Wednesday, March 22, 202312:36 PM(View: 44)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Nữ tu Mildred có một vị linh hướng là Đức Tổng Giám Mục Paul F. Leibold thuộc Giáo Phận Cincinnati. Bà kể rằng:
Tuesday, March 21, 20231:20 PM(View: 45)
Nguồn: Spiritdaily.com Thánh Giuse là một vị Thánh được dấu kín nhưng bỗng dưng Ngài hiện ra với nữ tu người Mỹ là Sr. Mildred Mary Neuzil. Bà vốn là một nữ tu và cũng là một nhà Thần Bí ở tiểu bang Ohio. Bà chết cách đây hơn 20 năm.
Monday, March 20, 20234:17 PM(View: 42)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Bà Sara Koshofer kể rằng: “Hàng năm vào ngày giỗ của cháu ngoại gái của tôi là cháu Olivia. Cháu sống đến 3 tuổi ở vùng Cornwall, New York. Con gái tôi và cả gia đình thả bong bóng lên trời, với hàng chữ trong mỗi cái bong bóng là: "Olivia, chúng ta yêu thương con."
Monday, March 20, 20233:14 PM(View: 63)
https://www.mysticsofthechurch.com/.../edvige-carboni.html Nhà Thần Bí, Có 5 Dấu Thánh, Linh Hồn Nạn Nhân và là Giáo Dân. 12. NHÌN THẤY THIÊN ĐÀNG VÀ CÁC LINH HỒN Bà Edvige viết trong nhật ký rằng: 1/ Vào một ngày của mùa Xuân năm 1951, Chúa Giêsu nói với tôi sau khi tôi Rước Lễ như sau:
Monday, March 20, 20231:00 PM(View: 50)
https://www.mysticsofthechurch.com/.../edvige-carboni.html Nhà Thần Bí, Có 5 Dấu Thánh, Linh Hồn Nạn Nhân và là Giáo Dân. 11. Các Thị Kiến về Thiên Đàng, Hoả Ngục và Luyện Ngục 1/ Bà Edvige có những thị kiến về những người đã vào hoả ngục, những linh hồn vào luyện ngục và họ xin bà giúp đỡ cho họ. Bà cũng biết những linh hồn được vào...
Monday, March 20, 202310:52 AM(View: 50)
https://www.mysticsofthechurch.com/.../edvige-carboni.html Nhà Thần Bí, Có 5 Dấu Thánh, Linh Hồn Nạn Nhân và là Giáo Dân. 10. CÁC THÁNH ĐẾN THĂM BÀ EDVIGE (TIẾP) 6/ Thánh Gemma Galgani Thánh Gemma Galgani đã hiện ra với bà Edvige:
Sunday, March 19, 20239:26 PM(View: 49)
https://www.mysticsofthechurch.com/2014/02/edvige-carboni.html Nhà Thần Bí, Có 5 Dấu Thánh, Linh Hồn Nạn Nhân và là Giáo Dân. 10. CÁC THÁNH ĐẾN THĂM BÀ EDVIGE Các thánh luôn đến thăm bà Edvige. Chúng tôi đã kể về sự hiện ra của các Thánh John Bosco, Thánh Dominic Savio, Thánh Paul Thánh Giá, và Thánh Sebastian, nhưng vẫn còn các Thánh khác...
Sunday, March 19, 20238:35 PM(View: 44)
https://www.mysticsofthechurch.com/2014/02/edvige-carboni.html Nhà Thần Bí, Có 5 Dấu Thánh, Linh Hồn Nạn Nhân và là Giáo Dân. 1/ Bà Edvige kể cảm nghiệm: "Có rất nhiều người mang trái tim sắt đá. Họ tỏ ra thờ ơ và vô cảm đối với những lời giảng thuyết của Thánh Bosco. Tôi đã nhìn thấy lửa ở khắp mọi nơi khi người ta cố gắng chạy trốn.
Sunday, March 19, 20237:34 PM(View: 51)
https://www.mysticsofthechurch.com/2014/02/edvige-carboni.html Nhà Thần Bí, Có 5 Dấu Thánh, Linh Hồn Nạn Nhân và là Giáo Dân. 7. NHỮNG ƠN THIÊNG LIÊNG CAO TRỌNG MÀ BÀ EDVIGE NHẬN ĐƯỢC 4/ Ơn Tiên Tri Bà Edvige đã tiên báo với vị linh mục linh hướng của bà là Cha Carta về tên của vị Giáo Hoàng kế tiếp. Đó là sự bầu chọn ĐGH Benedict XV...
Saturday, March 18, 20238:37 PM(View: 50)
https://www.mysticsofthechurch.com/2014/02/edvige-carboni.html Nhà Thần Bí, Có 5 Dấu Thánh, Linh Hồn Nạn Nhân và là Giáo Dân. 7. NHỮNG ƠN THIÊNG LIÊNG CAO TRỌNG MÀ BÀ EDVIGE NHẬN ĐƯỢC: Bà nhận được những ơn lành thiêng liêng cao trọng mà Chúa ban cho bà:

NÊN THÁNH BẰNG YÊU THƯƠNG

Thursday, February 16, 202311:34 AM(View: 64)

2bantayNÊN THÁNH BẰNG YÊU THƯƠNG

Ngay từ thời đầu của Giáo Hội, những tín hữu Kitô đã được gọi là “các thánh.” Chính Thánh Phaolô đã dùng danh xưng này để chỉ những người đã gia nhập Giáo Hội qua bí tích Thanh Tẩy. Khi gọi họ là “các thánh,” chắc hẳn vị Tông đồ vừa muốn diễn tả đời sống tốt lành của các tín hữu, đồng thời muốn nhấn mạnh tới lý tưởng, mục tiêu mà các tín hữu phải đạt tới. Kitô hữu là người đang cố gắng để thánh hóa bản thân, làm cho mình trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu Kitô, để rồi lời nói của chúng ta là lời của Chúa, việc làm của chúng ta là việc làm của Chúa, chúng ta hiện diện nơi đâu là có Chúa hiện diện ở đó.

Như vậy, nên thánh không phải chỉ là tình trạng thiên đàng sau khi chúng ta đã chết, mà là một quá trình biến đổi để hoàn thiện chính mình, để rồi ngay khi còn đang sống ở đời này, chúng ta đã được nếm hưởng hạnh phúc vĩnh cửu, qua việc được chiêm ngưỡng Chúa bằng đức tin và tình mến. Nên thánh cũng không phải ảo tưởng hay giấc mơ về một thế giới xa vời, như để quên đi những đau khổ hiện tại.

Khái niệm nên thánh như đã nêu trên làm cho đời sống tín hữu không khô cứng, vô vị, nhưng luôn sống động và vươn lên không ngừng. Người ước ao nên thánh là người muốn sống ngày hôm nay tốt hơn hôm qua, và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Họ không dừng lại ở một cuộc sống đơn điệu, nhưng luôn khám phá ra niềm vui của đức tin và sự tốt lành của Chúa. Cuộc sống mà dừng lại sẽ giống như ao tù. Con người không lý tưởng sẽ giống như ngõ cụt. Họ không biết mình sống cho ai và để làm gì.

Nên thánh là một lệnh truyền của Thiên Chúa cho dân riêng của Ngài. Lời Chúa phán với ông Môisen cho chúng ta thấy rõ: “Hãy nói với toàn thể con cái Israen: ‘Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh” (Bài đọc I). Lý do của ơn gọi nên thánh là: vì Chúa là Đấng Thánh. Ai muốn thuộc về Chúa thì phải nên giống như Ngài. Thánh thiện chính là được san sẻ một phần vinh quang của Chúa, để rồi ngay khi sống ở trần gian, chúng ta đã tỏa sáng trong cuộc đời qua những cử chỉ tốt đẹp của mình đối với đồng loại. Sau khi nhắc lại lệnh truyền nên thánh, tác giả sách Lêvi quảng diễn chi tiết về khái niệm thánh: đó là yêu thương anh chị em, đừng quở trách họ. Không được trả thù, không được oán hận. Trái lại phải yêu mến người khác như chính bản thân mình.

“Thương người như thể thương thân.” Đó là nét đẹp truyền thống ngàn đời của người Việt Nam. Nét đẹp này đã gặp gỡ lời dạy “Yêu đồng loại như chính mình” của Cựu Ước và còn hơn thế nữa, là lời dạy “yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi mình” của Tân Ước. Để có thể yêu thương kẻ thù, mỗi người phải vượt lên chính mình, để chiến thắng thù hận và chấp nhận mọi thị phi. Yêu thương kẻ thù là một nhân đức anh hùng, là bằng chứng của sự từ bỏ chính bản thân và là tình yêu thương ở mức tuyệt hảo. Cầu nguyện cho kẻ ngược đãi mình, đó là bằng chứng của lòng bao dung và tha thứ trọn vẹn.

Nên thánh không dừng lại ở một khái niệm lý thuyết, nhưng phải được thể hiện cụ thể trong việc làm và lối sống. Nên thánh trước mặt Chúa là có một lối sống ngay thẳng chân thành. Tuy vậy, sự ngay thẳng chân thành ấy phải được kiểm chứng qua mối tương quan hằng ngày với tha nhân. Một cách rất cụ thể, Chúa Giêsu nói đến luật yêu thương và những lời khuyên để đem luật đó vào cuộc sống. Đức yêu thương Chúa Giêsu truyền dạy ưu việt hơn những lệnh truyền của Cựu Ước. Vì vậy, Chúa nói: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng…. Còn Thầy, Thầy bảo anh em…”.

Qua những lời tuyên bố trên, Đức Giêsu chứng tỏ Người có sứ mạng kiện toàn lề luật. Người dựa trên nền tảng Luật Cựu ước, đồng thời mặc cho Luật ấy một giá trị cao siêu hơn, hoàn hảo hơn. Tình yêu thương Chúa dạy không chỉ được thực hiện nơi người đồng bào, người cùng phe cánh hay người làm ơn cho chúng ta mà thôi, nhưng là hết mọi người không phân biệt. Luật mới của Chúa không chỉ bao gồm những điều cấm đoán, nhưng khuyên dạy làm những điều tích cực cho tha nhân.

Chính điều này làm cho lối sống của người tín hữu khác với những thực hành của những người thu thuế và người biệt phái. Đối với người tín hữu, không có ai là kẻ thù hay người ngoại, vì hết thảy mọi người trên trái đất đều là anh chị em của cùng một Cha trên trời. Mức độ thánh thiện của một người được lượng giá qua tình bác ái mà họ thực hiện đối với người xung quanh. Một người sống khép kín, dửng dưng trước nỗi đau của người bên cạnh, không thể nên thánh.

Thánh thiện còn là nhận ra phẩm giá cao quý của mình trong cuộc đời này. Mỗi người chúng ta không hiện hữu như một đồ vật vô tri vô giác, nhưng là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần (Bài đọc II). Biết được phẩm giá của mình để tôn trọng thân xác và trau dồi bản thân trong những lãnh vực khác nhau. Chỉ những ai biết yêu mến trân trọng bản thân mình, thì mới có thể yêu mến trân trọng tha nhân. Tác giả thư gửi giáo dân Côrinhtô cũng chỉ rõ đâu là điều quan trọng đích thực mà chúng ta tìm kiếm: đó là Đức Kitô. Người là lý tưởng và mẫu mực cho chúng ta trong hành trình nên thánh. Một khi quy hướng về Đức Kitô, sẽ không còn chia rẽ và ganh tỵ bè phái như thực trạng của cộng đoàn Côrinhtô lúc bấy giờ, tức là người thì cho mình thuộc về Phaolô, người thì thuộc Apôlô, người thì thuộc Kêpha.

Nên thánh bằng yêu thương. Đó là thông điệp mà Lời Chúa muốn thông truyền cho chúng ta. Hai ngàn năm nay, Giáo Hội đã thực hiện lời mời gọi của Chúa, cổ võ tình yêu thương, phá bỏ những ngăn cách, hòa giải những bất hòa và nâng đỡ người bé mọn. Chúng ta mỗi người đều là chi thể của Giáo Hội, chúng ta có ý thức được lời mời gọi nên thánh qua việc thực thi đức yêu thương không?

“Ai không có sức mạnh để tha thứ, cũng không có sức mạnh để yêu thương” (Martin Luther King Jr.).

TGM Giuse Vũ Văn Thiên