Wednesday, September 18, 20242:40 PM(View: 3)
https://1000raisonsdecroire.com/ Năm 1944, bà Natuzza nói rằng Đức Trinh Nữ Maria bảo rằng bà hãy xây một ngôi nhà thờ với tên là Trái Tim Từ Mẫu Vô Nhiễm của Mẹ Maria, Nơi Trú Ẩn của các linh hồn, một trung tâm dành cho Giới Trẻ và một trung tâm dành cho người già để giúp đỡ mọi người đang cần.
Wednesday, September 18, 20241:26 PM(View: 4)
https://1000raisonsdecroire.com/ Trong các thị kiến thiêng liêng thì bà Natuzza đã nhận được các thông điệp từ người chết qua Thiên Thần Bản Mệnh của bà. Đôi khi bà trực tiếp nghe tiếng nói của những người chết.
Wednesday, September 18, 20241:21 PM(View: 8)
https://1000raisonsdecroire.com/ Bà Fortunata Evolo, sau có tên là Natuzza, được sinh ra vào ngày 23/8/1924, tại vùng Paravati, Calabria, nước Ý. Cha của bà đã di cư sang nước Argentina, Nam Mỹ giống như hàng ngàn người Ý khác ở trong thời kỳ này. Tất cả đều vì nghèo đói nên chạy trốn sang Nam Mỹ để mong bớt nghèo khổ và để tìm việc làm...
Wednesday, September 18, 20244:56 AM(View: 17)
https://1000raisonsdecroire.com/ Các linh hồn đã chết thường hay hiện về với một nhà thần bí từ vùng Calabria, nước Y. Đó là bà Natuzza Evolo. Bà là một người mẹ Công Giáo, có 5 người con. Bà được phong là Bậc Tôi Tớ Chúa.
Wednesday, September 18, 20244:51 AM(View: 18)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: 25. "Thưa bà Natuzza, bằng cách nào mà bà có thể nói với những người đã chết?"
Tuesday, September 17, 20249:18 PM(View: 21)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: Bà Natuzza Evolo có những sự kiện siêu nhiên xẩy ra cho bà. Tôi phỏng vấn bà ấy:
Tuesday, September 17, 20248:38 PM(View: 22)
https://www.linkedin.com/pulse/pino-nano-meets-natuzza-evolo-first-time-pino-nano Tác giả Pino Nano kể: Bà Natuzza Evolo đã có những sự kiện siêu nhiên xẩy ra cho bà. Đó là việc chữa lành, khám nghiệm theo Y Khoa với các chi tiết rõ ràng, các khăn tay mà bà lau với máu vì bà được 5 Vết Thương Thánh Chúa Kito.
Tuesday, September 17, 20247:45 PM(View: 15)
Nguồn: https://coveringreligion.org Cho đến ngày nay, bà Natuzza vẫn như là một người hướng dẫn tinh thần cho các khách hành hương. Họ cứ đến ngôi làng nhỏ gồm có 6,500 dân cư để cầu nguyện ở ngôi mộ của bà. Rất nhiều người trên thế giới đến từng nhóm để cầu nguyện. Cha Cordiano nói rằng:
Tuesday, September 17, 20247:07 PM(View: 19)
Nguồn: https://coveringreligion.org Khi bà Natuzza Evolo, một nhà thần bí của thế kỷ 20 còn sống thì có hàng ngàn người đến thăm ngôi làng nhỏ ở vùng Calabria để xin sự hướng dẫn, nguồn cảm hứng và chữa lành từ bà. Bà này được gặp Chúa Giêsu Kito và Đức Mẹ Maria. Bà còn có thể nói chuyện với các linh hồn đã chết.
Tuesday, September 17, 20242:13 PM(View: 24)
Bà Natuzza Evolo gốc ở miền Calabria, Italy, vùng này có từ hàng ngàn năm trước, là miền đất hứa được chúc phúc..., vì ở đây phát sinh ra rất nhiều vị thánh và các nhà thần bí. Thánh quan thầy của vùng này là Francis ở Paola, là đấng sáng lập dòng Minims (Order of Minims, OM), chính là dòng đã khám phá ra tượng Đức Mẹ Được Thành Công đấy.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN V THƯỜNG NIÊN Friday of the Fifth Week in Ordinary Time https://www.youtube.com/watch?v=WStCV3kKQoQ 5 Phút Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 5 Mùa Thường Niên. Chương Trình của TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH Tại Houston, Texas. Hoa Kỳ Phụ Tỉnh Thánh VINH SƠN LIÊM DÒNG ĐA MINH

Thursday, February 8, 20249:22 PM(View: 129)

18-6LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ SÁU TUẦN V THƯỜNG NIÊN

Friday of the Fifth Week in Ordinary Time
https://www.youtube.com/watch?v=WStCV3kKQoQ

5 Phút Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 5 Mùa Thường Niên.

Chương Trình của TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH Tại Houston, Texas. Hoa Kỳ Phụ Tỉnh Thánh VINH SƠN LIÊM DÒNG ĐA MINH.
www.youtube.com

SỐNG LỜI CHÚA

CÁC BÀI ĐỌC : ngày thường

Ca nhập lễ : Tv 94,6-7

Hãy đến đây, ta cúi mình thờ lạy,

phủ phục trước tôn nhan Chúa,

Đấng dựng nên ta,

bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ.

Bài đọc 1 : 1 V 11,29-32 ; 12,19

Ít-ra-en ly khai với nhà Đa-vít.

Bài trích sách các Vua quyển thứ nhất.

11 29 Một hôm, khi Gia-róp-am từ Giê-ru-sa-lem đi ra, thì dọc đường gặp ngôn sứ A-khi-gia, người Si-lô ; ông này khoác một chiếc áo choàng mới. Lúc ấy chỉ có hai ông ở ngoài đồng. 30 Ông A-khi-gia lấy chiếc áo mới mình đang mặc, xé ra làm mười hai mảnh. 31 Rồi ông nói với Gia-róp-am: “Anh cầm lấy mười mảnh, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Ít-ra-en phán như sau : ‘Này Ta sẽ giựt vương quốc khỏi tay Sa-lô-môn để trao cho ngươi mười chi tộc. 32 Nhưng nó vẫn còn được một chi tộc, vì Đa-vít, tôi tớ Ta, và vì Giê-ru-sa-lem thành đô Ta đã chọn trong tất cả chi tộc Ít-ra-en.’”

12 19 Thế là Ít-ra-en ly khai với nhà Đa-vít cho tới ngày nay.

Đáp ca : Tv 80,10-11ab.12-13.14-15 (Đ. x. c.11a và 9a)

Đ. Chính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi : hãy nghe Ta cảnh cáo.

10Ngươi đừng đem thần lạ về nhà,
thần ngoại bang, chớ hề cúng bái.
11abChính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi,
đã đưa ngươi lên tự miền Ai-cập.

Đ. Chính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi : hãy nghe Ta cảnh cáo.
12Dân Ta đã chẳng nghe lời,
Ít-ra-en nào đâu có chịu.
13Ta đành mặc họ lòng chai dạ đá,
muốn đi đâu thì cứ việc đi !


Đ. Chính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi : hãy nghe Ta cảnh cáo.
14Ôi dân Ta mà đã nghe lời,
Ít-ra-en chịu theo đường Ta chỉ,
15thì hết những địch thù của chúng,
những kẻ hà hiếp chúng xưa nay,
Ta tức khắc trở tay quật ngã.


Đ. Chính Ta là Thượng Đế Chúa ngươi : hãy nghe Ta cảnh cáo.
Tung hô Tin Mừng : x. Cv 16,14b

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Chúa, xin mở lòng chúng con, để chúng con lắng nghe lời của Con Chúa. Ha-lê-lui-a.


Tin Mừng : Mc 7,31-37

Đức Giê-su làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.


31 Khi ấy, Đức Giê-su bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. 32 Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. 33 Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. 34 Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói : Ép-pha-tha, nghĩa là : hãy mở ra ! 35 Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. 36 Đức Giê-su cấm họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng cấm, họ càng đồn ra. 37 Họ hết sức kinh ngạc, và nói : “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả : ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”


Ca hiệp lễ : Tv 106,8-9

Nào ta cảm tạ Chúa,

vì lòng Chúa từ nhân

đã làm cho người trần

bao kỳ công tuyệt diệu :

Họng ráo khô, Chúa cho uống phỉ tình

bụng đói lả, Người cho ăn thoả thích.

CÁC BÀI ĐỌC THÁNH LỄ GIAO THỪA

Ca nhập lễ : Tv 133,3

Cúa xin Đấng tạo thành trời đất

xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả

từ núi thánh Xi-on.

Bài đọc 1 : Ds 6,22-27

Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em !

Bài trích sách Dân số.

22 Đức Chúa phán với ông Mô-sê : 23 “Hãy nói với A-ha-ron và các con ông ấy rằng : Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này :

24‘Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em !

25Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em,
và dủ lòng thương anh em !
26Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn,
và ban bình an cho anh em !’

27 Chúc như thế là đặt con cái Ít-ra-en dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng.”

Đáp ca : Tv 120,1-2.3-4.5-6.7-8 (Đ. x. c.2)

Đ. Ơn phù hộ chúng ta ở nơi danh Chúa, là Đấng dựng nên cả đất trời.

1Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi,
ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao ?
2Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa
là Đấng dựng nên cả đất trời.


Đ. Ơn phù hộ chúng ta ở nơi danh Chúa, là Đấng dựng nên cả đất trời.
3Xin Đấng gìn giữ bạn
đừng để bạn lỡ chân trật bước,
xin Người chớ ngủ quên.
4Đấng gìn giữ Ít-ra-en,
lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành !


Đ. Ơn phù hộ chúng ta ở nơi danh Chúa, là Đấng dựng nên cả đất trời.
5Chính Chúa là Đấng canh giữ bạn,
chính Chúa là Đấng vẫn chở che,
Người luôn luôn ở gần kề.
6Ngày sáu khắc, vầng ô không tác hoạ,
đêm năm canh, vành nguyệt chẳng hại chi.


Đ. Ơn phù hộ chúng ta ở nơi danh Chúa, là Đấng dựng nên cả đất trời.
7Chúa giữ gìn bạn khỏi mọi điều bất hạnh,
giữ gìn cho sinh mệnh an toàn.
8Chúa giữ gìn bạn lúc ra vào lui tới,
từ giờ đây cho đến mãi muôn đời.


Đ. Ơn phù hộ chúng ta ở nơi danh Chúa, là Đấng dựng nên cả đất trời.

Bài đọc 2 : 1 Tx 5,16-26.28

Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.

16 Thưa anh em, anh em hãy vui mừng luôn mãi 17 và cầu nguyện không ngừng. 18 Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su.

19 Anh em đừng dập tắt Thần Khí. 20 Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. 21 Hãy cân nhắc mọi sự : điều gì tốt thì giữ ; 22 còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa.

23 Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm. 24 Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành : Người sẽ thực hiện điều đó.

25 Thưa anh em, xin anh em cũng cầu nguyện cho chúng tôi nữa. 26 Tất cả anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. 28 Chúc anh em được đầy ân sủng của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.

Tung hô Tin Mừng : Lc 11,28

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Mt 5,1-10

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

1 Khi ấy, thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. 2 Người lên tiếng dạy họ rằng :

3“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
4Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
5Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
6Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
7Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
8Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
9Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.”

Ca hiệp lễ : Hr 13,8

Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một,

hôm qua cũng như hôm nay,

và như vậy mãi đến muôn đời.

SUY NIỆM-CÂM ĐIẾC THIÊNG LIÊNG

Thánh Âu Tinh viết: “Con yêu Chúa quá muộn! Này Chúa vẫn ở trong con mà con cứ tìm Chúa bên ngoài… Chúa gọi con. Chúa la to và đã phá tan sự điếc lác của con…” Thánh Âu Tinh có thể nghe rõ mọi chuyện trên đời, nhưng ngài lại bị điếc trước những lời khôn ngoan của Chúa. Chúa đã chữa ngài khỏi chứng điếc tâm linh và cuộc đời của ngài đã thay đổi diệu kỳ.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Máccô thuật lại việc Đức Giêsu chữa người câm điếc. Từ một người câm điếc, không thể nghe nói, anh đã được Đức Giêsu chữa khỏi bệnh. Cuộc đời anh đã bước sang trang mới, anh có thể dùng miệng để ca ngợi Thiên Chúa và nói lời yêu thương với mọi người; dùng tai để lắng nghe những giai điệu của cuộc sống và tận hưởng bao điều tốt đẹp mà trước đây anh chưa có cơ hội biết đến. Anh không những được chữa khỏi câm điếc thể lý nhưng anh còn được tái sinh vào đời sống mới. Người đã mở tai để anh được nghe lời Chúa dạy, mở miệng để anh ca ngợi Chúa.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin chữa chúng con khỏi căn bệnh điếc thiêng liêng, để lời Chúa thấm nhập và biến đổi tâm hồn chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Tiếp kiến chung 07/02: Khi buồn, tôi nên làm gì?

Sáng thứ Tư ngày 07/02, trong buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã tiếp tục loạt bài giáo lý về các thói xấu và các nhân đức. Chủ đề cho bài giáo lý hôm nay là “Nỗi buồn”. Đức Thánh Cha phân biệt hai nỗi buồn: một nỗi buồn tốt đáng có và một nỗi buồn tiêu cực làm suy yếu con người.

Bài đọc trước bài giáo lý được trích từ Thánh Vịnh 13,2-3.6:

Lạy CHÚA, Ngài quên con mãi tới bao giờ ?
Tới bao giờ còn ngoảnh mặt làm ngơ?
Tới bao giờ hồn con vẫn còn lo lắng
và lòng con ủ rũ đêm ngày ?
Tới bao giờ kẻ thù con thắng mãi ? […]
Phần con đây, con tin cậy vào tình thương CHÚA,
được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng.
Con sẽ hát bài ca dâng CHÚA, vì phúc lộc Ngài ban.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong hành trình giáo lý về các thói xấu và các nhân đức, hôm nay chúng ta dừng lại ở một thói xấu là nỗi buồn, được hiểu như một sự chán nản của tâm hồn, một nỗi đau khổ thường xuyên ngăn cản con người cảm nhận niềm vui trong cuộc sống của chính mình.

Trước hết, cần phải lưu ý rằng, liên quan đến nỗi buồn, các Giáo phụ đã phát triển một sự phân biệt quan trọng. Thật vậy, có một nỗi buồn thích hợp với đời sống Kitô hữu và với ân sủng của Thiên Chúa, nó trở thành niềm vui: điều này rõ ràng không nên bị bỏ qua và là một phần của hành trình hoán cải. Nhưng cũng có một loại nỗi buồn thứ hai len lỏi vào tâm hồn và đánh ngã tâm hồn trong trạng thái chán nản: loại nỗi buồn thứ hai này phải được chiến đấu một cách kiên quyết và bằng tất cả sức mạnh, vì nó đến từ Ma quỷ. Chúng ta cũng tìm thấy sự khác biệt này nơi Thánh Phaolô, người viết cho giáo đoàn Côrintô, ngài đã nói: “Quả vậy, nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa làm cho chúng ta hối cải để được cứu độ : đó là điều không bao giờ phải hối tiếc; còn nỗi ưu phiền theo kiểu thế gian thì gây ra sự chết” (2Cr 7,10).

Do đó, có một nỗi buồn thân hữu dẫn chúng ta đến ơn cứu độ. Chúng ta hãy nghĩ đến người con hoang đàng trong dụ ngôn: khi chạm tới đáy của tha hóa, anh ta cảm thấy vô cùng cay đắng, và điều này thúc đẩy anh ta trở về với chính mình và quyết định trở về nhà cha mình (xem Lc 15,11-20). Thật là một ân sủng khi khóc về tội lỗi của chúng ta, nhớ lại tình trạng ân sủng mà chúng ta mất khi sa ngã, khóc vì chúng ta đã đánh mất sự trong sạch mà Thiên Chúa đã mơ ước cho chúng ta.

Nhưng còn có nỗi buồn thứ hai, đó là một căn bệnh của tâm hồn. Nó nảy sinh trong trái tim con người khi một ước muốn hay hy vọng tan biến. Ở đây chúng ta có thể đề cập đến câu chuyện của hai môn đệ đi Emmaus. Hai môn đệ này rời Giêrusalem với lòng thất vọng, và đến một lúc, họ tâm sự với người lạ đến cùng đi với họ rằng: “Chúng tôi đã hy vọng rằng chính Người – tức là Chúa Giêsu – sẽ giải phóng dân Israel” (Lc 24:21). Động lực của nỗi buồn gắn liền với trải nghiệm mất mát. Trong trái tim con người nảy sinh những hy vọng nhưng đôi khi lại bị tiêu tan. Đó có thể là sự khao khát sở hữu một thứ gì đó không thể có được; nhưng cũng có thể là điều gì đó quan trọng, chẳng hạn như sự mất mát về mặt cảm xúc.

Khi điều này xảy ra, trái tim của người ấy như thể rơi vào vực thẳm, và những cảm giác mà người ấy trải qua là chán nản, yếu đuối về tinh thần, đau buồn, thống khổ. Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách tạo nên nỗi buồn trong lòng, bởi vì cuộc sống khiến chúng ta mơ những giấc mơ rồi tan vỡ. Trong tình huống này, có người sau một thời gian hỗn loạn, đã đặt niềm tin vào hy vọng; nhưng có người lại chìm đắm trong nỗi u sầu, để nó làm hư hoại trái tim của họ. Có phải người ta thích điều này không? Hãy nhìn xem: nỗi buồn là một sự thích điều không thích; giống như thể ăn một viên kẹo đắng, không đường, rất đắng, ngậm viên kẹo đắng đó. Nỗi buồn là một sự thích điều không thích.

Đan sĩ Evagrius nói rằng mọi tật xấu đều nhắm đến một điều vui thú, dù nó có thể phù du đến đâu, trong khi nỗi buồn thì ngược lại: bị ru ngủ trong nỗi đau vô tận. Một số tang chế kéo dài, trong đó một người tiếp tục nới rộng sự trống vắng về một người không còn nữa, không phải là biểu hiện của cuộc sống trong Thánh Thần. Một số sự cay đắng đầy thù hận, trong đó một người luôn ám ảnh trong đầu rằng họ là nạn nhân, không tạo ra nơi chúng ta một cuộc sống tốt lành, càng không phải là một Kitô hữu. Có điều gì đó trong quá khứ của mỗi người cần được chữa lành. Nỗi buồn có thể biến từ một cảm xúc tự nhiên trở thành một trạng thái linh hồn nguy hại.

Nỗi buồn này là một ác thần lén lút. Những giáo phụ sa mạc mô tả nó như một con sâu trong trái tim, ăn mòn và làm trống rỗng những ai mang nó. Hình ảnh này diễn tả tốt giúp chúng ta hiểu. Vậy khi buồn tôi phải làm gì? Hãy dừng lại và xem: đây có phải là một nỗi buồn tốt không? Hay nó là một nỗi buồn tồi tệ? Và phản ứng theo bản chất của nỗi buồn. Đừng quên rằng nỗi buồn có thể là một điều rất tồi tệ khiến chúng ta bi quan, nó dẫn chúng ta đến sự ích kỷ khó chữa lành.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy chú ý nỗi buồn này và nghĩ rằng Chúa Giêsu mang lại niềm vui phục sinh cho chúng ta. Dù cuộc sống có thể chứa đầy những mâu thuẫn, những ước muốn thất bại, những giấc mơ bất thành, tình bạn bị đánh mất, nhưng nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu, chúng ta có thể tin rằng mọi sự sẽ được cứu. Chúa Giêsu không chỉ sống lại cho chính mình mà còn cho chúng ta, để chuộc lại tất cả những hạnh phúc còn chưa thành toàn trong cuộc đời chúng ta.

Đức tin xua tan nỗi sợ, và sự phục sinh của Chúa Kitô cất đi nỗi buồn như tảng đá khỏi nấm mồ. Mỗi ngày của Kitô hữu là một bài tập về sự phục sinh. Georges Bernanos, trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nhật ký của một linh mục miền quê, đã nói với cha xứ Torcy như thế này: “Giáo hội có niềm vui, tất cả niềm vui đó được tặng riêng cho thế giới buồn bã này. Những gì bạn làm chống lại Giáo hội là bạn đã làm chống lại niềm vui”. Và một nhà văn người Pháp khác, León Bloy, đã để lại cho chúng ta câu nói tuyệt vời là: “Chỉ có một nỗi buồn duy nhất, […] đó là không nên thánh”. Xin Thánh Thần của Chúa Giêsu phục sinh giúp chúng ta chiến thắng nỗi buồn bằng sự thánh thiện.

Cuối buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đã cùng với các tín hữu đọc Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh, và ngài ban phép lành cho tất cả mọi người.

Vatican News