Saturday, November 9, 20246:55 PM(View: 21)
Nguồn: Purgatory Tội lắm lời miệng lưỡi là một tội mà ai cũng dễ dàng mắc phải.
Saturday, November 9, 20245:38 AM(View: 27)
Nguồn: Purgatory Sau đây là cảm nghiệm của cha Francis, Dòng Tên: "Những người Kito Hữu nếu muốn tránh khỏi lửa luyện tội thì cần phải tôn sùng Cuộc Khổ Nạn Chúa Kito, Chúa chúng ta."
Saturday, November 9, 20244:54 AM(View: 30)
Các tu sỹ dòng Tên sống sót sau vụ ném bom nguyên tử nhờ lần hạt Mân Côi. Đã 70 năm trôi qua, kể từ khi lần đầu tiên và duy nhất, vũ khí hạt nhân nổ ở Hiroshima ngày 06-8, và Nagasaki ngày 09-8-1945. Cuộc tấn công nguyên tử lên thành phố Hiroshima đã giết hại khoảng 80 ngàn người ngay lập tức, ngoài ra cũng chịu trách nhiệm cho khoảng 130 ngàn cái chết khác,
Thursday, November 7, 20249:20 PM(View: 41)
Nguồn: Purgatory Một Hoàng Hậu của nước Hung Gia Lợi là Bà Gertrude qua đời năm 1220. Sau đó bà hiện về xin con của bà là Thánh Elizabeth cầu nguyện cho bà.
Thursday, November 7, 20248:55 PM(View: 46)
Nguồn: Purgatory Trong thời đại này có rất nhiều Kito hữu sống xa rời Thánh Giá và Cuộc Khổ Nạn Đau Thương của Chúa Kito. Họ hưởng thụ và sống theo dục tình lôi cuốn. Họ rất sợ những gì gọi là sự hy sinh. Họ không ăn chay mà cũng không biết hãm mình đền tội...
Thursday, November 7, 20248:30 PM(View: 48)
Cha Gabriel Amorth - một chuyên gia trừ quỷ nổi tiếng của Rôma, đã xác nhận rằng: "Kẻ thù lớn nhất của ma quỷ hay của một thứ tà ma, phù phép vô hình nào đó, chính là Đức Trinh Nữ Maria. Cha giải thích: "Trong một trường hợp kia, một chuyên gia trừ quỷ là bạn của tôi đã từng hỏi quỷ, đối với Đức Maria,
Thursday, November 7, 20248:26 PM(View: 43)
Câu chuyện xảy ra giữa hai anh em sống tại Luân Đôn, thủ đô Anh quốc. Người anh tên Yerzy, người em tên Pawel; cả hai đã lập gia đình có con cái và địa vị trong xã hội; cả hai là tín hữu Công Giáo thuộc gia đình đạo đức.
Thursday, November 7, 202411:45 AM(View: 43)
Nguồn: Purgatory "Có linh cảm rằng mình không thể sống lâu nữa nên ông hoạ sĩ xin phép một linh mục Bề Trên cho ông vào ở trong một tu viện. Ông dâng cúng tất cả gia tài của mình cho tu viện ấy...
Wednesday, November 6, 20245:29 PM(View: 48)
Cách nay hơn 25 năm, gia đình tôi gồm có mẹ, chị, anh tôi và tôi. Mỗi buổi sáng, chúng tôi đều tụng kinh trước tượng của Đức Phật trong căn nhà ngèo nàn tồi tệ của gia đình. Việc tụng kinh này thể hiện lòng sùng kính sốt sắng của chúng tôi với Đức Phật. Thường thường mỗi buổi sáng chúng tôi còn dâng lên bàn thờ một chén gạo nữa.
Tuesday, November 5, 20249:16 PM(View: 68)
Nguồn: Purgatory Nếu những ai làm gương xấu cho những người khác hay gây thương tích cho linh hồn những người khác bằng các hành động ô nhục của mình thì hãy đền tội và sửa sai ngay khi còn sống. Nếu không thì khi chết sẽ bị đến tội lâu dài nơi luyện ngục.

Chúa Giêsu hiện diện cách nào khi Thánh lễ được cử hành?

Friday, July 14, 20239:12 PM(View: 320)

cg11222Chúa Giêsu hiện diện cách nào khi Thánh lễ được cử hành?

https://keditim.net/?p=156082

GIÁO LÝ: Chúa Giêsu hiện diện cách nào khi Thánh lễ được cử hành? Chúa Giêsu hiện diện cách mầu nhiệm và thực sự trong Thánh lễ. Mỗi khi Hội thánh ngày nay vâng lệnh Chúa: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy", mà bẻ bánh, và dâng chén, thì Hội thánh cũng làm một việc như xưa Chúa làm: Chúa Kitô dâng mình làm lễ tế cho chúng ta; chúng ta thực sự được chia sẻ với Người lễ hi sinh Chúa Kitô dâng chỉ một lần trên thập giá, nay được dâng lại trên bàn thờ, Người thực hiện việc cứu độ chúng ta. (YouCat, số 216)

SUY NIỆM:

Công đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô giáo” (Lumen Gentium). Vì thế, Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ yêu thương và hiệp nhất là trung tâm của đời sống Kitô hữu. Tiệc Thánh Thể là cuộc họp mặt của các tín hữu. Cộng đoàn phụng vụ hiện diện, mặc dù, bao gồm nhiều thành phần đa dạng, nhưng với tiệc Thánh Thể người tính hữu trở nên duy nhất trong Chúa Kitô. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côrintô đã viết: “Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một tấm bánh ấy, nên tuy nhiều người chúng ta cũng chỉ là một thân thể”. (1 Cr 10:17)

Do đó còn gì gần gũi hơn, thân thiết hơn khi người Kitô hữu đều luân lưu một của ăn và một thức uống, đều có chung một nguồn sống là Chúa Kitô. Nhưng từ đó, nguồn suối mang sự sống của Chúa Kitô cũng phải được chuyển thông cho anh chị em đồng loại của mình. Đó là lý do tại sao Thánh Lễ mang dấu chỉ yêu thương và hiệp nhất. "Các con hãy làm việc này mà NHỚ đến Thầy" Bạn được mời gọi để nhớ những gì? Mỗi khi cử hành Thánh Lễ bạn nhớ đến Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu. Nó bao gồm cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh và tôn vinh của Người. Đây là bí tích Tình Yêu, là trung tâm của đức tin Kitô giáo.

LẮNG NGHE: Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. (1 Cr. 11:26-27)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, mỗi khi rước Mình và Máu thánh Chúa con thực sự được kết hợp với cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh của Chúa, và được trở nên giống Chúa mỗi ngày, xin giúp biết tham dự Thánh Lễ thường xuyên hơn để được lớn lên và trưởng thành trong đức tin cậy mến.

THỰC HÀNH: Hãy cố gắng tập đi Lễ ngày thường nếu có thể.