18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 27)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 37)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 30)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY LỜI CHÚA THỨ SÁU TUẦN XV THƯỜNG NIÊN Thánh Bônaventura Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ

14 Tháng Bảy 20229:17 CH(Xem: 443)

15-7stLƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

LỜI CHÚA THỨ SÁU TUẦN XV THƯỜNG NIÊN

Thánh Bônaventura Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ

SỐNG LỜI CHÚA

LỄ và CÁC BÀI ĐỌC

Ca nhập lễ : Tv 16,15

Phần con đây,

nhờ sống công minh chính trực,

nên sẽ được trông thấy mặt Ngài ;

khi thức giấc,

được thoả tình chiêm ngưỡng thánh nhan.

Bài đọc 1

Is 38,1-6.21-22.7-8

Ta đã nghe lời ngươi cầu nguyện, Ta đã thấy nước mắt của ngươi.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

1 Trong những ngày ấy, vua Khít-ki-gia lâm bệnh nguy tử. Ngôn sứ I-sai-a con ông A-mốc đến gặp vua và nói : “Đức Chúa phán thế này : Hãy lo thu xếp việc nhà, vì ngươi chết chứ không sống nổi đâu.” 2 Vua Khít-ki-gia quay mặt vào tường và cầu nguyện với Đức Chúa như sau : 3 “Ôi lạy Đức Chúa, xin Ngài nhớ cho, con đã trung tín và thành tâm bước đi trước nhan Ngài, đã thi hành điều đẹp mắt Ngài.” Rồi vua Khít-ki-gia khóc, khóc thật to.

4 Bấy giờ có lời Đức Chúa phán với ông I-sai-a rằng : 5 “Hãy đi nói với Khít-ki-gia : Đức Chúa, Thiên Chúa của Đa-vít tổ tiên ngươi, phán thế này : Ta đã nghe lời ngươi cầu nguyện, Ta đã thấy nước mắt của ngươi. Này, Ta sẽ cho ngươi sống thêm mười lăm năm nữa. 6 Ta sẽ giải thoát ngươi cùng với thành này khỏi tay vua Át-sua, sẽ che chở thành này.”

21 Ông I-sai-a nói : “Lấy một cái bánh vả cà vào chỗ ung nhọt thì vua sẽ sống.” 22 Vua Khít-ki-gia nói : “Cứ dấu nào mà biết tôi sẽ lên được nhà Đức Chúa ?” 7 Ông I-sai-a trả lời : “Đây là dấu Đức Chúa ban cho ngài, chứng tỏ Đức Chúa sẽ thực hiện điều Người đã phán : 8 Này, bóng mặt trời đã ngả trên các bậc thang vua A-khát đã xây, Ta sẽ cho lui lại mười bậc.” Quả vậy, bóng mặt trời đã lui lại mười bậc trong số các bậc thang nó đã chiếu xuống.

Đáp ca : Is 38,10.11.12abcd.16 (Đ. x. c.17b)

Đ. Lạy Chúa, chính Ngài đã cứu con khỏi hố diệt vong.

10Tôi có nói : nửa cuộc đời dang dở, mà đã phải ra đi,
bao tháng năm còn lại, giam tại cửa âm ty.

Đ. Lạy Chúa, chính Ngài đã cứu con khỏi hố diệt vong.

11Tôi có nói : chẳng còn được thấy Chúa
ở trên cõi dương gian,
hết nhìn thấy con người đang sống nơi trần thế.

Đ. Lạy Chúa, chính Ngài đã cứu con khỏi hố diệt vong.

12abcdNhà tôi ở đã bị giật tung, và đem đi như lều mục tử.
Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình,
bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ.

Đ. Lạy Chúa, chính Ngài đã cứu con khỏi hố diệt vong.

16Lạy Chúa, ngày tháng đời con là của Chúa,
sự sống linh hồn con thuộc về Ngài.
Xin chữa lành và cho con được sống.

Đ. Lạy Chúa, chính Ngài đã cứu con khỏi hố diệt vong.

Tung hô Tin Mừng : Ga 10,27

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi ; tôi biết chúng, và chúng theo tôi. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mt 12,1-8

Con Người làm chủ ngày sa-bát.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

1 Khi ấy, vào ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng lúa ; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. 2 Người Pha-ri-sêu thấy vậy, mới nói với Đức Giê-su : “Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm ngày sa-bát !” 3 Người đáp : “Các ông chưa đọc trong Sách sao ? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ đói bụng ? 4 Ông vào nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi. 5 Hay các ông chưa đọc trong sách Luật rằng ngày sa-bát, các tư tế trong Đền Thờ vi phạm luật sa-bát mà không mắc tội đó sao ? 6 Tôi nói cho các ông hay : ở đây còn lớn hơn Đền Thờ nữa. 7 Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này : Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông đã chẳng lên án kẻ vô tội. 8 Quả thế, Con Người làm chủ ngày sa-bát.”

Ca hiệp lễ : Tv 83,4-5

Lạy Chúa Tể càn khôn,

là Đức Vua, là Thiên Chúa con thờ,

ngay chim sẻ còn tìm được mái ấm,

cánh nhạn kia cũng làm tổ đặt con

bên bàn thờ của Chúa.

Phúc thay người ở trong thánh điện

họ luôn luôn được hát mừng Ngài.

SUY NIỆM-CỦA LỄ

Trong Hiến pháp nền tảng của Dòng Đa Minh ở §VI có viết: “Dòng muốn rằng các luật riêng của Dòng không buộc thành tội, để anh em đón nhận những luật ấy một cách khôn ngoan, không như nô lệ dưới ách lề luật, nhưng như con cái trong ân sủng”. Thánh Đa Minh không muốn cho anh em giữ luật vì sợ sệt, nhưng với tinh thần yêu mến.

Ngày Sabát lập ra là vì con người, cho con người nghỉ ngơi để phục hồi thể xác, để mọi người có cơ hội, thời gian đến với Đấng Tạo Hóa, và nhìn lại mục đích tối hậu của đời mình.

Thế nhưng, những người Biệt phái đã không hiểu điều này, họ coi ngày Sabát như là một điều buộc phải theo, phải giữ để làm đẹp lòng Đấng họ tôn thờ. Họ mải giữ những hình thức của luật mà quên mất tinh thần của ngày Sabát, nên họ dễ dàng lên án, kết tội, thay vì bao dung, tha thứ.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết chu toàn luật Chúa trong vâng phục và yêu mến. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thánh Bônaventura

Thánh Bônaventura sinh năm 1221 tại Tuscany, nước Ý, và nhận tên thánh là Gioan. Bônaventura đi tu dòng thánh Phanxicô, lúc ấy mới được thành lập. Thực sự, thánh Phanxicô Assisi, đấng sáng lập dòng Phanxicô, lúc đó vẫn còn sống khi Bônaventura cất tiếng khóc chào đời. Là tu sĩ trẻ dòng Phanxicô, Bônaventura rời bỏ quê hương để du học tại trường đại học Paris ở Pháp. Bônaventura là một tác giả danh tiếng chuyên nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới Thiên Chúa. Bônaventura rất yêu mến Thiên Chúa đến nỗi ngài đã được tôn tặng danh hiệu là “Tiến sĩ Đệ Nhất Phẩm Thiên Thần” hay gọi tắt là “Tiến sĩ Luyến Thần.”

Một trong các người bạn danh tiếng của Bônaventura là thánh Tôma Aquinô. (Chúng ta đã mừng lễ kính thánh Tôma Aquinô hôm 28 tháng Giêng.) Lần kia, thánh Tôma hỏi thánh Bônaventura tại sao lại viết được những ý tưởng cao siêu như thế. Thánh Bônaventura liền dẫn người bạn của mình tới bàn làm việc. Thánh nhân chỉ vào cây Thánh Giá lớn đặt ở trên bàn và nói với Tôma: “Chính Người đã nói cho tôi biết mọi sự. Người là Thầy dạy duy nhất của tôi!” Lần khác, khi viết tiểu sử của thánh tổ phụ Phanxicô Assisi, Bônaventura tỏa ra đầy lửa nhiệt tình đến nỗi thánh Tôma phải thốt lên:

“Chúng ta hãy để cho một vị thánh ghi chép về một vị thánh!”

Thánh Bônaventura vẫn luôn sống khiêm nhường ngay cả khi các tác phẩm ngài viết làm ngài nổi tiếng.

Năm 1265, đức thánh cha Clêmentê IV muốn đề cử Bônaventura giữ chức tổng giám mục. Bônaventura khiêm tốn từ chối. Đức thánh cha tôn trọng quyết định của Bônaventura. Tuy nhiên, Bônaventura đã chấp nhận làm bề trên tổng quyền dòng Phanxicô. Thánh nhân đã đảm nhận nhiệm vụ khó khăn này trong suốt 17 năm. Đến năm 1273, đức chân phước giáo hoàng Grêgôriô X đã đặt Bônaventura lên chức hồng y. Đức thánh cha gởi hai sứ giả thuộc giáo triều tới gặp Bônaventura. Đến nơi, các vị gặp thấy thánh nhân đang làm việc với những chiếc chậu rửa lớn. Hôm đó là tới phiên thánh nhân lau chùi xoong chảo. Hai sứ giả của giáo triều Rôma kiên nhẫn đợi chờ Bônaventura rửa xong chiếc nồi cuối cùng. Rồi sau khi Bônaventura rửa sạch và lau khô tay, họ long trọng trao cho ngài một chiếc mũ đỏ lớn, tượng trưng cho chức vụ mới của ngài.

Hồng y Bônaventura đã giúp đỡ rất nhiều cho đức thánh cha, là người đã triệu tập Công đồng Lyôn năm 1274. Thánh Tôma Aquinô đã mất khi đang trên đường tới dự Công đồng, nhưng thánh Bônaventura thì đã tham dự. Ảnh hưởng của Bônaventura tại Công đồng rất lớn. Tuy nhiên, thánh nhân cũng qua đời cách đột ngột vào ngày 14 tháng Bảy năm 1274, lúc được 53 tuổi. Đức thánh cha đã hiện diện ngay bên giường của thánh Bônaventura lúc ngài về trời. Năm 1482, đức thánh cha Sixtô IV đã tôn phong Bônaventura lên bậc hiển thánh. Đến năm 1588, đức thánh cha Sixtô V tôn tặng ngài danh hiệu Tiến sĩ Hội Thánh.

Như thánh Bônaventura, chúng ta cũng hãy đặt tượng Chúa Chịu Nạn trong căn phòng của mình để có thể thường xuyên hướng về Đức Chúa Giêsu cùng cầu xin Người giúp đỡ và ban thêm sức mạnh cho chúng ta. Các ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Maria và các thánh là những nhắc nhở rất tốt, giúp chúng ta biết noi gương và sống như các ngài.

http://www.paolinevn.org

Thánh Phêrô NGUYỄN BÁ TUẦN, linh mục (1766 - 1838)

“Quả thực tôi ốm yếu già nua, nhưng Thiên Chúa sẽ cho tôi sức mạnh để đón nhận mọi cực hình và cả cái chết vì Ngài”.

Chào đời năm 1766, tại làng Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên, thánh Phêrô Nguyễn Bá Tuần là người hiền lành, đạo đức, chăm chỉ học tập, dâng mình vào Nhà Chúa từ thuở nhỏ và học thêm chữ Nho.

Lớn lên, ngài được gửi vào chủng viện. Nhưng khi vừa mới vào trường, gặp thời vua Cảnh Thịnh ra sắc chỉ cấm đạo, chủng viện phải giải tán. Khi Gia Long lên ngôi tại kinh thành Phú Xuân, thời thế yên bình, chủng viện mở cửa trở lại. Thầy Tuần nhập trường và học thần học. Năm 1807, thầy chịu chức linh mục.

Năm 1838, vua Minh Mạng cấm đạo gay gắt. Khi đó cha Tuần đang coi xứ Lác Môn, tỉnh Nam Định. Nghe tin làng Quần Liêu sợ vạ lây, không chấp nhận cha chính Fernandez - Hiền về chữa bệnh tại đây, cha Tuần đến can thiệp và ở lại để dân làng yên tâm giúp đỡ cha chính.

Sau vài ngày, hai cha trốn lên Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhưng tại đây, quan quân cũng truy nã gắt gao. Các tín hữu giấu hai cha ngoài vũng sình lầy. Sau đó, cha xứ Kim Sơn nhờ Bát Biên, một người thọ nhiều ân nghĩa với mình giúp đỡ hai cha. Bát Biên trở mặt, nộp hai cha cho quan tổng đốc Nam Định Trịnh Quang Khanh. Hai cha bị tống ngục. Cha Tuần đã 72 tuổi nhưng vẫn phải bị đánh đòn dã man và bị kết án tử hình.

Ngày 15/07/1838, ba ngày trước khi bản án được châu phê về đến tỉnh đường Nam Định, vị chứng nhân đức tin đã hoàn tất cuộc đời tận hiến trong cảnh ngục tù, dưới triều vua Minh Mạng. Giáo hữu phải hao tốn tiền của mới nhận được thi hài của cha đưa về an táng trong nền nhà thờ Ngọc Đồng.

Linh mục Phêrô Nguyễn Bá Tuần được nâng lên bậc chân phước ngày 27/05/1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988.

https://hdgmvietnam.com