Wednesday, January 15, 20258:16 PM(View: 49)
Nguồn: https://abcnews.go.com/ Căn nhà của ông Ivan và bà Robyn Migel đã không bị lửa thiêu rụi. Ông bà đã sinh sống tại vùng Altadena trong suốt 25 năm, nhưng tuần qua, ngọn lửa the Eaton Fire đã đến viếng căn nhà yêu quý của ông bà. Ông bà Migel nói rằng một tượng Thiên Thần bằng sứ thì vẫn còn đứng sừng sững ở ngoài vườn của họ mà không bị nứt.
Tuesday, January 14, 20257:35 PM(View: 73)
Nguồn: Queen Of Peace Theo bản tin Angelus News thì:
Tuesday, January 14, 20257:00 PM(View: 68)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Thông điệp của Đức Mẹ Mỹ Quốc, Our Lady of America năm 1957: "Các con thân mến, nếu các con làm theo ý của Mẹ và cải thiện đời sống, nếu không thì Chúa sẽ cần phải thanh tẩy các con trong lửa của sự trừng phạt mà chưa ai nói tới. Các con phải chuẩn bị để nhận lãnh ơn lành bình an lớn lao của Chúa. Nếu các con không chuẩn bị tâm hồn...
Tuesday, January 14, 20256:40 PM(View: 63)
Mấy năm trước đây, một bé gái 5 tuổi được đưa vào viện mồ côi. Mấy ngày trước đó, bố mẹ của em đã cãi vã với nhau, rồi bố em đã bắn chết mẹ em, rồi quay súng lại mà tự vẫn. Tất cả xảy ra trước sự chứng kiến của em. Đến ngày Chúa Nhật sau đó, em được đưa đến Nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ và sau đó, dự lớp Giáo lý. Vì sợ cô giáo không hiểu hoàn cảnh của em,
Monday, January 13, 20259:34 PM(View: 53)
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
Monday, January 13, 20256:21 AM(View: 65)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
Monday, January 13, 20255:55 AM(View: 56)
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Sunday, January 12, 20255:46 PM(View: 59)
Nguồn: Spiritdaily.com Câu chuyện của ông Ernest Shackleton về hiện tượng Người Thứ Ba đã gây nguồn cảm hứng cho thi sĩ T. S. Eliot.
Sunday, January 12, 20255:03 PM(View: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Lịch sử cho thấy khi người ta ở trong một hoàn cảnh khó khăn nhất thì người ta thường có cảm tưởng là có một sự hiện diện vô hình đã dẫn dắt họ tới với sự an toàn...
Saturday, January 11, 20259:47 PM(View: 70)
Suốt gần một tuần nay, vợ chồng tôi hồi hộp theo dõi những cảnh hoả hoạn và những câu chuyện mất nhà, mất mạng của các cư dân thành phố Los Angeles. Lúc này khi tôi đang viết bài này thì gió Santa Ana vẫn còn thổi mạnh. Gió rít lên qua những cánh cửa đóng kính của nhà tôi. Tôi đã thấy những cảnh hoả hoạn xẩy ra hầu như hàng năm nhưng năm nay,

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ NĂM TUẦN IX THƯỜNG NIÊN Thursday of the Ninth Week in Ordinary Time

Thursday, June 8, 20237:13 AM(View: 281)

chauthanhthe1LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ NĂM TUẦN IX THƯỜNG NIÊN

Thursday of the Ninth Week in Ordinary Time
https://www.youtube.com/watch?v=hFsADX57WzY

5 Phút Lời Chúa - Thứ Năm Tuần 9 TN.
Chương Trình của TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH Tại Houston, Texas. Hoa Kỳ Phụ Tỉnh Thánh VINH SƠN LIÊM DÒNG ĐA MINH.
www.youtube.com

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Ca nhập lễ : Tv 24,16.18

Lạy Chúa, xin đoái nhìn và xót thương con,

vì thân này cô đơn, nghèo khổ.

Xin thấy cho cảnh lầm than khổ cực

và tha thứ hết mọi tội con.

Bài đọc 1 : Tb 6,10-11 ; 7,1.9-17 ; 8,4-8

Xin Chúa đoái thương con và em con, cho chúng con được chung sống bên nhau đến tuổi già.

Bài trích sách Tô-bi-a.

6 10 Hồi đó, khi đã tới xứ Mê-đi và gần đến Éc-ba-tan, 11 thiên sứ Ra-pha-en nói với cậu Tô-bi-a : “Em Tô-bi-a !” Cậu đáp : “Em đây !” Thiên sứ bảo : “Đêm nay, chúng ta phải trọ nhà ông Ra-gu-ên. Ông này là bà con của em và có cô con gái tên là Xa-ra.

7 1 Khi vào tới Éc-ba-tan, Tô-bi-a nói với thiên sứ Ra-pha-en : “Anh A-da-ri-a, xin anh dẫn em tới thẳng nhà ông Ra-gu-ên, người anh em của chúng tôi.” Và thiên sứ dẫn cậu tới nhà ông Ra-gu-ên. Thấy ông đang ngồi ở cửa sân, họ chào ông trước. Ông đáp : “Chào các anh ! Chúc các anh mạnh khỏe !” Rồi ông dẫn họ vào nhà.

9 Tắm rửa xong, họ vào bàn, nghiêng người xuống để dùng bữa. Cậu Tô-bi-a nói với thiên sứ Ra-pha-en : “Anh A-da-ri-a, xin anh nói với ông Ra-gu-ên gả cô em gái Xa-ra cho em !” 10 Nghe lời ấy, ông Ra-gu-ên bảo cậu thanh niên : “Này cháu, cháu cứ ăn uống qua đêm nay cho thoải mái, vì ngoài cháu ra, không ai có quyền cưới Xa-ra, con gái của chú, cũng như chú đây không có quyền gả cho người đàn ông nào khác ngoài cháu, vì cháu là người bà con gần nhất của chú. Nhưng này cháu, nhất định chú phải cho cháu biết sự thật : 11 Chú đã gả nó cho bảy người trong số anh em của chúng ta, nhưng người nào cũng chết ngay trong đêm đến với nó. Vậy bây giờ, này cháu, cháu cứ ăn uống đi, rồi Đức Chúa sẽ xếp đặt cho chúng con. 12 Tô-bi-a nói : “Cháu sẽ không ăn uống gì kể từ bây giờ, cho đến khi chú định đoạt về chuyện của cháu.”

Ông Ra-gu-ên nói : “Thì chú đang làm đây. Em nó được gả cho cháu là chiếu theo phán quyết của sách Mô-sê, và em nó được gả cho cháu cũng là do Trời định. Vậy cháu hãy đón nhận cô em cháu đây. Từ nay, cháu là anh nó và nó là em của cháu. Từ hôm nay và mãi mãi, nó được gả cho cháu. Con ơi ! Đức Chúa trên trời sẽ cho chúng con đêm nay được toại nguyện ; Người sẽ thương xót và cho chúng con được bình an.” 13 Rồi ông Ra-gu-ên gọi Xa-ra, con gái ông. Cô đến bên ông ; ông cầm lấy tay cô, trao cho Tô-bi-a và nói : “Con hãy đón nhận em con chiếu theo Lề Luật và phán quyết ghi trong sách Mô-sê dạy phải cho nó làm vợ của con. Hãy lấy nó và đưa nó an lành mạnh khoẻ về nhà cha con ; xin Thiên Chúa trên trời ban cho chúng con được bình an !” 14 Ông gọi mẹ cô và bảo đem giấy tới rồi viết tờ hôn thú cam kết là đã gả cô cho cậu chiếu theo phán quyết của Luật Mô-sê.

Sau đó, họ bắt đầu ăn uống. 15 Ông Ra-gu-ên gọi bà Ét-na, vợ ông, và nói : “Này em, em đi dọn một phòng khác rồi dẫn Xa-ra tới đó đi.” 16 Bà đi vào phòng trải giường như ông đã nói, và dẫn con vào. Bà oà lên khóc vì số phận cô, rồi lau nước mắt và nói với cô : 17 “Con ơi, hãy tin tưởng ! Xin Đức Chúa trên trời cho buồn phiền của con biến thành hoan lạc. Cứ tin tưởng đi con !” Sau đó bà đi ra.

8 4 Khi thân nhân đã ra khỏi phòng và đóng cửa lại, Tô-bi-a ngồi dậy, ra khỏi giường và nói với Xa-ra : “Đứng lên, em ! Chúng ta hãy cầu nguyện, nài xin Đức Chúa để Người xót thương và ban ơn cứu độ cho chúng ta !” 5 Cô đứng lên, rồi cả hai bắt đầu cầu nguyện và nài xin cho mình được cứu độ. Tô-bi-a bắt đầu như sau :

6“Lạy Thiên Chúa của tổ tiên chúng con.
Xin chúc tụng Chúa, xin chúc tụng Thánh Danh
đến muôn thuở muôn đời !
Các tầng trời và toàn thể công trình của Chúa
phải chúc tụng Chúa đến muôn thuở muôn đời !
6Chính Chúa đã dựng nên ông A-đam,
dựng nên cho ông một người trợ giúp và nâng đỡ
là bà E-và, vợ ông.
Và dòng dõi loài người đã sinh ra từ hai ông bà.
Chính Chúa đã nói :
‘Con người ở một mình thì không tốt.
Ta sẽ làm cho nó một người trợ giúp giống như nó.’
7Giờ đây, không phải vì lòng dục, mà con lấy em con đây,
nhưng vì lòng chân thành.
Xin Chúa đoái thương con và em con
cho chúng con được chung sống bên nhau đến tuổi già.”

8 Rồi họ đồng thanh nói : “A-men ! A-men !”

Đáp ca : Tv 127,1-2.3.4-5 (Đ. x. c.1a)

Đ. Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa.

1Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa,
ăn ở theo đường lối của Người.
2Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng,
bạn quả là lắm phúc nhiều may.

Đ. Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa.

3Hiền thê bạn trong cửa trong nhà
khác nào cây nho đầy hoa trái ;
và bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn,
xúm xít tại bàn ăn.

Đ. Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa.

4Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Người.
5Xin Chúa từ Xi-on xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc.
Ước chi trong suốt cả cuộc đời
bạn được thấy Giê-ru-sa-lem phồn thịnh.

Đ. Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa.

Tung hô Tin Mừng : x. 2 Tm 1,10

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đấng Cứu Độ chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mc 12,28b-34

Chẳng có điều răn nào khác quan trọng hơn các điều răn đó.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

28b Khi ấy, có một người trong các kinh sư đến gần Đức Giê-su và hỏi rằng : “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu ?” 29 Đức Giê-su trả lời : “Điều răn đứng hàng đầu là : Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. 30 Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. 31 Điều răn thứ hai là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác quan trọng hơn các điều răn đó.” 32 Ông kinh sư nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. 33 Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” 34 Đức Giê-su thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo : “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu !” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.

Ca hiệp lễ : Tv 16,6

Con kêu lên Ngài, lạy Thiên Chúa,

vì Ngài đáp lời con.

Xin lắng tai và nghe tiếng con cầu.

SUY NIỆM-MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

Mẹ Têrêsa Calcutta đã từng nói rằng: “Tình yêu là loại quả của bốn mùa, và nằm trong tầm với của mọi bàn tay.” Điều này cho thấy rằng, tình yêu trải rộng và lan tỏa đến khắp mọi nơi, và bất cứ ai cũng có thể sống tình yêu trong cuộc đời của mình.

Nhân dịp có một người trong nhóm luật sĩ hỏi về điều răn cao trọng nhất giữa vô số luật lệ của người Do Thái lúc bấy giờ, Đức Giêsu đã chỉ ra cho ông biết điều răn cao trọng nhất chính là mến Chúa, yêu người. Thật vậy, chính tình yêu Thiên Chúa và tha nhân làm nên bản chất đời sống của người Kitô hữu đích thực qua mọi thời đại.

Hôm nay, Đức Giêsu cũng mời gọi chúng ta nhận ra điều căn bản nhất của lề luật: đó chính là lòng mến Chúa, yêu người, chứ không phải hệ tại những cử chỉ thờ phượng và thái độ chỉ giữ luật bên ngoài mà thôi.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin gia tăng lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh chị em nơi chúng con, ngõ hầu chúng con có thể trở thành người Kitô hữu đích thực giữa lòng thế giới hôm nay. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Những ngộ nhận về Thượng Hội đồng Giám mục thế giới sắp tới

Chỉ còn 4 tháng nữa, Thượng Hội đồng Giám mục thế giới kỳ thứ 16 về với chủ đề: “Hướng tới một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ”, sẽ khai diễn tại Roma và kéo dài 2 năm. Trong tháng 6 này, theo dự kiến, tài liệu làm việc làm căn bản cho các cuộc thảo luận tại Công nghị sẽ được công bố. Trong những ngày qua, ban tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục và chính Đức Thánh Cha đã lên tiếng cảnh giác về những ảo tưởng và ngộ nhận về Công nghị quan trọng này của Giáo hội.

Bối cảnh những ngộ nhận

Để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục thế giới sắp tới, các cuộc tham khảo ý kiến sâu rộng đã được phát động và thực hiện tại các giáo phận và trong khuôn khổ các nước qua các Hội Đồng Giám mục liên hệ, trước khi được đúc kết và trao đổi tại các khóa họp Liên Hội Đồng Giám Mục, được phân chia thành 7 miền trên toàn cầu. Đúc kết các trao đổi này đã được gửi về Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục. Tại đây một Ủy ban các chuyên gia đã nhóm họp để từ các ý kiến và đề nghị của các địa phương soạn dự thảo Tài Liệu làm việc vừa nói.

Trong các tiến trình nói trên, dư luận báo chí đặc biệt chú ý đến các vấn đề nóng bỏng như hôn nhân đồng phái, phá thai, độc thân linh mục và cả việc truyền chức thánh cho phụ nữ, hoặc nhiều đề tài khác. Ngoài ra có quyết định của Đức Thánh Cha cho một số thành phần không phải là Giám mục cũng được quyền bỏ phiếu trong Thượng Hội Đồng Giám Mục, giống như các nghị phụ. Từ đó nhiều người nghĩ rằng với cơ cấu “dân chủ hóa” như thế, Thượng Hội đồng Giám mục có thể đi tới những quyết định về các vấn đề nóng bỏng.

Thanh minh của Đức Hồng Y Mario Grech

Trước những dư luận trên đây, trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Truyền hình Lời Vĩnh Cửu (EWTN) ở Mỹ, truyền đi ngày 25/5 vừa qua, Đức Hồng Y Mario Grech, người Malta, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, cũng là trưởng ban tổ chức công nghị này, đã điều chính những quan niệm sai trái trong dư luận.

Ngài cũng cảnh giác rằng trong tiến trình Thượng Hội đồng đang diễn ra, Giáo hội có nguy cơ đánh mất một “thời điểm ân thánh” nếu chỉ tập trung vào các vấn đề tạo nên những thái cực được nêu lên trong các khóa họp lắng nghe, trong đó có vấn đề hôn nhân đồng phái, phá thai, truyền chức linh mục cho phụ nữ.

Nới rộng sự tham dự của dân Chúa

Đức Hồng Y Grech nhắc lại rằng trong quá khứ, Thượng Hội đồng Giám mục là một thời điểm trong đó chỉ có các Giám mục dấn thân vào. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tạo nên một chiều kích mới về kinh nghiệm này với sự tham dự của tất cả dân Chúa, trong tinh thần hiệp hành.

Nói một cách đơn sơ hơn, “một Giáo hội hiệp hành, là một Giáo hội thiêng liêng nhiều hơn. Có một cám dỗ thúc đẩy chúng ta biến Giáo hội thành một tổ chức từ thiện, một tổ chức phi chính phủ (ONG), như Đức Thánh Cha vẫn cảnh giác. Giáo hội là thân mình của Chúa Kitô và linh hồn của Giáo hội này chính là Chúa Thánh Thần. Một Giáo hội hiệp hành là một lời mời gọi dân Chúa hãy lãnh nhận sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Đấng giữ vai cính trong tiến trình Thượng hội đồng này.”

Đức Hồng Y Grech xác quyết rằng: “Đối với tôi, lời mời gọi trở thành một Giáo hội hiệp hành là một lời mời gọi hãy dành nhiều chỗ hơn cho Chúa Thánh Thần. Một sự kiện thực tế, một chìa khóa trong tiến trình đơn giản này là sự phân định: làm sao chúng ta phân định điều mà Chúa Thánh Thần đang thông truyền cho Giáo hội ngày nay?”

“Một trong các phương pháp thực sự hữu hiệu trong các khóa họp cấp đại lục là điều mà chúng tôi gọi là sự hoán cải thiêng liêng: sự hoán cải theo Thánh Thần hay hoán cải hiệp hành. Khi chúng tôi gặp nhau để thảo luận và lắng nghe trong các phiên họp, đó không chỉ là những phiên họp thuần túy con người. Chúng ta phải cầu khẩn Chúa Thánh Thần, chúng ta phải lắng nghe Lời Chúa. Chẳng vậy, Giáo hội sẽ là dự phóng của tôi, dự phóng của chúng ta, nhưng Giáo hội không phải là của chúng ta. Giáo hội thuộc về Chúa Kitô”.

Thành phần không Giám mục tại Thượng Hội Đồng

Về việc tham gia của những người không phải là Giám mục vào Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng 10 năm nay ở Roma, Đức Hồng Y Grech giải thích rằng:

“Thượng Hội đồng là một khóa họp dành cho các Giám mục và sẽ tiếp tục là khóa họp của các Giám Mục. Bản chất của Thượng Hội đồng Giám mục vẫn không thay đổi. Nhưng, qua sự lắng nghe dân Chúa, Đức Thánh Cha quyết định mời cả những người không phải là Giám mục tham dự Thượng Hội đồng. Những người không phải là Giám Mục, không có nghĩa là chỉ có các giáo dân, nhưng gồm cả các linh mục, phó tế, những người thánh hiến nam nữ, và cả các phó tế vĩnh viễn. Tổng số những thành phần không Giám mục không vượt quá 25%.”

“Sở dĩ duy trì tỷ lệ như vậy là vì chúng tôi không muốn thay đổi bản chất của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Sự hiện diện của các thành phần khác của dân Chúa nói lên rằng đó là toàn thể dân Chúa...”.

“Dân Chúa đã tham gia ngay từ đầu tiến trình này và nay cũng đang tham gia giai đoạn chót của tiến trình. Sự hiện diện của họ ở đó. Các Giám mục ở đó vì các vị là mục tử, và không có đoàn chiên nếu không có một mục tử. Và không có mục tử nếu không có đoàn chiên.”

Những vấn đề nóng bỏng

Về những vấn đề nóng như hôn nhân đồng phái, phá thai và truyền chức cho phụ nữ, Thượng hội đồng về hiệp hành sẽ xử lý như thế nào?

Đức Hồng Y Grech minh định rằng: “Trong giai đoạn đầu tham khảo ý kiến tức là giai đoạn lắng nghe, nhiều vấn đề khác nhau đã được nêu lên như vừa nói. Đây là lần đầu tiên dân Chúa được cơ hội lên tiếng về các vấn đề ấy. Giáo hội lắng nghe các nhu cầu của họ. Và tôi không ngạc nhiên vì một số điểm nóng nay lại được nhắc đến. Nhưng đến lúc nào đó, tôi và Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng tường trình viên cho khóa Thượng Hội đồng Giám mục này, đã gửi một thư cho tất cả các Giám Mục, nêu rõ sự kiện đề tài của Thượng Hội đồng này là Giáo hội hiệp hành. Các vấn đề khác sẽ không bị gạt bỏ, nhưng chúng tôi sẽ đặt chúng ở phía sau, vì chúng không phải là những vấn đề được giải quyết trong Thượng Hội đồng đặc biệt này.

Nếu chúng ta đi vào những vấn đề đó trong thời điểm này, thì chúng ta sẽ mất cơ hội quý giá, một thời điểm ân phúc, một suy tư về cách thức làm sao chúng ta thực sự giúp Giáo hội hiệp hành hơn và kiến tạo những không gian trong đó mọi phần tử của dân Chúa, dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn của các mục tử, có thể thực sự góp phần vào việc loan báo Tin Mừng.”

Đặc tính tư vấn của Thượng Hội Đồng Giám Mục

Đức Hồng Y Grech cũng minh xác: “Bản chất của Thượng Hội đồng Giám mục chỉ là tư vấn, vì quyết định chung kết vẫn là của Đức Thánh Cha. Khi Đức Phaolô VI thiết lập Thượng Hội đồng Giám mục ngài xác định mục đích là để giúp, tham vấn với Đức Thánh Cha”.

“Tôi nghĩ có việc nhận quyết định và đưa ra quyết định. Lắng nghe toàn dân Chúa, đặc biệt các Giám mục tụ họp trong thượng Hội Đồng Giám Mục, là thành phần của việc đưa ra các quyết định, giúp soi sáng cho Đức Thánh Cha để phân định.”

“Chúng ta có thừa tác vụ Giám Mục, đặc biệt trong các Giáo hội địa phương, có thể bảo đảm để dân khỏi đi trệch đường trong phân định của họ. Và đối với toàn thể Giáo hội, thì chúng ta có Đức Thánh Cha, có sứ vụ Phêrô thực sự giúp và bảo đảm cho toàn thể Giáo hội thi hành thánh ý Chúa.”

Đức Hồng Y Grech không quên cảnh giác những người đang đặt dân Chúa trong vị thế đối nghịch với hàng giáo phẩm vì trong tiến trình hiệp hành mỗi người được lên tiếng, một số người nghĩ chúng ta đang trên đường tiến tới một kiểu dân chủ. Nhưng Giáo hội không phải là dân chủ. Giáo hội tự bản chất là phẩm trật. Thừa tác vụ của các Giám Mục, sứ vụ Phêrô là một ơn của Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội, và chúng ta cần quý chuộng gìn giữ”.

Nhắc nhở của Đức Thánh Cha

Những điều minh xác trên đây của Đức Hồng Y Mario Grech cũng là điều nằm trong chủ ý của Đức Thánh Cha, như ngài đã nhắc nhở trong bài giảng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Chúa Nhật 28/5 vừa qua tại Đền thờ Thánh Phêrô. Ngài nói:

“Thượng Hội đồng đang tiến hành là và phải là 'một con đường theo Thánh Thần: đó không phải là một nghị viện để đòi hỏi các quyền và những nhu cầu theo chương trình hành động của thế gian, không phải là một dịp để đi theo chiều gió, nhưng là cơ hội để trở nên ngoan ngoãn đối với hơi thở của Thánh Thần”. Vì trong biển lịch sử, Giáo hội chỉ ra hải hành với Thánh Thần là linh hồn của Giáo hội” (S. Phaolo VI, Diễn Văn trước Hồng Y đoàn đến chúc mừng lễ bổn mạng, 21/6/1976), Thánh Thần là trọng tâm của tính hiệp hành (sinodalità), là động cơ của việc loan báo Tin Mừng. Không có Thánh Thần thì Giáo hội sẽ bất động, đức tin chỉ là một giáo thuyết, luân lý chỉ là một nghĩa vụ, mục vụ chỉ là một công việc. Nhiều khi chúng ta nghe những người gọi là tư tưởng gia, thần học gia mang lại cho chúng ta những đạo lý lạnh lùng, như thể là toán học, vì thiếu Thần Khí bên trong. Trái lại với Thánh Thần, đức tin là sự sống, là tình thương của Chúa chinh phục chúng ta và đức cậy nảy sinh. Chúng ta hãy đặt Chúa Thánh Thần ở trung tâm của Giáo hội, nếu không con tim chúng ta sẽ không nồng cháy tình yêu đối với Chúa Giêsu, nhưng chỉ yêu bản thân mình...”

Giuse Trần Đức Anh, O.P.