Monday, October 7, 202411:39 AM(View: 3)
Ông Stephen Ryan chia sẻ: Tôi rất vui khi nghe tin rằng Toà Thánh Vatican tuyên bố rằng việc sùng kinh Nữ Vương Hoà Bình ở Medjugorje đã được chính thức công nhận và được chúc phúc với ơn lành “Nihil Obstat”.
Sunday, October 6, 20248:23 PM(View: 17)
Một vị linh mục tình nguyện cầu nguyện cho mọi người: Hôm nay khi bạn bắt đầu một tuần mới, Tôi giơ tay cao lên Trời và cầu nguyện cho bạn. Xin Chúa vun trồng những ý chỉ của bạn trong trái tim của những người tốt lành, Xin cho mọi chương trình tốt đẹp của bạn được thành công. Xin Chúa nâng cao đầu của bạn,
Sunday, October 6, 20241:30 PM(View: 26)
Ông Dan Lynch là Giám Đốc của Hội Tông Đồ Dan Lynch. Ông luôn loan truyền về nhiều phong trào như: Lòng Sùng Kính Đức Mẹ Guadalupe, Chúa Giêsu là Vua của Các Quốc Gia, Đức Mẹ Châu Mỹ,
Sunday, October 6, 20241:13 PM(View: 20)
Ông Dan Lynch là Giám Đốc của Hội Tông Đồ Dan Lynch. Ông luôn loan truyền về nhiều phong trào như: Lòng Sùng Kính Đức Mẹ Guadalupe, Chúa Giêsu là Vua của Các Quốc Gia, Đức Mẹ Châu Mỹ, và Thánh John Paul II.
Sunday, October 6, 202412:26 PM(View: 24)
Một bà cụ trên 60 tuổi kể câu chuyện như sau: “Cách nay gần hai năm, con gái lớn của tôi hay bị đau đầu. Khi không còn chịu đựng nổi, cháu mới chịu đến bệnh viện, khi chụp cộng hưởng từ, MRI rồi chụp cắt lớp CAT Scan thì khám phá ra là trong đầu cháu có đến 4 khối u ung thư. Cháu được điều trị tại trung tâm ung thư hàng đầu của Texas,
Sunday, October 6, 20246:48 AM(View: 25)
Một khách hành hương tới làng Medjugorje kể rằng: Hôm ấy, tôi xuống núi Thánh Krizevac tại làng Medjugorje. Người ta cảnh cáo trước rằng khi chúng ta đi xuống núi thì nguy hiểm hơn là khi chúng leo lên núi. Tôi phải mất 90 phút để leo lên đỉnh núi ...
Sunday, October 6, 20246:17 AM(View: 24)
Có lần tôi bị ác mộng, bị một con mèo nó từ đâu tới, nhảy lên giường tôi đang ngủ, rồi giận dữ xông vào cào cấu làm tôi sợ hãi chưa kịp phản ứng, thì nó càng hăng tiết hơn nữa, giơ chân nhắm vào tim tôi để tấn công, nhưng bỗng dưng nó rụt chân lại, sợ hãi bỏ chạy, nó nhảy lên bệ cửa sổ phòng ngủ, ngồi ngoái lại với bộ mặt vẫn cò
Saturday, October 5, 20245:38 PM(View: 24)
Khi nhóm hành hương của Radio Giờ Của Mẹ do Kim Hà tổ chức hàng năm từ năm 1999 đến 2005 thì có một số người trong nhóm chúng tôi ra khu phố bên cạnh nhà thờ St. James để đi xe đò từ Medjugorje đến vùng Šurmanci.
Saturday, October 5, 20245:05 PM(View: 36)
Một phụ nữ tên Elsie kể: Tôi muốn kể một câu chuyện mà Tổng Lãnh Thiên Thần Michael đã giúp cho cháu Joel là con trai của tôi khi cháu còn bé. Lúc cháu Joel khoảng 2 tuổi thì gia đình tôi dọn tới một căn nhà thuê khác. Cháu thường hay tỉnh dậy giữa đêm khuya vào khoảng từ 2 giờ sáng đến 3 giờ sáng. Rồi cháu cứ đến ngồi một mình ...
Saturday, October 5, 20244:38 PM(View: 21)
Một người kể: Ngày Chúa Nhật 29/9/2024 là ngày lễ mừng kính Ba Vị Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Rafael và Gabriel. Một trong các con của tôi được sinh ra vào ngày 29/9/2007. Vì thế mà tôi cầu xin các Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần bảo vệ cho gia đình và các con tôi.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN

Saturday, November 18, 20239:29 PM(View: 182)

tudao3LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN


Kính trọng thể CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM THÁNH AN-RÊ TRẦN AN DŨNG LẠC VÀ CÁC BẠN, TỬ ĐẠO.

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Ca nhập lễ : Tv 125,5

Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,

mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

Bài đọc 1 : 2 Mcb 7,1.20-23.27b-29

Bà mẹ là người đáng khâm phục, vì bà can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa.

Bài trích sách Ma-ca-bê quyển thứ hai.

1 Hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Mô-sê cấm.

20 Bà mẹ là người rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy bảy người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa. 21 Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng ; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi ; bà nói với các con : 22 “Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con thần khí và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. 23 Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con thần khí và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình.”

27b Bà nói với người con út : “Con ơi, con hãy thương mẹ : chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. 28 Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. 29 Con đừng sợ tên đao phủ này ; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ.”

Đáp ca : Tv 125,1-2ab.2cd-3.4-5.6 (Đ. c.5)

Đ. Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

1Khi Chúa dẫn tù nhân Xi-on trở về,
ta tưởng mình như giữa giấc mơ.
2abVang vang ngoài miệng câu cười nói,
rộn rã trên môi khúc nhạc mừng.

Đ. Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
2cdBấy giờ trong dân ngoại, người ta bàn tán :
“Việc Chúa làm cho họ, vĩ đại thay !”
3Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại !
Ta thấy mình chan chứa một niềm vui.

Đ. Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
4Lạy Chúa, xin dẫn tù nhân chúng con về,
như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam.
5Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

Đ. Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.
6Họ ra đi, đi mà nức nở,
mang hạt giống vãi gieo ;
lúc trở về, về reo hớn hở,
vai nặng gánh lúa vàng.

Đ. Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,
mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

Bài đọc 2 : Rm 8,31b-39

Dù sự chết hay sự sống cũng không tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

31b Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta ? 32 Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta ? 33 Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn ? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính ? 34 Ai sẽ kết án họ ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta ?

35 Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? 36 Như có lời chép : Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh.

37 Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.

38 Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, 39 trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.

Tung hô Tin Mừng : Mt 5,10

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,

vì Nước Trời là của họ. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Lc 9,23-26

Ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

23 Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người rằng : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. 24 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. 25 Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì ? 26 Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.”

Ca hiệp lễ : x. Rm 8,38-39

Dầu là sự sống hay sự chết.

Hoặc bất cứ một thọ sinh nào :

Không có gì tách được chúng ta

ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa.

SUY NIỆM-MỘT HÀNH TRÌNH - MỘT LỰA CHỌN

“Đông qua tiết lại thời xuân tới.
Khổ tạm mai sau hưởng phúc an.
Làm kẻ anh hùng chi quản khó.
Nguyện xin cùng gặp chốn thanh nhàn.”
(Thánh Anrê Trần An Dũng Lạc)

Trong bối cảnh tiên báo về cuộc Thương Khó lần thứ nhất, trình thuật Luca đưa ra những điều kiện mà người môn đệ cần có để theo Đức Giê-su. Những điều kiện ấy có thể tóm về ba điểm này: bỏ mình, vác thập giá mình và hy sinh mạng sống mình.

“Bỏ mình” để không còn sống cho con người cũ, con người xác thịt, nhưng là sống cho con người mới, con người của Thần Khí. “Vác thập giá mình” là đón nhận lấy thân phận hữu hạn được mời gọi thuộc về Thiên Chúa, nghĩa là chấp nhận chia sẻ thân phận của Thầy, Đấng trở nên người phàm để con người dự phần địa vị làm con Thiên Chúa. Cuối cùng, đỉnh cao của mọi hy tế là tự nguyện khước từ cái mà thế gian vẫn không thôi bám lấy: mạng sống mình. Cuộc khước từ ấy hướng đến một đích điểm rõ ràng: vì Thầy, vì lời của Thầy.

Có thể nói, các thánh tử đạo Việt Nam mà hôm nay chúng ta mừng kính, đã chu toàn ba điều kiện trên để trở nên người môn đệ của Thầy Giê-su. Hơn 350 năm qua, giá máu của các thánh tử đạo Việt Nam đã minh chứng cho chọn lựa chung kết của các ngài. Nhờ giá máu ấy, Thiên Chúa đã không ngừng làm cho mảnh đất tâm hồn con người Việt trổ sinh hoa quả ơn cứu độ.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giê-su, trong ngày lễ các thánh tử đạo Việt Nam hôm nay, xin cho chúng con luôn biết noi gương các ngài, để chúng con luôn can đảm sống niềm tin cho dù có gặp những khó khăn thử thách.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

THƯỢNG HỘI ĐỒNG: 15 VIÊN NGỌC QUÝ ẨN GIẤU TRONG BẢN TỔNG HỢP

WHĐ (11.11.2023) – Khi đề cập đến Thượng Hội đồng về hiệp hành, các phương tiện truyền thông phương Tây thường tập trung vào một số vấn đề “nóng”, chẳng hạn như: phong chức cho phụ nữ, linh mục đã kết hôn, và chúc lành cho các cặp đồng tính,… Nhưng ẩn giấu trong Bản Tổng hợp dài 40 trang của phiên họp thứ nhất Đại hội Thượng Hội đồng 10. 2023 là một số viên ngọc quý đáng ngạc nhiên có thể dẫn đến một cuộc canh tân quan trọng trong Giáo hội.

1. Sự nhấn mạnh mới mẻ về sự tham gia của giáo dân. So với các Giáo hội Kitô khác, Giáo hội Công giáo có tính phẩm trật cao. Thượng Hội đồng này, đặc biệt là các cuộc đối thoại tại các cuộc họp bàn tròn, được cấu trúc để tiếng nói của giáo dân, trong đó có phụ nữ và giới trẻ, được lắng nghe và tôn trọng. Bản Tổng hợp cho biết, “Lộ trình của Thượng Hội đồng được Đức Thánh Cha triệu tập bao gồm sự tham gia của tất cả những người đã lãnh Phép Rửa. Chúng tôi tha thiết mong muốn điều này xảy ra và dấn thân biến nó thành hiện thực”.

2. Cổ võ “Đối thoại trong Thánh Thần”. Thuật ngữ “Đối thoại trong Thánh Thần” đề cập đến một thực hành “cho phép lắng nghe chân thành để phân định những gì Chúa Thánh Thần đang nói với các Giáo hội”. Bản Tổng hợp giải thích thêm, “Từ ‘đối thoại’ (conversation) thể hiện điều gì đó hơn là đối thoại (dialogue) đơn thuần: nó đan xen một cách hài hòa giữa suy nghĩ và cảm xúc và tạo ra một không gian sống động chung".

3. Nhận thức về những điểm bất đồng và những điều không chắc chắn. Trong quá khứ, hệ thống phẩm trật có xu hướng che đậy, chỉ thể hiện bề mặt hiệp nhất trước các tín hữu và thế giới. Nhưng ngay trang đầu tiên, Bản Tổng hợp cho biết: “Sự đa dạng của các ý kiến và lập trường được lên tiếng trong Đại hội”, và thừa nhận rằng “không dễ để lắng nghe những ý kiến khác nhau mà không ngay lập tức rơi vào cám dỗ để phản bác những quan điểm được trình bày”.

Trong mỗi vấn đề sau đó, bất kỳ sự bất đồng và không chắc chắn nào đều được liệt kê trong phần “các vấn đề cần xem xét” vốn “đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc hơn của chúng tôi về phương diện mục vụ, thần học và giáo luật”.

Đồng thời Bản Tổng hợp không phủ nhận sự chia rẽ nào đó, “Giáo hội cũng bị ảnh hưởng bởi sự phân cực và ngờ vực trong những lãnh vực quan trọng, chẳng hạn như đời sống phụng vụ và suy tư về luân lý, xã hội và thần học. Chúng ta cần nhận ra những nguyên nhân của từng vấn đề thông qua đối thoại và thực hiện những tiến trình can đảm nhằm phục hồi sự hiệp thông và hòa giải để khắc phục chúng”.

4. Đề cập đến những mối quan tâm của phụ nữ. "Phụ nữ đòi hỏi công lý trong những xã hội vẫn còn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi bạo lực tình dục, bất bình đẳng kinh tế, và xu hướng coi họ như đồ vật. Họ mang những vết sẹo của nạn buôn người, di cư cưỡng bức và chiến tranh. Việc đồng hành mục vụ và thăng tiến phụ nữ một cách quyết liệt phải đi đôi với nhau”.

Giáo hội cần “tránh lặp lại sai lầm khi nói về phụ nữ như một vấn nạn hoặc một vấn đề. Thay vào đó, chúng tôi mong muốn thúc đẩy một Giáo hội trong đó người nam và người nữ đối thoại với nhau nhằm nhận thức sâu xa hơn viễn cảnh kế hoạch của Thiên Chúa, trong đó phụ nữ cùng xuất hiện với tư cách là những người chủ động, không lệ thuộc, loại trừ hay cạnh tranh".

Thượng Hội đồng kết luận rằng trong Giáo hội “điều cấp thiết là đảm bảo rằng phụ nữ có thể tham gia vào tiến trình đưa ra quyết định và đảm nhận các vai trò trách nhiệm trong việc chăm sóc mục vụ và tác vụ”.

5. Không quên người nghèo. Theo Bản Tổng hợp, người nghèo là “những người không có những thứ họ cần để có một cuộc sống xứng nhân phẩm”. Thượng Hội đồng nhấn mạnh đến phẩm giá của người nghèo đồng thời cảnh báo Giáo hội tránh “coi người nghèo dưới lăng kính ‘họ’ và ‘chúng ta’, xem họ như ‘đối tượng’ của lòng bác ái của Giáo hội. Đặt người nghèo ở trung tâm và học hỏi từ họ là điều mà Giáo hội phải làm nhiều hơn nữa”.

6. Trao cho Giáo hội nhiệm vụ chống lại nạn phân biệt chủng tộc và bài ngoại. Bản Tổng hợp xác định rằng Giáo hội phải hành động chống lại “một thế giới nơi mà số lượng người di cư và người tị nạn ngày càng gia tăng, trong khi sự sẵn sàng chào đón họ ngày càng giảm dần và nơi mà người nước ngoài bị nhìn với sự nghi ngờ ngày càng tăng”. Ngoài ra, “các hệ thống trong Giáo hội vốn tạo ra hoặc duy trì sự bất công về chủng tộc cần phải được nhận dạng và giải quyết. Các tiến trình chữa lành và hòa giải cần được thiết lập để xóa bỏ tội phân biệt chủng tộc, với sự giúp đỡ của những người phải gánh chịu hậu quả của nó”.

7. Vấn đề lạm dụng trong Giáo hội phải được giải quyết. Bản Tổng hợp đề nghị Giáo hội nên khám phá khả năng thành lập một cơ quan pháp lý tách biệt với Giám mục để giải quyết các cáo buộc giáo sĩ lạm dụng, “cần phát triển thêm các cơ cấu chuyên trách việc ngăn chặn sự lạm dụng".

8. Canh tân việc đào tạo linh mục. Khi nêu lên “việc đào tạo không nên tạo ra một môi trường nhân tạo tách biệt khỏi đời sống đức tin thông thường của tín hữu”, Thượng Hội đồng kêu gọi “cân nhắc thấu đáo các chương trình đào tạo, đặc biệt chú ý đến việc làm sao chúng ta có thể thúc đẩy sự đóng góp của phụ nữ và gia đình cho các chương trình đó".

Bản Tổng hợp đề nghị các chương trình đào tạo chung cho “toàn thể Dân Chúa (giáo dân, người thánh hiến và tác viên chức thánh)”. Đồng thời cũng kêu gọi các Hội đồng giám mục “tạo ra một văn hóa thường huấn (formation and learning) suốt đời”.

9. Duyệt xét cách thức giáo sĩ thực thi tác vụ. Thượng Hội đồng kêu gọi xem xét lại thường xuyên cách thức các giám mục, linh mục và phó tế thực hiện tác vụ trong giáo phận của họ. Việc này bao gồm “xác minh thường xuyên hoạt động của giám mục, theo các hình thức được xác định về mặt pháp lý, dựa trên phong cách thẩm quyền của ngài, việc quản lý kinh tế đối với tài sản của giáo phận, và hoạt động của các cơ quan tham gia, và bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng có thể xảy ra".

10. Sử dụng ngôn ngữ phụng vụ. Bản Tổng hợp nói rằng các bản văn được sử dụng trong các nghi lễ Công giáo cần “dễ tiếp cận hơn với các tín hữu và được thể hiện rõ hơn trong sự đa dạng của các nền văn hóa”. Tiếp đến, bản văn gợi ý rằng phụng vụ cũng như các tài liệu của Giáo hội cần phải “chú ý hơn không chỉ đến việc sử dụng ngôn ngữ mang tính bình đẳng nam nữ, mà còn phải đưa vào một loạt từ ngữ, hình ảnh và câu chuyện dựa trên trải nghiệm của phụ nữ một cách rộng rãi hơn".

11. Việc Rước lễ đối với tín hữu thuộc các Giáo hội không Công giáo. Thượng Hội đồng nâng cao khả năng việc cho tín hữu thuộc các giáo hội không Công giáo được Rước lễ, hay điều được gọi là “Sự hiệp thông trong các thực tại thánh" (Communicatio in sacris)”. Cho rằng đây là một vấn đề mục vụ tương tự như vấn đề mang tính giáo hội hoặc thần học, Bản Tổng hợp lưu ý rằng sự hiệp thông như vậy “có tầm quan trọng đặc biệt đối với các hôn nhân khác giáo hội”.

12. Ý nghĩa của việc trở thành phó tế trong Giáo hội. Nói chung, chức phó tế thường bị xem là bước đệm để tiến tới chức linh mục. Bản Tổng hợp đặt vấn đề về việc nhấn mạnh vào tác vụ phụng vụ của các phó tế hơn là vào sự “phục vụ người nghèo và thiếu thốn trong cộng đoàn. Do đó, chúng tôi đề nghị đánh giá về tác vụ phó tế đã được thực hiện như thế nào kể từ Công đồng Vatican II”.

13. Cần tiếp tục việc cải cách Giáo triều Rôma. Thượng Hội đồng khẳng định tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông hiến Praedicate evangelium, được ban hành vào tháng 03.2022, rằng “Giáo triều Rôma không đặt mình giữa Giáo hoàng và các Giám mục, nhưng đặt mình vào việc phục vụ cả hai theo những phương thức đặc trưng đối với bản chất của mỗi bên".

Bản Tổng hợp kêu gọi nơi Giáo triều “sự chăm chú lắng nghe hơn đến tiếng nói của các giáo hội địa phương” đặc biệt là trong các chuyến viếng thăm định kỳ của các giám mục tới Rôma, đây phải là dịp để “trao đổi cởi mở và hỗ tương nhằm thúc đẩy sự hiệp thông và thực thi tính hiệp đoàn và hiệp hành thực sự”.

Bản văn cũng yêu cầu đánh giá cẩn thận xem “liệu việc phong chức giám mục cho các giáo sĩ cao cấp của Giáo triều Rôma có phù hợp hay không”, ngầm gợi ý rằng giáo dân có thể nắm giữ các vị trí hàng đầu của Vatican.

14. Cần cập nhật giáo luật. Bản Tổng hợp cho thấy “vào thời điểm này, cần phải sửa đổi rộng rãi hơn Bộ Giáo luật” nhằm nhấn mạnh tính hiệp hành của Giáo hội ở mọi cấp độ. Ví dụ, bản văn đề nghị rằng các giáo xứ và giáo phận bắt buộc phải có Hội đồng mục vụ. Đồng thời, gợi ý có thể tổ chức Hội đồng mục vụ mô phỏng Hội đồng toàn thể gần đây của Giáo hội Australia.

15. Thúc đẩy các cộng đoàn Kitô hữu nhỏ. Theo Bản Tổng hợp, cộng đoàn Kitô hữu nhỏ là “những người sống gần gũi hàng ngày, xung quanh Lời Chúa và Thánh Thể” và bản chất của các cộng đoàn này nuôi dưỡng một phong cách hiệp hành. Do đó, “Chúng ta được mời gọi đề cao tiềm năng của họ”.

Bạn sẽ không tìm thấy những viên ngọc quý này được viết trên các phương tiện truyền thông, nhưng nếu đợi để truyền thông nói cho chúng ta biết những gì xảy ra trong Thượng Hội đồng, chúng ta có thể bỏ lỡ những cơ hội quan trọng trong việc canh tân Giáo hội.

Lm. Thomas Reese, SJ

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP - Dòng Đa Minh Thánh Tâm

Chuyển ngữ từ: ncronline.org (09.11.2023)