22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 33)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 41)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 44)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 53)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 52)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 54)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 44)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 67)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

‘Ở ĐÂY VÀ LÚC NÀY’

31 Tháng Mười 202212:17 CH(Xem: 252)

‘Ở ĐÂY VÀ LÚC NÀY’

“Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”.

Thomas Hooker sắp qua đời, một người bạn nói, “Anh ơi, anh sẽ nhận được phần thưởng cho công sức của mình!”. Ông khiêm tốn đáp, “Không, tôi sẽ nhận được sự thương xót cuối cùng của Chúa, cũng như đã nhận được phần thưởng của Ngài bấy lâu nay ‘ở đây và lúc này!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Tôi đã nhận được phần thưởng xót thương của Ngài bấy lâu nay ‘ở đây và lúc này!’”. Xác tín của Hooker được gặp lại qua Tin Mừng hôm nay. Trong cuộc sống, chúng ta thường rơi vào chiếc bẫy làm mọi việc vì những phần thưởng tức thì. Chúa Giêsu cho biết, đừng mong đợi sự đền đáp nào ‘ở đây và lúc này’; thay vào đó hãy hướng đến phần thưởng mai ngày trên trời. Ngài nói với người biệt phái, “Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ… Vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”.

Lời khuyên của Chúa Giêsu xem ra khó thực hiện; vì lẽ, nó đòi hỏi một sự vị tha cao thượng. Thật ra, chúng ta chỉ thực hiện được đòi hỏi này cách dễ dàng và lâu bền khi cảm nhận được lòng thương xót vô biên và vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho chính mình ‘ở đây và lúc này’. Chẳng hạn, cái đơn giản và quan trọng nhất chúng ta không hề nghĩ tới là không khí; nếu Ngài lấy đi, chúng ta hết hiện hữu. Hiểu được nguyên tắc tâm linh này, chúng ta sẽ nhận ra rằng, việc quên đi bản thân để sống cho người khác đã có “phần phúc” dành cho nó không chỉ mai ngày trên thiên đàng, nhưng đã được ban ‘ở đây và lúc này’, đó là sự thánh thiện.

Phải, sự thánh thiện là “phần thưởng” bạn và tôi nhận được cho những hành vi bác ái khi chúng ta phục vụ. Lòng thương xót là một hành vi yêu thương dành cho những ai đang cần mà không có bất kỳ một động cơ ích kỷ nào. Điều nó tặng trao chính là tình yêu vì lợi ích của tha nhân mà không có một điều kiện nào. Nhưng tin tốt lành là lòng thương xót thật sự tác động sâu sắc đến người trao nó. Bằng việc sống bác ái vị tha, chúng ta ngày càng nên giống Chúa Giêsu. Đây chính là phần thưởng lớn hơn chúng ta có thể nhận được từ người khác ‘ở đây và lúc này!’.

Trong thư Philipphê hôm nay, Phaolô ước ao cho các tín hữu sống tình bác ái vị tha đó, “Nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn”. Đó không chỉ là niềm vui của Phaolô, nhưng của tất cả những ai quên mình để sống cho người khác; một niềm vui an bình hoà chan mà Thiên Chúa ban cho con cái Ngài ‘ở đây và lúc này’. Thánh Vịnh đáp ca biểu lộ tâm tình, “Hồn con xin Chúa giữ gìn, nép mình bên Chúa an bình thảnh thơi!”.

Anh Chị em,

“Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”. Như vậy không cần phải đợi đến ngày kẻ lành sống lại; chỉ cần sống quảng đại như lời Chúa Giêsu, chúng ta sẽ được Thiên Chúa ‘đáp lễ’ ‘ở đây và lúc này’. Mỗi ngày, qua Lời Ngài và Thánh Thể, Chúa Giêsu hiến mình cho chúng ta. Đón nhận Ngài, chúng ta đón nhận thiên đàng dưới thế và sờ đụng thiên đàng trên trời; vì lẽ, Giêsu chính là thiên đàng. Như Chúa Giêsu, chúng ta hãy hào phóng với những gì mình có mà không cần suy nghĩ về phần thưởng hay sự đáp đền.

Chúng ta sẽ tìm thấy niềm vui trong chính sự cho đi, hơn là nhận lại từ sự cho đi. Một cách chắc chắn để đi trên con đường này là những người chúng ta trao tặng dường như không có gì để trả lại cho chúng ta. Tuy nhiên, thường xuyên hơn, khi trao tặng cho những người dường như không có gì để đáp lại, chúng ta thực sự nhận được từ họ nhiều hơn những gì chúng ta trao tặng họ. Bởi lẽ, cho đi hào phóng không bao giờ làm nghèo, nhưng luôn làm giàu cho trái tim ‘ở đây và lúc này’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ước gì những hành động bác ái nơi con sẽ được đền đáp xứng đáng và trở thành nguồn cội và nền tảng cho sự thánh thiện của con ‘ở đây và lúc này!’”.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)