Sunday, October 13, 20248:12 PM(View: 12)
Nguồn: Fr. Livio's Blog Bí Mật Thứ Nhất từ làng Medjugorje sẽ mở rộng đôi mắt của những cư dân tại Medjugorje. Chúng ta sẽ đi từ một thị kiến của thế giới đến một thị kiến siêu nhiên.
Sunday, October 13, 20247:19 PM(View: 14)
Ngày nay, người ta nói quá nhiều về tai hoạ thiên nhiên và tai hoạ chiến tranh. Vậy chúng ta nên đọc lại một số thông điệp mà Đức Mẹ Maria đã ban cho nhân loại chúng ta từ làng Medjugorje, nước Bosnia-Herzegovina. Có hai thông điệp mà nội dung tương tự nhau:
Sunday, October 13, 202412:48 AM(View: 21)
Padre Pio là một Vị Thánh Quan Thầy về đau đớn, đau khổ và chữa lành. Ngài đã viết lời nguyện này: Lạy Cha Kính Mến ở Trên Trời, con cảm tạ Cha vì Cha thương yêu con.
Saturday, October 12, 202411:59 PM(View: 23)
Ngày 12 tháng 10 là ngày lễ Đức Mẹ Là Trụ Cột. Đó là lần tiên mà Đức Mẹ hiện ra lần đầu trong lịch sử. Chuyện xẩy ra vào...
Saturday, October 12, 20242:31 PM(View: 20)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies.
Saturday, October 12, 20242:10 PM(View: 21)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies. 6. SỨ MỆNH CỦA SR. LUCIA Sr. Lucia nói:
Saturday, October 12, 20246:22 AM(View: 27)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies
Friday, October 11, 20246:17 PM(View: 37)
Cha Lamy tiếp tục kể về những lần Chúa Giêsu hiện ra và nói chuyện với cha. Cha Lamy thường dâng Thánh Lễ với lòng sốt sắng cao độ. Có lần cha gần như được biến hình. Đó là lúc mà Ơn Thánh Chúa ban cho cha. Lúc ấy Chúa Kito muốn tỏ quyền năng...
Friday, October 11, 20241:54 PM(View: 42)
Lời Toà Soạn: Sáng nay, 11/10/2024, chúng tôi vừa nhận được email của cô Cúc Nguyễn, Texas viết làm chứng về ơn Chúa và ơn Đức Mẹ mà các nạn nhân cơn bão Milton không bị khốn đốn mà được bình an. (Kim Hà)
Friday, October 11, 20241:09 PM(View: 38)
Cha Lamy tiếp tục kể về những lần Đức Mẹ hiện ra và nói chuyện với cha: “Đức Mẹ nói chuyện với tôi và ban cho tôi một chương trình cho cuộc sống hàng ngày, rồi Mẹ bảo vào buổi chiều thì nên đọc kinh gi. Mẹ nhắc nhở tôi về nhiều điều. Mẹ dặn tôi phải tôn trọng những mệnh lệnh...

LỜI CHÚA THỨ SÁU TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA LỄ và CÁC BÀI ĐỌC Ca nhập lễ : Tv 46,2

Thursday, June 30, 20229:35 PM(View: 489)

chienlanhLỜI CHÚA THỨ SÁU TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

LỄ và CÁC BÀI ĐỌC

Ca nhập lễ : Tv 46,2

Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi !

Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo.

Bài đọc 1 : Am 8,4-6.9-12

Ta sẽ gieo nạn đói trên xứ này, không phải đói bánh ăn, mà là đói khát được nghe lời Đức Chúa.

Bài trích sách ngôn sứ A-mốt.

4Hãy nghe đây, hỡi những ai đàn áp người cùng khổ
và tiêu diệt kẻ nghèo hèn trong xứ.
5Các ngươi thầm nghĩ :
“Bao giờ ngày mồng một qua đi, cho ta còn bán lúa ;
bao giờ mới hết ngày sa-bát, để ta bày thóc ra ?
Ta sẽ làm cho cái đấu nhỏ lại, cho quả cân nặng thêm ;
Ta sẽ làm lệch cán cân để đánh lừa thiên hạ.
6Ta sẽ lấy tiền bạc mua đứa cơ bần,
đem đôi dép đổi lấy tên cùng khổ ;
cả lúa nát gạo mục, ta cũng đem ra bán.”
9Trong ngày ấy, - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng -,
Ta sẽ truyền cho mặt trời lặn giữa trưa,
và khiến cho mặt đất tối sầm giữa lúc ngày đang sáng.
10Ta sẽ biến lễ lạt của các ngươi thành tang tóc,
mọi bài hát của các ngươi thành những khúc ai ca ;
Ta sẽ bắt mọi người phải quấn vải thô
và mọi mái đầu đều phải cạo trọc.
Ta sẽ làm cho đất này chịu tang
như người ta chịu tang đứa con một
và kết cục của nó như một ngày cay đắng.
11Đây sắp đến những ngày
- sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng -
Ta sẽ gieo nạn đói trên xứ này,
không phải đói bánh ăn, cũng không phải khát nước uống,
mà là đói khát được nghe lời Đức Chúa.
12Chúng sẽ thất thểu từ biển này qua biển nọ,
từ phương bắc đến phương đông,
chúng sẽ lang thang để kiếm tìm lời Đức Chúa
mà không gặp được.

Đáp ca : Tv 118,2 và 10.20 và 30.40 và 131 (Đ. Mt 4,4)

Đ. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh
nhưng còn phải nhờ lời Chúa dưỡng nuôi.

2Hạnh phúc thay kẻ tuân hành ý Chúa,
hết lòng hết dạ kiếm tìm Người.
10Lạy Chúa, con hết dạ kiếm tìm Ngài,
xin chớ để con làm sai mệnh lệnh Chúa.

Đ. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh
nhưng còn phải nhờ lời Chúa dưỡng nuôi.

20Hồn con những khát khao mòn mỏi,
hằng chờ mong quyết định của Ngài.
30Đường chân lý, này con đã chọn,
quyết định của Ngài, con khao khát đợi trông.

Đ. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh
nhưng còn phải nhờ lời Chúa dưỡng nuôi.

40Con khát khao huấn lệnh của Ngài,
vì Ngài công chính, xin cho con được sống.
131Con há miệng và con hớp lấy,
vì khát khao mệnh lệnh của Ngài.

Đ. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh
nhưng còn phải nhờ lời Chúa dưỡng nuôi.

Tung hô Tin Mừng : Mt 11,28

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mt 9,9-13

Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc. Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

9 Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông : “Anh hãy theo tôi !” Ông đứng dậy đi theo Người.

10 Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. 11 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng : “Tại sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi ?” 12 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói : “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. 13 Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này : Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”

Ca hiệp lễ : Tv 102,1

Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,

toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh.

SUY NIỆM-ĐƯỢC TUYỂN CHỌN

Trong buổi tiếp kiến chung ngày 31-1- 2007, Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI đã nói: “Các thánh nhân không rơi “từ trời” xuống. Các ngài là những con người như chúng ta, những người cũng mang trong mình nhiều phức tạp.”

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện về ơn gọi của thánh Mátthêu. Ngay khi vừa nghe tiếng Đức Giêsu gọi: “Anh hãy theo tôi!”, Mátthêu không chỉ dũng cảm bỏ lại công việc tội lỗi của mình mà còn dám vượt lên trên những mặc cảm của tội lỗi, những lời dèm pha, định kiến của xã hội mà mau mắn đáp trả, từ bỏ mọi sự để trở thành môn đệ của Đức Giêsu.

Hẳn những lỗi lầm trong quá khứ đã không ít lần khiến chúng ta cảm thấy mình thật bất xứng để có thể trở thành môn đệ của Chúa. Tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng, nếu Thiên Chúa có thể biến đổi Mátthêu, một người thu thuế đầy tội lỗi thế nào, thì chắc chắn Người cũng có thể biến đổi chúng ta như vậy.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa cũng cho con lòng can đảm để vượt lên trên những tự ti mặc cảm của tội lỗi để có thể trở về với tình yêu của Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC cử hành Thánh lễ trọng thể kính hai thánh Phêrô và Phaolô tông đồ

Bài giảng

Trong bài giảng Thánh lễ Đức Thánh Cha suy tư về hai câu trong hai bài đọc thứ nhất và thứ hai trong Thánh lễ: "nhanh chóng đứng dậy" và "thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp. Ngài nói rằng chứng tá của hai thánh tông đồ thúc đẩy chúng ta trỗi dậy để giúp cho thế giới nhân đạo hơn.

Bài giảng lễ hai thánh Phêrô và Phaolô năm 2022

Chứng tá của hai vị Tông đồ vĩ đại là Phêrô và Phaolô hôm nay một lần nữa trở nên sống động trong phụng vụ của Giáo Hội. Thiên thần của Chúa nói với thánh Phêrô, đang bị vua Hêrôđê giam tù: "Đứng dậy mau đi! (Cv 12,7); còn thánh Phaolô, đã nói khi nhìn lại toàn bộ cuộc đời và việc tông đồ của ngài: "Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp" (2 Tm 4,7). Chúng ta hãy suy tư về hai câu - "nhanh chóng đứng dậy" và "thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp" - và hỏi xem chúng gợi ý điều gì cho cộng đồng Kitô hữu ngày nay, khi đang trong tiến trình thượng hội đồng.

Mau chóng đứng dậy và theo Chúa Kitô đến nơi Người muốn

Trước hết, sách Công vụ Tông đồ thuật lại với chúng ta về đêm thánh Phêrô được giải thoát khỏi xiềng xích của ngục tù. Một thiên thần của Chúa vỗ vào cạnh sườn của ngài khi ngài đang ngủ, "đánh thức ngài và nói rằng: Hãy nhanh chóng đứng dậy" (12,7). Thiên thần đánh thức ngài dậy và yêu cầu ngài đứng lên. Cảnh này gợi nhớ Lễ Phục sinh, bởi vì chúng ta tìm thấy ở đây hai động từ được sử dụng trong các trình thuật về việc sống lại: đánh thức và đứng dậy. Có nghĩa là thiên thần đã đánh thức thánh Phêrô khỏi giấc ngủ của sự chết và thúc đẩy ngài đứng dậy, tức là sống lại, đi ra ngoài ánh sáng, để mình được Chúa dẫn bước đi qua mọi cánh cửa đóng kín dọc trên đường (x. c. 10). Hình ảnh này rất có ý nghĩa đối với Giáo hội. Cũng thế, chúng ta, các môn đệ của Chúa và là cộng đoàn Kitô hữu, được kêu gọi mau chóng đứng dậy để bước vào mầu nhiệm của sự sống lại và để mình được Chúa dẫn dắt trên những con đường mà Người muốn chỉ cho chúng ta.

Sự tầm thường trong đời sống thiêng liêng

Chúng ta vẫn còn gặp nhiều hình thức phản kháng trong nội tâm, những điều ngăn cản chúng ta lên đường. Đôi khi, với tư cách là Giáo hội, chúng ta bị thắng vượt bởi sự lười biếng và chúng ta thích ngồi và suy ngẫm về một ít điều chắc chắn mà chúng ta đang có, thay vì đứng dậy để hướng tầm nhìn về những chân trời mới, về phía biển rộng mở. Chúng ta thường như thánh Phêrô bị xiềng xích, bị cầm tù bởi tập quán, sợ hãi trước những thay đổi và bị trói buộc vào xiềng xích của thói quen hàng ngày. Nhưng theo cách này, chúng ta sa vào sự tầm thường trong đời sống thiêng liêng, chúng ta có nguy cơ "tà tà vừa đủ", ngay cả trong đời sống mục vụ.

Lòng nhiệt thành của chúng ta với sứ vụ phai dần và thay vì là một dấu hiệu của sức sống và sự sáng tạo, cuối cùng chúng ta trở nên dửng dưng và thờ ơ. Sau đó, dòng chảy mạnh mẽ của sự mới mẻ và sự sống, đó là Tin Mừng trong tay chúng ta - như Cha de Lubac viết - trở thành một đức tin "rơi vào chủ nghĩa hình thức và thói quen, [...] một tôn giáo của các nghi lễ và lòng sùng kính, của đồ trang sức và niềm an ủi tầm thường... Một Kitô giáo giáo sĩ trị, hình thức, buồn tẻ và cứng cỏi "(Bi kịch của Chủ nghĩa nhân văn vô thần, Milan 2017, 103-104).

Giáo hội của tất cả mọi người

Thượng Hội đồng mà chúng ta đang tiến hành hiện nay kêu gọi chúng ta trở thành một Giáo hội trỗi dậy, một Giáo hội không co cụm trong chính mình, nhưng có khả năng tiến về phía trước, bỏ lại sau lưng những nhà tù của chính mình và bắt đầu gặp gỡ thế giới, với lòng can đảm mở rộng các cánh cửa.

Một Giáo hội không có xiềng xích và bức tường, trong đó mọi người có thể cảm thấy được chào đón và đồng hành, một Giáo hội nơi nghệ thuật lắng nghe, đối thoại và tham gia được vun đắp dưới thẩm quyền duy nhất của Chúa Thánh Thần. Giáo hội tự do và khiêm nhường, "nhanh chóng trỗi dậy" và không chần chừ hay né tránh những thách đố của thời đại hiện nay. Một Giáo Hội không nằm lỳ trong những hàng rào thánh thiêng của mình, nhưng được thúc đẩy bởi lòng nhiệt thành rao giảng Tin Mừng và mong muốn gặp gỡ và đón nhận mọi người.

Chúng ta đừng quên từ này: tất cả mọi người, mọi người. Anh em hãy đi đến ngã tư đường và mang tất cả mọi người, người mù, người câm điếc, què quặt, bệnh nhân, người công chính, kẻ tội lỗi: tất cả mọi người, tất cả! Lời này của Chúa phải vang lên, vang dội trong tâm trí và trái tim: tất cả mọi người, trong Hội Thánh có chỗ cho mọi người. Và nhiều khi chúng ta trở thành một Giáo hội rộng mở nhưng lại gạt bỏ dân chúng, lên án họ. Hôm qua có một người đã nói với tôi rằng: "Đối với Giáo hội, đây không phải là lúc giải tán, mà là lúc chào đón".

Mỗi người thực hiện sứ vụ được uỷ thác

Trong bài đọc thứ hai, chúng ta nghe lời Thánh Phaolô, những lời ngài khẳng định sau khi nhìn lại cả cuộc đời mình: “Tôi đã thi đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp” (2Tm 4,7). Thánh Tông đồ đang đề cập đến vô số tình huống, một số được đánh dấu bởi sự bắt bớ và đau khổ, trong đó ngài đã không tiếc thân mình trong việc rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Giờ đây, vào cuối đời, ngài thấy rằng một cuộc "chiến đấu" quyết liệt vẫn đang diễn ra trong lịch sử, vì nhiều người không sẵn sàng chấp nhận Chúa Giêsu, chỉ thích theo đuổi lợi ích của mình và theo các vị thầy khác. Thánh Phaolô đã chiến đấu trong các cuộc chiến đấu của chính ngài và giờ đây đã hoàn tất cuộc chạy đua, ngài yêu cầu Timôthêô và các anh em trong cộng đoàn tiếp tục công việc của ngài bằng sự quan tâm, rao giảng và dạy dỗ. Mỗi người, tóm lại, thực hiện sứ vụ được uỷ thác cho họ và phải làm phần việc của mình.

Tôi có thể làm gì cho Giáo hội?

Lời khuyên của thánh Phaolô cũng là lời sự sống cho chúng ta; nó giúp chúng ta nhận ra rằng, trong Giáo hội, tất cả chúng ta đều được kêu gọi trở thành môn đệ truyền giáo và đóng góp phần của chính mình. Đây là hai câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi. Đầu tiên là: Tôi có thể làm gì cho Giáo hội? Không phàn nàn về Giáo hội, nhưng dấn thân cho Giáo hội. Tham gia với niềm đam mê và sự khiêm tốn: với niềm đam mê, bởi vì chúng ta không được tiếp tục là những khán giả thụ động; khiêm tốn, bởi vì dấn thân trong cộng đoàn không bao giờ có nghĩa là chiếm vị trí trung tâm, coi bản thân mình tốt hơn và không để người khác đến gần. Đó là ý nghĩa của một Giáo hội hiệp hành: mọi người đều tham gia, không có cá nhân nào thay thế cho người khác hoặc ở trên người khác. Không có Kitô hữu hạng nhất hay hạng nhì, tất cả đều được kêu gọi.

Tiếp tục "cuộc chiến chính nghĩa"

Tham gia cũng có nghĩa là tiếp tục "cuộc chiến chính nghĩa" mà thánh Phaolô nói. Vì đó là một "cuộc chiến", vì việc rao giảng Tin Mừng không bao giờ là trung lập; nó không để mọi thứ theo cách của chúng; nó không chấp nhận thỏa hiệp với suy nghĩ của thế giới này, nhưng thay vào đó, thắp sáng ngọn lửa của vương quốc Thiên Chúa giữa sự thống trị của quyền lực con người, cái ác, bạo lực, tham nhũng, bất công và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Kể từ khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, và trở thành người thay đổi lịch sử, "một cuộc chiến quan trọng giữa sự sống và cái chết, giữa hy vọng và tuyệt vọng, giữa cam chịu điều tồi tệ nhất và đấu tranh cho điều tốt nhất đã bắt đầu. Một cuộc chiến sẽ không có hiệp định đình chiến cho đến khi hoàn toàn đánh bại tất cả các thế lực thù hận và hủy diệt (C.M. MARTINI, Bài giảng lễ Phục Sinh, 4/4/1999).

Giáo hội có thể cùng nhau làm điều gì để giúp cho thế giới mà chúng ta đang sống nhân đạo hơn?

Vậy câu hỏi thứ hai là: Là Giáo hội, chúng ta có thể cùng nhau làm điều gì để giúp cho thế giới mà chúng ta đang sống nhân đạo hơn, công bình và liên đới hơn, cởi mở hơn với Thiên Chúa và tình huynh đệ giữa loài người? Chắc chắn chúng ta không được rút lui vào những nhóm Giáo hội của chúng ta và tiếp tục gắn chặt vào một số cuộc tranh luận không có kết quả của chúng ta, nhưng thay vào đó, hãy giúp đỡ lẫn nhau để được dậy men trong khối bột thế giới này. Cùng nhau, chúng ta có thể và phải tiếp tục chăm sóc sự sống con người, bảo vệ thụ tạo, phẩm giá của công việc, các vấn đề của gia đình, chăm sóc người già và tất cả những người bị bỏ rơi, bị từ chối hoặc bị đối xử khinh miệt.

Nói cách khác, chúng ta được kêu gọi trở thành một Giáo hội thúc đẩy văn hóa quan tâm và cảm thông đối với những người dễ bị tổn thương. Một Giáo Hội chiến đấu chống lại mọi hình thức tham nhũng và mục nát, bao gồm cả những thành phố của chúng ta và những nơi chúng ta thường lui tới, để niềm vui của Tin Mừng có thể tỏa sáng trong đời sống của mọi người. Đây là "cuộc chiến tốt" của chúng ta.

Được kêu gọi "mau chóng trỗi dậy"

Thưa anh chị em, hôm nay, theo một truyền thống tốt đẹp, tôi đã làm phép các dây Pallium cho các Tổng Giám mục chính toà được bổ nhiệm trong thời gian gần đây, nhiều người trong số các ngài hiện diện trong Thánh lễ này. Trong sự hiệp thông với thánh Phêrô, các ngài được kêu gọi "mau chóng trỗi dậy" để phục vụ như những lính canh bảo vệ đàn chiên và "chiến đấu tốt", không bao giờ đơn độc, nhưng cùng với tất cả đoàn dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa.

Chào đón Phái đoàn của Tòa Thượng phụ

Tôi thân ái chào đón Phái đoàn của Tòa Thượng phụ do người anh em thân yêu của tôi là Đức Thượng phụ Bartolomeo cử đến. Cảm ơn sự hiện diện của quý vị ở đây! Chúng ta hãy cùng nhau hành trình, bởi vì chỉ cùng nhau, chúng ta mới có thể là hạt giống của Tin Mừng và là chứng nhân của tình huynh đệ.

Xin thánh Phêrô và thánh Phaolô chuyển cầu cho chúng ta, cho thành Roma, cho Giáo hội và cho toàn thế giới của chúng ta. Amen.

Vào cuối Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã trao các dây Pallium cho các tân tổng giám mục. Các ngài sẽ chính thức nhận dây này từ Sứ thần Toà Thánh trong một Thánh lễ được cử hành tại giáo phận của các ngài.

Hồng Thủy - Vatican News