Wednesday, January 15, 20258:16 PM(View: 49)
Nguồn: https://abcnews.go.com/ Căn nhà của ông Ivan và bà Robyn Migel đã không bị lửa thiêu rụi. Ông bà đã sinh sống tại vùng Altadena trong suốt 25 năm, nhưng tuần qua, ngọn lửa the Eaton Fire đã đến viếng căn nhà yêu quý của ông bà. Ông bà Migel nói rằng một tượng Thiên Thần bằng sứ thì vẫn còn đứng sừng sững ở ngoài vườn của họ mà không bị nứt.
Tuesday, January 14, 20257:35 PM(View: 74)
Nguồn: Queen Of Peace Theo bản tin Angelus News thì:
Tuesday, January 14, 20257:00 PM(View: 69)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Thông điệp của Đức Mẹ Mỹ Quốc, Our Lady of America năm 1957: "Các con thân mến, nếu các con làm theo ý của Mẹ và cải thiện đời sống, nếu không thì Chúa sẽ cần phải thanh tẩy các con trong lửa của sự trừng phạt mà chưa ai nói tới. Các con phải chuẩn bị để nhận lãnh ơn lành bình an lớn lao của Chúa. Nếu các con không chuẩn bị tâm hồn...
Tuesday, January 14, 20256:40 PM(View: 63)
Mấy năm trước đây, một bé gái 5 tuổi được đưa vào viện mồ côi. Mấy ngày trước đó, bố mẹ của em đã cãi vã với nhau, rồi bố em đã bắn chết mẹ em, rồi quay súng lại mà tự vẫn. Tất cả xảy ra trước sự chứng kiến của em. Đến ngày Chúa Nhật sau đó, em được đưa đến Nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ và sau đó, dự lớp Giáo lý. Vì sợ cô giáo không hiểu hoàn cảnh của em,
Monday, January 13, 20259:34 PM(View: 54)
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
Monday, January 13, 20256:21 AM(View: 65)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
Monday, January 13, 20255:55 AM(View: 56)
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Sunday, January 12, 20255:46 PM(View: 59)
Nguồn: Spiritdaily.com Câu chuyện của ông Ernest Shackleton về hiện tượng Người Thứ Ba đã gây nguồn cảm hứng cho thi sĩ T. S. Eliot.
Sunday, January 12, 20255:03 PM(View: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Lịch sử cho thấy khi người ta ở trong một hoàn cảnh khó khăn nhất thì người ta thường có cảm tưởng là có một sự hiện diện vô hình đã dẫn dắt họ tới với sự an toàn...
Saturday, January 11, 20259:47 PM(View: 70)
Suốt gần một tuần nay, vợ chồng tôi hồi hộp theo dõi những cảnh hoả hoạn và những câu chuyện mất nhà, mất mạng của các cư dân thành phố Los Angeles. Lúc này khi tôi đang viết bài này thì gió Santa Ana vẫn còn thổi mạnh. Gió rít lên qua những cánh cửa đóng kính của nhà tôi. Tôi đã thấy những cảnh hoả hoạn xẩy ra hầu như hàng năm nhưng năm nay,

LỄ TẠ ƠN MỸ VIỆT

Tuesday, November 21, 20238:46 PM(View: 193)

thanksLỄ TẠ ƠN MỸ VIỆT

Tại Hoa Kỳ từ thế kỷ 16 một số người Công giáo và Thanh giáo rời nước Anh trốn tránh việc đàn áp tôn giáo tìm đến Mỹ châu trên con thuyền Mayflower, đã được thổ dân da đỏ giúp đỡ chỉ cách trồng hoa màu, săn bắn để sống.

Năm 1621 sau vụ mùa thành công họ đã tổ chức lễ tạ ơn Chúa và mời thổ dân đến dự tiệc, từ đó hàng năm truyền thống lễ tạ ơn đã hình thành, năm 1789 Tổng Thống George Washington tuyên bố ngày 26 tháng 11 lễ Tạ ơn đầu tiên cho quốc gia. Năm 1863 Tổng Thống Lincoln tuyên bố ngày thứ Năm tuần cuối tháng 11 là ngày Lễ Tạ ơn hàng năm trên toàn quốc. 1941 Tổng Thống Roosevelt chỉ định Lễ Tạ ơn như hiện nay.

Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ là thời gian nghỉ dài cuối tuần mọi người từ xa về nhà họp mặt gia đình, bạn bè, với món ăn truyền thống thịt gà tây. Sau đó là thời gian thư giãn nghỉ ngơi, đi mua sắm vào ngày Thứ Sáu đen (Black Friday)...

Truyền thống tạ ơn của người Việt bắt nguồn từ gia đình qua việc kính nhớ tổ tiên, từ lâu đời trong gia đình đặt hoa trái, xá nhang trước di ảnh tổ tiên là nét văn hóa dân tộc thể hiện lòng hoài niệm nghĩa nặng ân sâu về cội nguồn huyết thống của tổ tiên, tri ân báo đáp công đức sinh thành dưỡng dục. Giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhớ về cội nguồn, phát huy những giá trị sống tốt đẹp của tổ tiên, kết nối giữa quá khứ và hiện tại, không phải là hành vi thờ phượng của một tôn giáo hay là mê tín dị đoan.

Về ngôn ngữ VN để diễn tả lòng biết ơn đáp lại ân tình người khác dành cho mình bằng những chữ như: Cảm tạ, tri ân, cám ơn, tạ ơn, đội ơn… Riêng chữ “Đội ơn” có ý nghĩa sâu sắc là để cái ơn trên đầu, ghi nhớ cái ơn trong đầu mãi mãi, diễn tả lòng biết ơn sâu đậm, ghi lòng tạc dạ suốt đời chứ không chỉ là lời cám ơn suông.

Lễ Tạ Ơn của người Việt Nam tầm vóc quốc gia theo sử liệu đã có lâu đời từ nhiều thế kỷ trước, thời vua Lý Anh Tông (1138-1175) Hàng năm có lễ cúng tế tạ ơn trời đất tổ chức tại cánh đồng cầu cho được mùa và để con người giao tiếp với trời đất và các vị Thần linh, đã là nét văn hóa đặc sắc và độc đáo chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa nhân văn của người Việt Nam.

Thời vua Gia Long triều Nguyễn năm 1806 vua đã cho xây dựng một nơi xứng đáng để hàng năm cúng tế tạ ơn trời đất gọi là Đàn Nam Giao trong khu đất hình chữ nhật diện tích 103.350m2, nằm giữa khu rừng thông xanh ngát. Đàn Nam Giao xây thành ba cấp chồng lên nhau, cấp trên cùng là Viên Đàn hình tròn tượng trưng cho trời màu xanh (Thiên thanh), đường kính 40.5m cao 2.8m. Cấp giữa là Đàn Trung (Phương Đàn) hình vuông tượng trưng cho đất màu vàng (Địa hoàng) cạnh 83m cao 1.1m. Cấp cuối cùng gọi là Đàn Hạ cũng hình vuông tượng trưng cho con người màu đỏ (Xích tử: con đỏ) cạnh 165m cao 0.84m (Theo thuyết tam tài:Thiên, Địa, Nhân). Công trình xây dựng được cả nước đóng góp mỗi nơi 50 ghe đất.

Thăng trầm của Đàn nam giao sau 1975 chính quyền địa phương xây đài tưởng niệm liệt sĩ lên đó, chặt phá các cây cối dư luận tỏ ra rất bất bình về việc tàn phá di tích lịch sử, năm 1977 đã bị đặt mìn nổ tung họ lại cho xây lại, sau 15 năm họ đã nhận ra sai lầm trầm trọng nên năm 1992 đã dời đi nơi khác, năm 1994 được trùng tu lại để bảo tồn di tích, hiện nay là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và điểm du lịch ở phường Trường an phía nam kinh thành Huế, đã được UNESCO công nhận Đàn Nam Giao là di sản văn hóa thế giới.

Ngày đầu mùa xuân lễ tế trời đất tại Đàn Nam Giao được coi là nghi lễ quan trọng bậc nhất xếp vào hàng Đại tự. Triều Nguyễn kéo dài 79 năm Vua là Thiên tử theo mệnh trời trị dân tổ chức lễ tế tạ ơn trời đất và các vị thần linh, cầu cho quốc thái dân an, muôn dân ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, tiềm ẩn nét văn hóa và tâm linh, thỉnh thoảng có năm trở ngại không thực hiện được, rất tiếc là những nhà cầm quyền sau này đã không duy trì và ban hành thành một ngày quốc lễ, để tiếp nối những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đó.

Đối với người Việt tị nạn lễ Tạ ơn cũng là dịp để nhớ lại cuộc hành trình gian khổ đi tìm tự do, tạ ơn Chúa, tạ ơn Trời đã đưa ta đến bến bờ tự do bằng an, cảm ơn các nước trên thế giới đã mở rộng vòng tay yêu thương đón nhận và cưu mang người Việt. Hiện nay người Việt đã hiện diện khắp nơi trên thế giới. Xin cho quê hương thứ hai của mọi người được an bình thịnh vượng mãi mãi.

Về lòng biết ơn trong Tin mừng Thánh Luca (Lc 17, 11-19) tường thuật Chúa chữa lành cho mười người phong cùi, chỉ có một người trở lại tạ ơn Chúa là người ngoại đạo, nên Ngài hỏi không phải cả mười người được hết bệnh sao?! Thánh vịnh 13 chép rằng“Hãy chiêm ngưỡng việc Chúa đã làm cho anh em mà lên tiếng tạ ơn Ngài”. (Tv 13:6)

Thái độ vô ơn thường xảy ra vì con người hay quên chỉ muốn người khác nhớ ơn mình, còn mình không ghi nhớ ơn ai! Nên có lời khuyên “Làm ơn thì ghi trên cát và chịu ơn thì khắc trên đá.” Con người “Uống nước phải nhớ nguồn“ nhưng thường hay làm ngược lại là “ Ăn cháo đá bát. vv…” Không nhận ra điều mình được nâng đỡ, cứ nghĩ do mình may mắn, đôi khi kiêu ngạo cho rằng do tài năng của mình! Không do ơn trên hay những người khác giúp mình vượt qua.

Ghi nhớ công ơn những người đã giúp mình và sống xứng đáng với những ân tình đó, sẽ làm cho đời sống con người thêm phong phú, có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, là mối dây gắn kết tình cảm giữa người với người. Biết ơn Đấng tối cao, biết ơn tổ tiên, cha mẹ, thầy cô… và những người đã giúp đỡ mình, tất cả đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay kết nối các tương quan giữa quá khứ và hiện tại. Đồng thời giáo dục và phát huy lòng hiếu thảo cho thế hệ con cháu.

Thói thường người ta ít khi tạ ơn trước những nghịch cảnh trong đời sống, quên rằng Thiên Chúa yêu ta và có kế hoạch đầy yêu thương cho mỗi người, nếu biết tin tưởng và phó thác vào sự quan phòng của Ngài. Chúa đóng cánh cửa này của ta thì Ngài sẽ mở cánh cửa khác cho ta. ”Hãy tạ ơn trong mọi sự, vì đó là thánh ý Thiên Chúa.” (1 Thes 5:18).

Kính chúc mọi người có mùa lễ Tạ ơn vui vẻ ấm áp bên gia đình và người thân, Chúa sẽ ở giữa chúng ta một dân tộc có truyền thống biết ơn lâu đời từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Xin Ngài chúc lành cho những quốc gia và những người đã làm ơn làm phước cho chúng ta, cho mọi sinh hoạt thánh thiện trong dịp lễ tạ ơn và trong cuộc sống của mọi người trên thế giới luôn được sống trong an bình hạnh phúc.

ST