Wednesday, September 18, 20242:40 PM(View: 3)
https://1000raisonsdecroire.com/ Năm 1944, bà Natuzza nói rằng Đức Trinh Nữ Maria bảo rằng bà hãy xây một ngôi nhà thờ với tên là Trái Tim Từ Mẫu Vô Nhiễm của Mẹ Maria, Nơi Trú Ẩn của các linh hồn, một trung tâm dành cho Giới Trẻ và một trung tâm dành cho người già để giúp đỡ mọi người đang cần.
Wednesday, September 18, 20241:26 PM(View: 4)
https://1000raisonsdecroire.com/ Trong các thị kiến thiêng liêng thì bà Natuzza đã nhận được các thông điệp từ người chết qua Thiên Thần Bản Mệnh của bà. Đôi khi bà trực tiếp nghe tiếng nói của những người chết.
Wednesday, September 18, 20241:21 PM(View: 8)
https://1000raisonsdecroire.com/ Bà Fortunata Evolo, sau có tên là Natuzza, được sinh ra vào ngày 23/8/1924, tại vùng Paravati, Calabria, nước Ý. Cha của bà đã di cư sang nước Argentina, Nam Mỹ giống như hàng ngàn người Ý khác ở trong thời kỳ này. Tất cả đều vì nghèo đói nên chạy trốn sang Nam Mỹ để mong bớt nghèo khổ và để tìm việc làm...
Wednesday, September 18, 20244:56 AM(View: 17)
https://1000raisonsdecroire.com/ Các linh hồn đã chết thường hay hiện về với một nhà thần bí từ vùng Calabria, nước Y. Đó là bà Natuzza Evolo. Bà là một người mẹ Công Giáo, có 5 người con. Bà được phong là Bậc Tôi Tớ Chúa.
Wednesday, September 18, 20244:51 AM(View: 18)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: 25. "Thưa bà Natuzza, bằng cách nào mà bà có thể nói với những người đã chết?"
Tuesday, September 17, 20249:18 PM(View: 21)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: Bà Natuzza Evolo có những sự kiện siêu nhiên xẩy ra cho bà. Tôi phỏng vấn bà ấy:
Tuesday, September 17, 20248:38 PM(View: 22)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: Bà Natuzza Evolo đã có những sự kiện siêu nhiên xẩy ra cho bà. Đó là việc chữa lành, khám nghiệm theo Y Khoa với các chi tiết rõ ràng, các khăn tay mà bà lau với máu vì bà được 5 Vết Thương Thánh Chúa Kito.
Tuesday, September 17, 20247:45 PM(View: 15)
Nguồn: https://coveringreligion.org Cho đến ngày nay, bà Natuzza vẫn như là một người hướng dẫn tinh thần cho các khách hành hương. Họ cứ đến ngôi làng nhỏ gồm có 6,500 dân cư để cầu nguyện ở ngôi mộ của bà. Rất nhiều người trên thế giới đến từng nhóm để cầu nguyện. Cha Cordiano nói rằng:
Tuesday, September 17, 20247:07 PM(View: 19)
Nguồn: https://coveringreligion.org Khi bà Natuzza Evolo, một nhà thần bí của thế kỷ 20 còn sống thì có hàng ngàn người đến thăm ngôi làng nhỏ ở vùng Calabria để xin sự hướng dẫn, nguồn cảm hứng và chữa lành từ bà. Bà này được gặp Chúa Giêsu Kito và Đức Mẹ Maria. Bà còn có thể nói chuyện với các linh hồn đã chết.
Tuesday, September 17, 20242:13 PM(View: 24)
Bà Natuzza Evolo gốc ở miền Calabria, Italy, vùng này có từ hàng ngàn năm trước, là miền đất hứa được chúc phúc..., vì ở đây phát sinh ra rất nhiều vị thánh và các nhà thần bí. Thánh quan thầy của vùng này là Francis ở Paola, là đấng sáng lập dòng Minims (Order of Minims, OM), chính là dòng đã khám phá ra tượng Đức Mẹ Được Thành Công đấy.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XV THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Ca nhập lễ : Tv 16,15

Saturday, July 15, 20238:07 PM(View: 215)

23-3aLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT TUẦN XV THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Ca nhập lễ : Tv 16,15

Phần con đây,

nhờ sống công minh chính trực,

nên sẽ được trông thấy mặt Ngài ;

khi thức giấc,

được thoả tình chiêm ngưỡng thánh nhan.

Bài đọc 1 : Is 55,10-11

Mưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc.

Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.

10 Đây lời Đức Chúa phán :

“Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời
không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất,
chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc,
cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn,
11thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta,
sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả,
chưa thực hiện ý muốn của Ta,
chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.”


Đáp ca : Tv 64,10.11-12.13-14 (Đ. Lc 8,8)

Đ. Hạt gieo vào đất mỡ mầu sinh hoa kết quả dồi dào gấp trăm.

10Thăm trái đất, Ngài tuôn mưa móc,
cho ngập tràn phú túc giàu sang,
suối trời trữ nước mênh mang,
dọn đất sẵn sàng đón lúa trổ bông.

Đ. Hạt gieo vào đất mỡ mầu sinh hoa kết quả dồi dào gấp trăm.

11Tưới từng luống, san từng mô đất,
khiến dầm mưa cho hạt nẩy mầm,
12bốn mùa Chúa đổ hồng ân,
Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi.

Đ. Hạt gieo vào đất mỡ mầu sinh hoa kết quả dồi dào gấp trăm.

13Vùng hoang địa xanh rì ngọn cỏ,
cảnh núi đồi hớn hở tươi xinh,
14chiên cừu phủ trắng đồng xanh,
lúa vàng dưới lũng rung rinh dạt dào,
câu hò tiếng hát trổi cao.

Đ. Hạt gieo vào đất mỡ mầu sinh hoa kết quả dồi dào gấp trăm.

Bài đọc 2 : Rm 8,18-23

Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

18 Thưa anh em, tôi nghĩ rằng : những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta. 19 Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người. 20 Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy ; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy 21 là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. 22 Thật vậy, chúng ta biết rằng : cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. 23 Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng : chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.

Tung hô Tin Mừng

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.

Hạt giống là lời Thiên Chúa,

người gieo giống là Đức Ki-tô.

Ai tuân giữ lời Người,

sẽ muôn đời tồn tại. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mt 13,1-23

Người gieo giống đi ra gieo giống.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

1 Khi ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. 2 Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. 3 Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.

Người nói : “Người gieo giống đi ra gieo giống. 4 Trong khi người ấy gieo, có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. 5 Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ không có nhiều đất ; nó mọc ngay, vì đất không sâu ; 6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. 7 Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. 8 Có những hạt lại rơi trên đất tốt, nên sinh hoa kết quả : hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. 9 Ai có tai thì nghe.”

10 Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giê-su rằng : “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ ?” 11 Người đáp : “Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. 12 Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa ; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. 13 Bởi thế, nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe, không hiểu. 14 Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ I-sai-a, rằng : Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy ; 15 vì lòng dân này đã ra chai đá : chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành.

16 “Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe. 17 Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe.

18 “Vậy anh em hãy nghe dụ ngôn người gieo giống. 19 Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy : đó là kẻ đã được gieo bên vệ đường. 20 Còn kẻ được gieo trên nơi sỏi đá, đó là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận ; 21 nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nông nổi nhất thời : khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay. 22 Còn kẻ được gieo vào bụi gai, đó là kẻ nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự đời và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt Lời, khiến Lời không sinh hoa kết quả. 23 Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục.”

Ca hiệp lễ : Tv 83,4-5

Lạy Chúa Tể càn khôn,

là Đức Vua, là Thiên Chúa con thờ,

ngay chim sẻ còn tìm được mái ấm,

cánh nhạn kia cũng làm tổ đặt con

bên bàn thờ của Chúa.

Phúc thay người ở trong thánh điện

họ luôn luôn được hát mừng Ngài.

SUY NIỆM-HẠT GIỐNG LỜI CHÚA

Rất nhiều lần trong Tin Mừng, Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà giảng dạy cho dân chúng. Mỗi dụ ngôn đều hàm chứa những ý nghĩa thâm sâu, đòi hỏi người ta phải không ngừng suy đi ngẫm lại và biết áp dụng vào cuộc sống hiện tại của mình. Hôm nay, Người cũng dùng dụ ngôn “gieo giống” mà giảng dạy đạo lý của Thiên Chúa.

Qua dụ ngôn “gieo giống”, Đức Giêsu diễn tả lòng quảng đại và tinh thần lạc quan của người gieo. Dầu cho gặp cảnh chim chóc ăn mất, sỏi đá hay bụi gai, thì người gieo giống vẫn tin tưởng và hy vọng vào một tương lai tươi sáng. Thiên Chúa là Đấng rất kiên nhẫn và yêu thương. Trải qua các thời đại Người vẫn không ngừng cho xuất hiện các ngôn sứ để gieo Lời trên khắp thế gian, và sau hết chính Ngôi Lời cũng đã đón nhận nhục thể để ở cùng và sống với con người.

Điều quan trọng trong dụ ngôn là sinh hoa kết quả chứ không phải đạt được bao nhiêu. Hạt giống Lời Chúa gieo vào lòng mỗi người sẽ có những sự trổ sinh khác nhau, điều quan trọng là chúng ta biết cộng tác với ơn Chúa để làm trổ sinh hoa trái trong cuộc đời mình. Mặt khác, chúng ta cũng đừng để tâm hồn mình trở thành những mảnh đất xấu, bóp nghẹt Lời Chúa, vì cứ mãi nuôi dưỡng những thói hư tật xấu của thế gian.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, gặp được Lời Chúa, con đã nuốt vào, lời Ngài làm cho con hoan hỷ. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐÂU LÀ VAI TRÒ CỦA MỘT HỒNG Y?

Nếu vai trò của họ trong mật nghị bầu Giáo hoàng được nhiều người biết đến, thì những sứ mạng khác của các Hồng y ít được biết đến hơn. Đâu là những chức năng của 116 Hồng y hiện tại, vốn sẽ có thêm 21 tân Hồng y vào ngày 30/9/2023?

“Hãy nhận lấy mũ đỏ như dấu hiệu phẩm giá của bậc hồng y, cho thấy hiền đệ sẵn sàng hành động cách can đảm, đến chỗ đổ máu, vì sự tăng trưởng của đức tin Kitô giáo, vì hòa bình và sự hài hòa của dân Thiên Chúa và vì sự tự do và phát triển của Hội Thánh Rôma.” Chính bằng những lời này mà Đức Thánh Cha tấn phong một Hồng y.

“Nơi xuất thân của các ngài diễn tả tính phổ quát của Giáo hội, vốn tiếp tục loan báo tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho tất cả mọi người trên Trái đất”, Đức Thánh Cha đã tuyên bố như thế vào ngày 9/7/2023, tại quảng trường thánh Phêrô, khi thông báo việc tấn phong 21 tân Hồng y.

Nguồn gốc của từ “Hồng y” (Cardinal) xuất phát từ tính từ tiếng Latinh “cardinalis”, và chính từ này bắt nguồn từ từ “cardo”, có nghĩa là “cột trụ”: vào những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, người ta chỉ như thế các giáo sĩ gắn bó với một giáo xứ hay một tác vụ phục vụ, một thuật ngữ vẫn còn để chỉ hàng giáo sĩ của giáo phận Rôma mà thôi.

Do đó, sứ mạng đầu tiên của một Hồng y là rõ ràng: nó được thể hiện qua phẩm phục màu đỏ đặc trưng của ngài: dâng hiến cuộc sống mình cho Tin Mừng, dù phải trả giá bằng mạng sống. Sứ mạng của các ngài không chỉ giới hạn trong sự dấn thân này vì Giáo hội.

Trước hết, sứ mạng chính của các Hồng y là đại diện cho cộng đồng Công giáo Rôma mà Đức Thánh Cha là Giám mục. Vì thế, các ngài được chia thành ba phẩm trật: phó tế, linh mục và giám mục. Mỗi Hồng y được chỉ định một nhà thờ hiệu tòa trong giáo phận Rôma. Đức Phanxicô, khi thông báo tấn phong các tân Hồng y vào ngày 9/7, đã nhấn mạnh: “Việc bổ nhiệm các tân Hồng y vào Giáo phận Rôma biểu lộ mối liên hệ không thể tách rời giữa ngai tòa Phêrô và các Giáo hội địa phương trên khắp thế giới.”

Như Đức Thánh Cha giải thích trong Hội nghị tấn phong Hồng y, “chúng ta sẽ kêu gọi một số anh em của chúng ta gia nhập Hồng y đoàn, để họ kết hợp với Ngai Tòa Phêrô bằng một mối liên hệ chặt chẽ hơn với sứ vụ tông đồ của chúng ta”. Nói cách khác, các Hồng y được mời gọi trở thành những cộng tác viên đầu tiên của Đức Thánh Cha. Bộ Giáo luật 1983 cho thấy ý nghĩa này: “Các Hồng y cũng trợ giúp Đức Thánh Cha bằng hành động mang tính hiệp đoàn khi các ngài được triệu tập để cùng bàn luận những vấn đề quan trọng, hoặc với tính cách cá nhân bằng cách giúp Đức Giáo hoàng Rôma qua những nhiệm vụ khác nhau mà các ngài đang đảm nhận, nhất là qua việc chăm lo hằng ngày cho Giáo hội phổ quát” (điều 349).

Sứ mạng này được tuân giữ đặc biệt ở cấp Giáo triều Rôma. Quả thế, một số vị trí – ít nhất là trên lý thuyết – tự động được gắn liền với chức Hồng y. Chẳng hạn, đó là trường hợp đối với Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Tổng trưởng của các Bộ. Các Hồng y khác trên thế giới cũng thực thi chức năng này bằng cách trợ giúp cho công việc của các Bộ mà Đức Thánh Cha đã chỉ định các ngài làm thành viên hay cố vấn.

Ngoài ra, các Hồng y có thể “đại diện trong một buổi cử hành long trọng hay trong một hội nghị với tư cách là đặc sứ của Đức Giáo hoàng, tức là như một bản ngã khác của ngài”. Đó là trường hợp của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã dẫn đầu phái đoàn Vatican ở hội nghị thượng đỉnh COP26 vào tháng 9/2021 ở Glasgow (Scotland).

Tất cả các Hồng y có thể thực hiện tất cả các sứ mạng này. Nhưng có một sứ mạng khác, có lẽ là quan trọng nhất, liên quan đến những vị dưới 80 tuổi: sứ mạng tham gia và bỏ phiếu trong mật viện bầu tân Giáo hoàng.

Quy định này là tương đối gần đây, vì nó chỉ được đưa ra vào năm 1970 bởi Đức Phaolô VI. Ngài giải thích trong Tự sắc “Ingravescentem aetatem”: “Đối với chúng ta, dường như thiện ích vượt trỗi của Giáo hội đòi hỏi phải tính đến vấn đề tuổi già”.

Vào thời điểm đó, quyết định này đã được các Hồng y trên 80 tuổi chấp nhận rất khó khăn. Cần lưu ý rằng một Hồng y đạt tới độ tuổi này trong thời gian mật viện có thể ở lại và tiếp tục bỏ phiếu cho đến khi có kết quả.

Được Đức Thánh Cha chọn, các Hồng y vẫn hoàn toàn thuộc quyền quyết định của ngài: ngài có thể yêu cầu các ngài từ bỏ tước vị hoặc các đặc quyền của các ngài.

Ai có thể trở thành Hồng y?

Trong một thời gian dài, mặc dù đại đa số được tấn phong từ các linh mục, nhưng mọi người nam đều có thể được phong Hồng y. Vị Hồng y giáo dân cuối cùng là Teodolfo Mertel người Ý (1806-1899), người đã thực thi một số chức năng trong Giáo triều Rôma và tương đương với bộ trưởng Bộ Tư pháp của các Nhà nước Giáo hoàng cho đến khi ông được phong Hồng y vào tháng 3/1858 bởi Đức Piô IX. Ông được phong chức Phó tế một vài tuần sau khi được phong Hồng y, nhưng chưa bao giờ là linh mục. Từ năm 1917, việc thụ phong linh mục được đòi hỏi. Thông thường, các Hồng y thậm chí phải là Giám mục và một số do đó nhận được cấp bậc thứ ba của phẩm trật một ngày trước khi họ được tấn phong Hồng y.

Đức Thánh Cha cũng có thể chọn (đặc biệt để bảo vệ người được phong Hồng y khi ngài đến từ một nước nơi Giáo hội bị bách hại) tấn phong một Hồng y “in pectore” (trong tâm hồn của mình), nghĩa là giữ bí mật tên của vị đó. Khi tên của vị đó được công khai, vị Hồng y này sẽ tìm thấy chỗ đứng của mình trong Hồng y đoàn kể từ ngày được giữ trước (reservatio). Nhưng có thể xảy ra trường hợp Đức Giáo Hoàng qua đời mà tên của vị được chọn không được biết đến, kể các chính vị đó (điều này đã xảy đến đối với vị Hồng y được phong “in pectore” vào năm 2003 bởi Đức Gioan-Phaolô II).

Hồng y đoàn thường được coi như “Thượng viện của Giáo hội”. Trên thực tế, các Hồng y trước hết có sứ mạng tư vấn cho Đức Thánh Cha trong vai trò điều hành Giáo hội hoàn vũ. Một sứ mạng mà các Hồng y đảm nhận từ rất sớm: từ thế kỷ IV, hàng giáo sĩ Rôma đã được gắn liền với các quyết định của Giám mục Rôma, đặc biệt khi ngài được thỉnh cầu quyết định các vấn đề do các Giám mục khác đệ trình. Do đó, các Đức Giáo Hoàng đã có thói quen tập hợp các linh mục và phó tế của Rôma lại với nhau trong một hội nghị (xuất phát từ consistorium, vốn chỉ hội đồng của các hoàng đế Rôma).

Với Đức Urbanô II (1088-1099), hội nghị này, lúc đó chỉ quy tụ các Hồng y – linh mục, vượt lên trên Công nghị của giáo phận Rôma và trở thành nơi quyết định thực sự. Chính từ đó mà chúng ta có thể nói về Hồng y đoàn với tư cách là một cơ quan thực sự được tạo nên. Nó được tổ chức dần dần: vào năm 1245, ở công đồng Lyon, các Hồng y được phép đội mũ (bị xóa bỏ vào năm 1969) trong khi vào năm 1291, Đức Boniface VIII ban cho các ngài chiếc áo soutane màu đỏ. Cuối cùng, vào năm 1464, các ngài được đặc ân đội mũ barrette, dấu hiệu đặc biệt của các tiến sĩ thần học.

Với cuộc cải cách to lớn của Đức Sixtô V, vào năm 1588, và việc thành lập ở Giáo triều các bộ khác nhau do một Hồng y – Tổng trưởng đứng đầu, các Hồng y xuất hiện như những cộng tác viên cá nhân của Đức Thánh Cha nhiều hơn, hội nghị Hồng y quy tụ định theo giai đoạn hơn và được dành riêng cho các dịp đặc biệt. Phải đợi đến Đức Gioan-Phaolô II, rồi Đức Bênêđíctô XVI, để thấy vai trò của hội nghị Hồng y khôi phục giá trị thông qua các cuộc họp khoáng đại của Hồng y đoàn dành cho những vấn đề quan trọng mà Đức Thánh Cha muốn lấy ý kiến của các Hồng y. Đó là trường hợp vào năm 2022, khi Đức Phanxicô mời các ngài tham dự hai ngày suy tư về Tông hiến về việc cải cách Giáo triều, Praedicate Evangelium, được công bố vào ngày 19/3/2022.

Hồng y đoàn bao gồm ba phẩm trật: giám mục, linh mục và phó tế. Được chủ trì bởi một “niên trưởng” mà không phải là người lớn tuối nhất trong các Hồng y, nhưng là một trong các Hồng y – giám mục, được chọn bởi các đồng sự của mình rồi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm (hiện nay là Đức Hồng y Giovanni Battista Re, người Ý) và được hỗ trợ bởi một phó niên trưởng (hiện nay là Đức Hồng Y Leonardo Sandri, người Argentina). Các Hồng y lớn tuổi nhất của mỗi phẩm trật (Hồng y trưởng đẳng linh mục và Hồng y trưởng đẳng phó tế) cũng có những trách vụ đặc biệt: chẳng hạn, chính Đức Hồng y trưởng đẳng phó tế công bố tên của Đức tân Giáo hoàng.

Nhật Báo La Croix

Tý Linh chuyển ngữ (theo nhật báo La Croix)
Nguồn: xuanbichvietnam.net (10.07.2023)