Wednesday, January 15, 20258:16 PM(View: 49)
Nguồn: https://abcnews.go.com/ Căn nhà của ông Ivan và bà Robyn Migel đã không bị lửa thiêu rụi. Ông bà đã sinh sống tại vùng Altadena trong suốt 25 năm, nhưng tuần qua, ngọn lửa the Eaton Fire đã đến viếng căn nhà yêu quý của ông bà. Ông bà Migel nói rằng một tượng Thiên Thần bằng sứ thì vẫn còn đứng sừng sững ở ngoài vườn của họ mà không bị nứt.
Tuesday, January 14, 20257:35 PM(View: 73)
Nguồn: Queen Of Peace Theo bản tin Angelus News thì:
Tuesday, January 14, 20257:00 PM(View: 68)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Thông điệp của Đức Mẹ Mỹ Quốc, Our Lady of America năm 1957: "Các con thân mến, nếu các con làm theo ý của Mẹ và cải thiện đời sống, nếu không thì Chúa sẽ cần phải thanh tẩy các con trong lửa của sự trừng phạt mà chưa ai nói tới. Các con phải chuẩn bị để nhận lãnh ơn lành bình an lớn lao của Chúa. Nếu các con không chuẩn bị tâm hồn...
Tuesday, January 14, 20256:40 PM(View: 63)
Mấy năm trước đây, một bé gái 5 tuổi được đưa vào viện mồ côi. Mấy ngày trước đó, bố mẹ của em đã cãi vã với nhau, rồi bố em đã bắn chết mẹ em, rồi quay súng lại mà tự vẫn. Tất cả xảy ra trước sự chứng kiến của em. Đến ngày Chúa Nhật sau đó, em được đưa đến Nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ và sau đó, dự lớp Giáo lý. Vì sợ cô giáo không hiểu hoàn cảnh của em,
Monday, January 13, 20259:34 PM(View: 53)
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
Monday, January 13, 20256:21 AM(View: 65)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
Monday, January 13, 20255:55 AM(View: 56)
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Sunday, January 12, 20255:46 PM(View: 59)
Nguồn: Spiritdaily.com Câu chuyện của ông Ernest Shackleton về hiện tượng Người Thứ Ba đã gây nguồn cảm hứng cho thi sĩ T. S. Eliot.
Sunday, January 12, 20255:03 PM(View: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Lịch sử cho thấy khi người ta ở trong một hoàn cảnh khó khăn nhất thì người ta thường có cảm tưởng là có một sự hiện diện vô hình đã dẫn dắt họ tới với sự an toàn...
Saturday, January 11, 20259:47 PM(View: 70)
Suốt gần một tuần nay, vợ chồng tôi hồi hộp theo dõi những cảnh hoả hoạn và những câu chuyện mất nhà, mất mạng của các cư dân thành phố Los Angeles. Lúc này khi tôi đang viết bài này thì gió Santa Ana vẫn còn thổi mạnh. Gió rít lên qua những cánh cửa đóng kính của nhà tôi. Tôi đã thấy những cảnh hoả hoạn xẩy ra hầu như hàng năm nhưng năm nay,

NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ

Tuesday, November 8, 20226:51 PM(View: 461)

NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ

Thật khó cho một đứa trẻ phải đi ngủ lúc buổi tối mới bắt đầu, lúc cả nhà còn ăn tiệc. Không ai muốn đi ngủ lúc mọi người đang còn thức. Chẳng ai muốn bỏ lỡ gì đó trong đời.

Ai rồi cũng nhớ khi còn nhỏ, dù đã quá mệt, hai mắt đã díu lại, chúng ta vẫn cố cự lại bất cứ ai bắt mình đi ngủ. Dù mệt mỏi hay không, chúng ta cũng không muốn bỏ lỡ bất kỳ điều gì. Chúng ta không muốn đi ngủ khi đời sống vẫn đang tiếp diễn.

Và chẳng bao giờ chúng ta bỏ được chuyện này. Sự kháng cự đó là bẩm tại và nó vẫn còn trong chúng ta cho đến giờ lâm tử.

Một trong những nỗi băn khoăn day dứt nhất của chúng ta là ý thức rằng mình luôn mãi bỏ lỡ gì đó trong đời. Đây cũng là một trong những yếu tố lớn nhất của nỗi sợ chết. Với hầu hết mọi người, sự nặng nề và tăm tối của cái chết không hẳn đến từ nỗi sợ những điều sẽ gặp ở đời sau, sự phán xét và hình phạt, cho bằng đến từ nỗi sợ bị tiêu vong.

Hơn nữa, nỗi sợ này không hẳn là sợ thân phận của mình sẽ tiêu tan không còn gì, cho bằng sợ mình sẽ bị tước đi mọi phần cuộc đời mình đã có. Nỗi buồn khi phải từ bỏ gì đó, khi biết rằng cuộc đời sẽ tiếp diễn mà không có mình, sợ phải đi ngủ khi tiệc vui chưa tàn. Và nỗi sợ này nằm sâu, rất sâu trong lòng chúng ta, đến nỗi chúng ta khó mà hình dung nổi làm sao thế giới có thể tiếp tục công việc mà không có chúng ta.

Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu về một vấn để bất ổn trong chúng ta, nó không phải là một thứ cần được sửa chữa, cũng không phải là một vấn đề luân lý hay tôn giáo cần phải lưu tâm. Nó là bản chất con người, đơn giản là thế, và Thiên Chúa là Đấng tạo nên nó. Nói tóm lại, chúng ta được dựng lên để dự phần trong cả tấm vải chứ không phải để làm một sợi chỉ đơn độc.

Năm 23 tuổi, tôi chứng kiến cha tôi mất trong phòng bệnh viện. Ông chưa lớn tuổi, chỉ mới 62 và lẽ ra cha tôi phải được sống thêm nhiều năm nữa. Nhưng ông sắp chết, ông biết thế, và dù đức tin đã giúp ông xoa dịu nhưng ông vẫn rất buồn. Điều ông phải đấu tranh không phải nỗi sợ đời sau hay còn chuyện đền tội nào ông cần làm trong đời này. Không phải thế. Ông không có chuyện gì còn dang dở với Chúa hay với những vấn đề luân lý và tôn giáo. Ông cũng không có những nỗi sợ không lành mạnh về đời sau. Việc duy nhất ông còn đang dang dở với đời này, chính là (một cách trừu tượng) bị bắt đi ngủ khi tiệc chưa tàn. Hơn nữa, với ông, bữa tiệc đó đang lúc vui nhất.

Các con lớn đã bắt đầu an cư lập nghiệp, sinh cho ông nhiều đứa cháu, các con nhỏ cũng đang hăng hái bước vào cuộc sống trưởng thành. Ông sẽ không còn đó để xem mọi chuyện sẽ thế nào, và ông sẽ không còn đó để thấy hầu hết các cháu của mình. Quan trọng hơn nữa, ông còn người vợ, người tri kỷ mà ông phải bỏ lại. Thật sự, bị bắt đi ngủ vào lúc như thế không vui gì.

Hơn nữa, cha tôi vẫn còn các anh chị em ruột, hàng xóm, bạn bè, giáo xứ, cộng đồng, các đội bóng và vô số các mối dây khác trong đời. Và ông ý thức trong đau đớn rằng, những chuyện này đều sẽ kết thúc, ít nhất là ở đời này.

Tại sao ông không nên buồn chứ? Thật sự là, tại sao có ai trong chúng ta không nên buồn khi đối diện với cái chết như thế, khi chúng ta bị bắt đi ngủ lúc cuộc đời còn đang mở tiệc?

Chúng ta được cấu thành với tính cộng đồng. Như chính Thiên Chúa đã nói khi Ngài tạo dựng gia đình nhân loại: con người ở một mình thì không tốt. Chúng ta phải là một phần của gia đình và cộng đồng, một phần của tấm vải cuộc đời, một tấm vải được dệt nên bởi vô số sợi chỉ riêng lẻ. Do đó, cũng không có gì lạ khi chúng ta buồn lúc sợi chỉ mỏng manh, riêng lẻ của mình bị kéo ra khỏi tấm vải. Chẳng lạ gì khi trẻ con không muốn đi ngủ lúc mọi người vẫn đang chơi vui.

Hơn nữa, điều này không chỉ đúng khi chúng ta thấy buồn vào lúc lâm tử. Cũng động năng đó bùng lên mỗi khi chúng ta trải qua những cái chết nho nhỏ trong lòng khi chúng ta bước vào tuổi già, mất đi sức khỏe, mất đi công việc dù là do nghỉ hưu hay bị sa thải, mất đi những người chúng ta yêu thương, mất đi hôn nhân, chuyển đổi chỗ ở, hay bất kỳ cách thức nào khác làm cho chúng ta bị đẩy ra rìa cái chúng ta gọi là dòng chảy chính của cuộc đời.

Vậy nên, sẽ tốt nếu chúng ta biết rằng cảm giác đó không có gì sai. Giờ lâm tử khó khăn mà. Buông bỏ khó khăn mà. Bị đẩy ra rìa khó khăn mà. Biến mất khỏi cuộc đời càng khó khăn hơn nữa. Chính vì thế mà trẻ con chẳng muốn bị bắt đi ngủ.

Rev. Ron Rolheiser, OMI