Sunday, September 8, 20248:18 PM(View: 5)
1. Chuỗi Mân Côi ở Hiroshima, Nhật bản Vào lúc 2:45 đêm, ngày 6 /8/1945, một trái bom B-29 bắn ra từ quần đảo Tinian và thả trái bom nguyên tử đầu tiên trên đất Nhật. Vào 8 giờ 15 sáng, trái bom đã nỗ tan 8 khu phố từ nhà thờ Jesuit của Đức Mẹ Thiên Triệu ở Hiroshima. Nửa triệu người chết. Những gì còn lại trên những khu phố đó là đen tối, máu me, lửa bỏng, khóc than, lửa cháy...
Sunday, September 8, 20246:01 PM(View: 6)
Mẹ Speranza luôn mở rộng đôi tay để đón nhận những ai đến hành hương viếng thăm Đền Thánh để nhận lãnh tình yêu Thương Xót của Chúa. Với lòng kiên nhẫn và dâng hiến, Mẹ đón tiếp từng người y như là chỉ có một mình họ trên thế giới này.
Sunday, September 8, 20245:01 PM(View: 8)
Một người chia sẻ cảm nghiệm: "Vào năm 2016, tôi có nghe nói đến những phép lạ tại Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa ở Collevalenza. Vì thế tôi đến hành hương Đền Thánh này vào Tháng 2 năm nay. Hôm ấy Đền Thánh này có rất đông người. Có nhiều khách hành hương quy tụ để cầu nguyện. Riêng tôi không cảm thấy có điều gì đánh động tôi.
Sunday, September 8, 20248:06 AM(View: 10)
CÁC BÀI VIẾT VỀ CHÂN PHƯỚC SPERANZA (36 BÀI)
Sunday, September 8, 20247:50 AM(View: 8)
Nếu quý vị đi hành hương ở nước Ý thì nên đến nơi này để xin ơn chữa lành vì ở nơi này có giếng chữa lành và chúng ta được tắm. Sau đây là thư của cô Ana Sego, một hướng dẫn viên du lịch ở Medjugorje gửi cho tôi. Cô này đã từng nói với tôi về Đền Thánh này trong rất nhiều năm trước. Cô luôn muốn...
Sunday, September 8, 20246:48 AM(View: 9)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 5. Hãy cố gắng chịu đau khổ và bách hại: “Thiên Chúa không chậm trong lời hứa của Ngài như người ta nghĩ, nhưng Chúa kiên nhẫn với các con của Chúa. Chúa không muốn một ai trong số họ bị hư mất, nhưng tất cả mọi người được ơn thống hối." (2 Phero 3:9)
Sunday, September 8, 20246:43 AM(View: 7)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 4. Chúa Giêsu làm phép lạ Chúa làm phép lạ cho lương thực của Dòng Sơ được hoá ra nhiều. Có một chứng nhân làm chứng cho một trong những biến cố lạ thường ấy:
Saturday, September 7, 20248:46 PM(View: 14)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 3. Gặp gỡ Chúa Giêsu Sau đó, chị Maria Josephina vào tu ở Dòng Các Nữ Tu Calvary (Daughters of Calvary). Tên Dòng của chị là Esperanza of Jesus. (Có nghĩa là niềm hy vọng) Cuối năm 1926, có những dấu hiệu phi thường xuất hiện...
Saturday, September 7, 20247:43 PM(View: 10)
Tác giả: Agnieszka Kańduła Hãy thương yêu mọi người. Chân Phước Esperanza muốn trở thành một vị thánh giống như Thánh Theresa, một người can đảm. Chị Thánh phải đối diện với mọi sự nhưng chị ấy không sợ điều gì cả.
Saturday, September 7, 20245:28 PM(View: 13)
Nguồn: https://mothersforpriests.org/ Lời dịch giả: Tôi được nghe một video clip ở Facebook nói về việc Đức Mẹ luôn chúc phúc cho những người mẹ đang mang thai. Tôi vội lên Google để tìm bài viết ấy. Rất may là tôi tìm được bài viết nên vội dịch cho kịp ngày hôm nay và ngày mai là Sinh Nhật của Đức Mẹ Maria. Xin Đức Mẹ thương ban con cái cho những người...

Mùa Thường Niên 12 C St 14, 18-20; 1Cr 11,23-26; Lc 9, 11b-17 Lễ Mình Máu Chúa Kitô Năm C NẦY LÀ MÌNH TA ,

Saturday, June 18, 202210:55 AM(View: 823)

18-6sMùa Thường Niên 12 C
St 14, 18-20; 1Cr 11,23-26; Lc 9, 11b-17
Lễ Mình Máu Chúa Kitô Năm C

NẦY LÀ MÌNH TA

Bữa tiệc, đồ ăn, thức uống, là những thứ thiết thực cho cuộc sống hằng ngày của mọi người và mọi dân, chính bữa ăn là sự gặp gỡ gần gũi thân thiết nhất giữa các thành viên trong gia đình và bằng hữu. Người ta thường nói “vô tửu bất thành lễ”, không có rượu thì chưa nên lễ, như lễ đăng quang, nhậm chức, thăng quan, tạ ơn, cưới hỏi. Không ai là người mà bỏ qua chuyện đơn giản nầy. Bữa ăn trở thành quan trọng, không phải do cao lương, mỹ vị, nhưng ý nghĩa bữa ăn vượt qua bàn tiệc đạt đến tinh thần và tâm linh. Hơn một bài diễn văn, bữa tiệc mang nhiều ý nghĩa, nó là lời nóiC phong phú diễn tả nhiều tâm tình khác nhau.

Trong cái nhìn nhân văn đó, lịch sử cứu độ cho thấy Thiên Chúa thật là “người” khi đối xử với dân được chọn. Cuộc giải phóng dân Ítraen ra khỏi đất nô lệ Ai-cập, được thực hiện dưới sự che chở của máu chiên ghi lên cổng nhà của mỗi gia đình, và tiếp theo là một loạt những sự kiện thần thiêng như xẻ đôi lòng biển Đỏ để dân Do thái vượt qua được ráo chân; dân hành trình trong sa mạc, được bánh man-na từ trời rơi xuống nuôi sống trong bốn mươi năm, được giải khát bởi nước tuôn trào từ đá tảng, được cột mây che nắng ban ngày và chiếu sáng ban đêm.

Tất cả đều là ân huệ của Thiên Chúa đối với Dân được chọn. Những kinh nghiệm nầy dọn lòng chúng ta đón nhận bánh nuôi sống linh hồn bằng bí tích Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, các hình thức kỳ lạ nầy được trọn vẹn thực hiện trong lễ Vượt Qua của Chúa Kitô. Những kinh nghiệm nuôi sống dân trong hoang địa, cung cấp lương thực cho dân trong bốn mươi năm nói lên quyền năng của Thiên Chúa, một Thiên Chúa gần gũi con người, một Thiên Chúa có quyền phép vô hạn đủ khả năng nuôi sống linh hồn con người.

Tuy nhiên vào thời sống trong sa mạc cũng có người còn hoài nghi sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người; sự hoài nghi kéo dài mãi đến thời Đức Giêsu Kitô và lên đến cực điểm khi họ quyết định lên án tử cho Đức Giêsu, họ không tin Người là sự hiện thân của Thiên Chúa, một Thiên Chúa nhập thể. Chính khi Đức Giêsu vượt qua từ cái chết thập giá sang sự sống lại, đã mặc khải cho chúng ta “Thiên Chúa là Tình yêu” (1 Ga 4,16), vì yêu nên Thiên Chúa ở với nhân loại và đồng hành với nhân loại trong lịch sử. Vì yêu nên Người nuôi sống nhân loại (Bài Tin Mừng Lc 9, 11b-17. Hoá bánh ra nhiều). Ngày nay Thiên Chúa hiện diện cách đặc biệt trong bí tích Mình Máu Thánh Chúa Kitô, bí tich Thánh Thể được cử hành mỗi ngày trên bàn thờ. Mối hoài nghi về việc Đức Giêsu ngự trong hình bánh-rượu vẫn còn nơi tâm trí của một số người trong chúng ta.

Vấn đề hoài nghi sẽ sáng tỏ hơn khi giải quyết được ý nghĩa về lời nói của Đức Giêsu trong bữa tiệc ly trước đi chịu nạn: “Nầy là Mình Ta, nầy là Máu Ta” (x. Bài đọc 2. 1Cr 11, 23-26). Mình và máu trong tiếng Do thái không có nghĩa như chúng ta hiểu hiện nay; nhưng “mình” có nghĩa là bản thân con người trọn vẹn, và “máu” là biểu tượng sự sống. Khi Đức Giêsu nói: “Nầy là Mình Ta, nầy là Máu Ta”, Người muốn nói: “Nầy là sự sống của Ta, đây là trọn vẹn bản thân Ta” (Theo Jean Corbineau, Parole de Dieu, Paroles de fête, KARTHALA et CFRT, 2006).

Như vậy khi rước lễ chúng ta hiệp thông với con người toàn vẹn sống động của Chúa Kitô. Chính linh hồn chúng ta đón nhận sự sống của Chúa. Sự hiện diện của Đức Giêsu trong phép thánh thể không phải là biểu tượng vật chất hay hoá học, nhưng là sự hiện diện thật sự và linh động của Chúa Kitô phục sinh, một sự hiện diện sống động của tình yêu làm của nuôi linh hồn chúng ta. Đó là sự hiện diện bí tích mà người tín hữu Kitô cần phải có đức tin mới nhận ra được.

Để hiểu biết về sự hiện diện, ta có thể giải mã bằng dùng các hình ảnh sau đây: Có nhiều cách để tiếp cận sự hiện diện, ví dụ người ta cần phải có máy TiVi để nhận ra sự hiện diện của cầu thủ trên sân cỏ, đó là sự hiện diện ảo (réalité virtuelle), về một trận đá bóng xảy ra thật sự ở cách xa chúng ta nửa vòng trái đất; hay người ta cần mua vé để đến tận sân cỏ ngắm màn trình diễn của các cầu thủ, đó là sự hiện cụ thể. Sự hiện diện ảo khi xem đài truyền hình, khác với sự hiện diện cụ thể trên sân cỏ, còn có thứ hiện diện cao hơn nữa đó là sự hiện diện bí tích mà chúng ta cần phải có đức tin mới nhận ra đđược. Ba sự hiện diện nầy đều là thật ở các cấp độ khác nhau.

Cắt nghĩa thế nào đi chăng nữa, thì lời truyền phép Thánh Thể vẫn là mầu nhiệm vượt quá trí óc con người. Bánh và rượu là những dấu chỉ nuôi sống con người. Chúng diễn tả mối tương quan duy trì sự sống giữa con người và thiên nhiên cùng với bản sắc văn hoá và xã hội đang sống (như bánh mì và rượu nho). Qua dấu chỉ bánh rượu, tức là dấu chỉ của sự sống, bí tích Thánh Thể mở ra con đường dẫn đến sự sống của Thiên Chúa. Sự sống nầy được đem ban phát cho cho nhân loại bằng hy tế của Đức Giêsu trên thập giá.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con tin thật Chúa đã dùng Mình Máu rất châu báu của Chúa mà nuôi dưỡng linh hồn con, xin cho con biết yêu mến Phép Thánh Thể, siêng năng tham dự thánh lễ, nhất là thánh lễ Chúa Nhật, mà từ lâu con vẫn hững hờ. Amen.

LM Luis Nguyễn Quang Vinh - GP Kontum
Giáo sư Đại Chủng Viện