Wednesday, September 18, 20242:40 PM(View: 7)
https://1000raisonsdecroire.com/ Năm 1944, bà Natuzza nói rằng Đức Trinh Nữ Maria bảo rằng bà hãy xây một ngôi nhà thờ với tên là Trái Tim Từ Mẫu Vô Nhiễm của Mẹ Maria, Nơi Trú Ẩn của các linh hồn, một trung tâm dành cho Giới Trẻ và một trung tâm dành cho người già để giúp đỡ mọi người đang cần.
Wednesday, September 18, 20241:26 PM(View: 8)
https://1000raisonsdecroire.com/ Trong các thị kiến thiêng liêng thì bà Natuzza đã nhận được các thông điệp từ người chết qua Thiên Thần Bản Mệnh của bà. Đôi khi bà trực tiếp nghe tiếng nói của những người chết.
Wednesday, September 18, 20241:21 PM(View: 10)
https://1000raisonsdecroire.com/ Bà Fortunata Evolo, sau có tên là Natuzza, được sinh ra vào ngày 23/8/1924, tại vùng Paravati, Calabria, nước Ý. Cha của bà đã di cư sang nước Argentina, Nam Mỹ giống như hàng ngàn người Ý khác ở trong thời kỳ này. Tất cả đều vì nghèo đói nên chạy trốn sang Nam Mỹ để mong bớt nghèo khổ và để tìm việc làm...
Wednesday, September 18, 20244:56 AM(View: 20)
https://1000raisonsdecroire.com/ Các linh hồn đã chết thường hay hiện về với một nhà thần bí từ vùng Calabria, nước Y. Đó là bà Natuzza Evolo. Bà là một người mẹ Công Giáo, có 5 người con. Bà được phong là Bậc Tôi Tớ Chúa.
Wednesday, September 18, 20244:51 AM(View: 20)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: 25. "Thưa bà Natuzza, bằng cách nào mà bà có thể nói với những người đã chết?"
Tuesday, September 17, 20249:18 PM(View: 22)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: Bà Natuzza Evolo có những sự kiện siêu nhiên xẩy ra cho bà. Tôi phỏng vấn bà ấy:
Tuesday, September 17, 20248:38 PM(View: 23)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: Bà Natuzza Evolo đã có những sự kiện siêu nhiên xẩy ra cho bà. Đó là việc chữa lành, khám nghiệm theo Y Khoa với các chi tiết rõ ràng, các khăn tay mà bà lau với máu vì bà được 5 Vết Thương Thánh Chúa Kito.
Tuesday, September 17, 20247:45 PM(View: 16)
Nguồn: https://coveringreligion.org Cho đến ngày nay, bà Natuzza vẫn như là một người hướng dẫn tinh thần cho các khách hành hương. Họ cứ đến ngôi làng nhỏ gồm có 6,500 dân cư để cầu nguyện ở ngôi mộ của bà. Rất nhiều người trên thế giới đến từng nhóm để cầu nguyện. Cha Cordiano nói rằng:
Tuesday, September 17, 20247:07 PM(View: 20)
Nguồn: https://coveringreligion.org Khi bà Natuzza Evolo, một nhà thần bí của thế kỷ 20 còn sống thì có hàng ngàn người đến thăm ngôi làng nhỏ ở vùng Calabria để xin sự hướng dẫn, nguồn cảm hứng và chữa lành từ bà. Bà này được gặp Chúa Giêsu Kito và Đức Mẹ Maria. Bà còn có thể nói chuyện với các linh hồn đã chết.
Tuesday, September 17, 20242:13 PM(View: 24)
Bà Natuzza Evolo gốc ở miền Calabria, Italy, vùng này có từ hàng ngàn năm trước, là miền đất hứa được chúc phúc..., vì ở đây phát sinh ra rất nhiều vị thánh và các nhà thần bí. Thánh quan thầy của vùng này là Francis ở Paola, là đấng sáng lập dòng Minims (Order of Minims, OM), chính là dòng đã khám phá ra tượng Đức Mẹ Được Thành Công đấy.

SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Ca nhập lễ : 1 Pr 2,9

Saturday, May 6, 202310:24 AM(View: 376)

6-5aSỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Ca nhập lễ : 1 Pr 2,9

Anh em là dân riêng của Thiên Chúa,

hãy loan truyền những công trình vĩ đại của Người,

Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối,

vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền. Ha-lê-lui-a.

Bài đọc 1 : Cv 13,44-52

Này đây, chúng tôi quay về phía dân ngoại.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

44 Vào một ngày sa-bát, gần như cả thành An-ti-ô-khi-a tụ họp nghe lời Thiên Chúa. 45 Thấy những đám đông như vậy, người Do-thái sinh lòng ghen tức, họ phản đối những lời ông Phao-lô nói và nhục mạ ông. 46 Bấy giờ ông Phao-lô và ông Ba-na-ba mạnh dạn lên tiếng : “Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại. 47 Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế này : Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất.”

48 Nghe thế, dân ngoại vui mừng tôn vinh lời Chúa, và tất cả những người đã được Thiên Chúa định cho hưởng sự sống đời đời, đều tin theo. 49 Lời Chúa lan tràn khắp miền ấy.

50 Nhưng người Do-thái sách động nhóm phụ nữ thượng lưu đã theo đạo Do-thái, và những thân hào trong thành, xúi giục họ ngược đãi ông Phao-lô và ông Ba-na-ba, và trục xuất hai ông ra khỏi lãnh thổ của họ. 51 Hai ông liền giũ bụi chân phản đối họ và đi tới I-cô-ni-ô. 52 Còn các môn đệ được tràn đầy hoan lạc và Thánh Thần.

Đáp ca : Tv 97,1.2-3ab.3cd-4 (Đ. c.3cd)

Đ. Toàn cõi đất này đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.

1Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,
vì Người đã thực hiện bao kỳ công.
Người chiến thắng nhờ bàn tay hùng mạnh,
nhờ cánh tay chí thánh của Người.

Đ. Toàn cõi đất này đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.

2Chúa đã biểu dương ơn Người cứu độ,
mặc khải đức công chính của Người trước mặt chư dân ;
3abNgười đã nhớ lại ân tình và tín nghĩa
dành cho nhà Ít-ra-en.

Đ. Toàn cõi đất này đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.

3cdToàn cõi đất này đã xem thấy
ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.
4Tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu,
mừng vui lên, reo hò đàn hát.

Đ. Toàn cõi đất này đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.

Tung hô Tin Mừng : x. Ga 8,31b-32

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : “Nếu anh em ở lại trong lời Thầy, thì anh em thật là môn đệ Thầy, và anh em sẽ biết sự thật.” Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Ga 14,7-14

Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

7 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.”

8 Ông Phi-líp-phê nói : “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” 9 Đức Giê-su trả lời : “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói : ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’ ? 10 Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao ? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. 11 Anh em hãy tin Thầy : Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy ; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. 12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. 13 Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. 14 Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.”

Ca hiệp lễ : Ga 17,24

Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho con. Ha-lê-lui-a.

SUY NIỆM-BIẾT THIÊN CHÚA

Có những kẻ đòi nhìn thấy Thiên Chúa qua một ống kính viễn vọng. Họ hỏi Thiên Chúa ở đâu? Người ta biết được vô số hành tinh xa xôi mất cả trăm năm ánh sáng, nhưng Thiên Chúa thì họ không thấy đâu.

Đức Giêsu hứa với các môn đệ, nếu họ giữ vững niềm tin vào Người thì một ngày kia họ sẽ được ở trong nhà Cha Người. Nhưng Cha Người là ai, ở đâu? Họ mong muốn được thấy Chúa Cha, như một bằng chứng để họ tin, để họ được an lòng. Nhưng Đức Giêsu đã khẳng định với họ, nếu họ tin vào Người thì họ thấy Chúa Cha, vì Chúa Cha ở trong Người.

Con người luôn khao khát được thấy Thiên Chúa. Tuy nhiên, thay vì ý thức về phận mình, nhiều người đã kiêu căng cho rằng không có Thiên Chúa, hoặc Người là một đấng thần linh xa xôi nào đó không liên quan đến con người. Họ đâu hay, với lòng thương xót vô bờ, Thiên Chúa đã ban chính Con Một cho loài người, để nhờ Người, con người nhận thấy Thiên Chúa.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, được biết Ngài là hồng ân lớn lao vô cùng. Nhờ Ngài, chúng con thỏa nguyện khao khát được thấy Thiên Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Tiếp kiến chung thứ Tư 3/5: Chia sẻ chuyến tông du Hungary

Sáng thứ Tư 3/5, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến chung dành cho các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Sau chuyến tông du đến Hungary vừa thực hiện, Đức Thánh Cha không tiếp tục bài giáo lý về việc Loan báo Tin Mừng, nhưng ngài chia sẻ với các tín hữu về chuyến viếng thăm.

Đoạn Sách Thánh được đọc trước bài chia sẻ trích từ Thư thứ nhất của thánh Phêrô (1Pr 1,3.4a.6-7):

Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai. Vì thế, anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, – vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự.

Bài chia sẻ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Cách đây 3 ngày, tôi đã trở về sau chuyến thăm Hungary. Tôi muốn cảm ơn tất cả những ai đã chuẩn bị và đồng hành với chuyến viếng thăm này bằng những lời cầu nguyện và lặp lại lòng biết ơn của tôi đối với các nhà chức trách, đối với Giáo hội địa phương và đối với người dân Hungary, một dân tộc can đảm và giàu ký ức. Trong thời gian ở Budapest tôi đã có thể cảm nhận được tình cảm của tất cả người dân Hungary. Hôm nay tôi muốn nói với anh chị em về cuộc viếng thăm này qua hai hình ảnh: những cội rễ và những cây cầu.

Trước hết là những cội rễ. Như một người hành hương, tôi đã đến với một dân tộc mà lịch sử của họ, như Thánh Gioan Phaolô 2 đã nói, được đánh dấu bởi nhiều vị thánh và các anh hùng, được bao quanh bởi đoàn người khiêm tốn và siêng năng. Điều đó thực sự đúng. Tôi đã thấy rất nhiều người chất phác và chăm chỉ, tự hào bảo vệ những mối liên kết với cội nguồn của họ. Và trong số những gốc rễ này, như các chứng từ trong các cuộc gặp gỡ với Giáo hội địa phương, và với giới trẻ đã nhấn mạnh: trước hết phải kể đến các thánh, các thánh đã hiến mạng sống cho dân tộc, các thánh làm chứng cho Tin Mừng tình yêu. Những vị thánh là ánh sáng trong những thời khắc tăm tối. Nhiều vị thánh trong quá khứ giúp chúng ta vượt qua nguy cơ của chủ nghĩa thất bại và nỗi sợ hãi về ngày mai, bằng cách nhớ rằng Chúa Kitô là tương lai của chúng ta. Các thánh nhắc chúng ta điều này: Các thánh là tương lai của chúng ta.

Tuy nhiên, cội nguồn Kitô giáo vững chắc của người dân Hungary đã bị thử thách. Đức tin của họ đã được thử thách bằng lửa. Thật vậy, trong cuộc đàn áp của chủ nghĩa vô thần vào những năm 1900, các Kitô hữu đã bị tấn công dữ dội, với việc các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân bị giết hoặc bị tước quyền tự do. Và trong khi người ta cố gắng đốn hạ cây đức tin, thì những gốc rễ vẫn còn nguyên vẹn: một Giáo hội ẩn mình vẫn vững vàng, nhưng sống động, mạnh mẽ, với sức mạnh của Tin Mừng. Và ở Hungary cuộc bách hại mới nhất này, cuộc đàn áp cộng sản này, đã xảy ra trước cuộc đàn áp của Đức quốc xã, với sự trục xuất rất đông người Do Thái.

Nhưng trong cuộc diệt chủng tàn khốc đó, nhiều người đã nổi bật vì sự phản kháng và khả năng bảo vệ các nạn nhân, và điều này có thể thực hiện được vì gốc rễ của việc chung sống với nhau rất bền chặt. Chúng ta, ở Roma, có một nữ thi sĩ giỏi người Hungary, người đã trải qua tất cả những thử thách này và nói với những người trẻ về sự cần thiết phải đấu tranh cho một lý tưởng, để không bị đánh bại bởi sự bách hại, bởi sự nản lòng. Hôm nay nhà thơ này tròn 92 tuổi: chúc mừng sinh nhật bà Edith Bruck!

Nhưng ngay cả ngày nay, có thể thấy trong các cuộc gặp gỡ với giới trẻ và với giới học thuật, tự do vẫn bị đe dọa. Nó xảy ra thế nào? Trên hết là với đôi găng tay trắng, từ chủ nghĩa tiêu thụ khiến con người trở nên tê liệt, theo đó người ta hài lòng với một chút sung túc vật chất và quên đi quá khứ, người ta “trôi nổi” trong hiện tại được tạo ra trên thước đo của cá nhân. Đây là cuộc bách hại nguy hiểm, đó là tính thế gian, đưa chúng ta đến chủ nghĩa tiêu thụ. Khi người ta cho điều duy nhất quan trọng là nghĩ về bản thân và làm những gì họ thích, thì cội rễ sẽ chết ngạt.

Đó là một vấn đề liên quan đến toàn bộ châu Âu, nơi việc cống hiến hết mình cho người khác, cảm thấy như một cộng đồng, cảm nhận vẻ đẹp của những giấc mơ cùng nhau và tạo ra những gia đình lớn đang gặp khủng hoảng. Cả châu Âu đang chìm trong khủng hoảng. Sau đó, chúng ta hãy suy nghĩ về tầm quan trọng của việc bảo vệ gốc rễ, bởi vì chỉ bằng cách đào sâu thì cành cây mới mọc lên và sinh hoa trái. Mỗi người chúng ta có thể tự hỏi mình, ngay cả với tư cách là một dân tộc, mỗi người chúng ta: đâu là gốc rễ quan trọng nhất của cuộc đời tôi? Tôi bắt nguồn từ đâu? Tôi có nhớ nó, có chăm sóc cho nó không?

Sau hình ảnh gốc rễ, hình ảnh thứ hai là những cây cầu. Thành phố Budapest, ra đời cách đây 150 năm, từ sự kết hợp của ba thành phố, nổi tiếng với những cây cầu bắc ngang qua và hợp nhất các khu vực của nó. Điều này nhắc lại, đặc biệt là trong các cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách, tầm quan trọng của việc xây dựng những cây cầu hòa bình giữa các dân tộc khác nhau. Đặc biệt, đó là ơn gọi của Châu Âu, như “chiếc cầu hòa bình”. Châu Âu được kêu gọi bao gồm những khác biệt và chào đón những ai gõ cửa. Theo nghĩa này, cây cầu nhân đạo được tạo ra cho rất nhiều người tị nạn từ nước láng giềng Ucraina, những người mà tôi đã có thể gặp, cũng như ngưỡng mộ mạng lưới bác ái rộng lớn của Giáo hội Hungary. Điều này thật đẹp.

Đất nước Hungary cũng đang dấn thân xây dựng “những cây cầu cho tương lai”: họ rất chú trọng đến việc quan tâm đến hệ sinh thái - và đây là một điều rất, rất đẹp của Hungary - quan tâm đến hệ sinh thái là vì một tương lai bền vững, và công việc là xây dựng những cây cầu nối giữa các thế hệ, giữa người già và người trẻ, ngày nay là một thách đố không thể thiếu đối với mọi người.

Cũng có những cây cầu mà Giáo hội, như đã xuất hiện trong cuộc gặp gỡ đặc biệt, được mời gọi hướng đến con người ngày nay, bởi vì việc loan báo Chúa Kitô không thể chỉ hệ tại ở việc lặp lại quá khứ, nhưng luôn luôn cần được cập nhật, để giúp những người nam nữ của thời đại chúng ta tái khám phá Chúa Giêsu, và cuối cùng, tôi nhớ lại với lòng biết ơn những giây phút phụng vụ thật đẹp, buổi cầu nguyện với cộng đoàn Công giáo Hy Lạp và buổi cử hành Thánh Thể long trọng với nhiều người tham dự, tôi nghĩ đến vẻ đẹp của việc xây dựng những cây cầu giữa các tín hữu: các Kitô hữu thuộc các nghi lễ và quốc gia khác nhau, và thuộc các hệ phái khác nhau, những người cộng tác tốt với nhau ở Hungary đã hiện diện trong Thánh lễ Chúa Nhật. Xây dựng nhịp cầu, nhịp cầu hòa hợp, nhịp cầu hiệp nhất.

Trong chuyến thăm này, tôi được ấn tượng bởi tầm quan trọng của âm nhạc, một nét đặc trưng của văn hóa Hungary.

Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại, vào đầu tháng 5, người Hungary rất sùng kính Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, được vị vua đầu tiên, Thánh Stêphanô, thánh hiến cho Mẹ, vì lòng kính trọng, họ thường thưa với Mẹ không bằng tên gọi nhưng chỉ gọi Mẹ bằng danh hiệu nữ vương. Do đó, chúng ta xin phó thác đất nước thân yêu này cho Nữ vương Hungary, chúng ta phó thác cho Nữ vương Hòa bình việc xây dựng những cây cầu trên thế giới, chúng ta hãy phó thác cho Nữ vương Thiên đường, người mà chúng ta tung hô trong Mùa Phục sinh này, để trái tim của chúng ta được bén rễ trong tình yêu Thiên Chúa.

Sau bài giáo lý, Đức Thánh Cha chào các tín hữu thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Cuối cùng, buổi tiếp kiến kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành ĐTC ban cho mọi người.

https://www.vaticannews.va