22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 30)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 36)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 53)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 42)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 48)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 51)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 43)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ BA TUẦN VII THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Ca nhập lễ : Tv 12,6

20 Tháng Hai 20239:26 CH(Xem: 243)

22-6aLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ BA TUẦN VII THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Ca nhập lễ : Tv 12,6

Lạy Chúa, con tin cậy vào tình thương Chúa,

được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng.

Con sẽ hát bài ca dâng Chúa

vì phúc lộc Ngài ban.

Bài đọc 1 : Hc 2,1-11

Con hãy chuẩn bị tâm hồn để đón chịu thử thách.

Bài trích sách Huấn ca.

1Con ơi, nếu con muốn dấn thân phụng sự Đức Chúa,
thì con hãy chuẩn bị tâm hồn để đón chịu thử thách.
2Hãy giữ lòng cho ngay thẳng và cứ kiên trì,
đừng bấn loạn khi con gặp khốn khổ.
3Hãy bám lấy Người chứ đừng lìa bỏ,
để cuối đời, con được cất nhắc lên.
4Mọi chuyện xảy đến cho con, con hãy chấp nhận,
và trải qua bao thăng trầm, con hãy cứ kiên nhẫn.
5Vì vàng phải được tôi luyện trong lửa,
còn những người sáng giá
thì phải được thử trong lò ô nhục.
6Hãy tin vào Người, thì Người sẽ nâng đỡ con.
Đường con đi, hãy giữ cho ngay thẳng và trông cậy vào Người.
7Hỡi ai kính sợ Đức Chúa,
hãy trông đợi lòng lân tuất của Người,
đừng lìa xa Người kẻo ngã.
8Hỡi ai kính sợ Đức Chúa, hãy tin vào Người,
và các bạn sẽ không mất phần thưởng đâu.
9Hỡi ai kính sợ Đức Chúa, hãy đợi trông ơn lành,
niềm vui không cùng và lòng thương xót.
10Hãy nhìn lại các thế hệ ban đầu mà xem :
nào có ai tin vào Đức Chúa mà bị hổ thẹn bao giờ ?
Hay có ai bền tâm kính sợ Người mà bị bỏ rơi ?
Hoặc có ai kêu cầu Người mà bị Người khinh dể ?
11Vì Đức Chúa là Đấng nhân từ và hay thương xót :
Người thứ tha tội lỗi và cứu vớt trong lúc gian truân.

Đáp ca : Tv 36,3-4.18-19.27-28.39-40 (Đ. x. c.5)

Đ. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, chính Người sẽ ra tay.

3Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện,
thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn.
4Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn,
Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng.

Đ. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, chính Người sẽ ra tay.

18Chúa chăm sóc cuộc đời người thiện hảo,
gia nghiệp họ tồn tại đến muôn năm.
19Buổi gian nan họ không hề hổ thẹn,
ngày đói kém lại được no đầy.

Đ. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, chính Người sẽ ra tay.

27Hãy làm lành lánh dữ, bạn sẽ được một nơi ở muôn đời.
28Bởi vì Chúa yêu thích điều chính trực,
chẳng bỏ rơi những bậc hiếu trung.

Đ. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, chính Người sẽ ra tay.

39Chính nhân được Chúa thương cứu độ
và bảo vệ chở che trong buổi ngặt nghèo.
40Chúa phù trợ và Người giải thoát,
giải thoát khỏi ác nhân và thương cứu độ,
bởi vì họ ẩn náu bên Người.

Đ. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, chính Người sẽ ra tay.

Tung hô Tin Mừng : Gl 6,14

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Chúa. Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mc 9,30-37

Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

30 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết, 31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng : “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.” 32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.

33 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông : “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy ?” 34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. 35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” 36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói : 37 “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy ; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.”

Ca hiệp lễ : Tv 9,2-3

Lạy Chúa, con xin kể muôn việc lạ Chúa làm,

mừng Ngài, con hân hoan nhảy múa

đàn hát kính danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao.

SUY NIỆM-NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

Thi hào Tagore có một lý tưởng cao đẹp như sau: “Khi ngủ, tôi mơ rằng cuộc đời là niềm vui. Lúc thức dậy, tôi thấy rằng cuộc đời là phục vụ. Khi phục vụ, tôi thấy rằng phục vụ là niềm vui.”

Trong bài Tin Mừng, các môn đệ chẳng những không hiểu lời loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh lần thứ hai mà còn tranh luận với nhau xem ai là người lớn hơn cả trong ngày vinh quang của Đức Giêsu. Đức Giêsu đã dạy các môn đệ một bài học quan trọng: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.”

Đức Giêsu là gương mẫu về tinh thần phục vụ cho người môn đệ. Người là Chúa, là Thầy, đã cúi mình xuống rửa chân cho các môn đệ, đã chịu nhạo báng, đòn roi, chịu đóng đinh và chết trên thập giá vì nhân loại. Noi gương Chúa, người Kitô hữu được mời gọi thể hiện tinh thần phục vụ như Đức Giêsu đã dạy.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con luôn mang nơi mình tinh thần phục vụ của Chúa để biết chế ngự cơn cám dỗ về danh vọng, quyền lực luôn hiện diện trong con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Kinh Truyền Tin 19/2: "Lạ thường" của tình yêu vô vị lợi

Trưa Chúa Nhật 19/2, Đức Thánh Cha đã cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Trước khi đọc Kinh, Đức Thánh Cha đã có bài huấn dụ ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng theo thánh Matthêu của của Chúa Nhật VII thường niên.

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Những lời Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Tin Mừng Chúa Nhật tuần này đòi hỏi và có vẻ nghịch lý: Người mời gọi chúng ta hãy đưa má ra và yêu thương cả kẻ thù (x. Mt 5:38-48). Chúng ta yêu người yêu thương mình và làm bạn với người kết bạn với mình là chuyện bình thường; tuy nhiên, Chúa Giêsu thúc giúc chúng ta đi xa hơn khi nói rằng: nếu anh em hành động như thế, “anh em có làm gì lạ thường đâu?” (câu 47). Anh em có làm gì lạ thường đâu? Đây là điểm mà tôi muốn lôi cuốn sự chú ý của anh chị em hôm nay, về điều lạ thường này.

“Lạ thường” là cái vượt ra khỏi giới hạn của cái thông thường, vượt qua những thông lệ và tính toán thông thường bởi sự thận trọng. Nói chung, ngược lại, chúng ta cố gắng sắp xếp mọi thứ khá trật tự và trong tầm kiểm soát, để nó tương ứng với mong đợi của chúng ta: khi sợ không nhận được sự đền đáp hoặc bày tỏ bản thân quá nhiều để rồi thất vọng, chúng ta chỉ thích yêu những người yêu mình, để không bị thất vọng, chỉ làm điều tốt cho những người tốt với chúng ta, chỉ quảng đại với những người có thể trả ơn; và đối với những ai đối xử tệ với chúng ta, chúng ta sẽ đáp lại y như vậy, như thế tất cả chúng ta được cân bằng.

Nhưng Chúa khuyên chúng ta: như thế là không đủ! Chúng ta sẽ nói: như thế không phải là Kitô hữu. Nếu chúng ta ở trong sự bình thường, trong sự cân bằng giữa cho và nhận, mọi thứ sẽ không thay đổi. Nếu Thiên Chúa làm theo logic này, thì chúng ta sẽ không có hy vọng được cứu rỗi! Nhưng, thật may cho chúng ta, tình yêu của Thiên Chúa luôn luôn “lạ thường”, nó vượt xa những tiêu chuẩn thông thường mà con người chúng ta sống trong các tương quan của mình.

Vì vậy, những lời của Chúa Giêsu thách thức chúng ta. Trong khi chúng ta cố gắng duy trì sự bình thường của tư duy vụ lợi, thì Người yêu cầu chúng ta mở lòng đón nhận điều lạ thường của một tình yêu vô vị lợi; trong khi chúng ta luôn cố gắng cân bằng các tài khoản, thì Chúa Kitô thúc bách chúng ta sống sự mất cân đối của tình yêu. Chúa Giêsu không giỏi tính toán. Chúng ta đừng ngạc nhiên về điều này: Giả như Thiên Chúa không tự làm mất cân đối thì chúng ta đã không bao giờ được cứu độ. Chính sự mất cân đối của thập giá mà chúng ta được cứu độ.

Chúng ta sẽ thế nào nếu Chúa Giêsu đã không đến tìm chúng ta khi chúng ta lạc lối lìa xa, nếu Người đã không yêu thương chúng ta đến cùng, không vác thập giá vì chúng ta, những kẻ không xứng đáng với tất cả những điều này và chẳng có gì để đáp lại cho xứng. Như Tông đồ Phao-lô viết: “Hầu như không ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi.” (Rm 5,7-8).

Ở đây, Thiên Chúa yêu chúng ta khi chúng ta là tội nhân, không phải vì chúng ta tốt lành hay có thể trả lại cho Ngài điều gì. Anh chị em thân mến, tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu luôn dư tràn, luôn vượt quá sự tính toán, luôn không tương xứng. Hôm nay, Người cũng yêu cầu chúng ta sống theo cách này, bởi vì chỉ có như vậy, chúng ta mới thực sự làm chứng cho Người.

Anh chị em thân mến, Chúa đề nghị chúng ta ra khỏi tư duy vụ lợi và Người không đo lường tình yêu bằng cân đo tính toán và lợi ích. Người mời gọi chúng ta đừng lấy điều ác đáp lại điều ác, hãy dám làm điều tốt và mạo hiểm cho đi, ngay cả khi chúng ta nhận lại rất ít hoặc không nhận được gì. Bởi chính tình yêu ấy sẽ từ từ chuyển hóa những mâu thuẫn, rút ngắn khoảng cách, vượt qua hiềm khích và hàn gắn vết thương hận thù. Vì vậy, chúng ta có thể tự hỏi: trong cuộc sống của tôi, tôi đang theo logic của vụ lợi hay của vô vị lợi như Thiên Chúa đã thực hiện cách vô vị lợi? Tình yêu lạ thường của Chúa Kitô không dễ dàng, nhưng là điều có thể, bởi vì chính Người giúp đỡ chúng ta bằng cách ban cho chúng ta Thần Khí của Người, tình yêu vô biên của Người.

Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Mẹ, Đấng khi đáp lời “xin vâng” với Thiên Chúa mà không cần tính toán, đã cho phép Người làm cho Mẹ trở thành kiệt tác của Ân Sủng Người.

----

Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc đến những tình trạng bi thảm xảy ra gần đây trên thế giới, đặc biệt cầu nguyện cho nạn nhân của trận động đất tại hai nước Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài cũng không quên tình trạng chiến tranh ở Ucraina và cơn lốc xoáy tại New Zealand. Ngài mời gọi mọi người cầu nguyện và không quên thể hiện lòng bác ái đối với những người đang gặp khốn khó.

https://www.vaticannews.