Sunday, December 8, 20248:24 PM(View: 10)
Nhân mùa Giáng Sinh, mùa của tình yêu lại đến với trần gian lần nữa, tôi xin được chia sẻ một số câu chuyện mà bà Maria Simma kể lại. Tất cả những điều cần biết về các linh hồn ở luyện ngục thì tôi đã dịch trong tác phẩm: Hãy Cứu Các Linh Hồn, xuất bản vào năm 2006. 1. Một hôm có một ông tiều phu đẩy xe ba gác để lên núi tìm lượm những cành cây khô đem về cho vợ...
Sunday, December 8, 20247:40 PM(View: 10)
Người Việt nói riêng và người Á Châu nói chung rất ít khi ôm hôn dù là ôm hôn những người thân quen. Tuy nhiên đối với người Âu Mỹ thì sự ôm hôn là điều cần phải làm để tỏ lòng quan tâm, khuyến khích và yêu thương người đối diện. Nếu chúng ta chưa quen thì hãy tập ôm hôn con cháu trước, rồi đến những người thân quen sau. (KH)
Friday, December 6, 20247:22 PM(View: 31)
Tôi biết chị Teresa Nguyễn Trịnh Phương, vợ thầy Phó Tế Nguyễn Sỹ Bạch khi tham dự khóa 516 Cursillo năm 2002. Và tôi cũng đã có dự lớp học Thánh kinh do Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời tổ chức năm 2008 thời Đức Ông Lê Xuân Thượng làm chánh xứ, ban đầu là cha Bùi Phương Tiến và sau đó thầy Phó tế Bạch phụ trách. Tôi thường xuyên gặp thầy Phó Tế Bạch và vợ thầy là cô Phương...
Wednesday, December 4, 20249:13 PM(View: 47)
LM Mario Attard OFM kể: Tôi được một người phóng viên của một chương trình TV mời tôi lên đài để phỏng vấn. Khi tôi bước vào phòng thâu thì tôi nhìn thấy ông ấy đang ngồi. Ánh mắt của ông ấy có vẻ buồn phiền. Giọng nói của ông ấy cò vẻ lạ lẫm. Sau khi nói chuyện thì ông ấy bảo tôi rằng:
Wednesday, December 4, 20248:38 PM(View: 43)
Sau đây là thông điệp mà Đức Mẹ ban cho thị nhân Mirjana Dragicevic-Soldo vào ngày 2/12/2015: "Các con thân mến, Mẹ luôn ở với các con bởi vì Con của Mẹ đã tín thác các con cho Mẹ. Và các con là con của Mẹ, các con cần Mẹ, các con đang tìm kiếm Mẹ. Các con đang đến với Mẹ. Các con đem niềm vui cho Trái Tim Từ Mẫu Mẹ."
Tuesday, December 3, 20248:35 PM(View: 39)
LM Mario Attard kể: Tôi luôn đi thăm các bịnh nhân đau ốm trong bịnh viện. Có một lần tôi ghé thăm phòng bịnh của một phụ nữ. Bà tỏ ra tốt lành, thanh thản và bình an. Tôi cảm thấy rất quý mến bà. Khi tôi hỏi xem liệu bà có muốn rước Mình Thánh Chúa hay không thì bà đáp ngay:
Saturday, November 30, 20246:31 AM(View: 54)
Trong Mùa Tạ Ơn 2024 này, con nhìn lại cuộc đời 74 năm của con để nhìn thấy Bàn Tay Chúa an bài. Con cảm tạ Chúa vì con đã từng nhìn thấy những ơn lành mà Chúa ban cho con trong suốt cuộc đời của con.
Saturday, November 30, 20245:02 AM(View: 66)
1. Một người phụ nữ chia sẻ: Vợ chồng tôi là chủ của một tiệm làm móng tay (nails). Suốt ngày chúng tôi rất bận rộn với nhiều khách hàng và các thợ làm móng. Vì thế tôi đã phá thai đến 4 lần vì sợ rằng có con cái...
Thursday, November 28, 20242:24 PM(View: 68)
Ngày hôm nay tôi đọc được một tin rất buồn từ FB Catholic Saint of The Day như sau: Xin cầu nguyện cho linh
Thursday, November 28, 20241:55 PM(View: 58)
Hôm nay là Lễ Tạ Ơn. Buổi sáng vợ chồng tôi đến dự Lễ sớm vì biết hôm nay là Lễ của hai sắc dân Việt và Mỹ nên rất đông.

Thiên Chúa Ẩn Mình Và Bóng Tối Của Đức Tin

Monday, July 17, 202310:41 PM(View: 276)

1-1-21Thiên Chúa Ẩn Mình Và Bóng Tối Của Đức Tin

Khi tôi mới bắt đầu dạy thần học, tôi nghĩ mình có thể viết được một quyển sách về sự giấu mình của Thiên Chúa. Tại sao Thiên Chúa vẫn giấu kín và vô hình? Tại sao Thiên Chúa không hiện thân rõ ràng để không một ai có thể phản bác?

Một trong những tiêu chuẩn để trả lời cho câu hỏi này là: Nếu Thiên Chúa biểu lộ mình rõ ràng thì không cần đức tin nữa. Nhưng như thế lại dấy lên câu hỏi: Ai cần đức tin? Không phải sẽ tốt hơn nếu như thấy được Thiên Chúa rõ ràng sao? Tất nhiên còn có những câu trả lời khác cho câu hỏi này, nhưng tôi không biết hoặc không nắm bắt cho đủ sâu để thấy những câu trả lời đó có nghĩa.

Ví dụ như, một câu trả lời cho rằng Thiên Chúa là Thần Khí thuần tính và thần khí đó không thể lĩnh hội được qua ý thức con người bình thường. Nhưng dường như nói thế này là quá mơ hồ. Và tôi bắt đầu tìm kiếm một câu trả lời khác hay một diễn giải tốt hơn cho câu hỏi này. Và cuối đường tìm kiếm, tôi thấy cả một túi vàng, nó đã dẫn tôi đến với thần nghiệm, cụ thể là Gioan Thánh Giá, và các ngòi bút thiêng liêng như Carlo Carretto.

Câu trả lời của họ là gì? Họ không có câu trả lời nào đơn giản cả. Những gì họ đem lại cho tôi là những quan điểm khác nhau quy chiếu về sự khôn tả của Thiên Chúa, mầu nhiệm đức tin và mầu nhiệm về nhận thức con người nói chung. Về căn bản, cách chúng ta nhận thức Thiên Chúa là rất nghịch lý, nghĩa là, càng biết sâu hơn về sự gì đó, thì con người hay khách thể đó bắt đầu bớt rõ ràng hơn về mặt khái niệm.

Một trong những nhà thần nghiệm lừng danh nhất lịch sử cho rằng khi chúng ta đi vào sự thân mật sâu sắc hơn, thì chúng ta đồng thời cũng đi vào một ‘đám mây vô thức’ cụ thể là đi vào một nhận thức quá thâm sâu đến nỗi không thể khái niệm hóa được. Điều này nghĩa là gì? Ba ví dụ tương tự dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu.

Thứ nhất: Hình tượng một em bé trong bụng mẹ. Trong dạ mẹ, đứa bé được người mẹ bao bọc hoàn toàn, nhưng nghịch lý là đứa trẻ không thể thấy được mẹ mình và không có khái niệm gì về mẹ. Sự bất lực của đứa trẻ không thể thấy được hình ảnh mẹ là bởi người mẹ hiện diện khắp mọi nơi, chứ không phải vì không diện hiện. Người mẹ quá hiện diện, quá bao bọc, nên không thể nhìn thấy hay khái niệm được. Đứa trẻ phải sinh ra rồi mới thấy được mẹ mình. Chúng ta với Thiên Chúa cũng vậy. Kinh Thánh bảo chúng ta rằng chúng ta sống, và vận động, và thở, và hiện hữu trong Thiên Chúa. Chúng ta đang trong dạ của Chúa, được Ngài bao bọc, và như một đứa trẻ, chúng ta phải được sinh ra (cái chết cùng là tái sinh) để thấy Thiên Chúa mặt đối mặt. Đó là sự tăm tối trong đức tin.

Thứ hai: Ánh sáng cực độ là bóng tối. Nếu bạn nhìn thẳng vào mặt trời với đôi mắt trần, thì bạn thấy gì? Chẳng thấy gì cả? Một ánh sáng quá mức khiến bạn bị mù cũng như nhìn vào bóng tối câm vậy. Và đó là lý do vì sao chúng ta gặp khó khăn trong việc nhìn Thiên Chúa, và là lý do vì sao càng đi vào thân mật với Thiên Chúa, càng đi vào sâu trong Ánh Sáng, thì Thiên Chúa dường như càng biến mất và khó hình dung hơn. Chúng ta đang bị mù, không phải vì Thiên Chúa không hiện diện, mà vì Ngài là ánh sáng quá mức với đôi mắt trần của chúng ta. Bóng tối của đức tin là bóng tối của ánh sáng cực độ.

Và thứ ba: Sự mật thiết sâu sắc là đả phá những lối mòn niềm tin. Càng thân mật với ai đó, thì những hình dung của chúng ta về người đó bắt đầu tan rã đi. Hãy thử tưởng tượng: Một người bạn nói với bạn rằng: “Tôi hoàn toàn hiểu anh. Tôi biết gia đình anh, nền tảng của anh, đạo đức của anh, tính khí và tâm tính của anh, các điểm mạnh điểm yếu, và thói quen của anh.

Tôi hiểu anh.” Bạn có cảm thấy mình được người khác hiểu hay không? Tôi ngờ là không. Bây giờ hình dung một bối cảnh khác. Một người bạn nói với bạn rằng: “Anh thật bí ẩn với tôi! Tôi đã biết anh trong nhiều năm, nhưng anh thật thâm sâu mà tôi không dò thấu. Càng quen biết anh, tôi càng thấy anh là một điều bí ẩn.”

Trong sự không hiểu này, khi mình là một điều bí ẩn hoàn toàn đối với nhận thức của người bạn này, nghịch lý thay, bạn lại thấy mình được người đó hiểu rất nhiều. Thánh Gioan Thánh Giá cho rằng chúng ta càng đi sâu vào sự mật thiết, thì sẽ bắt đầu hiểu bằng cách không hiểu hơn là hiểu. Mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa cũng như thế.

Ban đầu, khi sự mật thiết của chúng ta không quá sâu sắc, thì chúng ta cảm thấy mình hiểu mọi sự và chúng ta có những cảm nhận và ý niệm chắc chắn về Thiên Chúa. Nhưng chúng ta càng đi sâu, thì chúng ta sẽ bắt đầu thấy cảm nhận và ý niệm của mình sai lầm và trống rỗng, vì sự mật thiết của chúng ta đang mở chúng ta ra với mầu nhiệm trọn vẹn hơn của Thiên Chúa. Nghịch lý thay, điều này có vẻ như Thiên Chúa biến mất và không tồn tại.

Theo định nghĩa, đức tin hàm chứa một sự tối tăm nghịch lý, càng đến gần Thiên Chúa trong đời, thì Thiên Chúa dường như càng biến mất, bởi ánh sáng cực độ có thể giống như bóng tối vậy.

Rev. Ron Rolheiser, OMI