Monday, November 11, 20249:19 PM(View: 5)
Một phụ nữ kể cảm nghiệm: "Vợ chồng tôi vì bận rộn làm ăn nên đem các con gửi cho mẹ ruột tôi và dượng ghẻ của tôi trông coi. Một thời gian sau thì các con gái tôi kể rằng các cháu bị dượng ghẻ tôi sờ mó và làm bậy.
Monday, November 11, 20248:48 PM(View: 4)
Nguồn: Purgatory Có một nữ tu tên là Gertrude dù đạo đức nhưng chị không giữ gìn lời nói. Chị thường hay phạm luật giữ thinh lặng. Đôi khi trong nhà thờ, trong buổi cầu nguyện thì chị thường nói những lời nói vô bổ với người chị em.
Monday, November 11, 20248:38 PM(View: 6)
Nguồn: Purgatory 1. Một linh mục bị đền tội ở luyện ngục vì tật hay nói những điều không cần thiết. Ngài là một người giảng thuyết rất hay và tận tâm. Ngài luôn vinh danh Chúa. Sau khi chết thì ngài hiện về với một người bạn trong Dòng tại Cologne.
Saturday, November 9, 20246:55 PM(View: 61)
Nguồn: Purgatory Tội lắm lời miệng lưỡi là một tội mà ai cũng dễ dàng mắc phải.
Saturday, November 9, 20245:38 AM(View: 55)
Nguồn: Purgatory Sau đây là cảm nghiệm của cha Francis, Dòng Tên: "Những người Kito Hữu nếu muốn tránh khỏi lửa luyện tội thì cần phải tôn sùng Cuộc Khổ Nạn Chúa Kito, Chúa chúng ta."
Saturday, November 9, 20244:54 AM(View: 45)
Các tu sỹ dòng Tên sống sót sau vụ ném bom nguyên tử nhờ lần hạt Mân Côi. Đã 70 năm trôi qua, kể từ khi lần đầu tiên và duy nhất, vũ khí hạt nhân nổ ở Hiroshima ngày 06-8, và Nagasaki ngày 09-8-1945. Cuộc tấn công nguyên tử lên thành phố Hiroshima đã giết hại khoảng 80 ngàn người ngay lập tức, ngoài ra cũng chịu trách nhiệm cho khoảng 130 ngàn cái chết khác,
Thursday, November 7, 20249:20 PM(View: 51)
Nguồn: Purgatory Một Hoàng Hậu của nước Hung Gia Lợi là Bà Gertrude qua đời năm 1220. Sau đó bà hiện về xin con của bà là Thánh Elizabeth cầu nguyện cho bà.
Thursday, November 7, 20248:55 PM(View: 55)
Nguồn: Purgatory Trong thời đại này có rất nhiều Kito hữu sống xa rời Thánh Giá và Cuộc Khổ Nạn Đau Thương của Chúa Kito. Họ hưởng thụ và sống theo dục tình lôi cuốn. Họ rất sợ những gì gọi là sự hy sinh. Họ không ăn chay mà cũng không biết hãm mình đền tội...
Thursday, November 7, 20248:30 PM(View: 60)
Cha Gabriel Amorth - một chuyên gia trừ quỷ nổi tiếng của Rôma, đã xác nhận rằng: "Kẻ thù lớn nhất của ma quỷ hay của một thứ tà ma, phù phép vô hình nào đó, chính là Đức Trinh Nữ Maria. Cha giải thích: "Trong một trường hợp kia, một chuyên gia trừ quỷ là bạn của tôi đã từng hỏi quỷ, đối với Đức Maria,
Thursday, November 7, 20248:26 PM(View: 53)
Câu chuyện xảy ra giữa hai anh em sống tại Luân Đôn, thủ đô Anh quốc. Người anh tên Yerzy, người em tên Pawel; cả hai đã lập gia đình có con cái và địa vị trong xã hội; cả hai là tín hữu Công Giáo thuộc gia đình đạo đức.

Đồng Bạc Nước Trời SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN NĂM - A (Mt 20, 1 – 16a)

Wednesday, September 20, 202312:49 PM(View: 219)

cgdonĐồng Bạc Nước Trời

SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN NĂM - A (Mt 20, 1 – 16a)

Dụ ngôn những người làm thuê được mướn làm việc trong vườn nho qua những giờ khác nhau, tất cả lãnh lương giống như nhau là một đồng, đã gây nên một khó khăn cho những người đọc và người nghe Tin Mừng. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì tiêu chuẩn trả công của ông chủ. “Những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng.

Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn; nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng” (Mt 20,9-10). Nhất là những người làm công cho ông chủ, họ vừa nhận vừa lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: "Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao"? (Mt 20,12). chúng ta tự hỏi : Cách hành xử và trả công của của ông chủ có chấp nhận được không?

Đọc xong, ai cũng cảm thấy ông chủ làm vườn nho đối xử như thế với những người làm thuê là không công bằng: người làm ít cũng như người làm nhiều đều nhận một mức lương bằng nhau. Vì theo suy nghĩ bình thường của người đời, người làm nhiều phải hưởng lương cao hơn người làm ít. Nghĩ như thế là hoàn toàn đúng và hợp lý.

Không, Thiên Chúa nhân lành, Ngài có cách tính không giống chúng ta: “Tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta” (Is 55, 8). Thiên Chúa ban cho con người cái mà Ngài cho là tốt nhất. Chúa Giêsu không cung cấp chúng ta một bài học về đạo đức xã hội, nhưng là bài học về tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả chúng ta. Một đồng ông chủ trả cho người làm công là đồng bạc Nước Trời, là đồng có tên sự sống đời đời, nên dụ ngôn này diễn tả Nước Trời, vì nó khởi đầu bằng câu : “Nước Trời giống như…” (Mt 20,1), chứ không phải nó áp dụng cho thế gian này.

Câu chuyện lấy bối cảnh trong cuộc sống hằng ngày nhưng ngụ ý về Nước Chúa. Vườn nho được hiểu là Hội Thánh, có Chúa làm chủ. Người làm công là hình ảnh tượng trưng cho tất cả những ai đáp lời Chúa gọi mời. Thời gian làm việc trong ngày là đời người, và tiền công là sự sống vĩnh cửu. Lời mời gọi vào làm vườn nho cho Chúa gửi đến với mỗi người vào những thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đời. Có người đến sớm, có người đến muộn, số khác chỉ đáp lời lại tiếng Chúa vào lúc cuối đời. Nhưng bất cứ ai chấp nhận lời mời đều sẽ được hưởng một đồng sự sống đời đời.

Thông điệp của dụ ngôn này thật rõ ràng. Trong khi chúng ta vẫn mặc định rằng người làm việc khó nhọc hơn xứng đáng với tiền công lớn hơn, ông chủ vườn nho hành động ngược lại ; do đó một số người xem đó là không công bằng. Nhưng chủ vườn bảo với họ rằng : “Chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao?" Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về” (Mt 20,13-14).

Không ai bị xử tệ cả, bởi vì họ đã đồng ý với chủ vườn về số tiền họ sẽ nhận cho ngày làm việc của họ (một đơ-ni-ê cho một ngày công là tiền lương khá hậu hĩnh vào thời đó). Ông cũng bảo cho họ biết ông đang sử dụng tài sản của ông theo ý ông muốn : “Tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?" (Mt 20,15).

Luật lệ Nước Trời do Thiên Chúa thiết lập: sự cứu rỗi dành cho loài người hoàn toàn phụ thuộc vào tình thương và lòng nhân lành của Chúa, không do công đức, nỗ lực cá nhân hoặc nếp sống khổ hạnh của bất cứ ai, bởi vì không ai có thể đáp ứng những chuẩn mực đạo đức của Đấng Chí Thánh.

Ai là người làm công được nhận vào giờ thứ mười một? Có thể là những người đón nhận ơn Chúa lúc lâm chung, cũng có thể là những người bị rẻ rúng dưới mắt những người sống đạo lâu năm. Nhưng chớ vội vàng kết luận. Trong ý nghĩa sâu xa hơn, tất cả chúng ta đều là người làm công giờ thứ mười một, và chúng ta đều được Chúa mời vào vương quốc của ngài cách vinh dự. Vì vậy, không cần phải đoán định ai là người làm công giờ thứ mười một. Thông điệp của dụ ngôn là chúng ta được cứu rỗi chỉ do ân ban của Thiên Chúa, chứ không do công trạng của con người.

Phản ứng của một vài người trong số những người làm công trong vườn nho đối với điều họ cho là bất công, tượng trưng cho sự tự mãn dễ thấy trong cộng đoàn tín hữu sống đạo lâu năm. Họ tin rằng phần thưởng dành cho họ phải tương xứng với thời gian họ phụng sự Thiên Chúa. Đó là kết quả của cách suy nghĩ cho rằng sự cứu rỗi đến từ công đức, và đó là điều mà dụ ngôn này muốn bác bỏ.

Điều chúng ta gán cho Thiên Chúa là không xứng đáng với Thiên Chúa, và điều Thiên Chúa ban cho chúng ta vượt quá công trạng của chúng ta: “từ người đến sau hết tới người đến trước hết đều lãnh mỗi người một đồng” (Mt 20,9). Chúng ta không thể trách lòng tốt của ông chủ, vì không thấy gì sai trái trong cách ông hành xử. Ông trả cho mỗi người theo như thỏa thuận và thể hiện lòng thương xót như ông.

Sau cùng, nên nhắc lại “điểm chính” trong dụ ngôn để chúng ta qui chiếu về một tình huống cụ thể. Đồng bạc duy nhất được trả cho cả và nhân loại là nước Chúa, Chúa Giêsu đã mang xuống thế vì yêu thương thế gian. Không có ai là quá muộn để vào Nước Trời. Tất cả những ai chưa khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa vẫn được mời gọi trong mọi giờ và ở mọi lứa tuổi đi làm vườn nho của Chúa! Đây là lời kêu gọi phổ quát. Chúng ta đừng bao giờ thất vọng về ơn cứu độ đời đời của chúng ta.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ