Saturday, November 30, 20246:31 AM(View: 40)
Trong Mùa Tạ Ơn 2024 này, con nhìn lại cuộc đời 74 năm của con để nhìn thấy Bàn Tay Chúa an bài. Con cảm tạ Chúa vì con đã từng nhìn thấy những ơn lành mà Chúa ban cho con trong suốt cuộc đời của con.
Saturday, November 30, 20245:02 AM(View: 44)
1. Một người phụ nữ chia sẻ: Vợ chồng tôi là chủ của một tiệm làm móng tay (nails). Suốt ngày chúng tôi rất bận rộn với nhiều khách hàng và các thợ làm móng. Vì thế tôi đã phá thai đến 4 lần vì sợ rằng có con cái...
Thursday, November 28, 20242:24 PM(View: 56)
Ngày hôm nay tôi đọc được một tin rất buồn từ FB Catholic Saint of The Day như sau: Xin cầu nguyện cho linh
Thursday, November 28, 20241:55 PM(View: 47)
Hôm nay là Lễ Tạ Ơn. Buổi sáng vợ chồng tôi đến dự Lễ sớm vì biết hôm nay là Lễ của hai sắc dân Việt và Mỹ nên rất đông.
Thursday, November 28, 20241:14 PM(View: 55)
By: Susan Tassone Đức Mẹ Maria khi hiện ra tại làng Medjugorje đã từng nói về cây thánh giá trên núi Krizevac như sau:
Wednesday, November 27, 20249:15 PM(View: 51)
By: Susan Tassone Hai năm sau, cha Aladel đến gặp Đức Tổng Giám Mục de Quelen ở Paris và kể lại cho Đức Cha nghe những gì đã xẩy ra tại vùng Rue du Bac cũng ở tại Paria. Ngài nói rằng mề đay này hợp với những giáo huấn của Giáo Hội.
Wednesday, November 27, 20248:41 PM(View: 53)
By: Susan Tassone Vào năm 1830, nữ tu Catherine Laboure được Đức Mẹ Vô Nhiễm hiện ra và bảo vị nữ tu hãy cho đúc một mề đay huyền nhiệm và phân phát cho mọi người. Cuộc hiện ra đầu tiên là vào buổi tối trước lễ Thánh Vincent DePaul, đó là ngày 19 tháng 7.
Tuesday, November 26, 20248:44 PM(View: 58)
Trong một cuộc phỏng vấn của một nữ tu với bà Maria Simma ở nước Áo. Bà Simma nói rằng:
Sunday, November 24, 20249:30 PM(View: 60)
Một nữ tu chia sẻ: Trong Mùa Tạ Ơn này, chúng ta hãy cố gắng trong suốt một ngày gồm 24 tiếng đồng hồ thì sẽ ta sẽ không nói một lời than van và chê trách ai cả. Liệu chúng ta có làm được không?
Saturday, November 23, 20248:52 PM(View: 52)
Chỉ còn có mấy ngày nữa là đến ngày Tạ Ơn. Nhân dịp mùa lễ lớn này, chúng tôi xin kính chúc quý vị và gia đình có một mùa Tạ Ơn đầy tràn Ơn Thánh Chúa và một mùa lễ sum họp gia đình đầm ấm và hạnh phúc.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN

Thursday, June 1, 20235:56 PM(View: 281)

9-3aLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ SÁU TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN

Friday of the Eighth Week in Ordinary Time
https://www.youtube.com/watch?v=th_LsAhWzik

5 Phút Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 8 TN.
Chương Trình của TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH Tại Houston, Texas. Hoa Kỳ Phụ Tỉnh Thánh VINH SƠN LIÊM DÒNG ĐA MINH.
www.youtube.com

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Ca nhập lễ : Tv 17,19-20

Chúa đã thương bênh đỡ phù trì,

Người kéo tôi ra chỗ thảnh thơi,
vì yêu thương tôi nên Người giải thoát.


Bài đọc 1 : Hc 44,1.9-13

Cha ông chúng ta là những người được nhớ đến, những người được lưu danh muôn thuở.

Bài trích sách Huấn ca.

1Chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân,
cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.
9Có những người không còn ai nhớ nữa,
họ qua đi như chẳng bao giờ có,
họ sinh ra mà như chẳng chào đời
con cháu của họ cũng thế thôi !
10Nhưng các vị sau đây là những người đạo hạnh,
công đức của các ngài không chìm vào quên lãng.
11Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu
đó là lũ cháu đàn con.
12Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước ;
nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành.
13Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại,
vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ.

Đáp ca : Tv 149,1-2.3-4.5-6a và 9b (Đ. c.4a)

Đ. Chúa mến chuộng dân Người.

1Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,
ngợi khen Người trong cộng đoàn những kẻ hiếu trung !
2Hỡi Ít-ra-en, nào hoan hỷ,
vì có Chúa là Đấng tạo thành ngươi.
Con cái Xi-on, hãy nhảy mừng,
vì được Chúa làm Vua hiển trị.

Đ. Chúa mến chuộng dân Người.

3Mừng Thánh Danh, nào dâng điệu vũ,
nhịp trống hoạ đàn theo khúc hoan ca.
4Bởi vì Chúa mến chuộng dân Người,
ban cho kẻ nghèo hèn được vẻ vang chiến thắng.

Đ. Chúa mến chuộng dân Người.

5Kẻ hiếu trung hãy vui mừng rạng rỡ,
nào phủ phục mà cất tiếng reo hò,
6amiệng vang lời tán dương Thiên Chúa.9bĐó là niềm vinh dự cho mọi kẻ trung hiếu với Người.

Đ. Chúa mến chuộng dân Người.

Tung hô Tin Mừng : x. Ga 15,16

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Chính Thầy đã chọn anh em từ giữa thế gian, để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mc 11,11-26

Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Anh em hãy tin vào Thiên Chúa.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

11 Đang khi đám đông reo hò vang dậy, Đức Giê-su tiến vào Giê-ru-sa-lem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự, và vì giờ đã muộn, Người đi ra Bê-ta-ni-a cùng với Nhóm Mười Hai.

12 Hôm sau, khi thầy trò rời khỏi Bê-ta-ni-a, thì Đức Giê-su cảm thấy đói. 13 Trông thấy ở đàng xa có một cây vả tốt lá, Người đến xem có tìm được trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi, vì không phải là mùa vả. 14 Người lên tiếng bảo cây vả : “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa !” Các môn đệ đã nghe Người nói thế.

15 Thầy trò đến Giê-ru-sa-lem. Đức Giê-su vào Đền Thờ, Người bắt đầu đuổi những kẻ đang mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc, và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. 16 Người không cho ai được mang đồ vật gì đi qua Đền Thờ. 17 Người giảng dạy và nói với họ : “Nào đã chẳng có lời chép rằng : Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao ? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp !” 18 Các thượng tế và kinh sư nghe thấy vậy, thì tìm cách giết Đức Giê-su. Quả thế, họ sợ Người, vì cả đám đông đều rất ngạc nhiên về lời giảng dạy của Người. 19 Chiều đến, Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi thành.

20 Sáng sớm, khi đi ngang cây vả, các ngài thấy nó đã chết khô tận rễ. 21 Ông Phê-rô sực nhớ lại, liền thưa Đức Giê-su : “Kìa Thầy xem : cây vả Thầy rủa đã chết khô rồi !” 22 Đức Giê-su nói với các ông : “Anh em hãy tin vào Thiên Chúa. 23 Thầy bảo thật anh em : nếu có ai nói với núi này : ‘Dời chỗ đi, nhào xuống biển !’, mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. 24 Vì thế, Thầy nói với anh em : tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý. 25 Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. [26 Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em].”

Ca hiệp lễ : Tv 12,6

Con sẽ hát bài ca dâng Chúa

vì phúc lộc Ngài ban,

con sẽ đàn ca mừng danh Chúa,

Đấng cao cả muôn trùng.

SUY NIỆM-ĐỀN THỜ

Mahatma Gandhi từng rất thích đọc Kinh Thánh. Ông tin Kitô giáo chính là đạo giải đáp cho hệ thống đẳng cấp đang gây thương tổn cho Ấn Độ. Ông đã từng muốn trở thành Kitô hữu. Ngày nọ, ông vào một nhà thờ. Người ta chặn ông lại ở cửa và nói: mời ông đến nhà thờ dành cho người da màu. Ông đã đi và không bao giờ trở lại nữa.

Đền thờ là nơi thánh thiêng, là trung tâm đời sống đức tin của người Do Thái. Người ta đến đền thờ để cầu nguyện, cử hành các nghi thức xá tội,… Nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay, đền thờ lại trở thành nơi đổi chác, mua bán xô bồ. Chính vì vậy, Đức Giêsu đã khiển trách và phẫn nộ. Người muốn họ trả lại cho đền thờ đúng ý nghĩa và mục đích của nơi này.

Qua bí tích Rửa tội, mỗi Kitô hữu đã trở nên đền thờ của Thiên Chúa. Từ đó, họ được mời gọi hoán cải và canh tân đời sống mình mỗi ngày, để trở nên những viên đá sống động và thánh thiện, hầu xây dựng nên ngôi đền thờ thiêng liêng cho Thiên Chúa ngự trị.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết từ bỏ ý riêng, và không ngừng đổi mới tâm hồn để xứng đáng trở nên ngôi Đền thờ cho Chúa ngự. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô:
Cha Matteo Ricci - mẫu gương loan báo Tin Mừng bằng đối thoại và tình bạn

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong loạt bài giáo lý này chúng ta tiếp tục nói về lòng nhiệt thành tông đồ, nghĩa là điều mà người Kitô hữu cảm thấy được thúc đẩy để loan báo về Chúa Giêsu Kitô. Và hôm nay tôi muốn trình bày với anh chị em một tấm gương tuyệt vời khác về lòng nhiệt thành tông đồ. Chúng ta đã nói về Thánh Phanxicô Xaviê, Thánh Phaolô, những
người thiệt thành; hôm nay chúng ta sẽ nói đến một người Ý nhưng đã đi đến Trung Quốc, đó là Cha Matteo Ricci.

Con đường đối thoại và tình bạn

Cha Matteo Ricci xuất thân từ Macerata, ở vùng Marche của Ý. Sau khi học tại các trường Dòng Tên và gia nhập Dòng Tên ở Rôma, say mê với các báo cáo của các nhà truyền giáo mà cha đã nghe, và nhiệt thành như nhiều người trẻ khác, cha đã xin được cử đi truyền giáo ở Viễn Đông. Sau nỗ lực của Thánh Phanxicô Xaviê, 25 tu sĩ Dòng Tên khác đã cố gắng đến Trung Quốc nhưng không thành công.

Nhưng cha Ricci và một tu sĩ cùng dòng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, nghiên cứu kỹ ngôn ngữ và phong tục của Trung Quốc, và cuối cùng đã có thể định cư ở miền nam của Trung Quốc. Họ đã phải cần 18 năm, với bốn chặng qua bốn thành phố khác nhau, trước khi đến được Bắc Kinh, khi đó là trung tâm. Với sự kiên định và kiên nhẫn, được thúc đẩy bởi một niềm tin không thể lay chuyển, Cha Matteo Ricci đã có thể vượt qua những khó khăn và nguy hiểm, sự ngờ vực và chống đối. Anh chị em hãy suy nghĩ, vào thời đó, họ đi bộ hay đi ngựa qua những đoạn đường dài... và cha đã tiến bước. Đâu là bí quyết của Cha Matteo Ricci? Lòng nhiệt thành của cha được thúc đẩy theo con đường nào?

Cha luôn đi theo con đường đối thoại và tình bạn với tất cả những người cha gặp gỡ, và điều này đã mở ra cho cha nhiều cánh cửa trong việc tuyên xưng đức tin Kitô giáo. Tác phẩm đầu tiên của cha bằng tiếng Trung chính là một khảo luận Về tình bạn, đã có được tiếng vang lớn. Để hòa nhập với văn hóa và đời sống Trung Quốc, lúc đầu cha ăn mặc như một nhà sư Phật giáo, theo tập tục của nước đó, nhưng sau đó cha hiểu rằng cách tốt nhất là mang lối sống và trang phục của các nhà nho. Cha đã nghiên cứu hết sức kỹ càng các văn bản cổ điển của họ, để có thể trình bày Kitô giáo trong cuộc đối thoại tích cực với sự khôn ngoan của Nho giáo của họ và với các phong tục và truyền thống của xã hội Trung Quốc. Và điều này đòi có sự “hội nhập văn hoá”. Trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, các Giáo phụ, những nhà truyền giáo này đã biết “hội nhập văn hóa” đức tin Kitô giáo khi đối thoại với văn hóa Hy Lạp.

Đức Thánh Cha nhận xét: Sự chuẩn bị khoa học tuyệt vời của cha Ricci đã khiến những người học thức quan tâm và ngưỡng mộ, bắt đầu với quả địa cầu nổi tiếng của cha, bản đồ của toàn bộ thế giới được biết đến vào thời điểm đó, với các châu lục khác nhau, lần đầu tiên tiết lộ cho người Trung Quốc một thế giới bên ngoài Trung Quốc và nó lớn hơn nhiều so với những gì họ từng nghĩ. Làm cho họ thấy rằng thế giới lớn hơn Trung Quốc và họ đã hiểu, bởi vì họ là những người thông minh. Nhưng kiến thức toán học và thiên văn của Cha Ricci và của những nhà truyền giáo đồng hành với cha đã góp phần cho cuộc gặp gỡ hiệu quả giữa văn hóa và khoa học của phương Tây và phương Đông; cuộc gặp gỡ này sau đó đã có một thời gian tốt đẹp nhất của nó, được đặc trưng bởi đối thoại và tình bạn. Trên thực tế, công việc của Cha Matteo Ricci sẽ không bao giờ có thể thực hiện được nếu không có sự cộng tác của những người bạn Trung Quốc tuyệt vời của ngài, ví dụ như các bác sĩ nổi tiếng: “Bác sĩ Phaolô” (Từ Quảng Kỳ - Xu Guangqi) và “Bác sĩ Lêô” (Lý Chi Tảo - Li Zhizao).

Nhất quán giữa lối sống và lời rao giảng

Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Cha Ricci như là một nhà khoa học không được làm lu mờ động lực sâu xa nhất trong mọi nỗ lực của cha: đó là việc loan báo Tin Mừng. Với cuộc đối thoại khoa học, với các nhà khoa học, cha đã có thể thành công nhưng vẫn làm chứng về đức tin của mình, về Tin Mừng. Sự tín nhiệm có được từ cuộc đối thoại khoa học đã cho cha quyền đề xuất chân lý của đức tin và luân lý Kitô giáo, những điều mà cha đã nói rất sâu sắc trong các tác phẩm chính được viết bằng tiếng Trung Quốc của cha, ví dụ như Ý nghĩa thực sự của Chúa Trời. Ngoài giáo lý, chính chứng tá về đời sống tôn giáo, nhân đức và cầu nguyện; những nhà truyền giáo này cầu nguyện. Họ đi rao giảng, di chuyển, họ thực hiện các động thái chính trị, tất cả, và họ cầu nguyện. Đó là điều nuôi dưỡng đời sống truyền giáo, một đời sống bác ái, giúp đỡ người khác, khiêm tốn, hoàn toàn không màng đến vinh quang.

Những điều này đã khiến nhiều môn đệ và bạn bè người Trung Quốc của cha đón nhận đức tin Công giáo, bởi vì họ nhìn thấy một người quá thông minh, quá khôn ngoan, quá khéo léo - theo nghĩa tốt của từ này - để phát triển mọi việc, và họ tin tưởng đến mức họ nói: “Nhưng những gì ông ấy rao giảng là sự thật bởi vì đó là một con người làm chứng tá: ông làm chứng cho những gì ông loan báo bằng chính cuộc sống của mình”. Đây là sự nhất quán của những người loan báo Tin Mừng. Và điều này cũng đúng với tất cả các Kitô hữu chúng ta, là những người truyền giáo.

Tôi có thể thuộc lòng Kinh Tin Kính, tôi có thể nói tất cả những điều chúng ta tin, nhưng nếu cuộc sống của bạn không phù hợp với điều này, thì nó vô ích. Điều thu hút mọi người là chứng từ nhất quán: các Kitô hữu chúng ta sống như những gì chúng ta nói, và không giả vờ sống như Kitô hữu và sống theo kiểu thế gian. Hãy coi chừng điều đó, hãy nhìn những nhà truyền giáo vĩ đại này, hãy thấy rằng sức mạnh lớn nhất là sự nhất quán: họ nhất quán giữa điều họ giảng và cách họ sống.

Nhà truyền giáo vĩ đại

Cuối bài giáo lý, tiếp tục nhấn mạnh lòng nhiệt thành rao giảng Tin Mừng của Cha Ricci, Đức Thánh Cha thuật lại: Trong những ngày cuối đời, nói với những người thân thiết nhất đã hỏi xem cha cảm thấy thế nào, “cha trả lời rằng trong giây phút đó cha đang nghĩ liệu niềm vui và lòng hân hoan mà cha cảm thấy trong lòng khi nghĩ rằng cha đã gần đến cuộc hành trình để đi hưởng nếm Chúa có lớn hơn nỗi buồn phải rời xa những người bạn đồng hành trong toàn bộ sứ mạng mà cha vô cùng yêu quý, và việc phục vụ mà cha vẫn có thể làm cho Thiên Chúa, Chúa chúng ta trong sứ mạng này hay không” (S. DE URSIS, Báo cáo về M. Ricci, Văn khố Lịch sử Roma S.J.). Đó cũng là thái độ của Tông Đồ Phaolô (xem Pl 1,22-24); muốn tránh xa Chúa, ngài đã tìm Chúa bởi vì “tôi ở lại để phục vụ anh em.”

Cha Matteo Ricci qua đời ở Bắc Kinh vào năm 1610, 57 tuổi, là một người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho công việc truyền giáo. Tinh thần truyền giáo của Cha Matteo Ricci làm nên một mẫu mực sống động cho thời nay. Tình yêu của ngài đối với người Trung Quốc là một mẫu mực; nhưng một con đường rất hợp thời chính là sự nhất quán của cuộc sống, chứng tá của cuộc sống của ngài như là một Kitô hữu. Ngài đã mang Kitô giáo đến Trung Quốc; vâng, ngài vĩ đại bởi vì ngài là một nhà khoa học vĩ đại, ngài vĩ đại vì ngài can đảm, vì ngài đã viết rất nhiều sách - nhưng trên hết, ngài vĩ đại vì đã kiên định với ơn gọi của mình, nhất quán với ước muốn theo Chúa Giêsu Kitô. Thưa anh chị em, hôm nay chúng ta, mỗi người chúng ta, hãy tự hỏi: “Tôi có nhất quán trong cuộc sống không, hay tôi sống lập lờ?” Cảm ơn anh chị em.

Hồng Thủy - Vatican News