18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 24)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 20)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 36)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 29)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM C (1/5/2022) ƠN GỌI VÀ SỨ MẠNG CỦA PHÊ-RÔ, TÔNG ĐỒ TRƯỞNG [Cv 5, 27-32.40b-41; Kh 5,11-14; Ga 21,1-19]

28 Tháng Tư 20228:54 CH(Xem: 569)

15-2ssSỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM C (1/5/2022)

ƠN GỌI VÀ SỨ MẠNG CỦA PHÊ-RÔ, TÔNG ĐỒ TRƯỞNG

[Cv 5, 27-32.40b-41; Kh 5,11-14; Ga 21,1-19]

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Có hai sự kiện đáng chúng ta quan tâm: một là chuyến viếng thăm và làm việc của Phái đoàn Tòa Thánh tại Việt Nam (20-27/4/2022) và hai là hội nghị thường niên lần 1 năm 2022 của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Tòa Giám Mục Thái Bình (26-28/4/2022). Hai sự kiện trên đều liên quan tới quyền và trách nhiệm lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô (là Đấng Kế Vị Thánh Phê-rô) và của các Giám mục Việt Nam (là các Đấng Kế Vị các Thánh Tông Đồ) trong giai đoạn hiện nay của lịch sử Giáo hội toàn cầu và đĩa phương (Viêt Nam).

Thật trùng hợp là chúng ta được đọc bài Phúc Âm về “ơn gọi và sứ mạng” của Tông Đồ Trưởng Phê-rô trong Phụng vụ Chúa Nhật III Phục Sinh Năm C hôm nay.

Có thể nói cuộc đời đi theo Chúa Giê-su của Tông Đồ Trưởng Phê-rô có hai kỷ niệm gắn liền với đống lửa, một là kỷ niệm buồn và một là kỷ niệm vui: kỷ niệm buồn là việc Phê-rô đã chối Thày bên đống lửa (Ga 18,25); còn kỷ niệm vui là việc Phê-rô đã chuộc lại lỗi lầm của mình và nhận lại “ơn gọi và sứ mạng” chăn dắt các chiên của Thầy cũng bên đống lửa (Ga 21,1-9).

Chúng ta hãy đành ít phút để tìm hiểu các bài Thánh Kinh và nhất là bài Phúc Âm để khám phá ra “ơn gọi và sứ mạng” của Phê-rô. Từ đó chúng ta hiểu ơn gọi và sứ mạng của người chăn chiên trong Giáo hội là như thế nào.

II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Lời Chúa trong bài đọc 1 (Cv 5, 27-32.40b-41): "Chúng tôi là chứng nhân các lời đó cùng với Thánh Thần" Trong những ngày ấy, thầy thượng tế hỏi các tông đồ rằng: "Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?" Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta. Thiên Chúa cha ông chúng ta đã cho Đức Giêsu sống lại, Đấng mà các ông đã giết khi treo Người trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Đấng Cứu Độ, để ban cho Israel được ăn năn sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người!" Họ ra lệnh đánh đòn các tông đồ và tuyệt đối cấm không được nhân danh Đức Giêsu mà giảng dạy nữa, đoạn tha các ngài về. Vậy các ngài ra khỏi công nghị, lòng hân hoan vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Đức Giêsu.

2.2 Lời Chúa trong bài đọc 2 (Kh 5,11-14): "Chiên Con đã bị giết, xứng đáng lãnh nhận quyền năng,... vinh quang và lời chúc tụng" Tôi là Gioan, đã thấy và nghe tiếng các thiên thần đông đảo vòng quanh ngai vàng, tiếng các sinh vật và các vị kỳ lão; số họ đông hằng ngàn hằng vạn, họ lớn tiếng tung hô rằng: "Chiên Con đã bị giết, xứng đáng lãnh nhận quyền năng, phú quý, khôn ngoan, sức mạnh, danh dự, vinh quang và lời chúc tụng". Tôi lại nghe mọi thọ tạo trên trời, trên đất, dưới đất, trên biển và dưới biển, tung hô rằng: "Chúc Đấng ngự trên ngai và chúc Chiên Con được ca tụng, danh dự, vinh quang, quyền năng đến muôn đời". Bốn sinh vật thưa: "Amen", và hai mươi bốn vị kỳ lão sấp mặt xuống và thờ lạy Đấng hằng sống muôn đời.

2.3 Lời Chúa trong bài Tin Mừng (Ga 21,1-19): “Đức Giê-su đến, cầm bánh và cá trao cho họ ăn” Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: "Simon-Phêrô, Tôma (cũng gọi là Điđymô), Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ khác nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: "Này các con, có gì ăn không?" Họ đồng thanh đáp: "Thưa không". Chúa Giêsu bảo: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được". Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu liền nói với Phêrô: "Chính Chúa đó". Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.

Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Ca Giêsu bảo: "Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây". Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách. Chúa Giêsu bảo rằng: "Các con hãy lại ăn". Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi "Ông là ai?", vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Đây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.

Vậy khi các Ngài đã điểm tâm xong, Chúa Giêsu hỏi Simon Phêrô rằng: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người lại hỏi: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người hỏi ông lần thứ ba: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Phêrô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba: "Con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến". Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo ông: "Con hãy theo Thầy"

III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

3.1 Chân dung của Thiên Chúa

3.1.1 Bài đọc 1 (Cv 5, 27b-32.40b-41) là đoạn Sách Tông Đồ Công Vụ miêu tả sự hăng say của các Tông Đồ trong việc làm chứng cho Chúa Ki-tô là Đấng đã chết và phục sinh để tha tội và cứu vớt nhân loại. Các ngài chỉ còn biết vâng lời Thiên Chúa, chỉ có một mối quan tâm là làm chứng cho Chúa Giê-su bất chấp mọi gian nan, thử thách, roi đòn và ngục tù. Trong lòng các ngài cháy bùng một ngọn lửa yêu mến không gì dập tắt được vì ngọn lửa ấy là do chính Chúa Thánh Thần đã đốt lên.

Trong đoạn sách Cv 5, 27b-32.40b-41 trên chúng ta thấy xuất hiện gương mặt hấp dẫn của Chúa Giê-su Phục Sinh. Người đã chiếm hữu tâm hồn các Tông Đồ, đã biến họ thành những chứng nhân trung kiên và nhiệt thành.

3.1.2 Bài đọc 2 (Kh 5,11-14) là lời Thánh Gio-an Tông Đồ kể lại một thị kiến về Con Chiên Thiên Chúa là Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã chịu chết và đã được Chúa Cha tôn vinh.

Trong đoạn thư Kh 5,11-14 trên, chúng ta cũng thấy tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với các tín hữu đầu tiên. Nhưng ở đây Thiên Chúa Cha đáp ứng một nhu cầu rất quan trọng và thực tế của người tín hữu: Chúng ta biết vào cuối đời của Thánh Gio-an (cuối thế kỷ thứ nhất theo Công Nguyên) thì Hội Thánh ở nhiều nơi đang phải đương đầu với những cuộc bách hại từ các nhà cầm quyền tôn giáo và chính trị. Niềm tin vào Chúa Giê-su Ki-tô và vào giáo lý của Người cần được củng cố nơi nhiều cá nhân và cộng đoàn. Thị kiến của Thánh Gio-an có ý nghĩa trấn an và củng cố các tâm hồn.

3.1.3 Bài Tin Mừng (Ga 21,1-19) là tường thuật của Thánh Gio-an về lần hiện ra thứ ba của Chúa Giê-su Phục Sinh. Về lần hiện ra này, khung cảnh và nội dung rất khác với hai lần trước. Khung cảnh là một không gian lộng gió (bờ hồ) với mẻ cá lạ và bữa ăn thân mật giữa Thầy và trò bên bếp than hồng. Nội dung là ơn gọi và sứ mạng của các Tông Đồ nói chung và của Tông Đồ Trưởng Phê-rô nói riêng. Bị hỏi những ba lần: “Anh có yêu Thầy không?” Phê-rô chẳng vui chút nào nhưng ba lần xác định tình yêu tuyệt đối đối với Chúa Giê-su khiến Phê-rô được giải thoát khỏi mặc cảm tội lỗi của một môn đệ phản (chối) Thầy và nhận lại sứ mạng chăn dắt chiên con và chiên mẹ của Chúa.

Trong Bài Phúc Âm Ga 21,1-19 chẳng những Chúa Giê-su cho các Tông Đồ thấy quyền năng của Người (mẻ cá lạ), mà còn cho các ông thấy sự chăm lo chu đáo và tế nhị của Người (bữa ăn có bánh và cá nướng) nữa. Riêng Phê-rô thì được làm hòa với Chúa và được giao sứ mạng Tông Đồ Trưởng mà Chúa đã dành cho ông ngay từ ngày đầu mới gặp.

3.2 Sứ điệp của Lời Chúa

Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay được tóm gọn trong câu hỏi và mệnh lệnh của chính Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh:

(1o) Câu hỏi của Chúa Giê-su Phục Sinh là: “Con có yêu mến Thầy hơn những anh chị em này không?” (Tình yêu dành cho Chúa là cốt yếu của mối liên hệ giữa chúng ta với Chúa)

(2o) Mệnh lệnh của Chúa Giê-su Phục Sinh là: “Hãy theo Ta!” và “Hãy chăn chiên của Thầy!” (Đi theo Chúa và chăm sóc anh em là trong cùng một dòng chẩy, một là ơn gọi và một là sứ mạng).

IV. SỐNG VỚI THIÊN CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng đòi hỏi ở chúng ta một tình yêu nồng nàn và triệt để. Người cũng là Đấng muốn giao cho chúng ta một sứ mạng cao cả là chăm sóc anh em.

4.2 Thực thi Sứ điệp của Lời Chúa

Để thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay, tôi xét mình dựa vào 2 câu hỏi này:

(1o) Tôi có thật sự yêu Chúa không? Tôi có yêu Chúa hơn yêu các người khác, các thứ khác không?o) Tôi có chăm lo cho tha nhân không? Tôi chăm lo như thế nào cho những người tôi có trách nhiệm (vợ/chồng/concái, giáo dân) và những người nghèo cần sự giúp đỡ của tôi?

V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

5.1 «Bấy giờ ông Phê-rô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các dân các nước trên thế giới này, nhất là cho các nhà lãnh đạo các quốc gia, để mọi người hiểu rằng trên tất cả mọi sự, mọi loài là Thiên Chúa Chí Tôn Chí Thánh mà mọi người phải vâng phục!

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con!

5.2 «Người bảo các ông: "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tất các cả các Ki-tô hữu, cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế, để mọi Ki-tô hữu biết vâng nghe lời Chúa Giê-su dậy mà hăng say truyền giáo.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con!

5.3 «Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, nhất là cho những người tham dự Thánh Lễ này, để ai nấy có được lòng mến nồng nàn đối với Chúa Ki-tô Phục Sinh!

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con!

5.4 “Thật Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người đang sống trong tuổi già, nhất là các Giám Mục và Linh Mục già, để họ biết tin tưởng và phó thác tất cả cho Thiên Chúa!

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con!

Sàigòn ngày 27 tháng 4 năm 2022
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.