Sunday, June 15, 20258:45 PM(View: 7)
Mỗi người Công Giáo, dù có ngoan đạo đến đâu đi nữa thì cũng có lúc cảm thấy tâm hồn khô khan. Bạn đang quỳ cầu nguyện nhưng trong tim bạn khô và lạnh. Bạn nói những lời cầu nhưng lòng bạn trống vắng. Bạn tự hỏi:
Sunday, June 15, 20258:42 PM(View: 8)
Thánh Germaine Cousin được ví như một cô gái Lọ Lem của Thiên Đàng. Cô sinh năm 1579, tại một vùng nông thôn ở nước Pháp.
Sunday, June 15, 202511:44 AM(View: 27)
Sự mê tín đem lại nhiều nguy hiểm cho cuộc đời của chúng ta. Đừng bao giờ đi tìm các phù thuỷ để vấn kế. Đừng thờ quấy, đừng tin những điều vớ vẩn, đừng tin vào những văn hoá của kẻ theo tà thuyết. Đừng đi tìm thầy bói, tử vi, tướng số, bùa phép, các móng ngựa và sự chữa lành không phải của Chúa. 1. Thánh Thomas Aquinas nói: "Các sự mê tín và thờ tà thần...
Saturday, June 14, 20252:27 PM(View: 54)
Đây là một cảm nghiệm tuyệt vời của Thánh Onofre. Giáo Hội mừng ngày lễ của ngài vào 12 tháng 6. Thánh Onofre đi vào tu viện khi còn rất nhỏ. Không ai biết ngài là ai. Rồi ngài vào ở trong sa mạc. Ngài ở sa mạc trong 60 năm và không còn gặp mặt ai nữa. Ngài ở trần truồng. Toàn thân ngài được che chắn bởi hàm râu dài và tóc của ngài.
Saturday, June 14, 20251:41 PM(View: 40)
Vào ngày 13 tháng 6 năm 1917 thì có khoảng 50 người quy tụ. Còn 3 trẻ thị nhân thì đọc kinh Mân Côi. Lúc đó bỗng có một lằn chớp sáng lên. Ngay lập tức thì Đức Mẹ Maria hiện ra giống như Mẹ hiện ra vào tháng 5 năm 1917. Thị nhân Lucia bèn hỏi Đức Mẹ: "Thưa Mẹ, Mẹ muốn con làm điều gì ạ?"
Saturday, June 14, 20251:40 PM(View: 35)
Trong Thánh Lễ ngày 11 tháng 6 năm 2025, cha chủ tế Charles Trần Ngọc Chung của giáo xứ Thánh Linh đã chia sẻ rằng:
Saturday, June 14, 20251:05 PM(View: 41)
Sau đây là danh sách 36 tội mà Sr. Lucia thường ghi chép để xưng tội: 16. Bị chia trí nên thiếu đức tin và hồng ân. 17. Hay tò mò.
Saturday, June 14, 202512:49 PM(View: 40)
Nữ Tu Lucia ghi ra một danh sách về những điều mà bà cần phải xưng tội. Nhiều người nghĩ rằng Nữ Tu Lucia dos Santos, một trong 3 thị nhân Fátima là một vị thánh. Tuy nhiên bà không tự nhiên trở thành thánh nhân.
Thursday, June 12, 20259:03 PM(View: 48)
Khi các bạn vào xưng tội ở toà giải tội thì cần phải xưng tội với đức tin mạnh mẽ. Một ngày kia, có một nữ tu đến gặp thánh Faustina. Bà này nói với Thánh Faustina rằng:
Thursday, June 12, 20258:37 PM(View: 44)
https://www.ewtn.com/catholicism/library/st-benedict-joseph-labre-the-beggar-saint-5838 Từ khi Thánh Nhân qua đời thì có nhiều hàng dài những người đến để than khóc và viếng xác ngài. Vào ngày hôm sau là Thứ Năm Tuần Thánh, rồi vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngoài việc thờ phượng thì người ta đến thăm viếng xác ngài.

KÍNH NGỮ

Saturday, September 16, 20236:44 AM(View: 311)

4-4aKÍNH NGỮ

Kính ngữ là cách diễn đạt lịch sự, tôn trọng và biểu thị địa vị xã hội trong ngôn ngữ. Kính ngữ trong gíao tiếp thể hiện sự tôn kính, thứ bậc trên dưới trong xã hội.

1/ Kính ngữ biểu hiện sự lịch sự và tôn kính người trên thì người Việt luôn dùng 2 chữ dạ/ thưa.

“Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương” (Bùi Giáng)

Hai chữ “dạ, thưa” - được đặt trước ở mỗi câu như là một cách thể hiện sự lễ phép, kính trên nhường dưới, sự trọng thị, lẽ nhún nhường, giữ sao cho lời ăn, tiếng nói của mình “dễ nghe”. Và chắc chắn khi vẫn còn nói hoặc nghe những tiếng “dạ, thưa” thì cuộc trò chuyện ấy hiếm khi nào dẫn đến cãi cọ, miệt thị, gây hấn… bởi khi đã biết cất lên những tiếng “dạ, thưa, ạ…” thì người trong cuộc dường như đã biết “tự răn mình” qua câu chữ.

2/ Kính ngữ thể hiện sự tôn kính, thứ bậc trên dưới trong xã hội.

Trong tiếng Việt, có nhiều loại kính ngữ khác nhau, bao gồm kính ngữ giao tiếp trong gia đình và công việc, kính ngữ dành cho người lớn tuổi và người trẻ, và kính ngữ trong miệng người nói và người nghe. Mỗi loại kính ngữ có cách sử dụng và ngữ cảnh riêng biệt.

Đối với người có địa vị thì người nói hay viết đều phải dùng kính ngữ biểu hiện sự tôn kính, trân trọng do chức tước như : Ngài X, Đấng Y, Vị C . .. .

Đối với người lớn tuổi: Ông/bà, cô/chú, anh/chị . 

Khi sử dụng kính ngữ phù hợp, chúng ta thể hiện sự lịch sự, tôn trọng và quan tâm đến người nghe. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn và đảm bảo thông tin được truyền đạt một cách chính xác và hiệu quả.

3/ Kính ngữ trong nhà Đạo

Người Công giáo Việt Nam chúng ta luôn dành cho Thiên Chúa mức độ kính trọng cao nhất, qua việc xưng hô Ngài bằng kính ngữ: "Đức Chúa Trời", "Đức Chúa", "Đức Chúa Kitô", ĐứcGiê-su Nagiaret .

Chữ Đức Chúa chỉ dành để xưng hô cho Danh Thánh Chúa nên khi Dòng Chúa Giê-su (Societas Jesu viết tắc là: SJ) đến Việt Nam truyền giáo đã bị người Việt nhắc nhở không được dùng Danh Chúa cho bất kỳ phàm nhân nào, gọi như thế là phạm thượng, từ đó Dòng Chúa Giê-su đã được đổi thành Dòng Tên.

Kế đến, là những vị có địa vị trong Giáo Hội thì người Việt thêm chữ đức trước chức vụ của họ để tỏ lòng tôn kinh cũng như sự yêu mến như: "Đức Giáo hoàng", "Đức Thánh Cha", "Đức Hồng y", "Đức Giám mục", "Đức Cha"... Thiếu đi chữ "Đức" nghe có phần giảm đi sự tôn trọng và sự yêu mến dành cho các ngài.

Tiếc thay, nhiều nơi trong Hội Thánh Việt Nam đang có xu hướng xưng hô lược bỏ kính ngữ, nếu không muốn nói là phạm thượng đến Danh Thánh Thiên Chúa. Điều này dễ nhận thấy trong những sự kiện liên quan đến thiếu nhi hay giới trẻ, họ chỉ dùng chữ "Giêsu" với các câu khẩu hiểu kiểu như: Học cùng Giêsu, Vui cùng Giêsu, Vui trung thu cùng Giêsu, Hiệp hành cùng Giêsu, Con đường Giêsu...

Và trong nhiều bài hát phụng vụ cũng thiếu kính ngữ dành cho Thiên Chúa như : Giê-su Chúa con ơi; Giê-su Ngài có biết; Maria ngày xa xưa ấy ; Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo; tất cả đã không dùng kính ngữ trước các Đấng?

Kinh Thánh viết: “Ngươi không được dùng danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì ĐỨC CHÚA không dung tha kẻ dùng danh Ngài một cách bất xứng.” (Xuất hành 20, 7).

Bổn phận của chúng ta là chu toàn địa vị làm con, biết yêu thương kính trọng Cha mình, mà việc dùng xưng hô kính ngữ là một yếu tố nằm trong bổn phận đó.

Ngay cả việc các tín hữu xưng hô khi nói Cha Xứ T vui cùng thiếu nhi mà chỉ dùng T … vui cùng thiếu nhi, hoặc Đức Giám mục X đồng hành cùng dân Chúa thì viết X đồng hành cùng dân Chúa! . . .. Chắc chắn sẽ bị người đời chê cười là bất kính, huống hồ là làm như vậy với Thiên Chúa chí thánh, chí tôn.

Những sai sót đã qua, không cần đào bới nơi này nơi kia để chỉ trích thêm, nhưng là dịp để rút kinh nghiệm. Mong rằng từ nay, khắp nơi trong Hội Thánh Việt Nam duy trì việc sử dụng kính ngữ theo văn hoá Việt Nam với Danh Thánh Thiên Chúa.

CHUYỆN CŨ ĐÃ QUA NHƯNG ĐÃ SAI THÌ ĐỪNG THÊM SAI NỮA MÀ CẦN CHẤN CHỈNH CHO PHÙ HỢP.

THÊM 1 CHỮ CHÚA VÀO BIỂU NGỮ VUI CÙNG CHÚA GIÊ-SU – CHÚA GIÊ-SU VUI TRUNG THU CÙNG THIẾU NHI cũng không làm giảm đi sự gần gũi của Đấng Emanuel mà còn nói lên sự tôn kính dành cho Đấng chúng ta tôn thờ.

Trung Thu 2023

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền