Saturday, November 9, 20246:55 PM(View: 49)
Nguồn: Purgatory Tội lắm lời miệng lưỡi là một tội mà ai cũng dễ dàng mắc phải.
Saturday, November 9, 20245:38 AM(View: 43)
Nguồn: Purgatory Sau đây là cảm nghiệm của cha Francis, Dòng Tên: "Những người Kito Hữu nếu muốn tránh khỏi lửa luyện tội thì cần phải tôn sùng Cuộc Khổ Nạn Chúa Kito, Chúa chúng ta."
Saturday, November 9, 20244:54 AM(View: 41)
Các tu sỹ dòng Tên sống sót sau vụ ném bom nguyên tử nhờ lần hạt Mân Côi. Đã 70 năm trôi qua, kể từ khi lần đầu tiên và duy nhất, vũ khí hạt nhân nổ ở Hiroshima ngày 06-8, và Nagasaki ngày 09-8-1945. Cuộc tấn công nguyên tử lên thành phố Hiroshima đã giết hại khoảng 80 ngàn người ngay lập tức, ngoài ra cũng chịu trách nhiệm cho khoảng 130 ngàn cái chết khác,
Thursday, November 7, 20249:20 PM(View: 48)
Nguồn: Purgatory Một Hoàng Hậu của nước Hung Gia Lợi là Bà Gertrude qua đời năm 1220. Sau đó bà hiện về xin con của bà là Thánh Elizabeth cầu nguyện cho bà.
Thursday, November 7, 20248:55 PM(View: 52)
Nguồn: Purgatory Trong thời đại này có rất nhiều Kito hữu sống xa rời Thánh Giá và Cuộc Khổ Nạn Đau Thương của Chúa Kito. Họ hưởng thụ và sống theo dục tình lôi cuốn. Họ rất sợ những gì gọi là sự hy sinh. Họ không ăn chay mà cũng không biết hãm mình đền tội...
Thursday, November 7, 20248:30 PM(View: 57)
Cha Gabriel Amorth - một chuyên gia trừ quỷ nổi tiếng của Rôma, đã xác nhận rằng: "Kẻ thù lớn nhất của ma quỷ hay của một thứ tà ma, phù phép vô hình nào đó, chính là Đức Trinh Nữ Maria. Cha giải thích: "Trong một trường hợp kia, một chuyên gia trừ quỷ là bạn của tôi đã từng hỏi quỷ, đối với Đức Maria,
Thursday, November 7, 20248:26 PM(View: 49)
Câu chuyện xảy ra giữa hai anh em sống tại Luân Đôn, thủ đô Anh quốc. Người anh tên Yerzy, người em tên Pawel; cả hai đã lập gia đình có con cái và địa vị trong xã hội; cả hai là tín hữu Công Giáo thuộc gia đình đạo đức.
Thursday, November 7, 202411:45 AM(View: 50)
Nguồn: Purgatory "Có linh cảm rằng mình không thể sống lâu nữa nên ông hoạ sĩ xin phép một linh mục Bề Trên cho ông vào ở trong một tu viện. Ông dâng cúng tất cả gia tài của mình cho tu viện ấy...
Wednesday, November 6, 20245:29 PM(View: 56)
Cách nay hơn 25 năm, gia đình tôi gồm có mẹ, chị, anh tôi và tôi. Mỗi buổi sáng, chúng tôi đều tụng kinh trước tượng của Đức Phật trong căn nhà ngèo nàn tồi tệ của gia đình. Việc tụng kinh này thể hiện lòng sùng kính sốt sắng của chúng tôi với Đức Phật. Thường thường mỗi buổi sáng chúng tôi còn dâng lên bàn thờ một chén gạo nữa.
Tuesday, November 5, 20249:16 PM(View: 72)
Nguồn: Purgatory Nếu những ai làm gương xấu cho những người khác hay gây thương tích cho linh hồn những người khác bằng các hành động ô nhục của mình thì hãy đền tội và sửa sai ngay khi còn sống. Nếu không thì khi chết sẽ bị đến tội lâu dài nơi luyện ngục.

SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM A (23/7/2023) KẺ XẤU SỐNG CHUNG VỚI NGƯỜI TỐT GIỐNG NHƯ CỎ LÙNG MỌC CHUNG VỚI LÚA

Wednesday, July 19, 20234:04 AM(View: 274)

cgdonSỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM A (23/7/2023)

KẺ XẤU SỐNG CHUNG VỚI NGƯỜI TỐT

GIỐNG NHƯ CỎ LÙNG MỌC CHUNG VỚI LÚA

[Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27; Mt 13,24-43]

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Trong Tin Mừng Mátthêu có 5 bài giảng: (a) bài giảng trên núi, (b) bài giảng về sứ mạng truyền giáo, (c) bài giảng về Giáo hội, (d) bài giảng về các dụ ngôn và (đ) bài giảng về cánh chung. Trong bài giảng về các dụ ngôn, Chúa Giêsu đã dùng 6 dụ ngôn để nói về Nước Trời: (a) dụ ngôn người gieo giống, (b) dụ ngôn cỏ lùng, (c) dụ ngôn hạt cải, (d) dụ ngôn men trong bột, (đ) dụ ngôn kho báu và ngọc quý và (e) dụ ngôn chiếc lưới thả xuống biển. Mỗi dụ ngôn có ý nghĩa riêng và mang một sứ điệp riêng.

Bài Phúc Âm Chúa Nhật XV Thường Niên (A) tuần trước chúng ta đã đọc dụ ngôn người gieo giống. Bài Phúc Âm Chúa Nhật XVI Thường Niên (A) tuần này chúng ta đọc ba dụ ngôn: dụ ngôn cỏ lùng, dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn nắm men trong bột. Trong ba dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay thì các nhà phụng vụ lấy dụ ngôn cỏ lùng làm dụ ngôn chính (trong bài đọc ngắn chỉ có dụ ngôn này thôi).

Mỗi người chúng ta có thể học được gì từ dụ ngôn “cỏ lùng mọc chung với lúa”?

II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI SÁCH THÁNH

2.1 Trong bài đọc 1 (Kn 12,13.16-19): "Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn trở lại" Ngoài Chúa, không có chúa nào khác chăm sóc mọi sự, ngõ hầu minh chứng rằng Chúa không đoán xét bất công. Vì chưng, sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh, và vì Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người. Chúa chỉ tỏ sức mạnh Chúa ra khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa, và triệt hạ kẻ kiêu căng không nhìn biết Người.

Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung: vì khi Chúa muốn, mọi quyền hành tuân lệnh Người. Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối.

2.2 Trong bài đọc 2 (Rm 8,26-27): "Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả" Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta. Vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho xứng hợp, nhưng chính Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả. Mà Đấng thấu suốt tâm hồn, thì biết điều Thánh Thần ước muốn. Bởi vì Thánh Thần cầu xin cho các thánh theo ý Thiên Chúa.

2.3 Trong bài Tin Mừng (Mt 13,24-43): "Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt" Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa lớn lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng lộ ra. Đầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: 'Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?' Ông đáp: 'Người thù của ta đã làm như thế'. Đầy tớ nói với chủ: 'Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ'. Chủ nhà đáp: 'Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: "Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta".

Người lại nói với họ dụ ngôn khác mà rằng: "Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt đó bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".

Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: "Nước trời giống như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men".

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: "Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn, Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian". Sau khi giải tán dân chúng, Người trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe".

Người đáp rằng: "Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong Nước của Cha mình. Ai có tai để nghe thì hãy nghe".

III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

3.1 Chân Dung của Thiên Chúa (Thiên Chúa là Đấng nào?): Trong ba bài Sách Thánh hôm nay chúng ta khám phá Thiên Chúa:

(*) Là Thiên Chúa quyền năng, công minh, khoan dung và từ bi chẳng những với những người tốt mà cả với những kẻ xấu nữa. Cư xử như thế là vì Thiên Chúa muốn dạy dân rằng: người công chính phải có lòng nhân ái. Cư xử như thế là vì Người muốn ban cho con cái niềm hy vọng tràn trề là người có tội được Chúa ban ơn sám hối.

(*) Là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã dùng dụ ngôn cỏ lùng mà giảng dậy những người bình dân ít học về những điều cao siêu của Nước Trời. Nhờ dụ ngôn này mà các môn đệ (và chúng ta) hiểu rằng cuộc đời này không phải là thiên đàng mà là trần thế với cảnh vàng thau lẫn lộn, người tốt kẻ xấu sống chung với nhau, bên cạnh nhau. Chúa Giêsu muốn dậy chúng ta cách sống bao dung, nhẫn nại và đợi chờ ngày phán quyết cuối cùng của Thiên Chúa.

(*) Là Chúa Thánh Thần, Đấng luôn hiện diện trong tâm hồn người Kitô hữu để nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta, và để cầu thay nguyện giúp chúng ta vì thật ra chúng ta không biết phải cầu nguyện thế nào cho tương xứng và đẹp lòng Thiên Chúa.

3.2 Sứ Điệp Lời Chúa (Thiên Chúa dậy gì hay muốn chúng ta làm gì?): Qua ba bài Sách Thánh, chúng ta khám phá ra giáo huấn hay sứ điệp của Lời Chúa hôm nay gồm hai phần:

(1o) Thiên Chúa là Đấng quyền năng, công minh, khoan dung, từ bi và nhẫn nại. Người nhẫn nại chờ đợi ngày tội nhân ăn năn hối cải. Người dành thời gian cho các chiên lạc trở về. Người chỉ ra phán quyết vào ngày sau hết.

2o) Thiên Chúa muốn chúng ta sống từ bi, nhân ái, bao dung, nhẫn nại, chịu đựng cảnh sống ô tạp, vàng thau lẫn lộn, tốt xấu chen lẫn nhau, thật khó mà phân biệt. Cảnh “cỏ lùng mọc chung với lúa” không chỉ diễn ra ngoài xã hội, mà ngay trong lòng Giáo Hội và trong mỗi người chúng ta.

IV. SỐNG VỚI THIÊN CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

4.1 Sống với Thiên Chúa như con cái sống với cha mẹ, như kẻ thụ ơn đối với Đấng ban ơn, như môn đệ sống với Thầy. Sống bằng cả một tấm lòng yêu thương, tôn kính và tuân phục! Đặc biệt là sống với Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa nhập thể làm người để làm cho loài người sinh hoa kết trái thánh thiện đẹp lòng Thiên Chúa và tạo hạnh phúc cho chính loài người.

4.2 Thực thi sứ điệp (hay giáo huấn) của Lời Chúa hôm nay tôi phải thực hiện hai việc sau đây:

(1°) Một là tôi phải cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Thiên Chúa vì Chúa từ bi, bao dung, nhân ái, nhẫn nại, đợi chờ và cứu vớt các tội nhân trong đó có tôi, vì Người không muốn cho một kẻ bé mọn nào bị hư mất.

(2°) Hai là tôi phải tập sống từ bi, bao dung, nhân ái và nhẫn nại đối với chính bản thân mình cũng như đối với những người xung quanh, nhất là với những người yếu đuối, tội lỗi, bất toàn.

V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

5.1 “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất” Chúng ta hãy cầu nguyện cho thế giới loài người hôm nay, trong đó có nhiều điều tốt lành nhưng cũng không thiếu điều tồi tệ, có nhiều người đạo đức thánh thiện nhưng cũng không thiếu kẻ độc ác xấu xa, có nhiều người làm điều thiện nhưng cũng có nhiều người gây ra tội ác.

X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa. Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

5.2 “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được" Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thể Hội Thánh Chúa Kitô - nhất là cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ và các giáo lý viên -, để mọi Kitô hữu hăng say nhiệt thành làm cho hạt giống Đức Tin càng ngày càng lớn mạnh trong tâm hồn các tín hữu và người lương thiện.

X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa. Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

5.3 “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men” Chúng ta hãy cầu nguyện cho các người trong giáo xứ/cộng đồng chúng ta để mọi người trở thành men trong môi trường gia đình và xã hội.

X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa. Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

5.4 “Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa" Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người làm gương mù gương xấu trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội, để những người ấy sớm được ơn hoán cải mà từ bỏ tội ác và lối sống xấu xa để cứu lấy sự sống của họ và của nhiều người khác.

X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa. Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

Sàigòn 19/7/2023

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.