18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 24)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 22)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 20)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 36)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 29)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Tùy bút 29 Tết Quý Mão 2023

21 Tháng Giêng 20231:50 CH(Xem: 186)

tet10Tùy bút 29 Tết Quý Mão 2023

Tết là hình ảnh mai đào khoe sắc, là khoảnh khắc gia đình sum họp bên mâm cỗ giao thừa. Là ngày ai cũng mong ngóng và hoài niệm khắc khoải nhớ thương. Trải qua bao nhiêu cái Tết, nhưng Tết xưa luôn đọng lại trong ký ức mỗi người, vấn vương mãi về những ngày không thể nào quên của hương vị Tết xưa.

Hôm nay đã là 29 Tết rồi, ngồi trong sở khi gõ những dòng chữ này lòng tôi bồi hồi chùn xuống vì ngoài kia mưa rơi rả rích, dòng người lũ lượt hối hả lái xe đi làm như mọi ngày. Tết Việt cũng như những ngày bình thường ảm đạm trôi qua nhẹ nhàng. Dường như trong lòng tất cả người Việt xa quê vẫn luôn nhớ mùi vị của tết cổ truyền Việt Nam.

Hình ảnh hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bánh tét đã ăn sâu vào máu thịt của bao người xa xứ. Trong ký ức của mỗi người, Tết là sum vầy quây quần bên mâm cơm tất niên vui vẻ đầm ấm của gia đình. Với người xa quê, ngày Tết mùa xuân dường như đã không trọn vẹn sống nơi đất khách quê người. Tết truyền thống của dân tộc, họ cảm thấy như lạc lõng, cô đơn trước chốn phồn hoa nước khác.

Tôi may mắn hơn là có đủ người thân trong gia đình cũng cư ngụ tại quê hương thứ 2 này nên tuy nôn nao nhớ Tết quê nhà nhưng cũng không thể nào so sánh với những bạn hữu sinh sống chỉ có một mình nơi đây.

Con người đến một độ tuổi nào đó thường hay hoài niệm về quá khứ. Có lẽ bởi vì đến lúc trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, người ta càng biết trân trọng những gì đẹp đẽ khó quên của thời đã qua, nhất là thời thơ ấu. Hoài niệm giúp người ta giữ lại những kỉ niệm in đậm trong tâm khảm, nhất là kỷ niệm về người thân. Những thời khắc quan trọng thường là những lúc hoài niệm về quá khứ lại tràn về trong tâm tưởng…

Những cảm giác thèm âm thanh rộn rã đầu xuân và thời tiết mưa phùn của miền Bắc, tiếc nhớ thời khắc giao thừa thiêng liêng khi gia đình đoàn viên trong ngày Tết.

Có cô bạn thân sống cùng thành phố này mỗi lần Tết đến là lại ngóng về quê nhà, cô bạn tôi lang thang khắp thành phố, ghé qua tất cả các Chùa Việt Nam cầu mong năm mới một chút an yên ấm áp, cầu cho mẹ già và chị bên nhà. Còn nơi đó có người mẹ già luôn mong ngóng đứa con gái út sống tại hải ngoaị đã nhiều năm rồi mà chưa có dịp về nhà hưởng một cái Tết trọn vẹn.

Có một linh mục công giáo người Việt mặc dù đã xa quê hương hơn 40 năm, gia đình sinh sống tại Bắc California nhưng vì thiên chức linh mục, đang công tác muc vụ tại một miền đảo xa xôi Papua New Guinea giữa Thái Bình Dương và chỉ cách Sài Gòn vài giờ bay nhưng sinh sống mục vụ với người bản xứ khác xa văn hóa một trời một vực. Nhưng mặc cho những trở ngại về văn hóa và ngôn ngữ. Cha bạn, một nhà văn nổi tiếng của giới văn học công giáo Việt cũng tìm được những kỷ niệm về Tết để hoà mình vào đời sống mới nơi hải đảo xa xôi ít người Việt sinh sống.

Trở ngược dòng thời gian khi mới định cư ở vùng đất mới này, khi Tết đến cũng chính là khi tôi phải tập làm quen với nỗi buồn nhớ ông nhớ bà và họ hàng thân thích. Ngày tết xa quê là khi các khu chợ Á Châu như chợ Hòa Bình, chợ Á Đông, chợ Việt Hoa và chợ Hồng Kông là những ngôi chợ bày biện trưng bán những hộp kẹo mứt, giấy bóng đỏ và những chậu cúc đại đóa, hồng, quất và địa lan là tôi biết ngay Tết đã gần kề… cộng thêm âm hưởng của những bài hát Tết quen thuộc được phát ra từ những cửa hàng bán CD, Video và những thiệp Tết được trưng bày khéo léo để mọi người có thể mua mang về nhà, đợi giao thừa phát cho con cháu khi được chúc Tết đầu năm.

Các Chùa và nhà thờ quanh vùng Houston cũng có những sinh hoạt vui chơi giải trí cho mọi người tham dự với những cảnh sắc trang trí đậm chất dân tộc Việt trong những ngày Tết mang lại niềm vui và nhắc nhở cho con cháu tại hải ngoại tiếp bước những truyền thống của cha ông đi trước.

Nhớ những ngày đầu, Houston còn rất thưa thớt dân Việt định cư tại đây. Nhóm Thế Hệ, một nhóm Thanh Niên Việt Nam và các sinh viên đang theo học ở các Trường Đại Học quanh vùng Houston đứng ra tổ chức Hội Chợ Tết cho cộng đồng Việt tại George Brown Center hoăc Coliseum trên đường Bagby tại Downtown Houston. Tiếp nhận nhiều hội đoàn thân hữu tham dự, đóng góp các gian hàng ẩm thực, văn nghệ, thả thơ và tất cả các hình thức sinh hoạt nghệ thuật, các trò vui chơi giải trí cho các em nhỏ để con số khách Việt và những người bản xứ tham dự với con số lên đến hàng ngàn người trong những ngày Tết tại Houston.

Những ngày thơ bé khi cuộc sống còn khó khăn sau ngày mất nước 1975 nhưng tâm trí tôi chưa nhuộm màu nặng trĩu suy tư, ngày Tết thật ấm áp. Chẳng cần quá nhiều vật chất, không cần lo lắng rằng có đủ tiền vé xe thì bao nhiêu điều bận tâm của người lớn lại càng lo nhiều bấy nhiêu.

Hôm nay đã hai mươi chín tết rồi. Tôi muốn dạo một vòng chợ để cảm nhận không khí tết. Đi qua những con đường dẫn đến các khu chợ Việt Nam mới thấy được sự sôi nổi, nhộn nhịp của những ngày giáp tết. Nursery J & R chuyên bán hoa Tết nằm ngay trên đường Alief Clodine ngay sau lưng nhà bố mẹ tôi có lẽ là một trong những nơi thể hiện rõ không khí tết. Con đường vào khu thì giờ đây ồn ào, náo nhiệt quá. Mọi người chen chúc trong đây để ngắm nghía từng chậu mai, chậu kiểng, hoa địa lan, hoa thủy tiên, hoa tầm Xuân và nhất là những chậu quất ươm đầy những trái quất vàng um. Mọi người thưởng thức đủ mọi loại hoa đầy màu sắc. Đúng là ngày hội hoa. Nhiều người đã lựa chọn các chậu hoa đẹp theo ý thích và chất đầy trên những chiếc xe để mang về nhà chưng trong những ngày Tết.

Ra khỏi chợ hoa một cách khó khăn vì dòng xe cộ nối nhau không dứt để chen vào khu chợ, tôi lững thững dạo trên con đường lớn, một trong những con đường trung tâm thành phố. Con đường này ngày thường vốn đã đông đúc giờ lại càng nhộn nhịp hơn. Tôi nhìn thấy ở từng người có cả nét hân hoan, những niềm vui, có thể có cả những lo toan nào đó cho cuộc sống của mình. Nhịp sống vội vã, con người lớn lên rồi trưởng thành, dù đón thêm bao nhiêu Tết nữa, thì vẫn chẳng thể có lại cảm giác Tết khi xưa. Hương vị Tết trong trẻo, se lạnh và đượm mùi bánh chưng quyện cùng khói bếp, hương trầm thơm đượm quyện vào trong mưa Xuân… để mỗi khi nhớ lại ai cũng đều nhớ thương quay quắt.

Ở thời khắc quan trọng chuyển giao năm cũ và năm mới thường gợi cho người ta nhiều cảm xúc. Bên cạnh niềm vui, niềm hân hoan đón chào năm mới có lẽ có cả cảm giác bâng khuâng, những khuấy động trong ký ức khiến người ta nhớ về quá khứ nhưng không khí chuẩn bị Tết, cùng nhau gói bánh chưng, bánh tét, trang hoàng nhà cửa, đi chợ Tết, ngồi bên bếp lửa trông nồi bánh chưng, rồi giây phút quây quần đêm giao thừa… luôn khiến người ta nhớ thương quay quắt hương vị của Tết xưa.

Con người sinh ra khó ai vượt qua được chữ tình. Tình yêu quê hương, yêu thành phố Sài gòn dấu yêu thuở ấy… dù có xa và sinh sống bất cứ ở một nơi nào trên thế giới, chúng ta vẫn cứ nhớ về nơi chôn nhau cắt rún với những kỷ niệm đẹp. Nhưng có lẽ sống xa quê hương làm chúng ta không trọn vẹn sẽ làm người ta nhớ mãi, không quên, nhớ đến muôn đời và chính điều đó đã tạo cho nhân loại những bài thơ tình êm đềm như dòng sông trôi đi vào mênh mang của đất trời trong một trạng thái mông lung: Đời ta trôi về đâu, tình ta đi về đâu trong cái vô cùng vô tận của đất trời…

Tôi yêu Sài Gòn. Đây là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nơi đã gắn bó với tôi gần hết cuộc đời với những buồn vui, khổ đau, hoan lạc của đời người. Sài Gòn như một phần thân thể để tôi yêu từng con phố; yêu những cơn mưa rào, yêu những đợt nắng hạ chói chang oi ả nhưng cũng thật hiền hòa. Yêu những tà áo dài đủ sắc màu đang khoe khoang vào Tết.

Sài gòn hôm nay, thành phố bộn bề, đông dân nhập cư, Sài Gòn hôm nay, thành phố năng động, bước chân công nghiệp làm con người sống nhanh, làm nhanh đến bước chân cũng nhanh hơn. Cái lặng lẽ ngày nào cũng dần mất đi, nhiều người thích đến Sài Gòn để lập nghiệp vì ở đây đông vui, náo nhiệt gần như cả ngày lẫn đêm. Không biết điều này nên vui hay nên buồn…

Khi viết những dòng chữ này cảm xúc trong tôi còn đông cứng lại vì suốt hơn ba mươi năm rồi Tôi chưa được về quê đón Tết. Cuộc sống nơi đất khách quê người vốn mệt mỏi hơn mọi người thường nghĩ. Áp lực căng thẳng mỏi mệt, lúc này tôi mới thấu hiểu: ai đã từng xa quê ngồi một mình vào những ngày giáp Tết hay đêm giao thừa nỗi cô đơn trong cái lạnh chuyển ra của trái đất mới thấm thía một tình yêu quê hương tha thiết.

Nhớ lắm Tết, quê hương tết Việt, dù có ở nơi đâu thì Tết Việt vẫn luôn trong tim tôi. Cầu chúc gia đình quê hương đất Việt thân yêu đón một cái Tết an khang, hạnh phúc, vạn sự như ý.

Tùy bút 29 Tết Quý Mão 2023

Duy Khang