Sunday, December 8, 20248:24 PM(View: 10)
Nhân mùa Giáng Sinh, mùa của tình yêu lại đến với trần gian lần nữa, tôi xin được chia sẻ một số câu chuyện mà bà Maria Simma kể lại. Tất cả những điều cần biết về các linh hồn ở luyện ngục thì tôi đã dịch trong tác phẩm: Hãy Cứu Các Linh Hồn, xuất bản vào năm 2006. 1. Một hôm có một ông tiều phu đẩy xe ba gác để lên núi tìm lượm những cành cây khô đem về cho vợ...
Sunday, December 8, 20247:40 PM(View: 10)
Người Việt nói riêng và người Á Châu nói chung rất ít khi ôm hôn dù là ôm hôn những người thân quen. Tuy nhiên đối với người Âu Mỹ thì sự ôm hôn là điều cần phải làm để tỏ lòng quan tâm, khuyến khích và yêu thương người đối diện. Nếu chúng ta chưa quen thì hãy tập ôm hôn con cháu trước, rồi đến những người thân quen sau. (KH)
Friday, December 6, 20247:22 PM(View: 31)
Tôi biết chị Teresa Nguyễn Trịnh Phương, vợ thầy Phó Tế Nguyễn Sỹ Bạch khi tham dự khóa 516 Cursillo năm 2002. Và tôi cũng đã có dự lớp học Thánh kinh do Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời tổ chức năm 2008 thời Đức Ông Lê Xuân Thượng làm chánh xứ, ban đầu là cha Bùi Phương Tiến và sau đó thầy Phó tế Bạch phụ trách. Tôi thường xuyên gặp thầy Phó Tế Bạch và vợ thầy là cô Phương...
Wednesday, December 4, 20249:13 PM(View: 47)
LM Mario Attard OFM kể: Tôi được một người phóng viên của một chương trình TV mời tôi lên đài để phỏng vấn. Khi tôi bước vào phòng thâu thì tôi nhìn thấy ông ấy đang ngồi. Ánh mắt của ông ấy có vẻ buồn phiền. Giọng nói của ông ấy cò vẻ lạ lẫm. Sau khi nói chuyện thì ông ấy bảo tôi rằng:
Wednesday, December 4, 20248:38 PM(View: 43)
Sau đây là thông điệp mà Đức Mẹ ban cho thị nhân Mirjana Dragicevic-Soldo vào ngày 2/12/2015: "Các con thân mến, Mẹ luôn ở với các con bởi vì Con của Mẹ đã tín thác các con cho Mẹ. Và các con là con của Mẹ, các con cần Mẹ, các con đang tìm kiếm Mẹ. Các con đang đến với Mẹ. Các con đem niềm vui cho Trái Tim Từ Mẫu Mẹ."
Tuesday, December 3, 20248:35 PM(View: 39)
LM Mario Attard kể: Tôi luôn đi thăm các bịnh nhân đau ốm trong bịnh viện. Có một lần tôi ghé thăm phòng bịnh của một phụ nữ. Bà tỏ ra tốt lành, thanh thản và bình an. Tôi cảm thấy rất quý mến bà. Khi tôi hỏi xem liệu bà có muốn rước Mình Thánh Chúa hay không thì bà đáp ngay:
Saturday, November 30, 20246:31 AM(View: 54)
Trong Mùa Tạ Ơn 2024 này, con nhìn lại cuộc đời 74 năm của con để nhìn thấy Bàn Tay Chúa an bài. Con cảm tạ Chúa vì con đã từng nhìn thấy những ơn lành mà Chúa ban cho con trong suốt cuộc đời của con.
Saturday, November 30, 20245:02 AM(View: 66)
1. Một người phụ nữ chia sẻ: Vợ chồng tôi là chủ của một tiệm làm móng tay (nails). Suốt ngày chúng tôi rất bận rộn với nhiều khách hàng và các thợ làm móng. Vì thế tôi đã phá thai đến 4 lần vì sợ rằng có con cái...
Thursday, November 28, 20242:24 PM(View: 68)
Ngày hôm nay tôi đọc được một tin rất buồn từ FB Catholic Saint of The Day như sau: Xin cầu nguyện cho linh
Thursday, November 28, 20241:55 PM(View: 58)
Hôm nay là Lễ Tạ Ơn. Buổi sáng vợ chồng tôi đến dự Lễ sớm vì biết hôm nay là Lễ của hai sắc dân Việt và Mỹ nên rất đông.

KÍNH TRỌNG

Friday, June 30, 20231:25 PM(View: 313)

3-12cKÍNH TRỌNG

“Chúa Giêsu ở trên núi xuống, đám đông lũ lượt theo Ngài. Một người cùi đến bái lạy Ngài!”.

Winston Churchill, người được tiếng là chính trực và tôn trọng những người đối lập. Năm cuối cùng tại vị, ông dự một buổi lễ. Sau ông vài hàng ghế, có hai người đang thì thầm, “Đó là Churchill!”. Họ nói, “Ông ấy đang già đi”; “Ông ấy nên từ chức”. Buổi lễ kết thúc, Churchill quay về phía hai người; đầy trân trọng, ông nói, “Thưa quý ông, họ cũng nói, ông ấy bị điếc!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Hơn cả sự trân trọng thủ tướng Anh dành cho những người đối lập, Lời Chúa hôm nay tiết lộ một sự trân trọng thú vị tương tự, “Một người cùi đến bái lạy Chúa Giêsu”. Thật bất ngờ, chi tiết này giúp chúng ta khám phá sự ‘tôn kính’ của con người đối với Thiên Chúa; và bất ngờ hơn, sự ‘kính trọng’ của Thiên Chúa đối với con người!

Điều đầu tiên chúng ta lưu ý là Chúa Giêsu “chạm vào” người cùi. Đây là điều cấm kỵ, vì như vậy, Ngài bị coi là nhiễm uế. Nhưng Chúa Giêsu đã phá vỡ chuẩn mực đó để bày tỏ công khai sự ‘kính trọng’ hầu nói cho anh cùi và mọi người ‘phẩm giá bẩm sinh’ của anh. Thật thâm thuý khi chúng ta tự hỏi, “Vậy thì hành động nào được coi là ‘kính trọng’ hơn?”; “Việc anh ‘bái lạy’ Chúa Giêsu hay việc Ngài ‘chạm vào’ anh?”.

Và dẫu không cần so sánh hai hành vi này, nhưng sẽ rất hữu ích khi bạn và tôi suy gẫm về một sự thật sâu sắc rằng, Chúa Giêsu, Thiên Chúa Nhập Thể, đã bày tỏ sự ‘kính trọng’ đối với con người; ở đây, một người ô uế bị cộng đồng loại trừ. Không nghi ngờ gì nữa, Ngài không chỉ ‘kính trọng’ khi chạm vào anh, nhưng còn công khai bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho anh.

Thật trùng hợp! Sự ‘kính trọng’ này còn được bộc lộ ở bài đọc thứ nhất. Thiên Chúa đã giữ lời hứa với Abraham, “Sara, vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một con trai”. Nhưng “Abraham cúi mặt cười, và nghĩ trong lòng rằng: ‘Già đã trăm tuổi mà còn có con được sao? Sara đã chín mươi tuổi sẽ sinh con ư?’”. Ôi, trước một Đấng “Không ai nhìn thấy mà không chết”; vậy mà Abraham dám cười! Phải chăng, vì Thiên Chúa đó quá yêu thương, quá ‘kính trọng’ vị tổ phụ? Và Ngài đã giữ lời với miêu duệ của kẻ kính tôn Ngài cho đến muôn đời như xác tín của Thánh Vịnh đáp ca, “Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Ngài!”.

Anh Chị em,

“Một người cùi đến bái lạy Ngài”. Mỗi ngày, chúng ta bái lạy Chúa, bái lạy Thánh Thể; tất nhiên, sự tôn kính chúng ta dành cho Thiên Chúa là phải lẽ. Tuy nhiên, còn phải nhận ra rằng, Thiên Chúa luôn ‘kính trọng’ mỗi người chúng ta, dẫu bạn và tôi bất xứng hơn cả anh cùi! Mỗi ngày, Ngài đang chạm đến chúng ta qua các Bí Tích; đặc biệt, Bí Tích Thánh Thể. Vậy mà, không chỉ cúi mặt cười như Abraham, chúng ta còn ‘bôi mặt’ Ngài khi chúng ta phạm tội; khi chúng ta miệt thị, nhục mạ Ngài trong anh chị em mình.

Chúng ta quên rằng, tha nhân là chính Ngài. Người cùi hôm nay chỉ là ‘biểu tượng’ của nhiều loại người mà thế giới coi là ô uế và bị loại trừ, Chúa Giêsu muốn bạn và tôi ‘kính trọng’ họ đúng mức và triệt để. Khi làm vậy, chúng ta không biện minh cho khiếm khuyết hoặc tội lỗi của họ; nhưng vượt qua vẻ bên ngoài, chúng ta chân nhận ‘phẩm giá bẩm sinh’ của họ, vì họ cũng là con cái Chúa.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con biết ‘kính trọng’ Chúa trong anh chị em con, dù họ thế nào, chỉ vì một lý do duy nhất, Chúa quá trân trọng và yêu thương con!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)