức tin đến lòng tín thác nơi Chúa

Vào lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật 24/04, Chúa Nhật II Phục Sinh, Đức Thánh Cha đã cùng đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trước khi đọc Kinh, Đức Thánh Cha chia sẻ về hai nhân vật của bài Tin Mừng hôm nay. Đó là ông Tôma và Chúa Giêsu.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay, ngày cuối của Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Tin Mừng thuật lại cho chúng ta về lần hiện ra thứ nhất và thứ hai của Chúa Phục Sinh với các môn đệ. Chúa Giêsu đến vào ngày Phục Sinh, trong khi các Tông đồ đang đóng cửa trong Nhà Tiệc Ly vì sợ hãi, nhưng vì ông Tôma, một trong Nhóm Mười Hai, không có mặt, nên tám ngày sau Người lại trở lại (x. Ga 20,19-29). Hãy tập trung vào hai nhân vật chính, Tôma và Chúa Giêsu, trước hết là nhìn vào người môn đệ và sau đó là Thầy Giêsu. Một cuộc đối thoại đẹp giữa hai nhân vật này.

Trước hết là tông đồ Tôma. Ông đại diện cho tất cả chúng ta, những người không có mặt trong Nhà Tiệc Ly khi Chúa hiện ra, và chúng ta không có những dấu hiệu thể lý hay lần hiện ra nào khác từ Người. Giống như ông Tôma, đôi khi chúng ta cũng tranh cãi: Làm thế nào để có thể tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại, rằng Người đồng hành với chúng ta và Người là Chúa của cuộc sống chúng ta dẫu không thấy hay chạm vào Người? Làm thế nào mà người ta có thể tin vào điều này? Tại sao Chúa Giêsu không cho chúng ta một số dấu hiệu rõ ràng hơn về sự hiện diện và tình yêu của Người? Một vài dấu hiệu nào đấy giúp tôi có thể tin tưởng hơn… Ở đây, chúng ta cũng giống như ông Tôma, cũng với những hoài nghi đấy, với những lý luận đấy.

Nhưng chúng ta không cần xấu hổ về điều này. Thực ra, khi kể cho chúng ta câu chuyện về Tôma, Tin Mừng cho chúng ta biết rằng Chúa không tìm kiếm những Kitô hữu hoàn hảo. Chúa Giêsu không tìm những Kitô hữu hoàn hảo. Tôi nói với anh chị em rằng: tôi sợ khi tôi thấy một Kitô hữu nào đó, hay một hội đoàn Kitô hữu nào đó, họ tin mình hoàn hảo. Chúa Giêsu không tìm những Kitô hữu hoàn hảo; Chúa Giêsu không tìm kiếm những Kitô hữu vốn là những người không bao giờ nghi ngờ và luôn khoe khoang một đức tin chắc chắn. Khi một Kitô hữu như vậy, thì có một điều gì không ổn. Không, cuộc phiêu lưu của đức tin, như đối với Tôma, được tạo nên từ ánh sáng và mờ tối.

Nếu không, đó sẽ là đức tin nào? Nó cho thấy những phút giây an ủi, hăng hái và nhiệt tình, nhưng cũng có lúc mệt mỏi, hoang mang, nghi ngờ và tăm tối. Tin Mừng cho chúng ta thấy sự “khủng hoảng” của ông Tôma để nói với chúng ta rằng chúng ta đừng sợ những khủng hoảng về đời sống và đức tin. Những khủng hoảng đó không phải là tội lỗi, nhưng chúng là cuộc hành trình, chúng ta không cần phải sợ hãi chúng. Nhiều khi, chúng khiến chúng ta phải khiêm tốn, bởi vì chúng tước bỏ ý tưởng của chúng ta về việc trở nên yên vị, tốt hơn những người khác. Những cơn khủng hoảng giúp chúng ta nhận ra mình đang cần: chúng ta cần Chúa và do đó, chúng cần trở lại với Chúa, chạm vào vết thương của Người, để cảm nghiệm lại tình yêu của Người như lần đầu tiên. Anh chị em thân mến, một đức tin không hoàn hảo nhưng khiêm tốn thì tốt hơn. Nó luôn luôn quay trở lại với Chúa Giêsu. Một đức tin mạnh mẽ nhưng tự phụ khiến chúng ta tự hào và kiêu ngạo. Thật khốn, khốn cho điều này!

Và trước sự vắng mặt và theo hành trình của Tôma, và cũng thường là của chúng ta, Chúa Giêsu có thái độ như thế nào? Phúc Âm hai lần nói rằng Người “đã đến” (x. Ga 20,19.26). Lần đầu tiên, rồi lần thứ hai, tám ngày sau. Chúa Giêsu không bỏ cuộc, không mệt mỏi với chúng ta, Người không sợ những khủng hoảng và yếu đuối của chúng ta. Người luôn luôn trở lại: khi cánh cửa đóng lại, Người trở lại; khi chúng ta nghi ngờ, Người trở lại. Giống như ông Tôma, khi chúng ta muốn gặp Người và chạm vào Người, Người sẽ trở lại. Chúa Giêsu luôn trở lại, luôn gõ cửa chúng ta và Người không trở lại với những dấu hiệu mạnh mẽ khiến chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé và bất xứng, cũng như hổ thẹn, mà bằng những vết thương của Người, Người trở lại để cho chúng ta thấy những vết thương của Người, những dấu chỉ của tình yêu đã ôm lấy sự yếu đuối của chúng ta.

Anh chị em thân mến, nhất là khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi hay những lúc khủng hoảng, Chúa Giêsu, Đấng Phục sinh, mong muốn trở lại ở với chúng ta. Người chỉ đợi chúng ta tìm kiếm Người, để cầu khẩn Người, thậm chí, giống như ông Tôma, chúng ta phản đối qua việc trút cho Người những đòi hỏi của chúng ta và sự không tin tưởng của chúng ta. Người trở lại. Tại sao thế? Bởi vì Người kiên nhẫn và nhân từ. Người đến để mở toang căn phòng của nỗi sợ hãi và sự hoài nghi của chúng ta, bởi vì Người luôn muốn cho chúng ta một cơ hội khác.

Chúa Giêsu là Đấng trao những cơ hội khác : Đấng luôn trao những cơ hôi khác. Chúng ta hãy nghĩ đến lần cuối cùng, chúng ta hãy nghĩ một chút thôi, mà ở đó, trong một thời điểm khó khăn hoặc một giai đoạn khủng hoảng, chúng ta tự khép mình, tự rào mình trong những vấn đề của mình và để Chúa Giêsu ra khỏi nhà. Và chúng ta hãy tự hứa với mình, lần sau, trong khó khăn, chúng ta tìm kiếm Chúa Giêsu và trở về với Người, với sự tha thứ của Người, Người luôn luôn tha thứ, luôn luôn, chúng ta hãy trở về với những vết thương đã chữa lành cho chúng ta. Do đó, chúng ta cũng sẽ có khả năng thương cảm, đến gần vết thương của người khác mà không cứng nhắc và không thành kiến.

Xin Đức Mẹ, Mẹ của Lòng Thương Xót, tôi rất thích nghĩ đến Mẹ là Mẹ của Lòng Thương Xót vào ngày thứ Hai, là ngày sau Chúa Nhật Lòng Thương Xót. Xin Mẹ đồng hành với chúng ta trên hành trình đức tin và tình yêu.

https://www.vaticannews.va