18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 23)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 21)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

7 Đức Tính Sống Động Của Cha Mẹ

20 Tháng Năm 20174:15 CH(Xem: 2608)

C

húng ta thường nghe về bảy tội trọng, nhưng nhiều người thường quên rằng chúng ta còn có bảy đức tính "sống động". Bảy đức tính này gồm 4 đức tính then chốt là khôn ngoan, tiết độ, công bằng và dũng cảm, và 3 đức tính về thần học là đức tin, đức cậy và đức mến.

Những đức tính then chốt được dịch từ chữ La tinh có nghĩa bản lề cánh cửa. Cũng như một bản lề, những đức tính này là then chốt cho đời sống luân lý. Đó là những đức tính tự nhiên mà bất cứ ai đều công nhận là cần thiết. Ba đức tính về thần học (đối thần) là những đức tính siêu nhiên mà người tín hữu Kitô chỉ nhận biết và chỉ có thể đạt được với sự trợ giúp của Thiên Chúa.

Đức khôn ngoan là đức tính của lương tri trong đời sống hàng ngày. Các cha mẹ khôn ngoan thường suy nghĩ về những gì họ đang làm và những hậu quả có thể xảy ra bởi hành động đó. Họ thường thắc mắc về hành động để tự hỏi xem, "Nó có tốt không? Có thể thi hành không? Chúng ta có khả năng không? Có liên can gì đến chúng ta không?"

Những câu hỏi này quá rõ ràng không cần giải thích, nhưng thực tế là nhiều cha mẹ thiếu khôn ngoan (nhất là những người "đi trên mây" hay quá ngụy biện) không bao giờ tự hỏi mình. Thay vào đó, họ hỏi những câu vô nghĩa tỉ như, "Có phải lịch sử sẽ đi về hướng này? Điều này có làm tôi cảm thấy sung sướng bất kể là chúng tôi không có khả năng? Điều gì sẽ làm bớt gánh nặng của con cái? Đây có phải là điều mà một minh tinh màn bạc nghĩ rằng tôi phải làm?"

Tiết độ là sử dụng của cải cách điều hòa. Nhiều người nghĩ tiết độ có nghĩa là tránh uống rượu, nhưng không phải vậy. Thật ra, nó có nghĩa phải biết khi nào là đủ--từ việc ăn uống đến vật chất, hay thời giờ. Người cha mẹ tiết độ không ép buộc con cái phải hy sinh sự vui sướng khi được ca hát trong đội túc cầu vào tối thứ Hai mà bắt chúng về nhà đọc kinh tối. Người vợ/chồng tiết độ thì không những không say sưa rượu chè, cờ bạc mà họ cũng không quên sự quan trọng của tình gia đình để đừng mải mê may vá, sửa xe, chơi "computer" hay vui thú điền viên (đi câu, làm vườn, v.v.). Họ biết sự quan trọng của mái ấm gia đình nên không làm việc quá độ chỉ vì sự nghiệp. Họ biết rằng, sau cùng, vào cuối cuộc đời, chẳng người nào than rằng, "Phải chi tôi có thêm thời giờ để đi làm!"

Công bằng không chỉ có nghĩa là ngay thẳng chính trực. Nó có nghĩa thẳng thắn, cho-và-nhận, và thành thật. Một định nghĩa xưa của công bằng là "đối xử cách công bằng tùy theo mức độ", điều này các cha mẹ đều kinh nghiệm khi một đứa em 5 tuổi mè nheo vì không được đi xinê với đứa anh 10 tuổi. Thật vậy, đó là một hành động công bằng khi cha mẹ cho đứa con lớn được hưởng một vài quyền lợi và trách nhiệm mà không cho đứa con còn nhỏ.

Công bằng cũng liên hệ đến cách sắp đặt giữa vợ chồng về vấn đề tài chánh, đến quyết định mua xe cho ai trước, và can thiệp con cái tranh giành nhau cái này cái nọ. Với những điều kể trên, làm cha mẹ và vợ chồng thì không dễ. Đôi khi phải cần đến sự quyết tâm mà Thiên Chúa trông đợi nơi chúng ta bất kể những khó khăn và cám dỗ.

"Ơn sức mạnh" là điều mà truyền thống luân lý Công Giáo gọi là ơn dũng cảm, được đặc biệt ban cho chúng ta qua Bí Tích Thêm Sức. Đó là ý chí kiên gan trong lẽ phải bất kể những khó chịu khi hành động như vậy. Nó được coi là quá đáng ở những cha mẹ từ chối những đòi hỏi điên rồ của con cái ngay cả khi chúng khóc lóc, oán giận. Và dũng cảm cũng còn được thấy ở thái độ kiên trì tha thứ cho những đứa con hỗn hào.

Tuy nhiên, các cha mẹ thi hành đức dũng cảm không chỉ sử dụng đến nó vào những lúc khủng hoảng cao độ. Họ phát triển đức tính này qua những phương cách bé nhỏ mà Thánh Têrêsa Lisieux đã tiên phong: những hành động nhỏ bé của sự từ bỏ mình, tỉ như cảm tạ Chúa vì người vợ/chồng làm việc về trễ, hay nhớ đến sự tha thứ của Đức Kitô khi người hàng xóm lại để thú vật làm bậy trên sân nhà mình.

Việc thi hành những đức tính tự nhiên này làm căn bản cho các đức tính siêu nhiên. Đức tính siêu nhiên đầu tiên là đức tin, hay sự tin tưởng rằng không những Thiên Chúa hiện diện mà Ngài còn tỏ lộ qua Đức Giêsu Kitô, và Ngài sẽ thưởng cho những ai chăm chỉ phục vụ Ngài. Nói cách khác, đó là sự tín thác sống động một cách đặc biệt và riêng tư nơi Thiên Chúa là người yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta đến với Ngài.

Trong sự hiểu biết của đạo Công Giáo, hành động thực tiễn nhất của đức tin là "ở với": Bạn ở với Đức Kitô. Bạn ở với vợ/chồng. Bạn ở với Giáo Hội. Bạn ở với con cái. Bạn ở với trách nhiệm của bạn.

Để thi hành điều này, chúng ta cần đức cậy. Đức cậy không phải là một ao ước mơ hồ, như ao ước thời tiết tốt đẹp hơn. Theo đạo Công Giáo, đức cậy phát sinh từ sự tương giao với một Thiên Chúa vô cùng bền bỉ và bởi thế nó có thật và chắc chắn.

Tuy nhiên nó không phải là biết đích xác. Điểm quan trọng của đức cậy là dồn tâm trí chúng ta vào sự thiện hảo của Thiên Chúa, chứ không phải sự đảm bảo cho tương lai.

Đức cậy được diễn đạt cách đầy đủ và tuyệt hảo nhất trong nhân đức mà Thánh Phaolô cho là quan trọng nhất: đức mến. Trong sự hiểu biết của Kitô Giáo, đức mến không phải là một cảm giác hay một lựa chọn. Nó có nghĩa là có ý muốn và hành động vì sự tốt lành của người khác, bất kể người khác là người chúng ta yêu thương hay ghét bỏ. Một cách đặc biệt, tình yêu trong hôn nhân Công Giáo bao gồm sự nhận biết rằng người phối ngẫu của chúng ta là một bí tích cho chúng ta và chúng ta là bí tích cho họ, dâng hiến thân xác chúng ta cũng như Đức Kitô hy sinh thân xác Ngài để cứu chuộc thế giới và để ban sự sống mới. Những hành động tự hiến như thế phải ở tâm điểm của mái nhà Kitô Hữu và mời gọi chúng ta trở nên những người mau mắn tha thứ và chậm oán hờn, người luôn cầu nguyện cho người khác mà ít khoe khoang về chính mình.

Qua những hành động nhân đức "nhỏ bé" như thế nước trời sẽ mọc lên như hạt cải.