Monday, March 10, 20258:49 PM(View: 86)
Gần đây, trong một lần họp mặt gia đình, người cháu gái của tôi kể một câu chuyện thật xẩy ra với người bạn Mỹ của cháu. Tôi xin kể ra đây để mong mọi người biết mà đề phòng. Tôi xin được đổi tên để bảo toàn danh tính nạn nhân của vụ lừa đảo này: Cô Ann đang làm việc trong sở thì nhận được một cú điện thoại. Ở đầu dây bên kia, có một giọng người đàn ông báo tin...
Monday, March 10, 20258:47 PM(View: 84)
Nguồn: Spiritdaily.com Sự bình an sẽ đến khi chúng ta chờ đợi để Thiên Chúa làm việc. Trong mùa Chay Thánh này, chúng ta có thể cầu nguyện để xin Chúa lấy đi các thói quen xấu trong linh hồn của ta. Khi chúng ta biết chờ đợi để Chúa làm việc thì chúng ta sẽ trở nên khiêm nhường, trung tín và hiền lành hơn.
Monday, March 10, 20258:46 PM(View: 70)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Bà Kaylene Males kể: “Tôi cầu xin Chúa cho tôi có một cái chết bình an. Cha dượng tôi lúc còn sống không phải là một người tốt lành. Khi linh mục đến chúc phúc cho ông vào giờ hấp hối thì ông liền ngồi ngay lên. Ông nắm lấy cánh tay của vị linh mục thật chặt rồi ông la hét: "Không, tôi không muốn đến nơi ấy!"
Monday, March 10, 20258:44 PM(View: 69)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Cô Aarikja Epps là một sinh viên ngành y tá kể: “Có một người đàn ông đang hấp hối. Ông ta bị bịnh ung thư miệng lưỡi. Trong giờ hấp hối của ông, cả gia đình của ông tụ họp lại quanh ông. Ông ta la lên rằng có một đám ma quỷ đến bên cạnh ông. Ông cầu xin gia đình đừng để cho bọn chúng đưa ông vào hoả ngục.
Monday, March 10, 20258:43 PM(View: 71)
Nguồn: Spiritdaily.com Hỏi: Có khi nào bà nhìn thấy những người hấp hối đi vào hoả ngục hay lên Thiên Đàng không? Có sự khác biệt nào xẩy ra không? Bà Jill Hill trả lời: “Tôi đã làm việc trợ giúp các y tá để chăm sóc bịnh nhân ở một bịnh viện dưỡng lão. Tôi thường hay làm việc ở một căn phòng mà có nhiều bịnh nhân qua đời tại đó ."
Monday, March 10, 20258:41 PM(View: 66)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Bà là một linh hồn nạn nhân ở vùng Bavaria. Chúng ta học được nhiều bài học từ cuộc đời của bà thánh Anna Schaffer, một vị thánh có 5 Dấu Thánh. Từ khi còn thơ ấu cho đến khi qua đời, cuộc đời của Thánh Anna Schaffer là bằng chứng tình yêu của bà đối với Chúa Giêsu.
Monday, March 10, 20258:40 PM(View: 60)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Nữ tu thần bí Wanda được thế giới biết đến là nhờ có những cảm nghiệm của bà. Trước tiên, nơi bà sinh ra thì ngày nay gọi là vùng Navahrudak tại nước Belarus. Đó là nơi có nhiều vị thánh của thế kỷ thứ 20. Tôi đã đến thăm nơi này vào năm 2003 và cầu nguyện trước những ngôi mộ của...
Monday, March 10, 20258:38 PM(View: 72)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Nữ tu thần bí thuộc thế kỷ 20 là người Ba Lan. Bà mang những Vết Thương Thánh để chịu đau đớn hầu đền tội và cầu nguyện cho các linh mục được ơn thánh hoá. Bà cũng nhận được nhiều thị kiến thiêng liêng. Sau khi chết, bà đang được toà thánh điều tra để phong chân phước cho bà.
Monday, March 10, 20258:37 PM(View: 78)
Từ FB Juan Manuel Vào năm 1624, tất cả các bé gái đều mặc áo đầm một cách nghiêm túc để đến trường. Họ được dạy bảo về tôn giáo, về việc tôn sùng Chúa Giê su Kito và về việc ao ước được lên Thiên Đàng. Thật là sai lầm khi mọi người chia trí, nói chuyện và cười đùa trong khi tham dự Thánh Lễ. Cha mẹ của các em cũng không quan tâm dạy bảo...
Monday, March 10, 20258:35 PM(View: 74)
Từ FB Juan Manuel Có hai cô bé 9 tuổi đi lễ nhưng luôn nói chuyện và cười đùa ồn ào trong Thánh Lễ. Vị linh mục đã từng cảnh cáo hai người mẹ của hai cô bé rằng con của họ đã làm cho mọi người bị chia trí khi tham dự Thánh Lễ. Một trong hai bà mẹ nói với vị linh mục rằng: "Xin cha đừng lo. Con của con còn nhỏ nên không hiểu tầm quan trọng của Thánh Lễ...

NGÀY MAI VÀ NGÀY MAI

Tuesday, February 7, 20238:08 PM(View: 374)

5-7sNGÀY MAI VÀ NGÀY MAI

Trong Tự thú của Thánh Augustinô, ngài mô tả việc trở lại đạo của ngài liên quan đến hai khoảnh khắc ân sủng riêng biệt, khoảnh khắc đầu tiên thuyết phục ngài về mặt trí tuệ, Kitô giáo là đúng, và khoảnh khắc thứ hai giúp ngài sống theo những gì ngài tin. Phải mất gần chín năm trôi qua giữa hai lần trở lại này và trong chín năm này, ngài đã có lời cầu nguyện nổi tiếng: Lạy Chúa, xin Chúa làm cho con thành người tín hữu Kitô tốt và khiết tịnh – nhưng chưa phải bây giờ.

Thật lạ lùng, Thánh Ephraim người Syria (306-373), một người cùng thời với ngài cũng viết lời cầu nguyện tương tự: Hỡi người yêu dấu của tôi, mỗi ngày tôi làm sai rồi tôi lại ăn năn. Trong một giờ tôi xây và giờ sau đó tôi phá những gì tôi đã xây. Buổi tối, tôi nói, ngày mai tôi sẽ ăn năn, nhưng khi sáng mai đến, tôi vui vẻ lãng phí một ngày. Rồi đến tối, một lần nữa tôi nói, tôi sẽ thức suốt đêm và tôi sẽ xin Chúa thương xót tội lỗi của tôi. Nhưng khi đêm đến, tôi lại ngủ say.

Điều mà Thánh Augustinô và Thánh Ephraim mô tả là rõ ràng (không phải không có chút hài hước), một trong những khó khăn chúng ta thực sự gặp trong cuộc đấu tranh để lớn lên trong đức tin và trong sự trưởng thành của con người, là thói quen để cuộc đời qua đi khi nói: “Đúng, tôi cần phải làm tốt hơn. Tôi cần phải chịu đựng và cố gắng khắc phục những thói quen xấu của mình, nhưng chưa phải bây giờ!”

Và thật an ủi khi chúng ta biết đã có những thánh đấu tranh vất vả trong nhiều năm với sự tầm thường, lười biếng, với thói hư tật xấu trong nhiều năm, họ cũng nhún vai chịu thua như chúng ta: “Ngày mai, tôi sẽ bắt đầu một khởi đầu mới!” Trong vài năm, một trong những câu nói của Thánh Augustinô là, “ngày mai và ngày mai!”

“Đúng, phải thay đổi, nhưng chưa!” Điều này nói lên con người của chúng ta như thế nào? Tôi muốn là người tốt, là người tín hữu Kitô tốt. Tôi muốn sống theo đức tin nhiều hơn, bớt lười biếng, bớt ích kỷ, độ lượng với người khác hơn, chiêm niệm hơn, bớt giận dữ, bớt cay đắng, hoang tưởng và phán xét người khác. Tôi muốn dừng việc ngồi lê đôi mách và vu khống. Tôi muốn đóng góp nhiều hơn vào công lý. Tôi muốn có một đời sống cầu nguyện tốt hơn. Tôi muốn dành thời gian cho mọi việc, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, thưởng thức hương hoa, lái xe chậm hơn, kiên nhẫn hơn và ít vội vã hơn. Tôi có một số tật xấu cần phải thay đổi, tâm hồn tôi vẫn còn cay đắng, tôi đã lỗi lầm quá nhiều thứ, tôi thật sự cần phải thay đổi, nhưng chưa phải lúc này.

Trước tiên, tôi phải giải quyết một mối quan hệ cụ thể, tôi lớn lên, thay đổi công việc, kết hôn, nghỉ ngơi, có được sức khỏe, học xong, có thì giờ đi nghỉ hè vì rất cần thiết, để một số vết thương lành lại, để con cái tự lập, nghỉ hưu, dọn đến một giáo xứ mới, và thoát khỏi tình trạng này – sau đó tôi sẽ nghiêm túc xem lại việc thay đổi những chuyện xấu này. Lạy Chúa, xin làm cho con trở nên người trưởng thành hơn và là một tín hữu Kitô, nhưng chưa phải lúc này!

Cuối cùng, đó không phải là lời cầu nguyện tốt. Thánh Augustinô nói với chúng ta, trong nhiều năm, khi đọc lời cầu nguyện này, ngài đã hợp lý hóa sự tầm thường của mình. Tuy nhiên, một trận đại hồng thủy bắt đầu dấy lên trong tâm hồn ngài. Chúa đã vô cùng kiên nhẫn với chúng ta, nhưng sự kiên nhẫn của chúng ta với chính mình cuối cùng cũng cạn kiệt và đến một lúc nào đó, chúng ta không thể tiếp tục như trước nữa.

Trong quyển 8 của bộ sách Tự thú, Thánh Augustinô kể, một ngày nọ, khi đang ngồi trong vườn, ngài bị choáng vì sự thiếu trưởng thành và tầm thường của mình và “một cơn bão to lớn ập đến trong tôi, tôi bật khóc sướt mướt… Tôi gieo mình xuống gốc cây vả và để cho nước mắt tuôn trào… tôi khóc trong nỗi đau khổ: ‘Cho đến lúc nào tôi vẫn còn nói ngày mai, ngày mai đây. Tại sao không phải bây giờ?’” Khi ngài đứng lên, cuộc đời ngài đã thay đổi; ngài không còn chấm dứt lời cầu nguyện với câu “nhưng chưa” dù là manh nha trong đầu.

Chúng ta tất cả đều có một số thói quen nào đó trong cuộc sống mà chúng ta biết là xấu, nhưng vì nhiều lý do (lười biếng, nghiện ngập, thiếu sức mạnh tinh thần, mệt mỏi, tức giận, hoang tưởng, ghen tuông, bị áp lực của gia đình, của bạn bè) chúng ta không chịu ngưng. Chúng ta cảm nhận sự tầm thường của mình, nhưng tự an ủi, cho rằng mọi người (trừ các thánh) thường tự bào chữa, nói ra hoặc không nói ra trong lời cầu nguyện của họ: “Đúng, thưa Chúa, nhưng chưa phải lúc này!”

Thật vậy, trong lời cầu nguyện này có một an ủi xác đáng, nó nhận ra một điều gì đó quan trọng bên trong sự hiểu biết và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Tôi ngờ rằng Chúa đối phó với những lỗi lầm của chúng ta tốt hơn là chúng ta đối phó với lỗi lầm của mình và những người khác đối phó với chúng ta. Tuy nhiên, giống như Thánh Augustinô, ngay cả khi chúng ta nói, “ngày mai và ngày mai”, một cơn bão vẫn tiếp tục dấy lên trong lòng chúng ta, sớm hay muộn, sự tầm thường của chính chúng ta sẽ làm cho chúng ta phát điên lên để nói: “Tại sao không phải bây giờ?”

Khi tác giả Thánh vịnh viết: “Hãy hát lên một bài ca mới”, chúng ta tự hỏi, bài ca cũ là gì? Đó là lời cầu nguyện kết thúc, Đúng, lạy Chúa, nhưng chưa phải bây giờ!

Rev. Ron Rolheiser, OMI