18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 24)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 20)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 36)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 29)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Mẹ Gánh Mặt Trời

13 Tháng Năm 202312:27 CH(Xem: 238)

mevacon1Mẹ Gánh Mặt Trời

Kính mời Quý Vị và Các Bạn mở Youtube sau đây để nghe bài hát: https://youtu.be/L0cLb1oJ-tw

Bạn mến,

Tôi tình cờ đọc được bài thơ đăng trên mạng, bài thơ nói về người mẹ như hằng trăm các bài thơ khác. Thường tôi đọc vài câu đầu, nếu thấy hay thì sẽ tiếp tục đọc hết bài. Quả thật, đây là bài thơ chỉ với mấy câu đầu thôi đã làm tôi chú ý và thôi thúc đọc tiếp:

“Đêm đang dần buông xuống
Đường về nhà còn xa
Bóng mẹ in chiều tà
Nhọc nhằn quang gánh nặng

Hối hả và lo lắng…”

Lo lắng gì đây? Và thế rồi tôi đọc tiếp đến câu cuối cùng. Điều tôi muốn nói đó là tên của tác giả của bài thơ, và đây là câu chuyện bắt đầu. Tôi thật ngỡ ngàng vì tác giả của bài thơ này không ai xa lạ mà chính là người em của tôi: Văn Nhân Chí.

Chí là con của ông chú tôi và gọi tôi bằng anh con ông bác. Anh em chúng tôi cùng trang lứa khi ở VN, đi vượt biên cùng thời và cùng ở chung trong các trại tỵ nạn Hồng Kông rồi định cư cùng chung tiểu bang. Thế rồi cuộc sống sau khi đến Mỹ đã đưa đẩy anh em chúng tôi mỗi người một phương hướng. Tính ra cũng đã trên 35 năm rồi.

Thưa bạn,


Thế hệ của chúng tôi là thế hệ vừa bước qua trung học ngay sau những năm 1975, và giờ đây mới bắt đầu nhận diện những gian nan, bấp bênh của số phận trong bối cảnh của đất nước vừa đổi ngôi. Tương lai là những đám mây đen vần vũ trên cuộc đời tuổi trẻ của chúng tôi.


Dù cuộc chiến đã chấm dứt, nhưng sao người dân lại bị rơi vào tình thế cực kỳ khốn đốn và bi đát hơn bao giờ hết? Tương lai của chúng tôi trước mặt lại càng mù mịt, tối tăm…


Cùng với nhiều anh em họ Văn, Chí được gửi học tại chùa Hải Vân Sơn ở thành phố Đà Nẵng, và xuống tóc từ khi còn nhỏ, bởi người trụ trì ngôi chùa này không ai khác hơn là chú của chúng tôi, là em ruột ba của Chí, đó là Hòa Thượng Thích Trí Việt. (Chú tôi có nhiều công lao lớn cho Giáo Hội Phật Giáo, nhất là tại Đà Nẵng và đã để lại nhiều chùa chiền nơi này)


Lúc bấy giờ, chú tôi có nhiều thuận lợi và địa vị ở thị xã Đà Nẵng lắm, nên con cháu dòng họ Văn chúng tôi được hưởng những “công đức” của chú. Nghĩa là được vào ở trong chùa, được chu cấp cho ăn học và đài thọ học phí từ các trường tư thục đến công lập, từ trung học đến hết đại học. Là một chú tiểu, Chí tu học tại chùa và đi học tại trường công lập.

Và đây là câu chuyển đổi đời của chúng tôi.


Cũng như bao gia đình, bao thanh niên tuổi trẻ, bao học sinh, sinh viên với những tương lai sáng lạng đang chờ đón, thế rồi ngày 30 tháng 04 năm 1975 ập đến, và cái gì đến thì phải đến. Ba của Chí phải đi cải tạo và bị tịch thu tài sản. Gia đình bị bắt buộc rời thị xã Đà Nẵng. Thím tôi, tức là mẹ của Chí giờ đây phải chạm trán với bao cơ cực và đói khổ. Thay vì đi Kinh Tế Mới, Thím dẫn đàn con chọn hướng trở về nguyên quán thôn quê xứ Huế.

Với thân phận phụ nữ chân yếu tay mềm, nhìn đàn con thơ dại, Thím, giờ đây phải đối diện thực tế cuộc sống trước mặt - thay chồng gánh vác gia đình. Đất nước trong thời điểm này, nơi đâu cũng là kinh tế hợp tác xã nông nghiệp, nên cái đói ám ảnh hàng ngày. Ngày ngày, thím tất tả sớm hôm từ buôn thúng bán bưng đến chân lấm tay bùn để nuôi đàn con thơ dại, trong khi Chí là người con lớn nhưng không thể giúp gì được vì đã xuống tóc!

Xót xa cho mẹ của mình giờ đây quá vất vả và thương đàn em thơ dại, Chí tự hỏi chính mình: “Tôi phải làm gì để cứu gia đình trong hoàn cảnh này?” Câu trả lời vẫn là tiếng nói vang vọng âm thầm từ trong sâu thẳm của tâm hồn.

Chí đã phấn đấu tư tưởng và ý thức bổn phận của một chú tiểu, và vì có lẽ còn non trẻ quá nên Chí chưa dứt hết “nợ đời” để an nhiên tự tại mà tu học. Đó là tình cảm của gia đình, thứ tình cảm thiêng liêng khó có ai có thể an nhiên ngủ yên khi người thân cha mẹ anh em đang rơi vào một nghịch cảnh hết sức bi đát mà không lường trước được. 

Nhưng, vẫn là sự dằn vặt nội tâm của Chí giữa hai quyết định:

-Dấn thân hy sinh cho đạo pháp


Hay

-Xuất gia để cứu gia đình?


Hai suy nghĩ và trạng thái đó đã giằng co nội tâm ngày đêm mà Chí không biết phải đối diện thế nào. Vâng, chỉ có trời đất mới thấu rõ được tấm lòng của Chí trong lúc này!


Dù đang phải theo đúng quy tắc tu học ở nhà chùa, nhưng thấy mẹ và em mình quá khổ từng ngày, trong khi ba thì mòn mỏi trong cảnh tù đày. Cuối cùng Chí đã cầu xin trời phật chứng giám cho lòng thành của mình, rồi hành động theo bản năng sinh tồn của một con người để cứu gia đình kịp thời. Và cuối cùng, Chí cũng phải đứng lên và bước đi bằng chính đôi chân của mình.

Chí đã phá lệ, cởi áo nâu sòng rồi bắt đầu đóng một vai diễn cho một kịch bản đời mình trong lúc này, mà chính Chí cũng là đạo diễn và cũng là người soạn cho kịch bản đó. Vai diễn đó chỉ với mục đích duy nhất là làm sao mình có tiền để giúp mẹ nuôi đàn em.

Có những đêm, Chí đã âm thầm rời chùa trong khuya vắng, cải trang khoác lên bộ áo quần với cái mũ che đầu để sáng hôm sau giả làm người thường đi theo một người quen làm nghề buôn gạo từ Điện Bàn ra Huế. Chí đã lao đầu vào chốn thương trường, đối diện với bao bất trắc và lừa gạt hầu mong kiếm vài cân gạo cho mẹ ở quê nhà.

Sau một ngày vất vả lặn lội đó đây trên các nẻo đường. Đêm đếm, Chí lặng lẽ trở về chùa với một tâm trạng đầy ngổn ngang! Và…… cuộc đời vẫn cứ lặng lẽ trôi!


Vai diễn của Chí vẫn tiếp tục bởi đâu phải một ngày hay một tháng mà có thể thay đổi được cuộc sống gia đình bằng đôi tay thư sinh của Chí, dù đôi tay ấy giờ đây đã chai sạn, mặt mày cũng đã rắn chắc vì sương gió và mưa nắng cuộc đời.

Thật oái oăm để Chí phải thụ diễn cho trọn vở kịch: những lần nhảy tàu lửa trốn tránh công an, những lần phải ra mặt anh chị để nói lời đạo lý, lý lẽ lấy lại công bằng vì bị con buông lừa gạt, rồi những đường đi nước bước, những thứ ngôn ngữ của mua bán, của chợ búa… vì nếu không thì sẽ bị đời ăn hiếp và biết bao giờ mẹ mới có tiền đong gạo nuôi em.

Có biết bao phận người bị xô ngã sau 1975 dù đã cố đứng dậy, huống chi một thư sinh như Chí và dù đã cố gắng! Nhưng, liệu có thay đổi được cuộc sống gia đình và một mình Chí có thể cho đàn em được no mỗi ngày? Cũng là một câu hỏi, và Chí cũng đang tự tìm câu trả lời. Vâng, câu trả lời là…. tất cả là bế tắc!

Bạn mến,

Dù bóng tối cả hàng ngàn năm, cũng có thể bị xua tan bởi một ngọn nến nhỏ. Cuộc đời chúng ta cũng thế. Khi cảm thấy bế tắc trong cuộc sống, chẳng khác nào ta đang mắc kẹt trong một hang tối, chẳng lẽ ta không cất lên một tiếng kêu cứu? Cũng như thể nếu khi vấp ngã giữa đường, thay vì nằm đó mà than khóc, thì ta phải ra sức để đứng dậy, hay bò, lết để tự cứu chính mình, phải không?

Một câu nói mà có lẽ ai cũng đã đọc qua và lấy làm tâm đắc - cho đó như là một câu châm ngôn nằm lòng trong đời sống, là:

“Hãy thắp lên một que diêm, còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối”.


Và đây là câu chuyện tiếp theo:

Trong thời điểm này đang có “phong trào” trốn ra nước ngoài bằng đường biển và đường bộ. Tại Đà Nẵng đã có nhiều người, nhiều gia đình vượt biển tìm tự do. Có người đi lọt, cũng lắm kẻ bị bắt hay mất tích trên biển cả, trong các hoang đảo, hay làm mồi cho cá mập.

Đây là con đường duy nhất để giải thoát đói khổ và thay đổi cuộc sống, dù có phải chết và dù có gặp thế nào đi nữa cũng đành chấp nhận. Chí đã xác định như thế nhưng, lấy tiền lấy vàng đâu ra để được đi?

Trong khi thân phận mình thì tả tơi hơn chiếc mền rách.

Sau hai lần bị từ chối vào Đại học vì lý lịch bản thân, Chí may mắn gặp người bạn móc nối vào một nhóm tổ chức vượt biên. Bị hụt hai chuyến và rồi thì chuyến thứ ba trót lọt, nhưng phải trả giá bằng một mạng người dưới lằn đạn oan nghiệt của công an bắn ra từ bờ khi ghe vừa rời bãi.

Gần hai tuần lênh đênh trên biển cả với sóng to gió lớn, những cơn bão như muốn đánh úp xé nát chiếc thuyền nan. Với bao gian khổ và đói khát...

Cuối cùng chiếc thuyền mỏng manh như chiếc lá đó cũng tìm được bến bờ của tự do. Chí trở thành "Boat People" với nhãn hiệu "Người tỵ nạn Việt Nam". Được Liên Hiệp Quốc khám bệnh, phân phát áo quần, mền chiếu và chỗ ở trong trại tỵ nạn tại Hồng Kông, và đợi ngày định cư quốc gia kế tiếp.

Được định cư tại Hoa Kỳ và tiếp tục theo học Đại học ở đây. Nhưng lại một lần nữa, Chí cũng phải giả từ giấc mộng công danh khi mới bước vào năm thứ ba để dành toàn thời gian kiếm tiền vì kinh tế gia đình bên quê nhà đã đến lúc kiệt quệ. Sự hy sinh này cũng là định mệnh an bài cuộc đời sau này của Chí. Một hy sinh cao đẹp và ý nghĩa là quên đi chính bản thân để cho anh em mình vươn dậy.

Viết tới đây, tôi chợt nhớ những câu chuyện ý nghĩa trong nhân gian mà tôi thường hay đọc, hay đã nghe qua một vài lần của những bài hát có tựa đề Chị Tôi.

Sau hơn 10 năm sống ở Hoa Kỳ, Chí nghĩ không thể cho anh em mình con cá mãi được, mà nên sắm cho họ cái cần câu. Thế rồi sau một thời gian dài bảo lãnh, tất cả anh em và cha mẹ cũng được định cư vĩnh viễn ở trên đất nước tự do và giàu có này.

-Gần 40 năm ở Hoa Kỳ, điều gì thành công nhất của Chí?

Đây là câu mà tôi hỏi Chí khi hai anh em gặp lại cách đây không lâu.

Nhẹ nhàng và từ tốn, Chí trả lời:

-Điều thành công nhất trong đời của em, có lẽ là em bảo lãnh được ba mẹ, bốn đứa em và gia đình anh lớn gồm sáu người qua Mỹ.

Câu trả lời của Chí thật khiêm tốn, vì nếu được hỏi cũng là câu hỏi này, thì có thể có mấy anh tỵ nạn ở Mỹ gọi là việt kiều sẽ là cơ hội để đem bằng cấp, trình độ, khả năng, thành công này, thành công nọ…. nổ long trời lở đất cho mà xem.

Câu trả lời này, cũng cho tôi trân trọng người em của mình, dù trong hoàn cảnh và dẫu mình như thế nào cũng luôn khiêm tốn. Hơn nữa bất cứ một điều gì mình làm cho người thân của mình được vui và hạnh phúc, thì xem đó là việc làm ý nghĩa và thành công nhất trong đời của mình.

-Chí còn làm việc hay đã về hưu?

-Dạ, em về hưu được hai năm rồi sau gần 40 năm liên lỉ cặm cụi làm việc.

-Dự định của Chí còn làm gì sau khi về hưu không?

-Dạ, em sẽ về VN để trang trải nốt những ân tình còn lại khi còn có thể.

Các em của Chí với cuộc sống ở Mỹ giờ đã ổn định và yên bề gia thất. Riêng Chí vẫn âm thầm, đơn sơ và giản dị trong cách sống, cách mặc. Không bon chen, ganh đua giữa cuộc đời. Vẫn tự tại, vẫn gìn giữ lời ăn tiếng nói như trước đây khi còn ở trong chùa.

Sau bao năm vất vả, mẹ của Chí cũng qua đời. Thương mẹ, Chí làm thơ để tưởng nhớ về mẹ. Bài thơ đã làm rung động lòng tôi và cho tôi cảm hứng phổ thành ca khúc.

Tâm sự về bài thơ, Chí thổ lộ rằng: khi bước qua ngoài đời đi làm thì cũng do cái duyên đưa đẩy, và rồi cái duyên vợ chồng cũng đến. Chí lập gia đình để có người cùng đồng hành, có thêm trợ lực và sớm hôm với mình trong cuộc sống. Nhưng cuộc duyên nào cũng có cái khó của nó mà mấy ai được êm đềm, trọn vẹn. Chính duyên tình này mà mẹ Chí phải lo lắng trong cay đắng, cam nhận và chịu đựng…

Chí hiểu rõ nỗi khổ tâm của mẹ mình và mong thời gian sẽ là câu trả lời cho tất cả. Thời gian sẽ là liều thuốc chữa lành và hàn gắng. Vì vậy nhân một lần tình cờ nhìn thấy bức hình chụp người mẹ đang tất tả, vai nặng quang gánh với bóng mặt trời vô tình đè lên một bên của chiếc thúng. Chí hình dung liên tưởng nhớ về mẹ của mình với nỗi gian truân ngàn cân gánh chịu vì con. Bài thơ ra đời từ cảm nhận đó.

Bạn mến,

Mẹ của Chí, mẹ của bạn hay mẹ của tôi, đó là người Mẹ Việt Nam - cùng chung nỗi thống khổ theo vận nước. Mẹ đã đi qua những làn lửa đạn, của đói khổ và vất vả để che chở và nuối nấng cho ta thành người.

Biết lấy gì cân xứng đền đáp công ơn trời biển Mẹ nuôi con?

Mẹ cho con vào đời, nuôi nấng, bú mớm dòng sữa của chính mẹ. Mẹ dẫn dắt để con khỏi bị té ngã khi còn bé, và chỉ hướng cho con trên mọi nẻo đường đời khi lớn lên, Mẹ dạy con biết thế nào là phải, trái trong cuộc sống, biết đạo lý làm người, biết kính trên nhường dưới. Rèn luyện cho con nhân cách sống của một con người để đối xử lễ phép với người trên, hài hòa với bằng hữu, nhỏ nhẹ với kẻ dưới, biết nhẫn nhịn và vị tha với những trái ý trong đời sống.

Mẹ dạy con biết thương và quan tâm người đói khổ, biết san sẻ tình người, “Một miếng khi đói, bằng một gói khi no”. Mẹ dạy cho con biết dũng cảm, biết hy sinh, có trách nhiệm và bổn phận khi lớn lên, biết thương nòi giống, biết nhận diện máu đỏ da vàng, biết đoàn kết và bảo vệ, biết thương yêu và nâng đỡ anh em với nhau vì “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, biết công ơn người giúp mình, biết trung với hiếu, đạo với đời…

Chỉ có Mẹ, vâng chỉ có ánh mắt của Mẹ mà thôi!

Có phải Thượng Đế tạo nên đôi mắt của Mẹ chỉ để dõi theo cuộc đời của con?

Dõi theo từ khi con còn bé và mãi mãi suốt trong cuộc đời. Dõi theo con để biết con có được khỏe mạnh, an lành, sung sướng, dõi theo xem con có vui vẻ, hạnh phúc, thành công… và duy nhất chỉ có ánh mắt của Mẹ dõi theo con cùng với nước mắt âm thầm nếu con đau khổ, thất bại…

Dù đời có phản bội, hất hủi bỏ rơi, dù ai đó có bội bạc chia phôi khi ta thất cơ lỡ vận, bệnh hoạn hay thất bại…, thì duy chỉ có Mẹ vẫn luôn bên cạnh con để an ủi và vỗ về.

Mẹ luôn là vậy đó. Là người rất cao cả trong những điều rất giản dị và bình thường!

Không những bạn hay tôi, mà mọi con người trên quả địa cầu này tính luôn cả Chúa lẫn Phật cũng phải có Mẹ. Vì Mẹ sẽ cho ta sự sống, cho ta sự khôn ngoan, sự ấm áp, dịu dàng, ngọt ngào, an ủi và vỗ về, nhất là một tình yêu thật sự mà không cần đền đáp, trong khi đời thì luôn tính toán, lừa lọc, nhạt nhẽo, hời hợt và giả tạo.

Mỗi năm vào trung tuần của tháng Năm, nước Mỹ dành một ngày thật đặc biệt để tôn vinh người Mẹ. Ôi thật cao đẹp và ý nghĩa vô cùng!

Riêng tôi cũng dành một khoảng thời gian thiêng liêng để nghĩ về mẹ của mình và cầu nguyện cho người trong ngày lễ Mother’s Day hôm nay.

Và đặt biệt tôi muốn chia sẻ đến bạn bài hát hiếu ca, mà lời là bài thơ của Văn Nhân Chí – người em của tôi đã đề cập trong bài viết này. Tựa đề bài hát là:

MẸ GÁNH MẶT TRỜI

Thơ: Văn Nhân Chí

Nhạc: Văn Duy Tùng

Trình bày: Ca sĩ Tuyết Mai

Đặc biệt phần diễn ảnh rất ý nghĩa và nghệ thuật do nghệ sĩ Trúc Tiên từ Paris thực hiện.

Xin bạn mở Youtube sau đây để nghe bài hát: https://youtu.be/L0cLb1oJ-tw

Và đây là bản karaoke: https://youtu.be/-YKbJ2GKHDA

Văn Duy Tùng