18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 27)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 37)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 30)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Có Khác Chi Cừu

11 Tháng Sáu 20174:23 SA(Xem: 1054)
Cresize_IMG_20170502_094435809Có Khác Chi Cừu

Sau ba tuần lễ về thăm thằng cháu nội mới chào đời, tui ra phi trường bay về lại Hilo.  Qua khỏi khu kiểm soát của Cơ Quan An Ninh Vận Chuyển (TSA), tui lấy thang cuốn lên tầng lầu thứ nhì.  Còn hơn năm tiếng nữa chuyến bay mới khởi hành, tui đứng nhìn xuống hàng hàng lớp lớp hành khách đang theo vết chân người đi trước, bước vô khu vực dành riêng để cho nhân viên an ninh khám xét. Từ trên cao nhìn xuống đoàn người này, ý tưởng liên quan đến con cừu lại hiện về trong tâm trí.  Những người mang đủ mọi quốc tịch và mầu da dưới kia như một đàn cừu, ngoan ngoãn làm theo sự hướng dẫn của nhân viên TSA.  Người có khác chi cừu!

Trong thời gian thăm thằng cháu nội, tui nhận thấy thằng cu hiền lành, yếu ớt như một con cừu con.  Nó hoàn toàn lệ thuộc vào cha, vào mẹ.  Từ giọt sữa mẹ mà cô con dâu gọi là vàng lỏng cho tới cái tã, manh quần, tấm áo hay những giọt nước ấm khi được mẹ tắm cho.  Cha nó bế nó lên thì nó được nâng lên.  Khi mẹ đặt xuống thì nó cũng nằm như con búp bê biết nhúc nhích, cất lên tiếng "âu" tiếng "ư" dù vô nghĩa nhưng thật dễ yêu.  Khi bó lại để ngủ yên, không cựa mình vì bộ óc non nớt chưa kiểm soát được đôi tay hay cào lên mặt, nó nằm cứng ngắc như một đòn chả lụa.  Thằng nhỏ không khác gì một con cừu non.  Trong vòng hai năm, con cừu này sẽ không còn "cha mẹ đặt đâu con nằm đó" nữa, mà bắt đầu tập tành nói chữ "Không".  Người ta kêu thời kỳ này là "Terrible Two” hay là tuổi kinh hoàng của đứa bé lên hai.  Trọn bộ ngữ vựng của thằng nhỏ gần như gom lại chỉ có một chữ "Không".  Rồi với thời gian, thằng cháu nội của tui dần dà sẽ có những tư tưởng cũng như hành động độc lập.  Khi lên 18, như bao công dân khác của quốc gia này, nó không còn lệ thuôc vào cha, vào mẹ nữa.  Trên pháp lý, nó có quyền dọn ra riêng, có quyền bỏ phiếu, có quyền mua thuốc lá và hút thuốc lá, có quyền có quan hệ tình dục với người cùng tuổi hay lớn hơn và bao nhiêu thứ quyền khác nữa.  

Thế mà, một khi đi qua cánh cửa phi trường để chuẩn bị tiến vào phi cơ, thằng bé cũng như triệu triệu hành khách già trẻ lớn bé khác, dù giữ chức vụ gì trong xã hội, dù đến từ các nước theo bất cứ thể chế nào, tự do hay cộng sản, dù đi đứng được hay ngồi xe lăn, ai nấy đều không có lựa chọn nào khác, riú rít như những con cừu non, răm rắp theo sự chỉ dẫn của những bàn tay đeo găng cao-su mầu xanh của những người mặc đồng phục thêu ba chữ “TSA” mầu trắng trên cầu vai.  Ai nếu đều tuân lệnh triệt để, tạm hy sinh sự tự do cá nhân cũng như dẹp đi ý tưởng phản kháng những nhân viên an ninh phi trường trước những yêu sách phi lý, dù nhân danh "bảo vệ an toàn", vì muốn cuộc du hành của mình được yên ổn bằng an, không bị còng tay, lôi kéo xềnh xệch như một con vật hay bị vùi dập, đánh bể mặt gẫy mũi.  Vì sự an ninh cho chính mình và cho cả một tập thể, tất cả mọi người coi những đòi hỏi của những người đại diện cho quyền bính là tất nhiên, là thường tình, dù cho những đòi hỏi này chỉ thấy trong truyện giả tưởng, 15 năm trước.  

Những thanh niên thiếu nữ ngoài đời có thể đã có những lúc bướng bỉnh coi trời bằng vung, coi thường những điều giảng dậy của đấng sinh thành, những người có trách nhiệm tinh thần hay đạo đức đối với mình, không bằng đám bạn bè đồng trang lứa.  Chúng ngạo mạn với thầy cô, ngông nghêng với giám thị, coi thường cả luật pháp.  Thế mà, khi đi qua ngưỡng cửa này chúng nhũn như con chi chi, kêu sao làm vậy.  Cũng vậy, những tổng giám đốc, những lãnh tụ tinh thần, những người nắm giữ địa vị cao sang trong xã hội, những kẻ lúc thường hét ra lửa, mửa ra khói, nếu không có máy bay riêng cũng đều phải “gọi dạ bảo vâng” như mọi hành khách khác.   Mọi người trông như một đàn cừu chờ cho người ta xén lông!  Chỉ khác một điều.  Cừu không bị những bàn tay đeo găng xờ xờ nắn nắn từ trên xuống dưới, những đôi găng nhơ bẩn đã từng chạm vào vô số áo quần của bao người khác.  Cừu không phải giơ hay tay lên.  Cừu không phải giang chân ra.  Cừu không bị người ta chạm vào nách, vào trước ngực, phía sau mông, dọc bên trong đùi, vào đáy quần, vào những nơi bất khả xâm phạm mà nếu không phải là người thân nhất đời thì có mấy ai được phép chạm vô.  Cừu không phải cho ai thấy cái thân mình gầy ò ốm yếu hay nặng cân sau lớp lông dầy.  Cừu không phải cho kẻ lạ nhìn thấy những thân hình đã đổi dạng, vai lệch, lưng còng hay bất cứ những bất toàn nào đó, vì thời gian năm tháng, qua “con mắt thần” X-Ray.  

Tháo giầy tháo dép ra (bất kể chân có thể bị lây bởi những bàn chân bị bệnh nấm hay các bệnh nào khác).  Tháo giây nịt ra.  Tháo áo choàng ra.  Tháo đồng hồ, nữ trang cồng kềnh bằng kim loại ra!  Lột mũ nón ra.  Bỏ vô thùng nhựa này (những thùng chưa hề thấy sà-phòng và nước từ lúc bắt đầu được dùng để chuyển hành lý đi ngang qua máy dò X-Ray).   Nếu có máy trợ tim thì phải nhớ không để cho ai xài máy dò kim loại cầm tay trên cơ thể, hay gần mình.  Thật là mắc cở.  Thật là ốt dột!  Mọi người đều phải làm tỉnh, giả điếc, khi những sự riêng tư của mình phơi bầy trước mắt người lạ.  Đây là sự xâm phạm nặng nề đến nhân phẩm con người trong một nước được coi là tự do dân chủ nhất thế giới.  Thêm vào đó, những câu “Làm ơn” hay “Cám ơn” đã bị liệng vào sọt rác, cùng với những chai nước đầy vơi ngoài kia!  Sự lịch sự, tế nhị, lễ phép hay lòng khoan dung, trắc ẩn đã vắng bóng từ những con người mặc đồng phục mầu xanh.  

Tui tự hỏi khi những nhân viên TSA phải dùng những phương tiện giao thông, họ có đi qua những cửa ải như mọi hành khách, phải tháo giầy, tháo mũ, tháo giây nịt, tháo bông tai, tháo mọi vật tùy thân?  Hay là họ được ưu đãi?  Tui thắc mắc những nhân viên TSA nghĩ gì khi bàn tay đeo găng của họ chạm vào hằng trăm, hằng ngàn người, ngày này qua tháng nọ?  Họ được trả lương bao cao để làm công việc mà rất ít người có cảm tình, biết ơn?  Tui tự hỏi một ngày kia, sau khi đã mất điểm vì đã để lọt hơn 95% vũ khí, đồ quốc cấm, thuốc nổ gỉa mạo, bởi những nhân viên chìm mang qua nhiều ngã kiểm soát, TSA sẽ nghĩ ra cách nào khác để kiểm soát hành khách?  

Nghĩ cho cùng, trên sân khấu đời mọi người đều có nhiều vai trò phải đóng, phải đội mũ lớn, mũ nhỏ.  Khi mới sinh ra đóng vai người con.  Lúc trưởng thành, nếu có gia đình thì diễn vai người cha, người mẹ.  Khi đi học, đội mũ học sinh, sinh viên.  Khi ra trường, làm nhân viên hãng xưởng.  Cuộc đời làm sao tránh lúc lên voi, khi xuống chó.  Tui cũng chẳng khác gì.  Những năm đầu đời bên quê nhà, tui đội mũ làm con, làm chị, làm sinh viên, dạy kèm sinh ngữ.  Sang đến xứ tự do này, tui đội mũ làm thợ ráp ốc giầy trượt tuyết, thợ may máy một kim, máy vắt sổ.  Sau đó, lập gia đình, tui đóng vai người vợ, người mẹ.  Ra ngoài xã hội, tui ghi tên học làm computer operator rồi trở lại sân trường đại học.  Ra trường, tui đóng vai cán sự xã hội, giám đốc …. Chưa bao giờ tui nghĩ sẽ có ngày mình đội mũ làm một con cừu.

Không có dịp bay đi, bay về thăm nhà, làm sao tui có dịp chứng kiến được tận mắt những đòi hỏi của một cơ quan liên bang đầy quyền hành như TSA, những yêu cầu coi như xâm phạm đến nhân phẩm con người, với danh nghĩa bảo vệ sự yên lành cho mọi người.  Tiếc một điều là không mấy người dám phản kháng, vì phản kháng sẽ lãnh nhận hậu qủa thế nào, ai nấy đều biết rõ.  Như một đàn cừu hiền lành chịu khó, chịu khổ để cho những người chăn cừu hay những con chó dồn vào chuồng, chuẩn bị xén lông, có mấy con cừu phản đối?  Có mấy người trong quốc gia này nhận thấy rằng đất nước này đang mất dần tự do?

Thanh Huong