26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 31)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 60)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 68)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 57)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

LUẬT SỐNG

09 Tháng Ba 20179:28 CH(Xem: 4973)
LUẬT SỐNG
Logo DaminhHUYNH ĐOÀN GIÁO DÂN ĐA MINH
CHƯƠNG I : ƠN GỌI VÀ SỨ MỆNH
 
1. Ơn gọi giáo dân: Do bí tích Thánh Tẩy, người giáo dân được mời gọi nên thánh và được tham dự vào ba chức vụ Ngôn sứ, Tư tế và Vương giả của Chúa Ki-tô. Họ được mời gọi đem Chúa đến với các dân tộc, và làm cho mọi người đón nhận Tin Mừng cứu độ. (xc. Sắc Lệnh TĐGD. 3).

2. Ơn gọi giáo dân Đa-Minh : Các giáo dân được Chúa Thánh Thần thúc đẩy muốn sống ơn gọi giáo dân hoàn hảo hơn theo tinh thần và đoàn sủng Dòng Anh Em Thuyết Giáo, bằng lời tuyên hứa tuân giữ luật sống được bề trên tổng quyền Dòng phê chuẩn.

3. Sứ mệnh giáo dân Đa-Minh : Loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa Ki-tô cho mọi người qua việc tham gia vào sứ vụ tông đồ của Dòng bằng đời sống cầu nguyện, hiệp thông huynh đệ, học tập và hoạt động tông đồ theo hoàn cảnh riêng (xc. LC. 4).


CHƯƠNG II : ĐỜI SỐNG ĐOÀN VIÊN
MỤC 1 : KẾT HỢP VỚI CHÚA

4. Theo gương Thánh Đa-Minh, Đấng luôn "nói với Chúa", anh chị em chuyên cần cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc trong gia đình cũng như nơi công ăn việc làm. Trong cuộc sống hàng ngày, anh chị em theo ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn, nhận ra Chúa Ki-tô đang hiện diện nơi mọi người, mọi biến cố. (xc.TH. KTHGD. 13).

Trong Phụng vụ

5. Anh chị em siêng năng tham dự thánh lễ một cách ý thức, thành kính và sinh động (PV. 11), và hãy sốt sắng nhận lãnh các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và Hòa Giải.

6. Giờ kinh phụng vụ được Giáo hội lập ra để thánh hiến trọn ngày đêm bằng lời ngợi khen Chúa (PV. 84). Vì thế :

a. Hàng ngày anh chị em nên nguyện Giờ Kinh Phụng Vụ. Nếu có thể, nên đọc chung với nhau tại nhà thờ hay tại nơi thích hợp.

b. Khi không thể nguyện giờ kinh phụng vụ được, anh chị em có thể thay thế bằng cách đọc và suy niệm mầu nhiệm Mân Côi.

7. Anh chị em siêng năng đọc và suy niệm Lời Chúa trong Thánh Kinh để được kết hợp với Chúa Ki-tô và tăng cường sức sống tông đồ. (xc. MK. 21).

Qua các thánh

8a. Trong sự hiệp thông vào mầu nhiệm cứu độ của Chúa Ki-tô, chúng ta có một mẫu gương tuyệt hảo là Đức Ma-ri-a. Ngay từ sơ khai, Dòng đã nhận Đức Ma-ri-a làm Đấng bảo trợ và luôn luôn gắn bó với Mẹ. Anh chị em hãy tiếp tục truyền thống tốt đẹp đó để tôn kính và noi theo gương sống của Mẹ.

b. Hàng ngày, anh chị em nên suy niệm mầu nhiệm Mân Côi, đọc kinh Truyền Tin, kinh Lạy Nữ Vương là những việc đạo đức truyền thống của Dòng.

9. Anh chị em hãy noi gương thánh cả Giuse, Đấng luôn trung tín với sứ mệnh Chúa giao phó.

10a. Anh chị em hãy noi gương Cha thánh Đa-Minh trong việc nỗ lực đem Chúa đến cho mọi người và dẫn đưa mọi người về với Chúa bằng lời cầu nguyện và gương sáng của mình.

b. Anh chị em cũng hãy noi gương những vị thánh Dòng, nhất là thánh nữ Ca-ta-ri-na, bổn mạng huynh đoàn giáo dân, các thánh Tử Đạo Việt Nam ...

c. Hàng ngày, anh chị em nên đọc kinh thánh Đa Minh và kinh thánh nữ Ca-ta-ri-na.

11. Trong các dịp lễ Đức Mẹ Mân Côi (7/10), lễ thánh Đa Minh (8/8), lễ thánh Ca-ta-ri-na (29/4), lễ bổn mạng huynh đoàn, mỗi huynh đoàn nên quy định những việc làm có tính cách đạo đức, bác ái, xã hội... để thăng tiến đời sống thiêng liêng.

12. Mỗi năm, anh chị em phải tĩnh tâm ba ngày để suy gẫm Lời Chúa, để cầu nguyện khẩn thiết hơn và duyệt lại toàn bộ đời sống ơn gọi riêng cũng như chung. Nên tổ chức tĩnh tâm vào những dịp đặc biệt : lễ Đức Mẹ Mân Côi, lễ thánh Đa Minh, lễ thánh nữ Ca-ta-ri-na hoặc lễ bổn mạng của huynh đoàn.

13. Để thăng tiến đời sống nội tâm, anh chị em quý chuộng và thực hành việc cầu nguyện riêng, chia sẻ Lời Chúa theo nhóm, đọc sách đạo đức và các phương thế khác.

MỤC 2 : HIỆP THÔNG HUYNH ĐỆ

14. Qua lời tuyên hứa, anh chị em được trở nên phần tử của đại gia đình Đa-Minh (HP. I.9). Vì vậy, hãy sống hòa hợp và đồng tâm nhất trí trong Chúa (TL. Augt.). Sự hiệp thông này được viên mãn khi vượt qua biên giới huynh đoàn, tiến tới sự hiệp thông với tỉnh dòng và toàn dòng.

Nếp sống chung

15. Mỗi huynh đoàn là một gia đình yêu thương thánh thiện, mặc dầu có khác biệt về tính tình, tuổi tác, chức vụ... nhưng bình đẳng trong mối dây liên kết của đức ái. Vì vậy, anh chị em hãy đón nhận nhau và giúp nhau nên thánh.

16. Anh chị em hãy sẵn sàng và vui mừng lãnh nhận trách nhiệm khi được cộng đoàn tín nhiệm trao phó để phục vụ cộng đoàn và Giáo hội. (xc. TH. KTHGD. 25).

17. Tất cả anh chị em, kể từ ngày vào năm tập, phải tham dự những buổi họp mặt hàng tháng của huynh đoàn. Đây chính là thời gian chúng ta sống tình huynh đệ và hiệp thông sâu xa.

18a. Chúng ta bày tỏ tinh thần hiệp thông với nhau qua việc luôn cầu nguyện cho nhau và quan tâm đến những anh chị em đang gặp khó khăn về tinh thần cũng như vật chất để có những trợ giúp thích hợp.

b. Hàng ngày anh chị em đọc một kinh Lạy Cha cầu nguyện cho anh chị em Dòng và các ân nhân.

Đối với người quá cố

19. Đối với anh chị em Dòng và ân nhân đã qua đời, chúng ta thực hiện những việc sau

a. Hàng ngày, đọc một kinh Vực sâu.

b.Hằng tuần, hiệp dâng một thánh lễ và đọc một chuỗi 50 kinh Mân Côi.

c.Hằng năm trong tháng cầu cho các linh hồn, mỗi huynh đoàn xin một lễ cầu nguyện

d.Tham dự những ngày lễ giỗ của Dòng :

    - Cầu cho ông bà cha mẹ ngày 7/2.
    - Cầu cho thân nhân và ân nhân ngày 5/9.
    - Cầu cho anh chị em trong Dòng đã qua đời ngày 8/11.

Mỗi huynh đoàn xin một lễ vào những ngày lễ giỗ trên. Nếu có thể, mỗi huynh đoàn nên tổ chức những lễ giỗ trên có sự tham dự của tất cả anh chị em.

e. Mỗi huynh đoàn quy định thể thức cầu nguyện cho anh chị em, thân nhân và ân nhân của huynh đoàn khi qua đời.

20.- Khi Đức Giáo Hoàng, cha Bề Trên Tổng Quyền, cha Bề Trên Giám Tỉnh, cha Tổng Đặc Trách qua đời, mỗi huynh đoàn xin một thánh lễ.

- Khi Đức Giám Mục giáo phận, cha đặc trách huynh đoàn giáo phận, vị linh hướng các cấp, cha xứ, thành viên ban thường vụ các cấp và ban phục vụ huynh đoàn đương nhiệm qua đời, mỗi cấp huynh đoàn liên hệ xin một thánh lễ.


MỤC 3 : SỐNG LỜI KHUYÊN PHÚC ÂM

21. Được tham dự vào ơn gọi của Dòng Thuyêt Giáo, anh chị em thể hiện việc hiến dâng cuộc đời qua việc sống theo những lời khuyên Phúc Âm trong bậc sống mình :

a. Qua đức tuân phục, anh chị em khước từ ý riêng để tuân theo những quyết định của cộng đoàn nhất là những lời giáo huấn, chỉ thị, sửa lỗi của Bề Trên Tổng Quyền, Bề Trên Giám Tỉnh, và những vị đại diện ngài.

b. Qua đức thanh bần, anh chị em biết sử dụng của cải hợp lý, không chạy theo lối sống hưởng thụ, tiêu dùng phí phạm, nhưng biết quan tâm và chia sẻ, nâng đỡ những người thiếu thốn nghèo khổ, bệnh tật, thất học.

c. Qua đức khiết tịnh, vì lòng mến Chúa, anh chị em hãy tránh xa những lối sống bất chính, nêu cao vẻ đẹp của đời sống khiết tịnh trong bậc độc thân cũng như hôn nhân để làm chứng cho tình yêu trung tín của Chúa Ki-tô đối với Hội thánh và của Thiên Chúa đối với con người.

22. Anh chị em hãy quý chuộng những hình thức khổ chế của Dòng :

a. Nghiêm chỉnh tuân giữ luật sống.

b. Chuyên cần học hỏi các tài liệu huấn luyện đã được phổ biến để thăng tiến ơn gọi.

c. Luôn sửa đổi đời sống theo tinh thần sám hối của Tin Mừng.

d. Mang ảnh hay huy hiệu Dòng để nhắc nhở ơn gọi của mình.


MỤC 4 : VIỆC HỌC TẬP

23. Noi gương thánh Đa-Minh và theo tinh thần Dòng Thuyết Giáo, anh chị em hãy chuyên cần học tập để đạt tới sự chiêm niệm phong phú và có khả năng thi hành nhiệm vụ hiệu quả hơn.

24. Việc học tập luôn đòi hỏi sự cố gắng mà Dòng coi đây là một khổ chế thật sự (xc. LR. 22b). Anh chị em hãy kiên trì và coi việc học tập như một phương tiện để nên thánh.

25. Trong thời gian huấn luyện, anh chị em phải tham dự những buổi học tập theo chương trình Luật Sống đã quy định.

26. Ban phục vụ huynh đoàn phải kiểm tra việc học tập của các đoàn viên trong giai đoạn huấn luyện cách nghiêm túc theo lương tâm. Anh chị em hãy coi đây là cơ hội trau giồi kiến thức và trắc nghiệm việc học tập của mình.

27. Để có thể đón nhận, suy tôn, và thuyết giảng Lời Chúa cách hiệu quả hơn, anh chị em hãy chuyên cần học hỏi chân lý mạc khải, giáo huấn của Hội thánh, tinh thần Dòng và các vấn đề thời đại dưới ánh sáng đức tin. Nếu có thể, anh chị em nên tham dự những lớp thần học Kinh Thánh và thần học hệ thống.

28. Mỗi huynh đoàn nên có một tủ sách trang bị những sách báo cần thiết cho anh chị em.


MỤC 5 : HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ

29. Giáo hội hiện diện giữa lòng thế giới để tiếp tục loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các dân tộc theo mệnh lệnh của Chúa Ki-tô. Đây là sứ mệnh chính của Dòng Thuyết Giáo mà tất cả anh chị em đều được mời gọi thực hiện.

Tinh thần cộng đoàn

30. Họat động tông đồ của Dòng chúng ta biểu lộ tính cộng đoàn qua việc cùng bàn thảo, lên kế họach và thực hiện trong tinh thần đồng trách nhiệm.

31. Anh chị em hãy thực hiện công tác tông đồ ngay trong giáo hội địa phương, nhất là trong môi trường giáo xứ. Anh chị em phải cộng tác với các linh mục, tu sĩ và các thành phần dân Chúa trong việc xây dựng và phát triển giáo xứ về tinh thần cũng như vật chất. Sự cộng tác đó còn phải mở rộng đến giáo hạt, gíáo phận và hơn nữa đến với Giáo hội hoàn vũ. (xc. GL. 209; TH.KTHGD. 28,29).

32. Gia đình là Giáo hội thu nhỏ, vì thế là môi trường giúp anh chị em nên thánh: sự thánh thiện được diễn tả bằng đời sống chứng tá của anh chị em trong việc phục vụ Giáo hội và tha nhân cũng như bằng cách thăng tiến những giá trị của tình yêu, trung tín, hiệp thông, kính trọng sự sống và tinh thần liên đới (xc. MV. 48 ; TH. GD. 49, 50).

a. Anh chị em hãy chú tâm vun trồng đời sống thánh thiện trong gia đình để nên giống Thánh Gia và nêu cao chứng tá Tin Mừng trong chính gia đình mình.

b. Anh chị em hãy quan tâm giáo dục con cái theo tinh thần Ki-tô giáo.

33. Theo Công Đồng Va-ti-ca-nô II, người giáo dân làm tông đồ trong môi trường xã hội là cố gắng đem tinh thần Ki-tô giáo thấm nhuần tư tưởng, phong tục, luật lệ và cơ cấu của cộng đồng nơi họ sống (xc. SL. TĐGD. 13). Vì thế:

a - Anh chị em hãy tích cực xây dựng tinh thần đoàn kết, yêu thương và công bằng trong chính môi trường sống của anh chị em.

b - Anh chị em hãy mạnh dạn bênh vực phẩm giá con người, chống lại những tiêu cực và quan tâm đến những vấn đề xã hội, nhất là ngay trong địa phương mình. Mỗi huynh đoàn nên có kế hoạch giúp đỡ, chia sẻ với những người nghèo cả tinh thần lẫn vật chất.

34. Ban phục vụ các cấp phải có kế hoạch tông đồ xã hội hàng năm.

35. Noi gương Thánh Đa Minh, Đấng rất khao khát ơn cứu độ cho mọi người và mọi dân tộc, mỗi đoàn viên khi được phân công hãy vui mừng lãnh nhận và chu toàn sứ vụ tông đồ.


CHƯƠNG III : HUẤN LUYỆN ĐOÀN VIÊN

36. Việc huấn luyện nhằm giúp người giáo dân Đa Minh tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của Đức Ái (xc. GH.40 : TH.GD.2 : LC. 11, 13), đồng thòi giúp họ thi hành sứ vụ tông đồ theo đoàn sủng Đa Minh.
MỤC 1 : NGUYÊN TẮC CHUNG

37a Người thụ huấn có trách nhiệm về việc đào tạo chính mình trong sự tình nguyện cộng tác với ơn gọi dưới sự hướng dẫn của Dòng.

b. Vì việc huấn luyện có tầm mức quan trọng, nên đòi hỏi những ai có trách nhiệm này cần phải được tuyển chọn và được chuẩn bị chu đáo.

38. Chương trình huấn luyện cần được tổ chức để sau thời gian thụ huấn căn bản, huấn sinh đạt được : sự trưởng thành nhân bản, biết sống ơn gọi Đa Minh, lưu tâm đến thời điểm của Giáo Hội và của thế giới, và dấn thân cho sứ vụ tông đồ.
MỤC 2 : CỔ VÕ VÀ VUN TRỒNG ƠN GỌI

39. Tất cả mọi anh chị em có nhiệm vụ cổ võ và vun trồng ơn gọi Giáo Dân Đa Minh, nhất là khi thi hành sứ vụ tông đồ nơi các thanh thiếu niên.

40. Mỗi Huynh Đoàn phải có kế hoạch cổ võ và vun trồng ơn gọi. Đoàn Phó sẽ đảm trách công việc này.

A. ĐIỀU KIỆN NHẬN VÀO DÒNG

41. Để được nhận vào tập, thỉnh sinh phải qua thời kỳ dự tập sáu tháng để học tập những điều cần thiết và phải có những điều kiện sau :

a. Là người Công giáo sống nhiệt thành, ước muốn sống trọn vẹn đức tin Công giáo, có khả năng và hăng hái tham gia vào việc tông đồ và tỏ dấu có hy vọng kiên trì trong ý định (xc. GL. 298/ 1).

b. Không phải là đoàn viên bị khai trừ khỏi Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh hay Dòng Ba nào khác, trừ trường hợp đặc biệt.giữ nguyên

c. Tuổi từ 17 đến 59, trường hợp ngoại lệ, phải có sự đồng ý của bề trên giám tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài, nhưng không được quá 69 tuổi.

d. Làm đơn tình nguyện xin gia nhập.

e. Ai không đủ các điều kiện trên mà muốn hiệp thông với Dòng thì có thể được nhận làm thân hữu của Huynh Đoàn sở tại. Dù không tập và tuyên hứa, nhưng họ cũng được thông công các ơn ích của Huynh Đoàn đó.

42a. Khoảng 1 tháng trước khi vào tập, đương sự làm đơn xin và ban phục vụ sẽ quyết định bằng phiếu kín với số phiếu quá bán.

b. Việc thâu nhận đoàn viên biệt lập vào tập và tuyên hứa thuộc thẩm quyền Bề Trên Giám Tỉnh và các vị Thừa Ủy của Người.

B. THỜI KỲ TẬP

44. Khi được thâu nhận vào tập (xc. GL. 306, 307/ 1), tập sinh bắt đầu thử nghiệm lối sống của Dòng, để thấm nhuần tinh thần Đa Minh, đồng thời để Dòng biết rõ thiện chí và khả năng của tập sinh. Cũng từ đó, tập sinh được hưởng mọi ơn ích thiêng liêng của Dòng khi còn sống cũng như khi đã qua đời. Tuy nhiên, họ chỉ là đoàn viên chính thức của Dòng khi tuyên hứa cách hợp pháp.

45. Tập sinh phải qua thời kỳ tập luyện dưới sự hướng dẫn của vị linh hướng và huấn đức trong một năm, nhưng không được quá hai năm (xc. GL. 648/ 3). Mãn hạn, ai không tuyên hứa vì bất cứ lý do gì, năm tập sẽ hết giá trị.

C. THỜI KỲ TUYÊN HỨA

46. Một tháng trước khi hết hạn tập, tập sinh muốn tuyên hứa làm đơn xin ban phục vụ. Ban phục vụ tham khảo ý kiến với vị linh hướng và cha xứ về từng đương sự trước khi quyết định bằng phiếu kín. Giữ nguyên số 45.

47. Tập sinh tuyên hứa lần đầu ba năm. Sau ba năm, đương sự có thể xin tuyên hứa vĩnh viễn. Nếu không tuyên hứa vĩnh viễn, đương sự xin hoặc tùy sự quyết định của ban phục vụ, có thể tuyên hứa tạm lại từng năm một, nhưng không quá năm lần. Hết hạn chín năm mà vẫn không tuyên hứa vĩnh viễn vì bất cứ lý do nào, thì đương nhiên không thuộc về Dòng nữa.

48. Khi thành viên Ban Phục Vụ tuyên hứa, đương sự không được tham dự vào việc bỏ phiếu cho mình.

49a. Việc tuyên hứa phải được thi hành vào đúng ngày hết hạn. Trường hợp đặc biệt, ban phục vụ có thể quyết định cho tuyên hứa trước hoặc sau thời gian hết hạn, nhưng không quá một tháng. Ngoài thời hạn trên, ban phục vụ xin bề trên giám tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài chuẩn chước.

b. Việc tuyên hứa sẽ được cử hành theo nghi thức của Dòng, trước sự hiện diện của đoàn trưởng hợp pháp và vị linh hướng cùng các anh chị em trong huynh đoàn (xc. LC. 17). Trường hợp bất thường, có thể làm cách khác, nhưng phải có sự hiện diện của đoàn trưởng.

c. Khi đoàn trưởng tuyên hứa, vị linh hướng liên hệ sẽ thay mặt bề trên giám tỉnh nhận lời tuyên hứa (xc. LC. 17). Nếu huynh đoàn không có vị linh hướng, đoàn trưởng sẽ tuyên hứa trước vị thừa ủy của bề trên giám tỉnh.

50. Trường hợp tập sinh và tuyên hứa sinh đến nơi xa không có huynh đoàn mà ngỏ ý muốn tuyên hứa trước khi mãn hạn quá một tháng thì ngoài thủ tục thông thường ở số 46, ban phục vụ đệ trình nguyện vọng này lên bề trên giám tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài.

51.Trước khi vào tập hay mỗi lần tuyên hứa, đương sự phải học về những điều cần thiết và qua một cuộc kiểm tra trước khi ban phục vụ bỏ phiếu kín quyết định và đương sự phải tĩnh tâm ba ngày.


MỤC 3 : CÁC GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN

52. Tầm quan trọng của huấn luyện :

Anh chị em kiện toàn đời sống trọn lành và việc tông đồ của Dòng nhờ được huấn luyện vững chắc và đầy đủ dựa trên nền tảng đạo lý truyền thống của Giáo hội và của Dòng (xc. GL.329, Cv. Avil 93 : LC.11, 12, 13).

53. Việc huấn luyện được chia thành từng giai đoạn :

a. Thỉnh sinh sẽ học :

- Đời sống nhân bản.

- Hoàn thiện đời sống và thi hành sứ vụ Ki-tô hữu.

- Ý nghĩa ơn gọi Đa-Minh trong đời sống giáo dân.

b. Tập sinh sẽ học :

- Luật chung và Quy chế huynh đoàn giáo dân Đa Minh Việt Nam .

- Tinh thần thánh Đa Minh và thánh nữ Ca-ta-ri-na.

- Tinh thần cộng đoàn.

- Ý nghĩa việc tuyên hứa và tinh thần lời khuyên Phúc Âm.

- Đời sống cầu nguyện.

c. Đoàn viên tuyên hứa tạm sẽ học :

- Giáo lý

- Kinh Thánh

- Đào sâu chương trình huấn luyện năm tập

- Lịch sử Giáo hội và truyền thống Dòng

d. Đoàn viên tuyên hứa vĩnh viễn sẽ học :

- Giáo lý

- Kinh Thánh

- Các văn kiện của Giáo hội và của Dòng

- Những dấu chỉ thời đại

- Việc thi hành sứ vụ tông đồ của Dòng.


CHƯƠNG IV : VIỆC QUẢN TRỊ HUYNH ĐOÀN

MỤC 1 : TỔ CHỨC VÀ SINH HOẠT CÁC CẤP

A. HUYNH ĐOÀN

54a. Huynh đoàn là cộng đoàn cơ bản gồm các anh chị em giáo dân Đa Minh ở địa phương, được thành lập hợp pháp theo Giáo Luật và Luật Dòng.

b. Mỗi anh chị em khi vào tập, phải thuộc về một huynh đoàn nhất định với đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi (xc. 44 và LC. 15).

55. Có thể tổ chức huynh đoàn dành riêng cho hàng Giáo sĩ và Tu sĩ.

56. Có thể có những anh chị em biệt lập, trực thuộc Bề Trên Giám Tỉnh hoặc các vị Đặc trách.

57. Để thành lập huynh đoàn, phải có :

a. Đơn xin ít là của 12 thỉnh sinh với sự giới thiệu của cha xứ hay vị quản nhiệm.

b. Giấy phép của Bề Trên Giám Tỉnh với sự đồng ý của Đấng Bản Quyền địa phương (xc. GL. 312/2, LC. 20)

c. Công bố thành lập : Cha xứ hay vị quản nhiệm công bố thành lập và ký vào biên bản với hai nhân chứng, một bản gởi về vị đặc trách giáo phận và một bản lưu trong công hàm huynh đoàn.

58a. Mỗi huynh đoàn nhận một vị thánh bổn mạng, nên chọn các thánh Dòng.

b. Mỗi huynh đoàn phải có sổ sách.

59. Khi có lý do quan trọng, Đấng Bản Quyền địa phương hoặc Bề Trên Giám Tỉnh có quyền giải tán Huynh Đoàn đã thành lập trong khu vực thẩm quyền của các Ngài (xc. GL. 320).

60a. Huynh Đoàn có thể chia thành nhiều chi hoặc nhóm theo khu vực, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp ... (Avil. 85b) để có thể sinh hoạt riêng. Mỗi chi hoặc nhóm có một người trưởng và một người phó. do đoàn viên trong chi hoặc nhóm bầu ra. Mỗi chi hoặc nhóm phải có tối thiểu là mười đoàn viên.

b. Nếu huynh đoàn tại một giáo xứ quá đông, bề trên giám tỉnh có thể phân chia thành nhiều huynh đoàn nhỏ theo yêu cầu, giữ nguyên số 57 và Luật Chung số 20.

61a. Tất cả anh chị em, kể từ ngày vào tập, phải tham dự những buổi họp mặt hàng tháng của huynh đoàn dưới sự chủ tọa của vị linh hướng và đoàn trưởng để cầu nguyện, học hỏi về tu đức và bàn định những công việc chung của huynh đoàn.

b. Ngoài việc tham dự những buổi họp mặt hàng tháng, anh chị em có thể có những buổi cầu nguyện và học hỏi riêng cho từng chi hoặc nhóm theo chương III, mục 3. Nếu huynh đoàn có giới trẻ không thể tham dự buổi họp mặt chung của huynh đoàn thì phải tham dự buổi họp mặt riêng nhưng phải do ban phục vụ tổ chức và chủ tọa.

c. Khi ngăn trở không thể tham dự buổi họp mặt hàng tháng được, phải báo cho ban phục vụ biết.

d. Nếu vì lý do chính đáng mà không sinh hoạt với huynh đoàn mình đã gia nhập sau khi tham khảo với vị linh hướng và ban phục vụ, có thể xin chuyển nhập vào huynh đoàn khác (xc. 54 b), với sự đồng ý của các đoàn trưởng liên hệ; nếu cần nên tham khảo ý kiến với các cha xứ liên hệ.

62. Đoàn viên vắng mặt trong buổi họp mặt hàng tháng liên tiếp ba kỳ không có lý do chính đáng và không báo cho ban phục vụ, sẽ bị cảnh cáo. Nếu cố chấp liên tiếp ba kỳ nữa, có thể bị khai trừ.

63. Đoàn viên xin tạm ngưng sinh hoạt trong vòng một năm, phải làm đơn xin ban phục vụ. Nếu quá hạn trên, phải có sự chấp thuận của vị đặc trách giáo phận.

64. Khi đoàn viên phạm lỗi nặng, sinh gương xấu trong huynh đoàn và giáo xứ, ban phục vụ tìm cách khuyên nhủ riêng. Nếu không kết quả sẽ sửa lỗi và sửa phạt thích nghi. Sau nhiều lần sửa chữa mà đương sự vẫn cố chấp, thì phải khai trừ.

65a. Việc khai trừ đoàn viên ra khỏi huynh đoàn, do ban phục vụ quyết định bằng phiếu kín sau khi tham khảo ý kiến vị linh hướng và cha xứ, được đoàn trưởng thông báo cho đương sự và huynh đoàn biết.

b. Việc khai trừ phải được Thư Ký ghi vào sổ sách của Huynh Đoàn.

c. Sau khi bị khai trừ, đương sự mất hết quyền lợi thiêng liêng và vật chất.

B. LIÊN HUYNH VÀ CÁC CẤP

66a. Nhiều huynh đoàn hợp thành liên huynh. Mỗi liên huynh có vị linh hướng và ban phục vụ liên huynh. Nhiều liên huynh có thể lập thành miền, tùy nhu cầu có thể có vị linh hướng và ban phục vụ miền.

Việc thành lập liên huynh hoặc miền cần có sự chấp thuận của bề trên giám tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài.

b. Ban phục vụ liên huynh gồm ban thường vụ liên huynh và các đoàn trưởng huynh đoàn liên hệ.Ban phục vụ miền gồm ban thường vụ miền và các trưởng liên huynh liên hệ.

c. Từng Liên Huynh nên có những sinh hoạt phụng vụ, tông đồ, bác ái và xã hội giữa các Huynh Đoàn với nhau.

67a. Tại mỗi giáo phận, có một vị đặc trách giáo phận và ban phục vụ giáo phận.

b. Tỉnh Dòng có vị Đặc Trách Tỉnh và Ban Thường Vụ Tỉnh (xc. LC.20b).

c. Ban phục vụ giáo phận gồm ban thường vụ giáo phận, các trưởng miền và các trưởng liên huynh.

d. Ban Phục Vụ Tỉnh gồm Ban Thường Vụ Tỉnh cùng các Trưởng, Thư Ký và Huấn Đức của Giáo phận.

Vị Linh Hướng

68a. Huynh đoàn thỉnh nguyện cha xứ làm linh hướng. Liên huynh thỉnh nguyện cha quản hạt làm linh hướng. Trường hợp các ngài không nhận, nếu được sự đồng ý của các ngài, có thể thỉnh nguyện một linh mục hoặc tu sĩ nam nữ khác làm linh hướng. Sau đó sẽ đệ trình thỉnh nguyện lên bề trên giám tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài (xc. GL. 317; LC. 21c).

Trường hợp vị linh hướng là tu sĩ Đa Minh, phải có sự bổ nhiệm của bề trên giám tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài.

b. Vị linh hướng hướng dẫn anh chị em về các vấn đề đạo lý, đời sống thiêng liêng và thúc đẩy mọi người hăng say sống tinh thần ơn gọi (xc. LC. 21c),

d. Cùng với đoàn trưởng cử hành nghi thức thâu nhận, và tuyên hứa của các đoàn viên (xc. LC. 16,17).

c. Vị linh hướng thay mặt bề trên giám tỉnh nhận lời tuyên hứa của đoàn trưởng (xc. LC. 17, LR số .).

e. Nhiệm kỳ của vị linh hướng :

1. Nếu vị linh hướng huynh đoàn sở tại thuyên chuyển, huynh đoàn làm đơn thỉnh nguyện vị linh hướng mới.

2. Nếu vị linh hướng là tu sĩ Đa Minh, nhiệm kỳ là bốn năm tính từ ngày bổ nhiệm.

Hết hạn, nếu chưa có bổ nhiệm, nhiệm kỳ đó sẽ được kéo dài cho tới khi có bổ nhiệm mới. Sau một tháng vị linh hướng mãn hạn, huynh đoàn phải tiến hành thỉnh nguyện vị linh hướng mới.

69. Khi vị linh hướng không thể thi hành chức vụ, nhất là các chức vụ theo Luật Chung số 16,17 thì có thể ủy quyền cho một linh mục hay một tu sĩ nào khác từng trường hợp một.


MỤC 2 : ĐIỀU HÀNH

A. HUYNH ĐOÀN

70. Đứng đầu Huynh Đoàn là Đoàn Trưởng và Ban Phục Vụ (xc. GL. 317/3 : LC. 21a)

71a. Đoàn Trưởng và các thành viên trong Ban Phục Vụ Huynh Đoàn hãy vui mừng vì được phục vụ anh chị em trong Đức Ái. Anh chị em hãy sẵn sàng lãnh nhận, chu toàn trách nhiệm của mình, hợp tác với mọi người để cộng đoàn sống trọn vẹn ơn gọi Giáo Dân Đa Minh và đem ơn cứu độ của Chúa cho mọi người.

b. Trong việc điều hành Huynh Đoàn và phát triển ơn gọi Dòng, anh chị em trong Ban Phục Vụ nên bàn hỏi với vị Linh Hướng và Cha xứ.

c. Anh chị em trong Ban Phục Vụ có quyền và có bổn phận bỏ phiếu cho người vào tập và tuyên hứa.

72. Tùy theo hoàn cảnh, ban phục vụ của huynh đoàn có tối thiểu là ba người, tối đa là mười một người, cụ thể : - Đoàn trưởng - Đoàn phó - Huấn đức - Thư ký - Thủ quỹ - Phụ trách tông đồ, bác ái - Phụ trách giới trẻ


73. Nhiệm Vụ

1. ĐOÀN TRƯỞNG

a. Chủ tọa buổi họp mặt hàng tháng của huynh đoàn, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của huynh đoàn, các công việc chung của huynh đoàn, đồng thời điều hành phiên họp của ban phục vụ để thâu nhận người vào tập và tuyên hứa.

b. Cổ võ đời sống huynh đệ, cầu nguyện, học tập và tông đồ trong huynh đoàn, nhất là thực hành các kế hoạch, phối hợp các sinh hoạt của huynh đoàn, đồng thời nâng đỡ khuyến khích anh chị em chu toàn nghĩa vụ riêng của mỗi người và ơn gọi chung của Dòng.

c. Luôn quan tâm đến mọi anh chị em trong huynh đoàn, tận tâm chăm sóc, giúp đỡ khi họ gặp khó khăn-đau yếu... khi có ai qua đời phải kịp thời thông báo cho huynh đoàn biết để cầu nguyện, xin lễ và dâng lễ an táng.

d. Có quyền thâu nhận đoàn viên vào tập, giữ nguyên số 41, 42 và cùng với vị linh hướng cử hành nghi thức thâu nhận và nhận lời tuyên hứa của anh chị em trong huynh đoàn (xc. LC. 16,17).

2. ĐOÀN PHÓ

a. Ân cần giúp đoàn trưởng điều hành huynh đoàn.

b. Phụ trách cổ võ và vun trồng ơn gọi Đa Minh, truyền bá Dòng cho nhiều người biết.

c. Phụ trách về lễ nghi, phụng vu. Tổ chức lễ thâu nhận, tuyên hứa hoặc các buổi tĩnh tâm, cầu nguyện ...

d. Nếu đoàn trưởng vắng mặt vì bất cứ lý do gì, đoàn phó thay thế. Đoàn trưởng nếu khuyết vị, đoàn phó trong vòng một tháng phải lo liệu bầu đoàn trưởng mới, giữ nguyên số 91a.

e. Xử lý thường vụ khi ban phục vụ mãn nhiệm và trong vòng một tháng, cùng với thư ký lo tổ chức bầu ban phục vụ mới theo thể thức luật định. Trong thời gian này, không được thay đổi điều gì quan trọng.

3. HUẤN ĐỨC

a. Huấn luyện và hướng dẫn anh chị em trong huynh đoàn về luật sống và tinh thần Dòng, cùng những điều cần thiết như Luật Chung số 10, 11, 13 và Quy Chế chương III đòi hỏi, nhất là đối với tập sinh. Tạo cơ hội và khuyến khích mọi người cùng tích cực tham gia những buổi học tập.

b. Tích cực trợ giúp Ban Phục Vụ bỏ phiếu cho người vào tập hay tuyên hứa và cùng với Đoàn Phó lo về các nghi lễ phụng vụ.

c. Cùng với ban phục vụ soạn thảo kế hoạch học tập thường xuyên của huynh đoàn và thực hiện kế hoạch này.

d. Quản lý sách vở và tài liệu học tập.

4. THƯ KY

a. Ghi chép biên bản tất cả các buổi họp của huynh đoàn.

b. Cùng với đoàn phó tổ chức bầu cử ban phục vụ.

c. Lưu giữ các hồ sơ, sổ sách của huynh đoàn.

d. Phụ trách thông tin liên lạc.

5. THỦ QUỸ

a. Quản lý tài sản và sổ chi thu của huynh đoàn.

b. Báo cáo tình hình tài chánh hàng tháng và tổng kết cuối năm cho ban phục vụ.

c. Tường trình và bàn giao sổ thu chi và tài sản cho đoàn trưởng khi giải nhiệm vì bất cứ lý do gì - và cho ban phục vụ mới khi mãn nhiệm.

d. Cùng với ban phục vụ soạn thảo kế hoạch thu chi và thi hành theo kế hoạch đó.

6. PHỤ TRÁCH TÔNG ĐỒ BÁC ÁI

a. Cổ võ, phát triển những sinh hoạt tông đồ, bác ái trong huynh đoàn và địa phương theo tinh thần Luật Chung các số 5, 6, 7, 12.

b. Cùng với ban phục vụ soạn thảo kế hoạch tông đồ, bác ái chung cho huynh đoàn theo từng tháng, từng quý hay cả năm và khuyến khích những sinh hoạt tông đồ, bác ái riêng của anh chị em trong huynh đoàn.

c. Triển khai và thực hiện kế hoạch tông đồ, bác ái đã được ban phục vụ thông qua (xc. số 34).

d. Quan tâm đến vấn đề công lý và hòa bình (xc. LC. 6,8). Chú ý đến những hoàn cảnh khó khăn của mọi người, đặc biệt là những anh chị em trong huynh đoàn.

e. Đôn đốc anh chị em tích cực tham gia vào công việc bác ái, giúp đỡ những người nghèo.

7. PHỤ TRÁCH GIỚI TRẺ

a. Cùng với đoàn phó cổ võ, vun trồng ơn gọi nơi giới trẻ.

b. Cùng với ban phục vụ soạn thảo kế hoạch học tập, sinh hoạt, huấn luyện giới trẻ.

c. Đôn đốc giới trẻ thực hiện công tác do ban phục vụ đề ra.

B. LIÊN HUYNH VÀ CÁC CẤP

74a. Vị linh hướng liên huynh, miền (nếu có) và ban thường vụ liên huynh có nhiệm vu đôn đốc phát triển các huynh đoàn trong địa phương, nhất là các điều trong khoản 65c.

b. Vị linh hướng liên huynh và miền (nếu có) giống như quy định về linh hướng huynh đoàn ở số 67a.

c. Nhiệm kỳ là 4 năm.

75a. Vị đặc trách giáo phận do bề trên giám tỉnh bổ nhiệm, sau khi tham khảo ý kiến đấng bản quyền địa phương, vị tổng đặc trách và ban phục vụ giáo phận.

b. Nhiệm kỳ của vị Đặc Trách Giáo phận là bốn năm. Trước khi mãn nhiệm một tháng, vị Đặc Trách phải tường trình cho Bề Trên Tỉnh biết về tình hình các Huynh Đoàn trong Giáo phận.

76a. Vị đặc trách giáo phận và ban thường vụ giáo phận có nhiệm vụ thăm viếng, kiểm tra, giúp đỡ, đôn đốc và phát triển các liên huynh, huynh đoàn trong giáo phận và liên lạc với vị tổng đặc trách cùng bề trên giám tỉnh.

b. Hàng năm, vị đặc trách giáo phận cùng với ban thường vụ giáo phận triệu tập hội nghị gồm các ban phục vụ của các liên huynh và các đại diện miền (nếu có) trong giáo phận, để kiểm điểm công tác đã thực hiện và thảo kế hoạch hoạt động cho năm tới.

77. Vị đặc trách tỉnh hay giáo phận cùng với trưởng ban thường vụ tỉnh hay trưởng ban thường vụ giáo phận, triệu tập và chủ tọa phiên họp định kỳ của ban phục vụ tỉnh hay ban phục vụ giáo phận hoặc mỗi khi có việc quan trọng cần giải quyết.

78. Hai năm một lần, vị đặc trách tỉnh cùng với ban thường vụ tỉnh nên triệu tập hội nghị gồm các ban thường vụ giáo phận trong tỉnh.


MỤC 3 : VIỆC BẦU CỬ

A. NÓI CHUNG VỀ BẦU CỬ

1. Các cử tri và thụ cử

79a. Để có quyền bầu cử, phải là người đã tuyên hứa, thuộc về một huynh đoàn và tham dự thường xuyên các sinh hoạt của huynh đoàn đó theo luật đòi hỏi.

b. Để có quyền thụ cử, phải có quyền bầu cử trong huynh đoàn và có những điều kiện như Quy chế số 86a đòi hỏi.

c. Quyền bầu cử là quyền đối nhân nên không thể ủy cho người khác.

d. Trong cuộc bầu cử các cấp, không ai được quyền tự mình ứng cử, và không được bỏ phiếu cho chính mình.

e. Trường hợp ngoại lệ, phải có sự cấp thuận của bề trên giám tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài.

2. Triệu tập cử tri và nghĩa vụ đầu phiếu

80. Trong vòng một tháng trước khi bầu cử, vị xử lý thường vụ phải triệu tập mọi cử tri. Khi triệu tập, phải nói rõ ngày, giờ, địa điểm bầu cử.

81. Bầu cử là một nghĩa vụ, nên những ai có quyền phải thi hành nghĩa vụ bầu cử.

82a. Trong bất cứ cuộc bầu cử nào, cũng phải có người chủ sự, thư ký và ít là hai kiểm phiếu viên.

b. Mời vị linh hướng và cha xứ chứng kiến cuộc bầu cử.

c. Vị xử lý thường vụ sẽ chủ sự cuộc bầu cử.

d. Thư ký cuộc bầu cử là thư ký của ban phục vụ vừa mãn nhiệm.

e. Các kiểm phiếu viên sẽ do ban tổ chức bầu cử chon trong số các cử tri.

3. Việc đầu phiếu

83. Tất cả mọi cuộc đầu phiếu đều phải có sự hiện diện quá phân nửa những cử tri phải được triệu tập và thực hiện bằng cách đầu phiếu kín.giữ nguyên.

84a. Đầu phiếu xong, ai được số phiếu quá bán theo tổng số cử tri hiện diện là đắc cử.giữ nguyên

b. Nếu sau hai lần bỏ phiếu mà không kết qủa, lần thứ ba sẽ chọn những người nhiều phiếu nhất. Sau lần thứ ba, nếu số phiếu ngang nhau, thì người tuyên hứa trước sẽ đắc cử (xc GL. 119/1). Nếu tuổi dòng ngang nhau, người cao niên sẽ đắc cử.

c.- Nếu số người trúng cử từ chối mà không quá bán, thì những người trúng cử còn lại sẽ chọn người bổ sung cho đủ số hạn định.

- Trường hợp những người trúng cử từ chối mà quá bán, thì cử tri sẽ tiến hành bầu bổ sung cho đủ số hạn định.

- Tất cả những cuộc họp trên đều dưới sự chủ toạ của vị xử lý thường vụ.

d. Khi cuộc đầu phiếu kết thúc, thư ký sẽ lập biên bản ngay và được chủ sự, thư ký và các kiểm phiếu viên ký nhận.

e. Nếu qua thời gian qui định một tháng, mà không tổ chức bầu cử hoặc bầu cử không kết qủa vì bất cứ lý do gì, thì việc đặt ban phục vụ sẽ thuộc quyền bề trên giám tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài.



B. BẦU BAN PHỤC VỤ HUYNH ĐOÀN

85. Huynh Đoàn Giáo dân Đa Minh là một pháp nhân (xc. GL.313), do đó phải bầu Ban Phục Vụ theo luật (xc. GL.309 : LC.21). Trường hợp Huynh Đoàn mới thành lập, Ban Phục Vụ sẽ do Bề Trên Tỉnh hoặc vị Thừa ủy của Ngài chỉ định (xc. GL.317/1).

86a. Để được bầu vào các chức vụ, giữ nguyên số 79b, còn phải có những điều kiện sau:

- Là người có đời sống gương mẫu.

- Có trình độ văn hóa thích ứng.

- Có khả năng điều hành.

- Có nhiệt tâm tông đồ.

- Tuổi từ 20 đến 65.

Trường hợp ngoại lệ, phải có sự ưng thuận của bề trên giám tỉnh hay vị thừa ủy của Ngài.

b. Các thành viên ban phục vụ phải theo học các khoá huấn luyện điều hành cơ bản do cấp liên huynh trở lên tổ chức.

87. Thể thức bầu cử

a. Có hai cách bầu cử : - Trực tiếp phổ thông đầu phiếu. - Gián tiếp (cử tri đoàn).

b. - Nếu huynh đoàn có dưới 200 cử tri, huynh đoàn sẽ bầu cử theo thể thức phổ thông đầu phiếu.

- Nếu huynh đoàn có trên 200 cử tri, huynh đoàn sẽ bầu cử theo thể thức gián tiếp (cử tri đoàn).

Trường hợp huynh đoàn có trên 200 cử tri mà muốn phổ thông đầu phiếu, thì phải được sự chấp thuận của vị đặc trách giáo phận.

88. Tiến hành bầu cử

Trong vòng một tháng, kể từ ngày xử lý thường vụ, đoàn phó và thư ký ban phục vụ vừa mãn nhiệm sẽ tiến hành bầu cử theo các giai đoạn sau:

A. Giai đoạn I: Chuẩn bị bầu cử

a. Cử tri đoàn quyết định số thành viên ban phục vụ mới.

b. Lên danh sách những người thụ cử :

- Nếu huynh đoàn áp dụng thể thức phổ thông đầu phiếu, cử tri sẽ đề cử các ứng viên. Sau đó, ban bầu cử sẽ lên danh sách tất cả các đoàn viên được đề cử, nhưng phải trên số người đã ấn định.

- Nếu huynh đoàn áp dụng thể thức gián tiếp (cử tri đoàn). Mỗi chi (gồm tập và tuyên hứa), sẽ đề cử người đại diện cử tri theo tỉ lệ : cứ 10 người đề cử 1. Đồng thời đề cử số ứng viên vào ban phục vụ, nhưng phải trên số người đã ấn định.

c. Tham khảo ý kiến của vị linh hướng và cha xứ về danh sách đã được đề cử.

B. Giai đoạn II : Bầu cử

a. Cầu xin Chúa Thánh Thần.

b. Kiểm tra tư cách cử tri.

c. Nếu có kháng biện gì về cử tri, phải đưa vào lúc này.

d. Chọn kiểm phiếu viên.

e. Chủ tọa nhắc các qui định về bầu cử, nhất là không được bầu cho chính mình.

f. Phát phiếu bầu.

g. Kiểm phiếu viên sẽ thu phiếu - đếm phiếu - công bố kết qủa từng lá phiếu.

h. Chủ tọa công bố kết qủa cuộc bầu cử.

C. Giai đoạn III : Phân nhiệm

Những người trúng cử vào ban phục vụ vẫn dưới sự chủ tọa của vị xử lý thường vụ bầu ra đoàn trưởng. Sau đó, đoàn trưởng sẽ sắp xếp các chức vụ.

89a. Khi bầu ban phục vụ huynh đoàn, phải mời vị linh hướng huynh đoàn, cha xứ và ban thường vụ liên huynh chứng kiến.

b. Khi bầu ban thường vụ liên huynh, phải mời vị linh hướng liên huynh và ban thường vụ giáo phận chứng kiến.

c. Khi bầu ban thường vụ giáo phận, phải mời vị đặc trách giáo phận và ban thường vụ tỉnh chứng kiến.

d. Khi bầu ban thường vụ tỉnh, phải mời vị đặc trách tỉnh chứng kiến.

90a. Sau khi có ban phục vụ mới, trong vòng một tuần, ban phục vụ cũ phải bàn giao công khai cho ban phục vụ mới trước huynh đoàn.

b. Biên bản bầu ban phục vụ phải làm thành hai bản :

- 1 gửi cho ban phục vụ cấp trên gần nhất.

- 1 để lưu trong sổ sách của huynh đoàn.

91a. Nhiệm kỳ của ban phục vụ là ba năm.

b. Ban phục vụ mãn nhiệm đúng ngày được bầu.

92a. Khi thành viên ban phục vụ từ chức vì bất cứ lý do gì, ban phục vụ sẽ chọn người khác thay thế.

b. Khi thành viên ban phục vụ vì bất cứ lý do gì, không thi hành chức vụ qúa 6 tháng, thì phải từ chức, nếu không thì được coi như giải nhiệm và ban phục vụ chọn người khác thay thế. Người thay thế sẽ mãn nhiệm cùng với toàn thể ban phục vụ.

c. Trường hợp huynh đoàn thiếu người có khả năng, thì có thể đặc cách cho người đang tập được làm thành viên của ban phục vụ, trừ chức vụ đoàn trưởng và huấn đức, nhưng phải có sự chấp thuận của bề trên giám tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài.



C. BẦU BAN THƯỜNG VỤ LIÊN HUYNH VÀ CÁC CẤP

93a. Cử tri bầu ban thường vụ liên huynh gồm ban phục vụ các huynh đoàn liên hệ.

b. Cử tri bầu ban thường vụ miền gồm ban thường vụ các liên huynh liên hệ.

c. Cử tri bầu ban thường vụ giáo phận gồm ban thường vụ các miền, các ban thường vụ các liên huynh liên hệ.

d. Cử tri bầu ban thường vụ tỉnh gồm các ban thường vụ giáo phận liên hệ.

94a. Ban Thường Vụ các cấp gồm các chức vụ sau : Trưởng. Phó. Huấn đức. Thư ký. Thủ quỹ. Phụ trách tông đồ, xã hội. Phụ trách giới trẻ.

b. Có thể bầu vào ban thường vụ các cấp bất kỳ đoàn viên nào có những điều kiện nói ở số 79b và 86. Theo trình tự như bầu ban phục vụ huynh đoàn.

c. Ai được bầu vào chức vụ trưởng cấp cao, thì thôi giữ chức vụ trưởng cấp dưới, trường hợp kiêm nhiệm, thì người xử lý thường vụ xin sự chấp thuận của vị đặc trách giáo phận.

95a. Nhiệm vụ của ban thường vụ các cấp là 3 năm.

b. Không ai được giữ cùng một chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Trường hợp ngoại lệ phải có sự chấp thuận của bề trên giám tỉnh hoặc vị thừa ủy của ngài.
MỤC 4 : TÀI SẢN

96. Chiếu theo giáo luật hiện hành, mỗi Huynh Đoàn là một pháp nhân (xc. GL.313) có quyền quản lý tài sản của mình (xc. LC.18).

97. Mỗi Huynh Đoàn có thể gây quỹ bằng những việc chính đáng.

98. Khi Huynh Đoàn giải tán vì bất cứ lý do gì, tài sản của Huynh Đoàn thuộc quyền định đoạt của Đấng Bản Quyền.

99. Để có những phương tiện hoạt động, Ban Phục Vụ Tỉnh - Giáo phận - Liên Huynh nên gây quỹ bằng những phương tiện thích hợp tùy sáng kiến. Các Huynh Đoàn nên tỏ lòng rộng rãi tài trợ cho quỹ Tỉnh, Giáo phận và Liên Huynh.
CÁC ĐIỀU TỔNG QUÁT

100. Trường hợp Huynh Đoàn giải tán, các đoàn viên đã tuyên hứa vĩnh viễn buộc phải tuân giữ luật Dòng cho đến chết. Để dễ giữ lời tuyên hứa, nên gia nhập vào huynh đoàn khác. Còn đoàn viên tuyên hứa tạm cũng như tập sinh muốn duy trì ơn thiên triệu Dòng, cần phải xin gia nhập vào một Huynh Đoàn khác.

101. Các điều khoản trong Quy Chế này là phương tiện thích hợp cho việc thánh hóa. Vì vậy, các đoàn viên hãy luôn mộ mến chu toàn nghĩa vụ của mình và tuân giữ một cách khôn ngoan, "không như nô lệ dưới pháp luật, nhưng như người tự do trong ân nghiã".

102. Mỗi cấp huynh đoàn phải có nội qui riêng và nên thông qua cấp trên liên hệ (GL. 95). Đặc biệt nội qui của huynh đoàn phải được sự chấp thuận của cha xứ.

103. Khi muốn sửa đổi hoặc thêm bớt điều khoản nào của Quy chế này, phải có lý do chính đáng và được bề trên tổng quyền chấp thuận.

104. Về chuẩn chước

a. Đoàn trưởng mỗi khi chuẩn chước điều khoản nào trong Luật chung và Quy chế, hãy bàn hỏi với vị linh hướng.

b. Chỉ chuẩn chước cho từng người trong huynh đoàn của mình và trong từng trường hợp.

c. Không thể chuẩn chước những điều liên quan đến Giáo Luật hoặc thuộc thẩm quyền cấp trên.

d. Để chuẩn chước một điều khoản có liên quan đến quyền lợi của ban phục vụ hoặc của cả huynh đoàn, phải có sự đồng ý của đa số các thành viên trong ban phục vụ hoặc anh chị em đã tuyên hứa trong huynh đoàn.